Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nam Triệu Trưng Vương Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nam Triệu Trưng Vương Flags_1



    Nam Triệu Trưng Vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nam Triệu Trưng Vương Empty Nam Triệu Trưng Vương

    Bài gửi by Admin 17/9/2017, 10:18 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2641

    Khởi nghĩa Trưng Vương là một cuộc khởi nghĩa độc đáo, có tầm vóc to lớn trong lịch sử nước ta. Lễ hội đền Hát Môn, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa, đã được xếp hạng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các bài viết, khảo cứu về Trưng Vương đã có nhiều, lại một lần nữa được tập hợp trong cuốn sách Đền Hát Môn di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vừa xuất bản 2017.
    Tuy nhiên, những câu hỏi tồn nghi về khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong các tài liệu này vẫn chưa được làm rõ một cách thỏa đáng. Ngoài việc cho rằng ông Thi Sách tên là Thi chứ không phải Sách thì có lẽ không có thông tin khám phá gì nhiều trong những tài liệu này.


    Nam Triệu Trưng Vương Img_3360

    Tế lễ hội đền Hát Môn.

    Dưới đây, xin nêu một số điều đáng chú ý rút ra từ các tư liệu dân gian về khởi nghĩa Trưng Vương ở khu vực Hát Môn.
    Thần tích về tướng Hoàng Thông thời Hai Bà Trưng ở đình Yên Dục, xã Hiệp Thuận, Quốc Oai, Hà Nội kể:
    Xưa vua Hùng Vương truyền mười tám đời, phương Nam mở nước, non sông ứng vận sao Dực sao Chẩn, đất Bắc mới phong, phân thuộc về sao Đẩu sao Ngưu. Sau vua Thục An Dương Vương làm vua được năm mươi năm thì họ Triệu lấy mất. Đến thời thuộc về nhà Hán ở trang Kiều Lộc, có một nhà họ Hoàng tên là Sáng, vợ là Phùng Thị Tam.
    Ông bà lành hiền nhân đức, sớm nào cũng thắp hương thờ trời, trước làm sao sau làm vậy. Năm Nguyên Phong nhà Hán thứ năm nhằm hôm mười hai tháng mười bà Phùng thị nằm mộng thấy đỏ rực trong nhà…
    Được hơn một năm,… Ngài sinh ra hình dáng mặt mũi như hoa, da như mỡ. Đến khi lớn tài kiêm văn võ, tài giỏi hơn cả người mới đặt tên là Thông. Bấy giờ có tên Tô Định, người nhà Hán sang làm quan Thái thú, giết oan ông Thi Sách, thuế dịch nặng nề, dân không chịu được, kẻ hào kiệt khắp nước nổi lên.
    Bấy giờ bà Trưng Trắc giận tên Tô Định giết chồng, bà ấy chiêu tập quân lính thu dụng hào kiệt để đuổi đánh tên Tô Định. Ngài ở trang Kiều Lộc cùng khởi quân hiệp cùng các xứ đi theo bà Trưng Trắc lấy lại các phủ huyện. Tên Tô Định chay thoát. Ngài đuổi đến trang Trảo Oa thì giết được.
    Tướng Hoàng Thông ở Hiệp Thuận (gần Hát Môn) như vậy sinh vào năm Nguyên Phong thứ sáu. Nguyên Phong là niên hiệu của Hiếu Vũ Đế nhà Tây Hán. Năm Nguyên Phong thứ sáu là năm 105 TCN. Vậy mà Hoàng Thông lại theo Hai Bà Trưng, đánh đuổi, thậm chí còn là người đã giết được Tô Định. Nếu theo sử sách ngày nay, khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra ở Hát Môn năm 40 sau Công nguyên. Tính từ năm Nguyên Phong thứ sáu tới lúc này thì Hoàng Thông đã là 145 tuổi. Thần tích nhầm hay… sử gia nhầm?
    Câu đối ở đình Yên Dục (dẫn theo sách Đền Hát Môn di tích lịch sử quốc gia đặc biệt):
    Mộng Hiệp nhất đóa vân, Sài Lĩnh chung anh đĩnh sinh hiển hách
    Uy soái tam thôn sĩ, Lộc Thành ứng nghĩa thu phục sơn hà.
    Dịch nghĩa:
    Một đám mây lành đất Mộng Hiệp, núi Sài linh thiêng sinh ra bậc hiển hách
    Uy linh thống soái ba thôn, quân sĩ thành Lộc ứng nghĩa thu phục non sông.
    Thông tin về năm sinh của vị tướng đã giết Tô Định ở vùng sông Hát núi Sài vào năm Nguyên Phong nhà Tây Hán cho thấy khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tại Hát Môn không phải xảy ra vào thời Đông Hán. Hai Bà Trưng khởi nghĩa thực chất nổ ra ngay sau khi nhà Triệu Nam Việt ở Phiên Ngung bị diệt vào thời Tây Hán.
    Thần tích đền Hát Môn thì chép:
    Trưng Vương thu được hơn 60 thành, giành lại đất Nam, dẹp yên giặc Tô Định. Nước Nam thống nhất, bách quan nghênh giá đón Trưng Vương vào thành Chu Diên, lên ngôi tự xưng là Trưng Vương, phong cho Nhị Nương là Phó vương, được tự do ra vào cung cấm, tham dự triều chính. Vua họ Trưng đóng đô ở Mê Linh, đặt quốc hiệu là Triệu.
    Thần tích đền Hát Môn như thế cho biết quốc hiệu nước của Trưng Vương là Triệu. Đối chiếu với Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái:
    “Người Nam Chiếu là con cháu Triệu Vũ Đế”. Khi Lộ Bác Đức tấn công Nam Việt thì “Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu”.
    So sánh 2 thông tin này thì thấy rõ nước Triệu (Nam Triệu) của Trưng Vương chính là xuất phát từ nước Nam Việt của Triệu Vũ Đế. Điều này một lần nữa xác định thêm nhận định rằng khởi nghĩa của Trưng Vương phải nổ ra vào thời Tây Hán. Trưng Vương là hậu quân của nhà Triệu Nam Việt đã rút về Phong Châu chống lại nhà Tây Hán.


