Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Khảo cổ thời Nam Việt và nguồn gốc Việt của các triều đại Trung hoa. Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Khảo cổ thời Nam Việt và nguồn gốc Việt của các triều đại Trung hoa. Flags_1



    Khảo cổ thời Nam Việt và nguồn gốc Việt của các triều đại Trung hoa.

    avatar
    Khách viếng thăm
    Khách viếng thăm


    Khảo cổ thời Nam Việt và nguồn gốc Việt của các triều đại Trung hoa. Empty Khảo cổ thời Nam Việt và nguồn gốc Việt của các triều đại Trung hoa.

    Bài gửi by Khách viếng thăm 11/11/2010, 10:00 am

    Khảo cổ thời Nam Việt và nguồn gốc Việt của các triều đại Trung hoa

    Bách Việt trùng cửu .

    Bài này trình bày một số suy nghĩ khi đọc các tư liệu do Dr. Nguyễn Việt, một chuyên gia khảo cổ hàng đầu về thời sơ sử Việt Nam, cung cấp trên trang: http://www.drnguyenviet.com/

    Trong bài Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà:
    "Chiếc thạp tôi muốn nói tới mang ký hiệu BMM-2505-29, cao 42cm, nặng 11,500 kg (không kể phần nắp đã mất), thuộc loại thạp có vành gờ miệng đạy nắp đồng. Chính giữa thân thạp là băng gồm 4 hình thuyền chiến với kiểu tạo hoa văn in chìm rất giống thạp Hợp Minh (Yên Bái) và mộ Việt Vương (Văn Đế Triệu Muội) ở Quảng Châu...
    Giá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng... Tôi đã từng công bố và dịch những dòng chữ này, tuy nhiên chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“.
    龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升
    ...rất có thể đây là một biến âm của chữ Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi lập nước Nam Việt.
    ... có dòng chữ :“Danh Viết Quả“ ( 名 曰 果 ). – Tên (thạp) gọi là Quả nhằm ghi tiếng địa phương dùng để gọi chiếc thạp.
    ... Chủ nhân chiếc thạp BMM 2505-29 phải là người rất giàu có. Chiếc thạp này có dòng ghi số hiệu :“Đệ vị ngũ thập nhị“( 第 未 五 十 二 ), tức là đồ vật đứng thứ 52. Cách ghi này tương tự cách thống kê đồ vật tuỳ táng trong mộ một huyện lệnh người Hán khác đương thời ở Quý Huyện – La Bạc Loan và mộ Nam Việt Văn Đế Triệu Muội.
    ... Theo bà Phạm Lan Hương, chiếc thạp được bà sưu tầm có nguồn gốc Thanh Hoá. Ở Thanh Hoá hiện mới có một chiếc thạp cùng cỡ và cũng có hoa văn thuyền người phát hiện được ở Xuân Lập... Khu vực phát hiện những chiếc thạp lớn có trang trí đẹp cùng thời hai chiếc thạp kể trên là vùng trung lưu Hồng Hà, từ Việt Trì đến Lào Cai (Vạn Thắng, Đào Thịnh, Hợp Minh, Lào Cai)."
    Theo tư liệu trên có thể nhận định một số vấn đề:
    - Văn hóa Nam Việt mang đậm nét văn hóa... Việt Nam (Đông Sơn). Từ ngữ cũng dùng phát âm địa phương.
    - Hai chữ đầu chỉ địa điểm trên thạp (Long Xoang - Long Xuyên hay Long Khoang) nhiều khả năng không phải là tên huyện mà là tên quận. Một huyện lệnh thì quá nhỏ để có tiềm năng đúc riêng những đồ đồng cho mình.
    - Địa danh này theo vị trí tìm thấy thạp (Thanh Hóa) và những thạp đồng khác cùng kiểu phải nằm ở Giao Chỉ, chứ không phải Nam Hải.
    Nếu vậy thì chiếc thạp này có thể là một bằng chứng cho thấy Giao Chỉ là Long Xuyên thời Tần. Long Xuyên tương ứng với Tam Xuyên, tên quận mà Tần Thủy Hoàng đã gọi vùng đất của nhà Đông Chu khi thống nhất lục quốc.
    Sử Tàu những đoạn liên quan đến Việt Nam có khá nhiều "huyện lệnh" rất khó hiểu. Triệu Đà là huyện lệnh mà lập quốc, xưng đế ngang với nhà Hán. Khu Liên, con công tào ở huyện Tượng Lâm, khởi nghĩa mà thành vương quốc Lâm Ấp - Chiêm Thành. Đây là sự gán ghép vô lý những địa danh lớn (cấp quận) thành huyện nhỏ để vùi dập sự thật lịch sử.

