Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Suy nghĩ khi đọc bài viết về CAO VƯƠNG  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Suy nghĩ khi đọc bài viết về CAO VƯƠNG  Flags_1



    Suy nghĩ khi đọc bài viết về CAO VƯƠNG

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Suy nghĩ khi đọc bài viết về CAO VƯƠNG  Empty Suy nghĩ khi đọc bài viết về CAO VƯƠNG

    Bài gửi by Admin 1/12/2021, 8:21 am

    Theo sử hiện nay mảnh đất Bắc Việt Nam thời  Tây Hán thuộc về bộ Giao Chỉ , sang thời Đông Hán đổi thành châu Giao , đến đời Đường châu Giao chỉ còn lại đất Bắc Việt không còn  Lưỡng Qủang ; về bộ máy quản trị thì từ năm 622  do phủ tổng quản châu Giao cai quản..
     Năm 679  triều Đường đổi tất cả phủ tổng quản thành phủ đô đốc , không biết sao riêng  Giao chỉ không  đổi  phủ tổng quan châu Giao thành phủ đô đốc châu Giao mà lại đổi thành phủ đô hộ An Nam .Giao là tên của  1 châu còn  An Nam là  tên gọi của đơn vị  hành chánh cấp nào  không rõ  .?, phủ tổng quản hay phủ đô đốc là cơ quan chính quyền cai quản  đất nội thuộc không thể đổi th̀à̀nh phủ đô hộ  là cơ quan phụ trách 1 vùng ngoại thuộc liên kết lỏng lẻo với nhà Đường , 
    Năm  757 nhà Đường đổi phủ đô hộ An Nam thành  phủ đô hộ Trấn Nam , lần này thì rõ ...trấn là đơn vị hành chánh đồng đẳng với  châu trong châu Giao , nhưng không rõ lí do ...  năm  766 thì dùng lại tên phủ đô hộ An nam tù mù lúc trước . .
    Nhiều người cho An Nam xuất hiện vào thời Đường  cùng lúc và cùng tính chất với An Tây An Bắc An Đông .v.v. dùng để chỉ những vùng đất của dân tộc khác mà nhà Đường mới đánh chiếm được , dựa vào tiêu chuẩn này thì An Nam không đồng loại với các ....An khác vì đất này đã thuộc Thiên hạ từ thời Tây Hán trước công nguyên tính tới thời Đường cũng đã sấp xỉ ngàn năm  , thời tam quốc cũng đã nói đến chức An Nam hiệu úy của nước Đông Ngô , sự việc càng rõ khi  về sau riêng  An Nam thành ̀An Nam quốc ngoài ra Thiên hạ không hề có An Tây An Bắc An Đông quốc .v.v.
    Cứ theo sử sách cũ thì Năm Hàm Thông thứ 5 (863), quân Nam Chiếu lúc này có quốc hiệu Đại Lễ chiếm được Giao chỉ của nhà Đường; . Năm 864 Phiêu kị  tướng quân Cao Biền được vua Đường phong là  An Nam đô hộ kinh lược chiêu thảo sứ tiếp quản quân lính ở Lĩnh Nam Tây đạo  phát động tiến công nhằm chiếm lại An Nam.cho Đường triều . .
     Tháng thứ 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866) Cao Biền đánh bại quân Đại Lễ chiếm lại Giao Chỉ, Đường Ý Tông đổi vùng này thành Tĩnh Hải quân dưới sự cai quản của Tĩnh hải quân tiết độ sứ và Cao Biền được bổ nhiệm làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ đầu tiên . , quân là đơn vị hành chánh nội thuộc , tiết độ sứ quyền hành rất to gần như là 1  vương toàn quyền quyết định mọi việc nơi mình phụ trách  .lần này  nhà Đường lại 1 lần nữa tréo ngoe đảo đất ngoại thuộc thành ra đất nội thuộc ...
    Cao Biền cho xây thành chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc, từ đó quân Đại Lễ không còn xâm phạm. Sau đó đáng chú ý nhất là việc  ông cho đào kênh Thiên uy  loại bỏ những trở ngại tự nhiên trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Thanh hải quân ở Quảng Đông ngày nay .
    Xét chuyện xưa ....xem ra Cao Biền là nhân vật tác động rất nhiều đến lịch sử Trung đại Việt Nam .
    Chung quanh nhân vật lịch sử này  có nhiều thông tin mâu thuẫn đến độ không thể hiểu  .
