Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Các cuộc khởi nghĩa của chúa nước Nam thời Bắc thuộc Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Các cuộc khởi nghĩa của chúa nước Nam thời Bắc thuộc Flags_1



    Các cuộc khởi nghĩa của chúa nước Nam thời Bắc thuộc

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Các cuộc khởi nghĩa của chúa nước Nam thời Bắc thuộc Empty Các cuộc khởi nghĩa của chúa nước Nam thời Bắc thuộc

    Bài gửi by Admin 14/1/2022, 11:05 am

    Nguồn :https://bahviet18.com/2022/01/11/cac-cuoc-khoi-nghia-cua-chua-nuoc-nam-thoi-bac-thuoc/
    Thiên Nam vân lục của Nguyễn Hãng thế kỷ XVI có Truyện Nam Chiếu, tuy về căn bản giống với truyện trong Lĩnh Nam chích quái, nhưng có một số thông tin bổ sung thêm. Xin dịch lại câu chuyện này và so sánh diễn biến nước Nam Chiếu trong lịch sử Việt.

    [size=36]Thời kỳ Nam Triệu[/size]

    Xưa vào thời Triệu Vệ Dương Vương, quân Hán xâm lược phương Nam, tể tướng Lữ Gia tử thủ, họ Triệu vong. Hán yên định nước này, phân đặt các quan thú lệnh cai quản. 
    Đoạn khởi đầu của Truyện Nam Chiếu nói về việc nhà Tây Hán diệt nước Nam Việt của họ Triệu năm 111 TCN. Sự kiện này không chỉ ảnh hưởng đến kinh đô Nam Việt ở Phiên Ngung mà còn là nguyên nhân dẫn đến một cuộc khởi nghĩa lớn ở miền Bắc Việt. Chính sử còn ghi đó là khởi nghĩa của Tây Vu Vương, chiếm Cổ Loa thành mà xưng Vương. Tư liệu dân gian ở Vĩnh Phúc gọi là Tây Lý Vương, cho biết vị Vương này là con cháu nhà Triệu mang họ Lý. Bởi vì vị vua lập nên nước Nam Việt là Triệu Vũ Đế cũng là Nam Việt Đế – Lý Bôn.
    Cuộc di cư của con cháu họ Triệu và Lữ Gia từ Phiên Ngung về Bắc Việt sau khi nước Nam Việt sụp đổ là ghi chép lịch sử cho một cuộc thiên di lớn của nhóm dân tộc Tai-Kadai (nhóm Tày Thái) từ Lưỡng Quảng về vùng Tây Bắc Việt (Phong Châu). Đây là nguyên nhân vì sao người Thái ở Tây Bắc Việt và người Tày Nùng ở Đông Bắc Việt cùng với người Tráng ở Quảng Tây có ngôn ngữ rất gần nhau, tới nay vẫn có thể hiểu được tiếng nói của nhau.
    Khởi nghĩa của Tây Vu Vương sau đó bị dập tắt, nhưng nhà Tây Hán chưa bình định được vùng Bắc Việt. Tư liệu dân gian ở các di tích còn cho biết, con gái của thừa tướng Lữ Gia là Ả Lã đã phất cờ khởi nghĩa ở cửa sông Hát Môn, đánh đuổi thái thú Tô Định nhà Hán ở Long Biên, lên ngôi lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Trưng triều như vậy cũng là một tiếp nối của nhà Triệu nước Nam Việt.
    Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau tụ tập lại ở Thần Phù, Hoành Sơn, đóng tàu thuyền, tùy thời theo đường biển nhập vào cướp bóc ven biển, giết các quan thủ lệnh, làm dân chúng khiếp sợ, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai thành Nam Chiếu, nhân đó lấy làm tên hiệu. 
    Truyện Nam Chiếu đã gọi đích danh giai đoạn đầu của con cháu họ Triệu ở vùng Bắc Việt là Nam Triệu. Người chống lại nhà Hán sau khởi nghĩa của Trưng Vương ở vùng Thần Phù – Hoành Sơn (Thanh Hóa hay đất Cửu Chân) được chép là tướng Đô Dương của Trưng Vương. Đồng thời đây cũng tương ứng với giai đoạn của Mạnh Hoạch ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, vẫn được ghi như trong thần tích vùng Thạch Thất (Sơn Tây). Man Vương (vua xứ Mường) Mạnh Hoạch thực ra mang họ Lý, là dòng dõi nhà Triệu duy trì được sau khởi nghĩa của Trưng Vương, chiếm cứ vùng đất dọc sông Mã từ Thanh Hóa lên Tây Bắc Việt.
    Đến thời Tam Quốc, Ngô Tôn Quyền sai Đái Lương, Lã Đại cùng làm thú mục để quản. Nam Chiếu từ núi Thiên Cầm, huyện Kỳ Hoa, xã Hà Trung cho đến cửa biển, một vùng bờ biển dài, trời cao nước sâu, sóng gió hiểm trở, không có vết người ở, thường lấy việc cướp bóc làm chi phí. Các quan thú lệnh không ngăn được. Khi chúng nhiều thịnh lên mới lấy châu ngọc biếu nước Bà Dạ (nay là đạo Nghĩa An), cầu kết hôn nhân để cùng cứu trợ lẫn nhau. 
    Một phát hiện bất ngờ: cuộc nổi dậy ở vùng Thanh Hóa (Cửu Chân) chống lại nhà Ngô thời Đái Lương, Lã Đại làm thú mục theo chính sử là khởi nghĩa của Bà Triệu. Sách Giao Chỉ chép: Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái em họ Triệu, vú dài 3 thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các huyện trong quận… Mô tả về Bà Triệu trong sách này thật không khác gì lời kể của Truyện Nam Chiếu.
    Bà Triệu thực chất là dòng dõi của nhà Triệu nước Nam Việt. Người anh Triệu Quốc Đạt đã hy sinh trước đó có thể thủ lĩnh là Đô Dương ở giai đoạn trên. Bà Triệu đã làm chủ một vùng ven biển như mô tả trong Truyện Nam Chiếu, nên xưng là Lệ Hải Bà Vương. Lệ = Lê = La, là từ chỉ phương Xích đạo. Lệ Hải nghĩa là vùng biển La ở phương Nam. Từ Bà trong Bà Vương và Bà Dạ không phải chỉ người nữ mà là từ chỉ thủ lĩnh trong ngôn ngữ người Chiêm Bà.
    Các cuộc khởi nghĩa của chúa nước Nam thời Bắc thuộc Img_2092
    Đền Bà Triệu ở Thanh Hóa.