    Trong bài Triệu Đà:
    "...Bản thân ông lấy vợ người Việt, đền thờ một trong số phu nhân người Việt của ông hiện ở Đồng (Đường) Xâm (Kiến Xương, Thái Bình)... Những nghiên cứu về đồ tuỳ táng chôn trong các khu mộ táng Nam Việt cũng như xương cốt và ADN cổ phản ánh rõ ràng ưu thế Việt tộc trong quốc gia Nam Việt của Triệu Đà. Trong mộ vua Nam Việt cũng như mộ các quan thứ sử, huyện lệnh Nam Việt đều chôn theo những bảo vật của người Việt thuộc nhóm văn hoá Đông Sơn, như trống đồng, thạp đồng, rìu chiến và nỏ..."
    Không chỉ văn hóa mà phân tích di truyền cho thấy rõ rằng nước Nam Việt là nước của người Việt 100%.

    Trong bài Âu Lạc và Giao Chỉ - một số vấn đề ngữ âm học lịch sử:
    "Khi kiểm định kỹ lại Sử Ký của Tư Mã Thiên, thời Hán Cao Tổ đã từng có (tước Hầu của vùng đất Giao ) chức Giao hầu do Lữ Sản em trai của Lữ Hậu đảm trách. Lữ Sản sau này được Lữ Hậu phong làm Lữ vương (tước Vương của vùng đất Lữ - nơi phát tích của tổ tiên Lữ Hậu). Trước khi chết, Lữ Hậu chia quân đội nhà Hán làm hai khối lớn, chính Lữ Sản được kiêm quản quân phương Nam. Điều này khiến ta có thể phỏng đoán đất Giao mà Lữ sản từng được phong hầu ở phương Nam, gắn với Giao Chỉ, Giao Châu chăng? "
    Thật kỳ lạ khi được biết em của Lữ Hậu là Giao Hầu và làm vương phương Nam, cũng là nơi phát tích của Lữ Hậu. Như vậy Lữ Hậu là người Giao Chỉ, và tất nhiên Lưu Bang lấy vợ từ thủa hàn vi cũng là người Giao Chỉ nốt.
    Lạ hơn nữa Giao Chỉ dưới thời Lữ Hậu như sử chép là đất của Triệu Đà. Hoặc chí ít thì Triệu Đà cũng lập nước Nam Việt ngay sau khi Lữ Hậu mất (sau cuộc đảo chính không thành của Lữ Lộc, Lữ Sản). Như vậy Triệu Đà phải có liên hệ trực tiếp với Lữ Sản, là Giao hầu của phương Nam khi đó. Việc trong triều Nam Việt có thừa tướng là Lữ Gia cũng cho thấy vai trò của họ Lữ đối với nhà Triệu.
    Lữ Gia thì được biết rõ là người Việt, chống Lộ Bác Đức trên đất Việt và có nhiều đền thờ ở đây. Tất cả khẳng định Giao Chỉ chính là nơi phát tích họ Lữ của Lữ Hậu và nhà Tây Hán.

    Trong bài Hội nghị quốc tế về Văn hóa Hán và vấn đề thời thuộc Hán ở Việt Nam:
    "Hội nghị có ba báo cáo ... văn hóa Hán ở Lĩnh Nam chỉ là những ảnh hưởng thượng tầng đan xen với văn hóa Yue (Việt) truyền thống và tạo ra một bản sắc địa phương riêng tác động trở lại văn hóa Trung Nguyên. Chính vì vậy, kết thúc vương triều Hán ở cuối thế kỷ 2 là sự trở lại của hai nhà nước phương nam vốn có nguồn gốc phi Hoa Hạ (Ngô và Thục) trong số ba nước tranh dành bá chủ thiên hạ. Nghiên cứu AND xương người chết chôn trong các hầm mộ thời Hán ở Lĩnh Nam do nhóm các nhà khoa học Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) tiến hành cho thấy chủ nhân mộ đa phần là người Yue (Việt)”.
    Như vậy chính các học giả Trung Quốc cũng xác định nhà Ngô và Thục thời Tam quốc là hai nhà nước của người Việt.

    Thật cám ơn các nhà khảo cổ đã có những dẫn liệu xác đáng cho thấy từ Triệu Đà, Lữ Hậu đến Tôn Quyền, Lưu Bị đều là người Việt tộc. Vấn đề còn lại là lịch sử thực sự của những triều đại này là thế nào? Đã là người Việt thì sử của những triều đại này cũng phải là sử Việt, chứ không phải sử Hán.


      Hôm nay: 3/5/2024, 7:22 am