Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


bài 46 - Cặp quẻ  : tùng – Tiệm Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 46 - Cặp quẻ  : tùng – Tiệm Flags_1



    bài 46 - Cặp quẻ : tùng – Tiệm

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    bài 46 - Cặp quẻ  : tùng – Tiệm Empty bài 46 - Cặp quẻ : tùng – Tiệm

    Bài gửi by Admin 22/6/2010, 4:39 pm

    bài 46 - Cặp quẻ  : tùng – Tiệm Image118

    Dịch học của người Tàu gọi là tiệm – qui muội.

    Tiệm là tiến từ từ tức là chậm.

    Tùy là đi theo như gái theo chồng nên Dịch của Tàu mới gọi là quẻ quy muội nghĩa là gả con gái về nhà chồng.

    Ý nghĩa cặp quẻ này là:

    Như chủ nghĩa Marx nói: thượng tầng kiến trúc phải phù hợp với hạ tầng cơ sở hay trong Dịch học là: chế độ xã hội và trình độ kỹ thuật máy móc phải phù hợp với nhau.

    Khi cái nền kỹ thuật máy móc được nâng lên thì chế độ kinh tế rồi chế độ chính trị phải phù hợp theo, nhưng thường do quyền lợi của một thành phần xã hội, luôn luôn có một lực trì kéo khiến chế độ xã hội luôn theo sau cả một quãng dài và sự chuyển đổi chỉ đến sau một biến cố long trời lở đất.

    Ý cặp quẻ này là : nếu con người thụ động để khoa học kỹ thuật tiến một bước dài rồi chế độ xã hội mới chuyển đổi theo như thế là tiệm hay chậm, bệnh “chậm” này Dịch học gọi là bất cập, sự bất cập luôn đưa đến những tổn thất lãng phí tài nguyên và một bộ phận của xã hội phải chịu sự đè nén áp bức, nói chung là giảm bước tiến của nhân loại.

    Tóm lại: tiệm - quy muội hay tùng – tiệm là thụ động tùy theo sức ép tình thế dẫn đến bất cập hay chậm. Con người phải biết vận dụng các quy luật phát triển trong Dịch học mà nắm lấy chữ đắc trung hay thời cơ v.v.. chủ động chuyển hóa chế độ xã hội, như vậy nhịp tiến mới nhanh hơn.

    A- Quẻ chậm = phong/ Sơn

    Chậm hay tiệm là lấy tượng phong sơn, gió thổi bị núi chặn lại nên tốc độ chậm chạp , từ từ

    a) Lời quẻ:

    Tiệm, chinh hung, vô du lợi.

    Chậm chạp , không nắm được thời cơ nếu trong chiến trận thì thực nguy hiểm.

    b) Lời tượng:

    Sơn thượng hữu mộc, tiệm, quân tử dĩ cư hiền đức, thiện tục.

    Quẻ tiệm, bậc trưởng nhân ăn ở hiền lành nhân đức, cải thiện phong hóa xã hội ngày một tốt đẹp hơn lên, ý lời tượng là quân tử lấy mình làm gương cho xã hội noi theo dần dần chuyển biến.

    c) Lời Hào

    Hào từ lại dùng chữ hồng hay chim hồng hạc tượng trưng cho trí tuệ, hồng màu đỏ, quẻ ly ngọn lửa, biểu tượng của sự sáng suốt – trí tuệ.

    c.1) Hào Sơ

    Hồng tiệm vu can, tiểu tử, lệ hữu ngôn vô cữu.

    Hồng hạc tiến đến bờ nước, ý chỉ trí tuệ còn gần như thời nguyên thủy, như đầu óc trẻ con (tiểu tử), đáng lo ngại, có lời chê bai nhưng không lỗi gì.

    c.2) Hào nhị:

    Hồng tiệm vu bàn, ẩm thực hãn hãn cát.

    Chim hồng lạc tiến đến tảng đá bằng phẳng, nghĩa là trí tuệ đã phát triển một bước hết sức cơ bản: phát minh ra nông nghiệp làm căn bản cho sự tồn tại của loài người – thực tốt đẹp lắm.

    c.3) Hào tam:

    Hồng tiệm vụ lục, phu chinh bất phục, phụ dựng bất dục, hung, lợi ngự khấu.

    Chim hồng tiến đến miếng đất bằng phẳng, chồng đi đánh giặc chưa hề về nhà, vợ lại có bầu… nhưng bỏ con không nuôi, nguy hiểm, chỉ có thể dùng vào việc đánh giặc.

    Chữ Lục ở đây là biến âm của từ lộc nghĩa là lợi ích vật chất.