    Tới nay ai cũng biết câu ....thất Sở thân Xơ , sở đ̣̉ây là biến âm của sủy - thủy nghĩa là nước , đắc biệt trong văn minh Việt ‘nước’vật chất cũng là từ đồng nghĩa của ‘quốc gia’ ., xơ là xơ xác rạc rài ; nước mất thì con dân thành nô lệ người không ra người ma không ra ma . đàn ông thường bị giết họac chết thảm thương do phải làm việc kiệt sức ....lên rừng tìm ngà voi , xuống biển mò ngọc trai ....còn đàn bà đa phần thành nô lệ tình dục mua vui cho lũ quan quân thống trị . Bi thảm đến tột cùng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo ...
    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. 
    Bản chất của đám quan cai trị Tàu  là  vô cùng tham lam và độc ác 
    Truyền thuyết núi Cánh Diều" (Ninh Bình) kể khi sang Giao Châu, thấy long mạch nước Nam rất vượng, muốn phá đi, Cao Biền thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy xem địa thế, rồi lập đàn cúng tế lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, sau đó đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. 
    Cứ theo lời kể thì Cao Biền với dòng giống Việt không chỉ gian ác 1 đời mà là gian ác muôn đời .
    Thế nhưng sao lại có thông tin ngược lại hoàn toàn 
    Có Thần tích  viết :
    Cao Biền lưu trấn ở Châu Giao  7 năm; giảm sưu thuế, bớt tạp dịch, yêu dân như con, cho nên người trong nước đều kính trọng, mà tôn  là Cao Vương, cũng ví như ông Sĩ Nhiếp về đời Đông Hán, sang làm quan thú ở Châu Giao  được dân tôn  là Sĩ Vương. Sau Cao Biền đổi về trấn đất Thiên Bình.
      Người nước Nam  tưởng nhớ công đức có tới 3,4 trăm xã lập đền thờ ; ở hạt tỉnh Bắc Ninh có hơn trăm xã thờ Cao Biền, Trải nhiều triều vua đều được phong là Thượng đẳng phúc thần.
    Theo thần phả ở Hà Đông, Cao Biền có một người vợ là Lã Thị Nga (Lã Đê nương), theo ông từ phương bắc sang Việt Nam. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành Đại La mà ra ở bên ngoài, khu vực ngày nay là quận Hà Đông. Bà đã truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông.
     Khi Cao Biền về bắc bà vẫn ở lại Tĩnh Hải quân.  nghe tin chồng mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông.
    1 tên quan xâm lược và vợ mà lại yêu và chăm lo cho đám dân nô lệ như con thì quả là ngược đời , nghịch lí đến độ không thể hiểu 
    Sự việc khác 
    Truyện Tướng quân họ Cao ở Vũ Ninh (Việt Điện U Linh tập): “…Tướng quân họ Cao tên Lỗ, là người huyện Vũ Ninh. Thời An Dương Vương, tướng quân được vuốt thần Kim Quy bèn chế ra nỏ thần Kim Quy.Khi Cao Biền dẹp quân Nam Chiếu trở về, qua châu Vũ Ninh, tới một chỗ, đêm nằm mộng thấy có một dị nhân mình cao chín thước, diện mạo cương nghị, búi tóc, mặc áo đỏ, tự xưng họ tên mà nói rằng: “Ta ngày trước phò tá An Dương Vương, giết giặc lập đại công, bị Lạc hầu gièm pha mà trừ bỏ. Sau khi ta chết, Thượng Đế thương tình vô tội, một lòng trung liệt nên phong cho làm Quản lĩnh Đô thống Tướng quân ở một dải sơn hà này…; nay ngài trở về bản bộ, nếu không cáo tạ là trái lễ đó!”Cao Biền tỉnh mộng, bụng còn ghi tên Vũ Ninh, bèn lập đền thờ, nay là đền Vũ Ninh tức là đền Gia Định, có một hang đá ăn vào sông Đại Than. Đền thường gọi là đền Đô Lỗ, ở xã Đại Than, huyện Gia Định (nay là Gia Bình), tỉnh Bắc Ninh. Còn một đền nữa ở thôn Tráng Liệt, xã Phúc Cầu, huyện Đường An 
    Không riêng tướng Cao Lỗ mà còn cả Lí ông Tróng và Sĩ vương ..., Liệu có thể có sự việc tiền nhân anh hùng Việt tộc lại đi phù hộ tên quan Tàu ác ôn hoàn thành xứ mạng cai trị của mình ?. Làm sao có việc ̀ nhiều đời vua Việt  thong manh  phong Cao Biền  là Thượng đẳng phúc thần .
    Đọc Truyền thần Cao Lỗ trong Lĩnh Nam chích quái kể về Cao Biền nằm mộng...thực không thể tránh khỏi choáng váng . những lời thốt ra không thể nào từ cửa miệng của 1 tên quan xâm lược thống trị .
    Đất Giao châu, đẹp thay!,
    Dằng dặc vạn năm dài
    Hiền đức xưa được mất
    Quả chẳng phụ lòng trời.


