Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Góp bàn với TS Trần trọng Dương Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Góp bàn với TS Trần trọng Dương Flags_1



    Góp bàn với TS Trần trọng Dương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Góp bàn với TS Trần trọng Dương Empty Góp bàn với TS Trần trọng Dương

    Bài gửi by Admin 15/3/2021, 11:19 am

    Ngay phần mở đầu TS Trần trọng Dương đã đi vào trọng tâm bài khảo cứu với hàng chữ không thể hiểu …
    …Người Việt đến từ đâu luôn là câu hỏi mang tính triết học,..
    Nguồn gốc dân tộc là vấn đề thuộc khoa học lịch sử , lịch sử ghi chép lại một cách cụ rhể những gì đã thực sự diễn ra sao có thể là câu hỏi mang tính Triết học , triết học bản chất là trừu tượng .
    Về câu hỏi người Việt là gì ? (ai?) cũng chẳng khó trả lời
    Người Việt là những người mang quốc tịch Việt Nam , ở đây người Việt đồng nghĩa với dân tộc Việt , dân tộc kết thành từ nhiều sắc tộc hay dòng tộc khác nhau và người Việt có thể hiện sống trong nước hoặc ngoài nước .
    Trong các dòng tộc của dân tộc Việt nam nòng cốt là tộc người KINH là dòng tộc đa số , những người xưa đã kiến lập tiền thân nước Việt Nam ngày nay bên cạnh những tộc thiểu số Ở thời điểm khai quốc chưa có mặt trên lãnh thổ Việt Nam và được dung nạp về sau trong suốt chiều dài lịch sử .
    Như thế nếu truy nguyên nguồn gốc thì tổ phụ tộc người Kinh đồng thời chính là quốc tổ Hùng vương còn với những tộc người thiểu số chiếu theo sách sử hiện nay Hùng vương có thể không là tổ phụ dòng tộc nhưng hiển nhiên vẫn là quốc tổ của họ .
    Sự việc tách phân rõ rệt chẳng có gì là̀ cưỡng bức đồng hóa theo đa số cả .
    Đặc biệt xét trong nguồn cơn lịch sử 2 từ người Việt tùy theo bối cảnh còn được dùng chỉ chung con chắu người Bách Việt ở Hoa Nam xưa , ngoài ra người Việt tuy ở phạm vi hẹp đôi khi vẫn dùng chỉ cư dân Lưỡng Quảng ,do người Việt Đông và Việt Tây cùng với tiền nhân người Việt Nam xưa cùng là con dân nước Nam Việt thời đầu công nguyên và gần gũi hơn là nước Đại Việt kiến lập năm 917.
    Người Việt trong câu hỏi của TS Trần theo tôi là nói đến người Việt dòng tộc Kinh thành phần chủ chốt đã tạo nên người Việt Nam ,tạo nên văn hóa văn minh và trước hết là lịch sử Việt Nam .
    Tác giả Trần Trọng Dương viết :
    Về một phả hệ Hán trong dòng sử chí Nho giáo
     

    Góp bàn với TS Trần trọng Dương Pha%20he%20hung%20vuong%20-%20anh%20thay
    Kỷ về Hồng Bàng thị là một sáng tạo truyền thống (invented traditon), là một sáng tạo lịch sử của Ngô Sĩ Liên, trong đó tập hợp các huyền thoại về quốc tổ của các thể chế chính trị Nho giáo Hoa Hạ, với các truyền thuyết dân gian.