    Đầu óc chỉ biết có lợi lộc, chồng đi vắng, vợ có bầu rồi bỏ con như thế là bất trung, bất nghĩa và bất nhân, đấy là đầu óc của doanh gia theo đạo thờ tiền, dạng người này chỉ có thể dùng vào việc đánh giặc và thưởng tiền không thể dùng vào những việc khác.

    c.4) Hào Tứ

    Hồng tiệm vu mộc, hoặc đắc kỳ giác vô cữu.

    Hào tứ luôn chỉ sự thái quá, hồng hạc bay lên cây, đậu được ở một cành cao, không lỗi gì.

    Đầu óc suy tưởng vượt quá thời đại lại là một “cái đầu” cần thiết, đâu có lỗi gì, đẹp như con chim trên cành cao.

    c.5) Hào ngũ:

    Hồng tiệm vu lăng, phụ tam tuế bất dựng, chung mạc chi thắng, cát.

    Chim hồng lạc tiến lên đỉnh đồi cao (dù chồng không có ở nhà) người vợ vẫn một lòng kiên trinh thủy chung, sau cùng sẽ vượt thắng mọi cản trở , vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc, hết sức tốt đẹp.

    Trí tuệ đã phát triển đến đỉnh cao, ngang tầm với trí tuệ là nền phong hóa đạo đức xã hội tốt đẹp cao cả, với người tài đức vẹn toàn cuối cùng bao giờ cũng thành công tốt đẹp mọi mặt.

    c.6) Hào thượng:

    Hồng tiệm vu lục, kỳ vũ khả dụng vi nghi, cát.

    Hồng hạc đã về với đất mẹ mà lông của nó vẫn còn được dùng hóa trang trong các nghi thức cúng tế thần linh và tổ tiên, tốt đẹp vô cùng.

    Người có đầu óc vĩ đại thì không bao giờ chết vì những gì họ để lại còn ở mãi với đời sau.

    Trong Dịch học họ Hùng có 2 con vật được trọn một quẻ: con rồng chiếm trọn quẻ Kiền, con chim Hồng hay Hồng hạc chiếm trọn quẻ Tiệm.

    Con rồng tượng trưng cho chí khí của một người, nhờ chí khí mà khẳng định chính mình với người khác và với trời và đất.

    Con hồng hạc tượng trưng cho trí tuệ hay đầu óc, con người vượt lên trên tất cả động vật khác nhờ cái đầu hiểu biết, phát minh và quyết định đều là nhờ có trí tuệ.

    Rồng tượng trưng cho nhân đức

    Hồng hạc tượng trưng cho tài ba .

    Nhưng ở Dịch học thông hành và cả trong ý kiến xã hội người ta chỉ nhấn mạnh tới con rồng mà xem nhẹ chim hồng hạc, chỉ riêng Dịch học họ Hùng và đạo Khổng là có sự cân bằng, một bên là đức một bên là tài, một bên là tâm một bên là trí phối hợp cân bằng.

    Sự mất cân đối trong quan niệm trên khiến người xưa có hẳn một triết lý sống rất lệch lạc… “an bần lạc đạo” ngày nay đã đến lúc chúng ta phải đổi lại… “phồn hoa, lạc đạo”, tại sao cứ phải an bần mới lạc đạo?

    Tâm và trí đâu có đối kháng một mất một còn để phải hoặc chọn cái này hoặc chọn cái kia?

    Tư tưởng an bần lạc ở thời cận đại có phần đóng góp rất quan trọng vào sự lạc hậu về khoa học kỹ thuật của phương Đông ngày nay.

    Các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã nhìn thấy vấn đề và đang điều chỉnh, đúng là sai một ly đi một dặm, không biết bao lâu nữa mới có thể đuổi kịp các nước Âu Mỹ.

    B- Quẻ tùng hay qui muội = lôi/ trạch

    Hành động dựa trên sự hiểu biết đấy là tượng quẻ tùng , tức theo hay đi theo, có tiến bộ khoa học kỹ thuật mở đường thì mới có thể cải cách xã hội, thể chế nào thì có cơ sở vật chất kỹ thuật của thể chế đó, đấy là ý nghĩa “tòng” của dịch học.

    a) Lời quẻ:

    Nữ quy, cát, lợi trinh,

    quẻ tùng; gái theo chồng, tốt, ích lợi dài lâu.

    Dương theo âm (nghịch với người Tàu), vợ theo chồng, tài phải theo đức, trí tuệ phải được sự dẫn dắt của lương tâm, triều đình phải theo sự chỉ đạo của vua đấy là đạo tòng hay tùng của tự nhiên thuận theo trời thì tốt đẹp, hưởng lợi ích lâu dài.

    b) Lời tượng:

    Lôi trạch quy muội – tùng quân tử dĩ viễn tiểu nhân – bất ác nhi nghiêm

    Tiểu nhân là hạng tâm địa nhỏ nhen , đấy là điều xấu nhưng đâu có vi phạm pháp luật nên đâu có thể ...làm gì nó ., tốt nhất là không nên gần chúng, với thái độ nghiêm cẩn thì tiểu nhân cũng chẳng trổ mòi gì được, thái độ đó là đúng mực, Dịch không dạy ta làm ác dù với cả lũ tiểu nhân, chỉ phòng ngừa là chính.

    c) Lời Hào

    c.1) Hào Sơ

    Quy muội dĩ đệ, phả năng lý chinh cát.

