Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Cuộc chiến Việt - Chiêm . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Cuộc chiến Việt - Chiêm . Flags_1



2 posters

    Cuộc chiến Việt - Chiêm .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Cuộc chiến Việt - Chiêm . Empty Cuộc chiến Việt - Chiêm .

    Bài gửi by Admin 11/12/2023, 6:24 am

    Nam chiếu là kí âm Hán văn của Nam chúa , Nam chủ tiếng Việt , là Chậu của tiếng Thái Lào .
    Hiện nay đang có nhiều luồng thông tin về Lịch sử Nam chúa .
     * - Nam chiếu Bì la các trong sử Trung hoa .
     Việt Nam sử lược (VNSL) của Trần Trọng Kim có chép:
    Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan tiết độ sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả sáu chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Quy Nghĩa. Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn... Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông quốc rồi lại đổi là Đại Lễ... "
    *- Nam chiếu - Bố cái đại vương của sử Việt
     Theo sách An Nam chí lược thì vào khoảng đầu niên hiệu Khai Nguyên của Huyền Tông, Soái trưởng Giao Châu là Mai Thúc Loan làm phản, hiệu xưng là Hắc Đế, ngoài thì kết giao với quân của Lâm Ấp và Chân Lạp, tập hợp được 30 vạn quân sĩ, chiếm cứ nước An Nam.
     Đặc biệt dòng tin : Mai Thúc Loan và cha con Phùng Hưng, Phùng An , diệt được quan quân nhà Đường và lập Mai Thúc Loan làm Bố Cái Đại vương, tức Mai Hắc đế ..xác định khởi nghĩa Phùng Hưng 766 đích xác là sự phục sinh của Nam chiếu kiến lập từ thời Mai thúc Loan năm 722.
     Sách Việt điện u linh chép : Giữa niên hiệu Đại lịch nhà Đường (766–779), nhân An Nam có loạn, anh em Phùng Hưng đem quân đi tuần các ấp lân cận, đánh đâu được đấy. Phùng Hưng đổi tên là Cự Lão hiệu là Đô Quân, Hải cũng đổi tên là Cự Lực, hiệu là Đô Bảo.
    Sau khi đánh bại quân nhà Đường Phùg hưng kiến lập Nam bang định đô ở Phong thành được dân chúng tôn là Bố Cái đại vương , đền thờ Phùng Hưng  có câu đối :
    Phong thành phủ lỵ thái Nam bang ...
    Khởi nghĩa Mai Hắc đế là lần đầu tiên trong lịch sử liên minh dân tộc Đông nam ́Ạ́ hợp sức kiến lập 1 quốc gia . Hắc đế trong ngôn ngữ Dịch học chính là Nam chúa viết sai thành Nam chiếu . triệu và chiếu chỉ là kí âm chữ Nho của chủ và chúa , Hắc là màu Đen tượng của phương Nam trong Ngũ sắc , về vật chất là Nước , trong Thập can là 6 nút thắt .

    * - Thông tin : Nam chiếu - Khun borom của người Thái - Lào .
     Khun Borom Rachathirath là tổ tiên theo thần thoại của các sắc tộc Thái, được người Lào và các dân tộc khác coi là tổ phụ của dân tộc mình. Khun Borom được giới nghiên cứu lịch sử Thái xác định là Bì La Các người đã hợp nhất Lục Chiếu thành Nam Chiếu .Trong sử sách Trung Quốc, Khun Borom được xác định là Bì La Các 
    Nam chiếu đã đạt đến độ cực thịnh vào năm 860 khi ôm gọn vùng Vân Nam ngày nay, giáp với đông nam của Quý ChâuTây TạngTứ Xuyên; tây bắc của Việt Nam và chính bắc của Lào và Miến Điện.


