Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lại thấy Hán uy nghi Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Lại thấy Hán uy nghi Flags_1



    Lại thấy Hán uy nghi

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lại thấy Hán uy nghi Empty Lại thấy Hán uy nghi

    Bài gửi by Admin 18/8/2023, 4:00 am

    Nguôn : Lại thấy Hán uy nghi – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
    Câu đối ở trước cửa đình Gia Phương, quê Đinh Bộ Lĩnh ở Gia Viễn – Ninh Bình:
    Bất di Đường xã tắc
    Phục đổ Hán uy nghi.

    Dịch:
    Không sai Đường xã tắc
    Lại thấy 
    Hán uy nghi.

    Sự uy nghi của triều Hán, sự cường thịnh của nhà Đường vẫn được người Việt lấy làm chuẩn mực. Sự uy nghi của triều Hán khởi đầu từ Hiếu Cao Tổ Lưu Bang, tức là nhà Tây Hán. Có thể thấy quan niệm của người Việt xưa vẫn coi nhà Tây Hán và nhà Đường là những triều đại của mình.
    Thơ Nguyễn Trãi cũng có bài Hạ quy Lam Sơn – kỳ  I:
    Quyền mưu bổn thị dụng trừ gian
    Nhân nghĩa duy trì quốc thế an
    Đài các hữu nhân nho tịch noãn
    Biên thùy vô sự liễu doanh nhàn
    Viễn phương ngọc bạch đồ vương hột
    Trung Quốc uy nghi đổ Hán quan
    Sóc tẩm dĩ thanh kình lãng tức
    Nam châu vạn cổ cựu giang san.

    Dịch (nhóm Đào Duy Anh):

    Mừng về Lam Sơn kỳ 1
    Quyền mưu vốn dĩ để trừ gian,
    Nhân nghĩa giữ gìn thế nước an.
    Ấm chiếu nhà nho nơi quán các,
    Nhàn gươm ông tướng chốn biên quan.
    Phương xa ngọc lụa, tranh vương hội,
    Nước cũ uy nghi, dạng Hán quan.
    Quái Bắc đã tiêu, kình ngạc lặng,
    Nam châu muôn thuở vẹn giang san.

    Trong bài trên Nguyễn Trãi gọi rõ đất nước mình sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là “Trung Quốc“. Từ Trung Quốc như vậy ít nhất có từ thời Lê và là chỉ nước Đại Việt. Thời Lê coi nước Đại Việt là Trung Quốc, nối tiếp hào khí từ thời Tây Hán và Đại Đường của Trung Hoa xưa.
    Danh thần Nguyễn Trãi còn bài thơ Quá Thần Phù hải khẩu:
    Thần Phù hải khẩu dạ trung qua
    Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà
    Giáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩn
    Trung lưu nhất thủy tẩu thanh xà
    Giang sơn như tạc anh hùng thệ
    Thiên địa vô tình sự biến đa
    Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ
    Tứ minh tòng thử tức kình ba.

    Dịch (Hoàng Khôi)
    Qua cửa biển Thần Phù
    Thần Phù qua bến ánh giăng lồng
    Gió mát canh khuya cảnh vĩ hùng
    Nghìn ngọn theo bờ, hình lá trúc
    Một chiều giữa bể uốn thân rồng
    Nước non như cũ người đâu vắng
    Giời đất vô tình việc rối bồng
    Hồ Việt một nhà may được thấy
    Từ nay kình ngạc sạch giòng sông.

    Hồ Việt một nhà“, tại sao khởi nghĩa Lam Sơn lại mang đến việc thống nhất “Hồ” và “Việt”?
    “Hồ” ở đây không phải là người Hồ của phương Bắc. Hồ ở đây là người Hời, tức là người Chăm. “Hồ Việt một nhà” cho thấy tính chất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa kết hợp giữa các dân tộc Hời và Việt.

    Khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi thực ra đã không chỉ giải phóng vùng đất của người Lạc Việt trước đây ở Bắc Bộ. Khởi nghĩa này đã mở rộng biên cương xuống phía Nam, đất của người Hời mà chính bản thân Lê Lợi có nguồn gốc người Chăm. Về phía Tây với cuộc viễn chinh của Lê Thái Tổ, chinh phạt Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, là tận đất Vân Nam của Nam Chiếu – Đại Lý trước kia. Đây là vùng đất của người Thái.
    Bài thơ của Lê Thái Tổ khắc trên đá ở Sìn Hồ sau khi đánh dẹp Đèo Cát Hãn về có lời dẫn:
    Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ mán ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu như vậy… 
    Rõ ràng triều Lê từ Lê Lợi đến Nguyễn Trãi đều vẫn coi triều đại Tây Hán và nhà Đường là tiền triều của mình. Xem thêm bài viết của Văn Nhân về bài thơ này.

    Việt – Hời – Thái, 3 thành phần dân tộc chính đã quy tụ dưới triều Lê. Cũng vì thế Đại Việt thời Lê có thể xưng là Trung Quốc, như một đế quốc thật sự của người Trung Hoa như sự uy nghi của thời Tây Hán hay sự thịnh trị của Đại Đường.
    Văn Nhân thêm ý :
    Nói triều Tây Hán và triều Đường là tiền triều nước Việt …xem ra dễ gây dị ứng …

    Sử thuyết Hùng Việt gọi nhà Tây Hán là Triều Hiếu đúng theo quy tắc sử học Trung hoa, gọi là triều Hiếu vì tất cả các vua đều mang miếu hiệu là Hiếu.
    Triều Đường chính xác là triều Việt Thường, Việt Thường kế tiếp triều Việt Tủy; sử Trung quốc biến thành nhà Tùy.
    Thoòng ↔Thường↔Đường;
    Thường nghĩa là bình thường, thường thường đối phản với cao siêu, chữ Thường trong nền địa Dịch lý chỉ có nghĩa là phía nam, phương Nam (Xưa ≠ nay) đối phản với Cao – Sùng chỉ phía Bắc – bức tức phía Xích đạo.

    Lý Bôn – Lưu Bang là Hiếu Cao, Vua có công thu giang sơn về 1 mối là Hiếu Vũ …, người ta đã thay chữ Hiếu thành Tây Hán nhằm tráo đổi lịch sử; lấy đầu rồng gắn lên mình ngựa mập mờ đánh lừa thiên hạ cứ như là 1 dòng sử liên tục từ ngàn xưa khiến ai cũng lầm tưởng tưởng Hán tộc là chủ nhân nền văn minh Dịch học kỳ vĩ rực rỡ trời Đông… ngay từ buổi bình minh của nhân loại.
    Lưu Bang bị Hạng vũ ghét cay ghét đắng đày vào vùng đất hiểm trở nghèo nàn lạc hậu nhất ở tây – bắc Trung hoa ( Kinh đô 2 nhà Chu , cả lính và …‘sĩ quan’ ngày nào cũng có người đào ngũ ???), cổ sử viết:
    … ông kéo quân về đóng ở phía Nam đất Trịnh … chính vì thế mà Hùng phả gọi ông là Hùng Trịnh vương;

    Trong cuộc Hán – Sở tranh hùng ông là Hán vương … cặp từ Hán – Sở chẳng nghĩa ngọn gì thực ra là cặp đối đẳng: hên – sui, hơn – thua, hưng suy; Hùng phả gọi ông là Hưng đức lang … nôm na là chúa hên, chúa hơn, chúa Hưng vì ông đã thắng Sở vương Hạng vũ trong Hán – Sở tranh hùng, tức cuộc đối đầu bắc – nam để trở thành vua Trung hoa.
    Xin  bàn thêm với tác giả Bách Việt trùng cửu tại 
    dòng Hùng Việt : Góp bàn với TS Trần trọng Dương (nhat52.blogspot.com)

      Hôm nay: 2/5/2024, 8:05 am