    Sơ đồ và dẫn giải của tác gỉa thực không hiểu nổi , làm sao Ngô sĩ Liên lại có thể sáng tạo ra lịch sử cho người Việt ,như Đức Khổng tử xưa khi san định Ngũ kinh đã nói …‘thuật nhi bất tác’, lịch sử ghi chép lại những gì đã diễn ra trong qúa khứ thì chỉ có thể chân xác hay không chứ làm gì có sáng tạo ?.
    Trong phả hệ trên ngoại trừ Thần nông các …huyền thoại về quốc tổ của các thể chế chính trị Nho giáo Hoa Hạ không có dòng nào nói đến các vị khác , Từ đế Minh về sau tất cả chỉ ghi chép trong truyền thuyết Việt , như thế không thể nói đã có sự tập hợp 2 nguồn sử truyền thuyết ta và sử liệu Tàu .
    Không biết từ lúc nào mà có lối suy diễn hễ …điều gì sách ta có và sách Tàu cũng có thỉ y như rằng mặc nhiên cho là ta chép của Tàu , sao không nghĩ ngược lại hay coi đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên ̉ ?

    Ngô Sĩ Liên mở đầu sách đại Việt sử kí toàn thư
    Xét: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt4 thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị , tên Việt bắt đầu có từ đấy.
    Liệu đấy có phải là cơ sở để tác già viết bài khảo luận này ? :
    Ngô sĩ Liên có thể không chính xác hoàn toàn nhưng chắc chắn không thể bịa đặt vì tất cả thông tin dẫn ra đều có trong tư liệu hơn nữa ở thời ông còn cà ngàn kẻ Sĩ khác làm sao qua mắt họ mà lấy tay che trời , xét ra như thế không thể có việc ….hàng loạt các vị Hoàng đế viễn cổ huyền thoại của Hoa Hạ đã được lắp ghép vào bảng phả hệ chính trị Đại Việt .
    Xin hỏi lâu nay dựa vào đâu để khẳng định Hoa hạ là Tàu ngày nay
    Trong nền văn minh Thiên hạ thì Hoa hạ chỉ dân sống ở Trung quốc tức chính quốc nơi vua sống và triều đình trung ương quản lí còn Di hạ chỉ người sống trong các Hầu quốc thường gọi là chư hầu nghĩa là các nước Hầu .
    Mỗi triều đại Thiên hạ lại có 1 chính quốc hay Trung quốc khác vì thế cũng có 1 Hoa hạ khác , Hoa hạ thời Thương không phải là Hoa hạ thời Châu , nếu lấy thời Hạ làm chuẩn thì người nhà Thương con cháu vua Thuấn là Đông Di , người nhà Châu của Văn vương là Tây Di nhưng sang thời nhà Châu thì đám Tây Di xưa lại trở thành người Hoa hạ nên câu …các vị Hoàng đế viễn cổ huyền thoại của Hoa Hạ trở nên chẳng ra nghĩa ngọn gì , Hoa hạ là Hoa hạ nào ? đâu có dòng tộc nào là Hoa hạ hay người Hoa hạ trong suốt chiều dài lịch sử của Thiên hạ mà nay thường gọi sai là Trung hoa theo nghĩa Trung quốc – Hoa hạ .
    Tác gỉa viết …Ngô Sĩ Liên cho rằng, nguồn gốc của thế chế chính trị Đại Việt thời ông là bắt nguồn từ mô hình chính trị trong kinh điển Nho giáo.
    Theo tôi thì chẳng làm gì có cái gọi là :mô hình chính trị trong kinh điển Nho giáo , nước có vua có quan có dân cả thế giới đều như vậy không riêng gì ta với Tàu mà nói đến 1 mô hình chính trị trong kinh điển Nho giáo.
    Cái khác không phải là mô hình mà ở phần tư tưởng ,vài ví dụ nho nhỏ về tư tưởng ở xã hội theo Nho học là cùng thời đại nơi khác trên thế giới vua là chúa trời toàn quyền sinh sát thì Nho giáo phổ biến quan điểm cực kì phản động : Dân vi qúy xã tắc thứ chi quân vi khinh .
    Trong nền chính trị phương Đông vua được giáo huấn …ngồi lúc nào cũng phải nhìn về hượng Nam (Nam diện) tức hướng Nom để thấu hiểu dân tình ; theo Dịch học hướng Nam là hướng của dân hay của bá quan trong các buổi thiết triều .
    Và rất rõ ràng :vua phài ra vua còn vua là kẻ đê tiện thì giết vua không phải là giết vua mà là giết kẻ đê tiện .v.v.