    Cuộc chiến Việt - Chiêm . Unnamed2

    Hình Trich nghiên cứu của Bách Việt trùng cửu
     * - Nam chiếu trong sách Lĩnh Nam trích quái ‘
     Cuối đời Tấn thiên hạ rối loạn, có người thổ tù là Triệu Ông Lý cũng là con cháu của Triệu Vũ Đế, anh em đông đúc, thảy đều dũng lược hơn người, ai nấy đều nể phục, cùng hợp lại với quân Nam Chiếu, được hơn hai vạn người, lại đem châu báu ngà ngọc hiến cho nước Tây Bà Dạ, xin chỗ sinh sống ở vùng đất trống ven bờ biển. Khi ấy, nước Tây Bà Dạ chia đều đất ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Quý Châu, dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Lâm an. Trên từ Cầm Châu xuống tới Hoan Châu gọi là lộ Như hoàn , lộ Lâm an  giao cho nước Nam Chiếu, Sau đó, ông Lý xây thành ở tổng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông giáp với biển, tây tới nước Bà Dạ, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa.
     *- Tổng hợp thông tin về Nam chiếu từ nhiều nguồn :
     Lí Lang chính là Triệu ông Lí ,  ông Lí là cách gọi kính trọng người mang họ Lí , Triệu không phải là họ mà là biến âm của chậu ngôn ngữ Thái – Lào và chủ – chúa tiếng Việt .
    Lí lang là thủ lãnh họ Lí , lang là long – rồng cũng nghĩa là thủ lãnh .Triệu ông Lí cũng là chúa hay thủ lãnh họ Lí
    Lí Lang chính là Triệu ông Lí . ông Lí là cách gọi kính trọng người mang họ Lí , từ  Triệu ở đây không phải là họ mà là biến âm của ;chậu; ngôn ngữ Thái – Lào ,  chủ – chúa tiếng Việt .
    Lí lang là thủ lãnh họ Lí , lang là long – rồng cũng nghĩa là thủ lãnh .Triệu ông Lí cũng là chúa hay thủ lãnh họ Lí

    Tới đây xem chừng đã có được sự nối kết giữa nhân vật Triệu ông Lí và Lí Lang – Phùng Hưng của sừ Việt , song song cùng sự nối kết Phùng Hưng – Bố Cái với Bì La Các vua phục sinh Nam Chiếu , như thế đã có thể khẳng định nước Nam Chiếu khởi lập và phục sinh trên đất Tây bắc Việt và Thượng lào phía Tây Nhị hà hay Hồng hà không phải tây hồ Nhĩ hải như sách Tàu viết .
    Xem ra lịch sử Nam chiếu thực sự là 1 chương của lịch sử Việt Nam .
    Nhận định này đã giúp nhận ra ý nghĩa trong thông tin khó hiểu trong Nam Chiếu truyện  sách Lĩnh Nam trích quái ; …

    Nam Chiếu đem châu báu ngà ngọc hiến cho nước Tây Bà Dạ (cũng là Tây đồ Di hậu thân của nước Tề thời nhà Châu ?), xin chỗ sinh sống ở vùng đất trống ven bờ biển. Khi ấy nước Tây Bà Dạ chia đều đất ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Qúy châu dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Lâm An ., từ Hoan Châu đổ về phía nam gọi là lộ Như Hoàn.
    Theo Phan Huy Chú, phủ Lâm An vốn trước là đất của Bồn Man nằm ở phía Tây Nghệ An sau nhập vào đại Việt đặt thành trấn Ninh và trấn Tĩnh , nay là đất của Lào ,