    Ý những dòng này có thể hiểu : Châu Giao tuyệt đẹp   là của  trời ban cho bậc thánh vương hiền đức 
    Nhưng đoạn tiếp sau thì ...Thực người đọc không tài nào hiểu  nổi :
    Bách Việt trời một cõi
    Nhị Hán định sơn xuyên
    Thần linh cùng quy thuận
    Nhà Đường phước đức thêm.
    Miền Bách Việt là do trời ban cho Đường triều , thánh thần thổ địa cũng OK  , vùng đất này là do Nhị Hán đã dày công tạo dứng .
    Giang sơn Việt mà do nhà Hán định Sơn Xuyên là chuyện không hiểu nổi ‘
    2 Hán trong bài phải chăng là nói đến Tiền và Hậu Hán .
    Thực ra :
    Tiền Hán là triều đại do ông Lưu Bang kiến lập và Hậu Hán là triều đại hãn của tướng cướp Lục lâm thảo khấu .
    Sử thuyết Hùng Việt đã nói rõ không có chuyện Hậu hay Đông Hán tiếp nối quốc thống của Tiền hay Tây Hán . đây là cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử loài người .
    Không có nhà Tây Hán mà chỉ có triều Đại Hưng của Thiên hạ và lịch sử Thiên hạ cũng không hề có nhà Đông Hán mà chỉ có thời nô lệ Hãn quốc .
    Nói chung người Hung nô gọi chúa của họ là Hãn , nước của hãn là Hãn quốc , quân của Hãn là Hãn quân , đạo Hãn quân xuất hiện sớm nhất trong sử  là  đám Lục lâm thảo khấu sau khi chiếm được kinh đô của Vương Mang và tôn đầu đảng Lưu Huyền của chúng  làm đại Hãn lập ra Hãn quốc đầu tiên  trong lịch sử và đám giặc cỏ Lục lâm thay áo biến ra  Hãn quân  . Hãn quốc của Lưu Huyền  chưa kịp xưng danh đã chết yểu . Hãn quốc thứ 2 tiếp nối do Lưu Tú dựng nên ở vùng Sơn Tây Hà Bắc ngày nay , hãn quốc này được đám caọ sử gia đặt là  Đông hay Hậu  Hãn quốc , sau chúng phù phép nhập nhèm thành ra triều Đông hay Hậu Hán của Thiên hạ để bắc cây cầu ảo  nối liền đôi bờ Tiền và Hậu Hán , như thế đương nhiên Hậu Hán kế thừa 1 cách hợp lí và hợp pháp gia tài văn hóa cũng như lịch sử từ Tiền Hán  ...
    Tóm lại :
    Tiền hay Tây Hán thực ra là triều đại Hưng của Thiên hạ 
     Hậu hay Đông Hán là 1  Hãn quốc do người Hung nô lập nên sau khi xâm chiếm và cai trị Thiên hạ .
    Vậy thì Nhị Hán định Sơn Xuyên cho Bách Việt trong bài là Hán nào ?.
    Sử thuyết Hùng Việt đã chỉ ra Nhị Hán chính xác phải là Nhị Hưng   :
    Ông Lí Bôn tư liệu Tàu gọi là Lưu Bang kiến lập triều đại kinh đô ban đầu ở Nam Trịnh , tư liệu Việt gọi là Hùng Trịnh vương - Hưng đức lang , sau khi toàn thắng định đô ở thành Trường an cũng gọi là thành đại Hưng .