    Phần khác nhau lớn nhất ở  những nước  bị chi phối bởi tư tưởng  Nho gíao và nước khác là phần tuyển chọn người làm quan để quản lí xã hội  , ở các nước khác  giới quan lại thường 1 là con gìòng chãu giống nối nhau cai trị ...con vua thì lại làm vua , con sãi chùa lại quyét lá đa và 2 là bọn võ biền có nhiều chiến công còn trong những nước tư tưởng  Nho giáo chi phối thì bên cạnh 2 thành phần trên còn có phần đông  các Nho sĩ được truyển chọn thông qua thí tuyển .


    Rõ ràng so ra thì ở cùng thời đại xã hội theo tôn chỉ Nho giáo văn minh  hơn nhiều .



    TS Trần viết : Hệ quả của nhận đồng chính trị dẫn đến nhận đồng lịch sử và nhận đồng nguồn gốc dân tộc:
    sự ‘dẫn đến’ này ̀ hoàn toàn không hợp lí lẽ : nhận đồng chính trị không thể bắt quàng sang nhận đồng lịch sử , nếu nói thế chẳng khác nào nói …nhật thực làm vua mất ngôi , 2 phạm trù khác biệt không thể liên thông kì cục như thế ví dụ như ta và Cu ba ngày nay cùng theo xã hội chủ nghĩa , có phải là nhận đồng chính trị hay không như vậy không lẽ vài trăm năm nữa thì người Việt và mấy ông râu xồm đồng lịch sử và nhận đồng nguồn gốc dân tộc:?.Nho giáo không chỉ có thời là nền tảng tư tưởng ở Việt và Tàu mà còn cả ở Triều tiên và Nhật bổn vậy vua quan nước ‘củ Sâm’ và ‘mặt trời mọc’ có nhận mình là người Hán không ?.
    Tôi thông cảm với tâm tư của TS Trần …bức súc chống đến cùng nhận định người Việt là một nhánh di cư của người Hán, tổ tiên của người Việt là người Hán, lịch sử Hoa Hạ dài bao nhiêu, lịch sử Đại Việt dài bấy nhiêu.
    Phải chăng Chính vì ý định chống đến cùng mà bằng mọi cách phải chống lại phản bác ý kiến trên mà trong bài TS Trần có nhận định khiên cưỡng lộ ra nhiều sơ hở trong lí luận .
    Sử thuyết Hùng Việt cám ơn TS TRần về những thông tin đã nêu ra :
    …Sử liệu Hán văn từ thế kỷ 12 về sau đều cho thấy, với quan điểm văn hiến- lễ giáo ở đâu thì nơi ấy là trung tâm của chính trị, các triều đình quân chủ từ Lý- Trần- Lê- Nguyễn đều tự coi nước mình là “vương quốc trung tâm” với các danh xưng tự nhận là Trung Hoa, Trung Châu, Trung Quốc.
    …Sự nhận đồng được đẩy lên đến đỉnh điểm vào triều Nguyễn, khi các hoàng đế quân chủ của triều đại này như Gia Long- Minh Mệnh- Thiệu Trị- Tự Đức và các sử gia Nho thần, coi rằng mình là hậu duệ chính thống của Hán nhân,
    Các văn bản triều đình nhà Nguyễn (như Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí, Đại Nam thực lục,…) đều tự xưng mình là “Hán nhân”, còn những nhóm người đến từ Trung Quốc được gọi bằng tên của các triều đình đương nhiệm, như Thanh nhân (người nhà Thanh), Minh nhân (người nhà Minh).
    …Triều đình nhà Nguyễn cho rằng, nhà Thanh là một triều đình có nguồn gốc di rợ, họ là những người đến từ phía Bắc, và cai trị người Hán.
    triều Nguyễn đã khẳng định mình mới là hậu duệ chính thống của Hán tộc (cả về mặt huyết thống lẫn văn hóa- chính trị). Đây chính là lý do khiến các Nho sĩ triều Nguyễn (từ vua đến quan) đều tự nhận rằng mình là Hán nhân.