    Trong lịch sử Nam Chiếu không thấy ghi chép gì về sự kiện chia đất nhưng khi nhìn nhận Bì La Các cũng là Bố Cái đại vương thì rõ .
    Lâm an còn vết tích rõ ràng cả ở Ta lẫn bên Tàu .
     * - Bên ta Phủ Lâm An quản lĩnh 1 châu Quy Hợp (thuộc đất Hà Tĩnh thời nhà Nguyễn). Theo Phan Huy Chú, phủ Lâm An vốn trước là phần đất của Bồn Man chư hầu của Ai Lao, đến năm 1448 niên hiệu Thái Hòa thứ 5, tù trưởng vùng này sang thần phục nhà Lê, Lê Nhân Tông cho nhập vào Đại Việt đổi tên thành Quy Hợp, địa giới nằm ở tận cùng phía tây xứ Nghệ. Châu thành châu Quy Hợp nhà Lê đặt tại làng Trừng Thanh nằm bên bờ nam sông Tiêm thượng nguồn của sông La nay là thôn Trừng Thanh xã Hương Vĩnh huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1828 được đổi thành phủ Trấn Tĩnh. Theo Nguyễn Văn Siêu: Năm 1828-Minh Mạng thứ 9 trấn Nghệ An được đặt thêm 3 phủ: Trấn Tĩnh (bỏ phủ Lâm An, châu Quy Hợp đổi thành Tấn Hoàn), Trấn Biên và Lạc Biên. Phủ Trấn Tĩnh nằm ở phía tây nam tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh nhà Nguyễn (nay khoảng các huyện Hương Khê Hà TĩnhTuyên Hóa Quảng Bình, và huyện Nakai Khăm Muộn Lào), vốn là đất thuộc 3 động Thâm Nguyên (đầu nguồn của sông Ngàn Sâu, Yên Sơn, Mộng Sơn của châu Quy Hợp phủ Lâm An. Năm 1827, Minh Mạng thứ 8, vua Vạn Tượng là Chiêu Nỗ (Chao Anou) bị quân Xiêm đánh thua bỏ nước chạy, thổ dân Trấn Tĩnh xin nhập vào [url=file:///C:/Users/nqnha/OneDrive/Documents/Vi%C3%AA%CC%A3t va%CC%80 Chi%C3%AAm 3.docx#%C4%90%E1%BA%A1i_Nam]Đại Nam[/url], Minh Mạng cho nhập vào Nghệ An, đặt là Trấn Tĩnh và đổi động thành huyện
    .* - Phủ Lâm An bên Tàu nằm ở phía nam tỉnh Vân Nam, phía tây là phủ Tư Mao, phía tây bắc là phủ Nguyên Giang, phía đông tiếp giáp với phủ Khai Hóa (開化) đều thuộc tỉnh, phía nam tiếp giáp với trấn (tỉnh) Hưng Hóa của Đại Việt, sau là Đại Nam (Việt Nam). Địa bàn phủ Lâm An ngày nay là khoảng khu vực châu tự trị Hồng Hà, tỉnh Vân Nam.
    Phía tây nam lộ Lâm An là sông Nguyên Giang (元江, sông này chảy sang Việt Nam gọi là Hồng Hà (紅河)). Bờ tây nam sông Nguyên Giang chính là vùng đất “Giang ngoại” được đặt làm lộ Hòa Nê (和泥路) quản lý các bộ lạc Nạp Lâu (納樓), Trà Điện(茶甸).
     Trong lịch sử Nam Chiếu không thấy ghi chép gì về sự kiện chia đất nhưng khi nhìn nhận Bì La Các cũng là Bố Cái đại vương thì rõ :
    Khi Phùng Hưng mất quần thần Nam chía chia thành 2 phe ,
    Phe theo mẫu hệ tức các châu KIMI thuộc phủ đô hộ An Nam theo mẫu hệ nên cho Phùng Hải em Phùng Hưng là người kệ́ vị anh .
    Phe các châu Ki Mi thuộc phủ đô hộ Phong châu theo phụ hệ do Bồ phá Lạc cầm đầu nhất định tôn Phùng An con Phùng Hưng lên ngôi .
    Thế là Nam Chúa chia thành 2 nước :
    Nam Chiếu của Phùng An đất từ Qúy châu đến Diễn châu là lộ Lâm An ; tư liệu viết Phùng Hải  ….chạy về đất Chu nham , chu nham thiết Cham- chàm chính là lộ Như Hoàn trong truyện Nam Chiếu sau là nước Hoàn vương và sau nữa là nước Chiêm thành . (Sử thuyết Hùng Việt cho An – Ơn là số 2 và Hải cũng là hai ở đây chỉ đời vua thứ II của Nam Chiếu sau Phùng Hưng) .
    Phùng An trong sử Nam Chiếu là Cái Lỗ Phong cũng đọc là Các La Phượng
    thực ra Cái Lỗ Phong không phải tên họ mà là danh hiệu hàm nghĩa : chúa ( cái) , Lỗ – Lễ là tên nước , Phong là tên đất (Phong châu) .