    Theo chồng làm vợ bé, què cũng có thể đi được, chinh chiến thì tốt.

    Quan niệm vợ chồng cổ xưa của người Việt, chồng lo bon chen công danh sự nghiệp hay là làm ăn ở ngoài còn việc trong nhà gọi là tề gia nội trợ do vợ đảm nhiệm, chính vì vậy người vợ còn được gọi là “nội tướng”.

    Nhưng ở Hào Sơ, người đàn bà tư chất kém cỏi hay sức lực yếu đuối tới độ không thể tự đứng, tự đi mà phải dựa cả vào chồng, tựa như người vợ bé không có quyền hành gì cả chỉ biết một lòng tuân phục, sự phục tùng tuyệt đối nếu ở chiến trường lại rất tốt, tướng hô nằm là nằm, lệnh xông lên là xông lên không sợ hiểm nguy.

    c.2) Hào nhị:

    Diếu năng thị, lợi u nhân chi trinh

    mắt bị hư mà vẫn biết đường đi đó là nhờ “theo chồng” chồng đi đâu dắt mình đi theo đấy, người đàn bà trí lực kém cỏi cứ theo chồng mà sống.

    Hào nhị khác hào sơ ở chỗ hào nhị chỉ theo chồng, còn hào sơ phải vừa theo vừa dựa vào chồng thì mới đi được, một đàng chỉ không quyết được đường đi, còn Hào sơ thì vừa không biết đường đi vừa không đủ sức lực để đi.

    Quan điểm này là của thời đã qua, còn hiện nay thiếu gì đàn bà làm “lãnh đạo” thiếu gì đàn ông phải tòng phụ (theo vợ).

    Chữ u trong u nhân là từ việt nghĩa là u tối, u biến âm của ô là màu đen.

    c.3) Hào Tam

    Qui muội dĩ tu, phản qui dĩ đệ

    Lấy chồng tưởng được làm vợ chánh, té ra là chỉ làm bé cho người ta mà thôi.

    Hào Tam chủ lợi, người chồng thờ tiền không dám giao việc tề gia cho vợ … sợ vợ cuỗm mất tiền bạc thì sao… nên hóa ra vợ cũng như con ở mà thôi… không có quyền hành gì cả dù là việc trong gia đình,

    c.4) Hào tứ:

    Qui muội: khiên kỳ thi qui hữu hối.

    Lỡ mất chuyến tàu rồi, đành chậm lại quay về chờ dịp khác.

    Thời vận đến mà do không sẵn sàng nên đã để nó trôi qua không nắm bắt được, thôi đành chậm lại chờ dịp khác…, hào này chỉ mượn chuyện theo chồng để nói mọi chuyện, việc gì cũng vậy thôi không sẵn sàng thì cơ hội trôi qua, đó là quy luật chung.



    c.5) Hào ngũ

    Đế ất qui muội, kỳ quân chi duệ, bất như kỳ đệ chi duệ, nguyệt cơ vọng, cát.

    Con gái đế ất về nhà chồng, trang phục bề ngoài vợ chánh mà còn thua vợ lẽ, điều ấy thể hiện bên trong đức hạnh sáng như trăng rằm, tốt lắm.

    Con gái nhà quyền quí mà bề ngoài bình dị, không xe xua, khoe khoang thể hiện một bề trong đức hạnh sáng như trăng rằm, trăng sáng dùng chỉ đức hạnh phụ nữ, ngược lại ánh sáng mặt trời chỉ đức độ của nam giới, trăng tròn có nghĩa là đức hạnh vẹn toàn.

    c.6) Hào thượng

    Nữ thừa khuông, vô thực sỉ, sĩ khuê dương, vô huyết, vô du lợi.

    Nữ cầm giỏ nhưng trong không có cái gì để cúng, nam cắt tiết con dê để lấy máu thề nhưng chẳng có giọt nào… như thế chẳng được ơn ích gì.

    Kết hôn mà chẳng bên nào thực lòng, bị ép buộc hay tính lợi dụng nhau mà thôi, cả thành và tín đều không có, bất thành vì không có trái cây, bất tín vì không có máu dê, như thế thánh thầy nào chứng giám? Làm gì có ơn ích mà đòi hưởng. Thực là cuộc hôn nhân của trai giang hồ lấy gái lầu xanh.


      Hôm nay: 28/4/2024, 2:44 pm