    Sử thuyết Hùng Việt có thể là liều thuốc hóa giải tâm tư bị dồn ép cực độ không phải riêng ông Trần trọng Dương mà còn cho rất nhiều người khác.
    Trong Lịch sử Thiên hạ có đến 2 dòng tộc gọi lả Hán bị đám cạo sử dồn ép thành một trong ngụy sử Trung hoa mập mờ đánh lận con Đen lừa mọi người .
    Sau khi đánh đổ nhà Tần nổ ra ̀ cuộc chiên tranh giữa Lưu Bang và Hạng Vú , sử sách gọi là Hán Sở tranh hùng .
    Sử thuyết Hùng Việt cho : Hán – Sở chỉ là biến âm hay kí âm sai lệch của cặp từ lưỡng lập Dịch học :
    Hên – Sui , Hơn – Thua hay Hưng – Suy
    Ông Lưu Bang thắng nên sử gọi tức Hên – Hơn – Hưng vương sử Tàu biến ra Hán
    Khái lược Phả hệ dòng Hán – Hưng .
    Tam hoàng
    Ngũ đế
    Tam Đại
    Tần
    Hán- Hưng
    Tân – Vương Mãng
    Mất nước bị Hán Du Mục thống trị Sử thường gọi là thời Bắc thuộc .
    ………………..
    Phục hưng thời Bắc Châu sau cùng truyền đến thời Thiên hạ 3 nước
    Đại Việt – Đại Lí và Đại Tống sau thời Hoa Nam thập quốc .
    Mông cổ và Mãn Thanh chiếm Đại Lí và Đại Tống lập ra Trung quốc ngày nay
    Duy nhất Đại Việt vẫn độc lập tự chủ nối tiếp quốc thống Hữu Hùng quốc kiến lập từ thời đế Hoàng ( đế màu Vàng) .

    Hạng Vũ thua nên thành Sở vương tức Sui – Thua – Suy vương
    Sử Tàu viết Hán vương Lưu Bang lập ra nhà Tây Hán đây chính là điểm gút của sự tráo đổi , Đông Hán nối vào Tây Hán liền 1 mạch hợp lí qúa đi chứ người đời khó mà nhận ra .
    Thực ra Đông Hán là triều đại của 1 dòng giống Hán khác .
    Dân du mục phía Bắc Thiên hạ gọi chúa của họ là Khan , tư liệu Hán văn viết thành Hãn , nước của hãn là hãn quốc , lính của Hãn gọi là Hãn quân sau danh từ chung hãn biến ra danh từ riêng Hán gọi triều hay nước đầu tiên và vài nước về sau của dòng tộc Hán du mục .
    Khái lược phả hệ Hán – hãn du mục
    Thiền Vu Mao Dun
    Lục lâm thảo khấu
    Lưu Huyền Hán Canh Thủy
    Lưu Tú Hán Quang Vũ
    Tào Ngụy
    Tấn
    Ngũ Hồ thập lục quốc
    Bắc Ngụy
    ……………………
    Sau cùng là 2 triều Đại Hãn quốc Nguyên của người Mông cổ và Mãn Thanh của bộ tộc Nữ Chân rợ Đông Hồ .



    Kết :

    • Các triều đình quân chủ từ Lý- Trần- Lê- Nguyễn đều tự coi nước mình là “vương quốc trung tâm” với các danh xưng tự nhận là Trung Hoa, Trung Châu, Trung Quốc. là hoàn toàn Chính đáng .


    • Triều đình nhà Nguyễn cho rằng, nhà Thanh là một triều đình có nguồn gốc di rợ, họ là những người đến từ phía Bắc, và cai trị người Hán.
      Triều Nguyễn đã khẳng định mình mới là hậu duệ chính thống của Hán – Hưng tộc đồng thời là kẻ thù truyền kiếp của dòng Hán – Hãn du mục ..là .hoàn toàn ĐÚNG .


      Hôm nay: 28/4/2024, 12:03 pm