    Nay xét tổng thể lịch sử nước Nam có đô là Lâm ấp từ khi Khu Liên lập quốc . ..dám nói thẳng nói thật  ...chưa chắc vua Chiêm thành  Trà Toàn đã xưng bừa...khi gọi ‘vua ta’ là cháu con , lịch sử Việt và Cham còn muôn vàn khuất tất ...xưa nay nghe tên Lâm ấp thì không dám ‘nhận’ nhưng khi gọi đích danh nước NAM của  Nam chúa thì nhận ra ngay ... .
    Vua Lê Lợi thường gọi là  ông đạo Chăm là người Cham có tư liệu nói là người Mường thì cuộc chiến Việt - Chiêm thời ấy chỉ là nội chiến .
     Hỏi thật các vị con nhà trời có coi việc nhà Tần thống nhất Lục quốc là cuộc diệt chủng dân tộc Trung hoa không ? , nói Đông Hán của Lưu Tú diệt tộc Trung hoa thì hoàn toàn chính xác vì Lưu Tú là người Tộc Liêu 1 trong Ngũ hồ loạn Hoa về sau còn Tần là  Trung hoa chính gốc dòng dõi vua Xuyên Húc  thì chiếm và  diệt cái gì ?.
    Tương tự nếu nói con cháu Nam chúa đời thử II Phùng An diệt tộc con cháu Nam chiếu đời thứ II Phùng Hải là hồ đồ không biết phải trái đúng sai gì cả . cùng là người Nam con dân của Nam chúa thì ai diệt ai ?.
    Người Tàu đã  ‘bê’ nguyên si đất khởi lập nước Nam Chiếu từ phía Tây Nhị hà hay Hồng hà ở Bắc Việt nam  lên tuốt phía Tây Nhĩ Hải là hồ giống như hình cái tai cái mũu gì đó ở Vân Nam nhằm lừa loài người rằng ….nước Nam Chiếu chẳng dính dáng gì đến lịch sử Việt nam …và thâm hơn nữa xóa được truyện Nam Chiếu tức dấu đi sự liên hệ lịch sử và dòng máu của người Kinh – Mường – Chiêm để rồi tha hồ lu loa lừa bịp xấu sa …người Việt chiếm nước của người Chiêm …
    Về văn hóa Việt có chuyện lớn nhưng ít người để ý ….mãi đến đời Trần Duệ Tông 1373-1377 nhà vua mới ra sắc chỉ thống nhất Việt ngữ , lấy tiếng Kinh làm tiếng phổ thông , lệnh …từ nay trong cả nước không được nói tiếng Chiêm tiếng Lào nữa . việc này chỉ ra từ qúa khứ sâu thẳm xã hội Việt đã là xã hội đa sắc đa tộc ; Kinh – Mường – Lào – Chăm chỉ là các cành mọc ra từ 1 thân cây , Sử thuyết Hùng Việt cho tất cà là con cháu của Ngũ Thái hay 5 tổ phụ : Thái Cao Bào Hy , Thái Viêm Thần Nông , Thái Khang Thiếu Hạo , Thái tIiết Xuyên Húc và sau cùng hoà hợp tất cả thành con cháu Thái Công đế Minh hay đế Hoàng ,Việc xác định thứ tiếng phổ thông làm cơ sở giao tiếp cho toàn xã hội này có khác gì cách mạng văn hóa kĩ thuật ...” Thư đồng văn xa đồng trục: ở Trung hoa xưa .