    Sau khi Lí Bôn qua đời người nắm thực quyền triều chính là bà Lữ hậu , Lữ hậu ra sức củng cố ngôi vị bằng cách bổ nhiệm hàng loạt con cháu nhả họ Lữ vào những chức vụ trọng yếu , ngay khi Lữ hậu  mất triều đình chia làm 2 , 1bên  do những công thần khai quốc cầm đầu tôn  Lưu Hằng (Lí Hằng ?) lên ngôi   lập ra triều đình kế thừa ở Trường An sử gọi là triều Hiếu , đám quyền thần cháu chắt mới cất nhắc thời Lữ hậu không phục cũng tôn 1 người con hay cháu Lí Bôn là Triệu Mạt làm vua lập ra  triều đình kế thừa khác khác đô ở thành Phiên Ngung , Sử hiện nay sai lầm gọi triều đình chia đôi Thiên hạ này là nước Nam Việt với cột trụ chống đỡ là tể tướng  Lữ Gia (nhà họ Lữ ?). Trong danh xưng Triệu Mạt thì  Triệu không phải là họ mà là biến âm của chậu tiếng Thái Lào hay  chủ - chúa tiếng Việt , mạt là Một ;  triệu mạt chỉ nghĩa là vua thứ I hay vua đầu chứ không có ai họ Triệu tên Mạt . Triều đình Phiên Ngung cũng coi Lí Bôn là vương tổ  tôn xưng là Triệu Vũ đế hay Vũ hoàng .
    Suy cho cùng ... Người Việt đã viết  lịch sử dân tộc mình dựa trên nền tảng tư liệu của Tàu  do đó có sai lầm là chuyện không thể tránh .
    Nếu ai đó biết việc  nhà Nguyễn chính thức nhận mình là Hán nhân và gọi người Tàu là Thanh nhân thì chẳng ngạc nhiên gì vụ Nhị Hán - Nhị Hưng trong bài .
    Rõ ràng ý tứ  bài thơ 3 đoạn mang thông tin hết sức quan trong của dòng giống Việt  . Đất là châu Giao , tộc người là Bách Việt và nước là nước Nam .
    đặc biệt là bài thơ đã truyền tải thông tin đến hậu thế ...giang sơn Bách Việt là do Nhị Hán dày công tạo lập ,  sông núi này sau truyền cho hậu nhân là nhà Đường  .
    Ý tứ  bài thơ  khiến  Không thể nghĩ khác ...cả Nhị Hán (thức ra là Nhị Hưng)  và Đường triều đều là triều đại của  tiền nhân người Việt .
    và dựa vào  sự kiện  :
    Năm 248 Lục Dận được vua Đông Ngô phong là Thứ sử châu Giao kiêm An nam hiệu úy .
    Năm 972, Đinh Liễn phụng mệnh Đinh bộ Lĩnh  đi sứ nhà Tống Năm sau ông trở về. Nhà Tống sai sứ sang phong cho vua Đinh bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương và phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư, Tĩnh Hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ 
    Kết luận : châu Giao và An nam là 2 vùng đất khác nhau , châu Giao là đất nội thuộc nhà Đường còn An nam là đất ngoại thuộc .
    Ngày nay hầu như mọi người đồng thuận : lãnh thổ Tĩnh hải quân là vùng đồng bằng Bắc bộ và gần trọn Quảng Tây
    đắy là đất trấn nhậm của Tiết độ sứ Cao Biần
    còn nơi trách nhiệm của quan An nam đô hộ Cao Biền là đâu ?

    Phú Yên có câu ca dao đã gợi mở :
    Cao Biền chết tại đầm Môn
    Trên sơn dưới thủy trời chôn Cao Biền!

    và
    Nhìn ra thấy mả Cao Biền
    Nhìn vào thấp thoáng Ma liên – Chóp Chài…
    Sư việc có thật hay không không quan trọng , quan trọng là nó mở ra hướng suy nghĩ …
    Phải chăng An Nam là tên gọi của mảnh đất miền Trung Việt nam ngày nay ,
    trước đây là đất 41 châu KIMI liên kết ngoại thuộc của nhà Đường . Sau vào thời Pháp thuộc là lãnh thổ nước An Nam thuộc triều đình Huế bên cạnh Tonkin (Bắc kì) và cochinchin (Nam kì) thuộc mẫu quốc Pháp lang sa tuốt bên trời Tây .

      Hôm nay: 28/4/2024, 10:34 am