    Đến cuối thời Tấn, thiên hạ đại loạn, có các thổ tù là Ngụy Ông, Lý Dịch, cũng là dòng dõi họ Triệu. Anh em đông đúc, dũng lược hơn người, được nhân dân địa phương tôn trọng, cùng Nam Chiếu kết liên, quân lính tới vài vạn người. Lại lấy châu ngọc hiến cho nước Bà Dạ, xin một vùng đất trống để ở. Nước Bà Dạ đồng ý. 
    Nước Bà Dạ ở đạo Nghĩa An, tức là vùng Nghệ An, là người địa phương gốc, tức là dòng tộc Mon-Khmer, là người La Lồi con cháu của Đế Nghi – Đế Lai xưa. Chữ La cùng nghĩa với chữ Lệ, Lê chỉ phương Nam như đã nói ở trên. Người La còn gọi là người Hời hay người Chiêm (Chiêm Bà). Truyện Nam Chiếu như thế đã cho biết vào thời điểm này 2 tộc người Tày Thái di cư và La Chiêm bản địa đã kết liên với nhau ở quãng vùng Thanh Nghệ.
    Thế là một dải bờ biển ban đầu còn lẫn lộn, được chia thành 2 lộ: Một lộ trên từ Phong Sơn, dưới tới Diễn Châu, do Ngụy Ông, Lý Dịch của Nam Chiếu đóng; Một lộ trên từ Quỳ Châu, dưới đến Hoan Châu, là lộ Như La do Bà Dạ đóng. Cùng giao ước kết làm các nước anh em. Thế rồi Nam Chiếu xây thành ở làng Cao Xá, tự lập làm Vua, có đất đai Đông tới biển, Tây đến Ba Thục, Nam tiếp với Bà Dạ, Bắc giáp với Cửu Chân. 
    Nam Triệu xưng Vương ở làng Cao Xá – Diễn Châu. Ngụy Ông Lý Dịch trong Lĩnh Nam chích quái ghi là Triệu Ông Lý. Chính sử Việt chép là Lý Phật Tử, hay Hậu Lý Nam Đế, người nối tiếp dòng dõi của Triệu Vũ Đế Lý Bôn của nước Nam Việt trước đây.
    Lộ Như La trong Lĩnh Nam chích quái chép là Già La (hai chữ Như 茹 và Già 笳 viết gần giống nhau). Rõ ràng đây là chỉ tộc người La của nước Bà Dạ (Già). Theo như phân chia giữa Nam Triệu và Bà Dạ thì Nam Triệu ở vào vùng Thanh Hóa, còn Bà Dạ ở vào vùng Nghệ An. 
    Nhà Đông Tấn sai Tào Nhĩ dẫn quân đến đánh. Quân Tấn đến thì quân Nam Chiếu chia tán, quân Tấn đi thì lại về tụ lại. Mai phục ở rừng núi hiểm trở nơi đầu nguồn sông mà đánh, rồi nấp ở cuối non, ngoài biển, sáng ra tối vào, cầm cự hơn 4, 5 tháng, thường không đối trận. Quân Tấn không chịu nổi lam chướng, chết hơn quá nửa, bèn rút quân về. 
    GS. Lê Mạnh Thát đã phát hiện ra một vị Vương thời Nam Bắc triều mang họ Lý là Lý Miễu qua 6 bức thư gửi cho một vị đại sư ở phương Bắc. Lý Miễu hẳn là một trong những vị vua của Nam Triệu ở thời kỳ Hậu Lý Nam Đế. Quân Nam Triệu tránh đối đầu với quân Tấn, thường trốn vào vùng rừng núi, tức là vùng phía Tây Thanh Nghệ và Tây Bắc Việt. Đây cũng là vùng đất của người Thái ngày nay.