    Thông tin về nước Nam chiếu là cơ sở pháp lí vững chãi không thể bác bỏ cho 


    Cuộc chiến Việt - Chiêm . Ei_nam11

    bản đồ Đại Nam thời Nguyễn Việt Nam ;

    Sử thuyết Hùng Việt cho nước Mông thực ra là Muang – Mương – Mường tiếng Việt , Lễ là Lỗ tên nước có từ thời Xuân thu Chiến quốc . Theo giới sử học Thái Khun Borom – Bì la Các có sáu người con một trong số con  Khun Borom Rachathirath là “Chiếu Fa-Ngum” dã lập nên vương quốc Lan Xang vào thế kỷ 13 nay là nước Lào .Ngoài ra Cả vua Mengrai của nước Chiang Mai và U-Thong của nước Ayutthaya tiền thân của Thái lan đều là con cháu trực hệ của Khum Borom – Bì La Các – Bố Cái đại vương Phùng Hưng .


    Cuộc chiến Việt - Chiêm . 222


    Sách sử Việt Nam hiện nay dựa trên tư liệu trong Tứ khố toàn thư đã cạo sửa của Càn long nhìn nhận sai lầm về cuộc nổi dậy của Mai Hắc đế và Bố cái đại vương Phùng Hưng bỏ mất hẳn mảng quan hệ lịch sử Lâm ấp – An Nam – Nam chiếu – Đại Nam sau cùng là nước Việt Nam ngày nay . Nhãn quan lịch sử hầu hết mọi người hiện nay đều thiên lệch chỉ tính đến quãng lịch sử chung Đại Việt – Đại Hưng ở phía Đông và bỏ mắt hẳn quan hệ lịch sử Nam Chiếu – Đại Nam phía Tây và Trong tâm tư người Việt về tình cảm thường cảm nhận sự gần gụi với người Bách Việt Hoa Nam mà quên bẵng liên hệ ruột thịt với người Đông Nam Á tức Lâm Ấp xưa .

     Vua Minh Mạng tiều Nguyễn là vì vua vô cùng sáng suốt đã nhìn nhận xác đáng về lịch sử nước ta với việc lập Văn miếu - Võ miếu thờ tiên hiền dũng tướng và ý nghĩa hơn hết là lập miếu Lịch đại đế vương thờ các tiên đế nước Việt .
    Nhà vua cũng noi theo truyền thống truyền từ thời Đại Vũ kiến quốc cho đúc Cửu đỉnh tượng trưng cho các miền đất nước và sau cùng ban hành sắc chỉ khẳng định nguồn gốc 1 cách chắc chắn rõ ràng
     ... từ nay gọi là nước Đại Nam hay Đại Việt Nam   .
    Từ nước Nam chiếu đời vua thứ I Phùng Hưng sang đời thử II thì chia làm đôi , lộ Lâm an từ  Qúy châu xuống Diễn châu thành ra nước Nam chiếu của vua phùng An, còn lộ Như Hoàn từ Cầm châu suôi về Nam thành nước Hoàn vương sau là Chiêm Thành
    Cho mãi tới thời khởi nghĩa Lam sơn chống quân Tàu nhà Minh xâm lược của vua Lê Lợi  2 dòng con cháu Phùng hưng mới  tái hợp thống nhất thành dân một nước như xưa ,
    Trong dòng sử Việt Cả 2 triều chúa ; chúa Trịnh ở đàng Ngoài và chúa Nguyễn đàng trong đều có gốc từ khởi nghĩa Lam sơn của vua Lê Lợi tức nhà Nguyễn kế thừa quốc thông nhà Lê , cả 2  cùng là hậu thân của Nam chiếu đời thứ II Phùng An và Chiêm thành là hậu thân của nước Hoàn vương con cháu Nam chiếu đời thứ II Phùng Hải.

    Phổ chí tộc Phan người Chăm hai làng Đà Sơn và Đà Ly 
     nghe tin vua Lê khởi nghĩa. Ông nói: dòng giống họ Lê gốc người động Thanh Lam, cùng một nòi giống Chiêm của ta, ông bèn xuất tiền của, kêu gọi các châu huyện chuẩn bị lương tiền, cùng các loại lương tiền cùng các loại thực phẩm để cống hiến cho binh lính nhà Lê.
    Phổ chí có nhắc lời một vị tổ đời thứ ba nói rằng ông ta “cùng chủng Chiêm” với vua Lê. Hiện nay, nguồn gốc tộc người của Lê Lợi vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và có ý kiến cho rằng Lê Lợi thuộc tộc Mường. Lam Sơn, quê hương của Lê Lợi, được dân địa phương gọi theo âm cổ là “làng Cham”.
    Liệu có mối quan hệ nào giữa tộc người Mường và nhóm ngươì Chàm ở vùng bắc Champa ?
    Dù cho có bao nhiêu nhóm tộc ngưòi đã sống ở Champa và dù cho văn hoá của các nhóm này có khác nhau bao nhiêu thì tất cả cũng đã hoà trộn và hình thành một văn hoá chung, ở đó khó mà phân biệt được đâu là Chiêm, đâu là Việt, đâu là những yếu tố khác. Và tất cả đã làm nên một cộng đồng cư dân với những đặc trưng văn hoá phong phú tại miền Trung Việt Nam.

    Sắc chỉ của vua Minh Mạng viết ...Từ nay gọi là đại Nam hay đại Việt Nam tức giang sơn liền 1 giải từ Bc xuống Nam , từ Đông sang Tây, người Nam con dân của Nam chúa lại quy thành 1 dòng 1 giống  như xưa .
    Bất chấp muôn vàn mưu ma chước qủy nhằm bôi nhọ của kẻ thù thì Ta vẫn là Ta người Đại Việt Nam vẫn sống 1 cách thanh thản ung dung  tự tin tự tại , không những bây giờ  và sẽ mãi mãi như thế  .
    Sự nhìn nhận về liên hệ máu thịt giữa 2 dân tộc Việt và Thái đã được xác thực bằng thành tựu khoa học lỹ thuật tiên tiến : Di truyền học .

    Kết quả phân tích DNA đã được công bố rộng rãi ;

    Xin trích 1 đoạn tin trên mạng internet ;
    Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, các phân tích về hệ gen người Việt được công bố thể hiện sự khác biệt của người Kinh đối với các quần thể người khác. So sánh với cơ sở dữ liệu 1000 hệ gen người, khoảng 1/3 số lượng biến đổi di truyền ở quần thể người Kinh không xuất hiện trong quần thể người Hán và ngược lại.
    “Đặc biệt, kết quả phân tích nguồn gốc tổ tiên của các quần thể người cho thấy người Đông Nam Á hiện tại, bao gồm người Kinh Việt Nam có nguồn gốc chính từ người Đông Nam Á cổ đại. Các dữ liệu cũng khẳng định người Kinh và người Thái có hệ gen tương đồng cao và quan hệ tiến hóa gần gũi. Trong khi đó, sự giao thoa và dịch chuyển gen từ các quần thể người Đông Á đến quần thể người Kinh Việt Nam là không đáng kể”- GS.TS Nguyễn Thanh Liêm nhấn mạnh.


    Được sửa bởi Admin ngày 12/12/2023, 6:08 am; sửa lần 5.

    baogianghansy likes this post

    avatar
    baogianghansy


    Tổng số bài gửi : 18
    Join date : 30/10/2021

    Cuộc chiến Việt - Chiêm . Empty Re: Cuộc chiến Việt - Chiêm .

    Bài gửi by baogianghansy 11/12/2023, 12:59 pm

    Văn hiến thiên niên quốc
    Xa thư vạn lý đồ
    Hồng Bàng khai tịch hậu
    Nam phục nhứt Đường Ngu

      Hôm nay: 7/5/2024, 11:19 pm