    [size=36]Thời kỳ Nam Chiếu[/size]

    Nam Chiếu khởi lên từ Tây Hán, lập vào cuối thời Tấn, trải tới thời Tùy Đường lại trở nên cường thịnh. Đường Ý Tông sai Cao Biền đến đánh, cũng không khắc chế được. 
    Năm 602 Lý Phật Tử  đầu hàng nhà Tùy. Nước Nam Triệu cùng với dòng dõi nhà Triệu họ Lý chấm dứt ở đây. Nhưng còn “huynh đệ quốc” là nước Bà Dạ thì chưa dứt. Tại vùng đất Nam Đàn của Nghệ An đã phát hiện di tích đền Nhạn Tháp với hộp xá lị và gạch thời Đường. Cũng tại nơi đây có tòa thành Lồi, chỉ đúng tên gọi của tộc người La Lồi xưa.
    Nam Đàn có tên xưa là Nam Đường, cũng là Đường Lâm, quê hương của Phùng Hưng. Khởi nghĩa ở vùng này thời Đường là khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và ngay sau đó là Phùng Hưng. Di tích thờ Phùng Hưng ở Nghệ An nay là đền Quỳnh Tụ, xã Quỳnh Xuân, huyện Hoàng Mai, khá gần với địa danh làng Cao Xá ở Diễn Châu.
    Có lẽ Mai Thúc Loan là người La tộc của nước Bà Dạ, còn Phùng Hưng là Thái tộc của Nam Triệu trước đó. Cả 2 cuộc khởi nghĩa này đều rất lớn, quân số hàng vạn người, đánh chiếm cả vùng miền Bắc Việt (thành Tống Bình). Ngay cái tên La thành của Hà Nội cũng chính là tên của La tộc và khả năng xuất hiện dưới thời Mai Thúc Loan – Phùng Hưng chiếm giữ thành Tống Bình.
    Đất đai của giai đoạn Nam Chiếu thời Đường mở rộng tới tận Ba Thục (Tứ Xuyên?), được chính sử ghi là sự nổi lên của 6 chiếu ở Vân Nam do Bì La Các cầm đầu. Bì La Các chẳng qua là tên gọi khác của Bố Cái của người La, tức Phùng Hưng.
    Tới thời Ngũ Đại, Thạch Kính Đường sai quan tư mã Lý Tiến dẫn quân đến đánh. Nam Chiếu thua to, chạy sang nhờ đất Ai Lao, mới lấy hiệu là nước Đầu Mô. Tên hiệu lớn là Tử Mô Lang. Thường hay làm việc cướp bóc, lúc đánh lúc nghỉ, chưa hề ngừng, cho đến nay cũng vậy.
    Cái tên Đầu Mô tương đương với danh xưng Bố Cái vì Đầu chỉ thủ lĩnh, cũng là Bố. Mô là lớn, cũng nghĩa là Cái. Các thủ lĩnh của Nam Chiếu được gọi là Bố Cái, chứ không chỉ riêng vị thủ lĩnh đầu tiên là Phùng Hưng.
    Tên Tử Mô Lang có thể giải nghĩa như sau:
    – Tử là màu tím, màu tượng trưng của phương Bắc trong Ngũ hành, còn dùng bằng màu Đen. Nên Tử tương đương với Hắc.
    – Mô – Mơ – Mai
    – Lang là từ chỉ thủ lĩnh, tương đương với Đế.
    Tử Mô Lang = Mai Hắc Đế. Tương tự từ Bố Cái, Mai Hắc Đế là một danh xưng cho triều đại Nam Chiếu ở giai đoạn này, không nhất thiết chỉ 1 vị Đế ban đầu là Mai Thúc Loan.
    Các cuộc khởi nghĩa của chúa nước Nam thời Bắc thuộc Img_5264
    Miếu thờ Mai Hắc Đế ở Hùng Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.

    Truyện Nam Chiếu là truyện lịch sử rất ngắn, hoàn toàn không có màu sắc “chích quái” hay “u linh” nào cả, nhưng đã tóm tắt đầy đủ các cuộc khởi nghĩa không ngừng của người Nam chống lại phương Bắc. Đó là Tây Vu Vương và Trưng Vương thời Tây Hán, Man Vương Mạnh Hoạch thời Đông Hán, Lệ Hải Bà Vương thời Tam Quốc, Hậu Lý Nam Đế thời Tấn và Tùy, Bố Cái Đại Vương và Mai Hắc Đế thời Đường và Ngũ đại.

      Hôm nay: 7/5/2024, 12:55 am