    Nam Triệu Trưng Vương Img_3516

    Lễ rước của các làng trong hội đền Hát Môn.

    Câu đối khác của đình Yên Dục:
    Hiển thánh tích trưng Sài lĩnh mộng
    Phù vương tâm bạch Hát giang ba.
    Dịch nghĩa:
    Di tích thờ bậc hiển thánh rạng rỡ núi Sài
    Lòng sáng phò vua trào dâng nơi sông Hát.
    Các câu đối ở đình Yên Dục đều nói tới mối liên quan giữa tướng Hoàng Thông với núi Sài và sông Hát. Sông Hát là nơi Trưng Vương khởi nghĩa, liên hệ với tướng Hoàng Thông thì dễ hiểu. Nhưng còn Sài Sơn ở Quốc Oai thì liên quan gì đến vị tướng này và tới khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
    Để lý giải điều này thì cần biết Sài Sơn là di tích gắn với thừa tướng nhà Triệu là Lữ Gia. Tương truyền là nghĩa quân Lữ Gia đã tử tiết ở núi Sài. Như vậy hậu quân của nhà Triệu Nam Việt chính là nghĩa quân của Lữ Gia đã rút từ Phiên Ngung về Phong Châu.
    Theo thần tích của thôn Nại Xá, nơi từng có đền thờ Thi Sách, thì Trưng Vương có tên thời con gái là Ả Lã. Ả Lã nghĩa là con gái họ Lã. Trưng Vương là con gái của thừa tướng Lữ Gia. Ông Thi Sách, chồng của Trưng Vương, như thế không ai khác chính là vị vua Triệu cuối cùng của nước Nam Việt là Triệu Kiến Đức, người đã bị quân Tây Hán truy sát ở cuối sông Hát.
    Mối thù không đội trời chung giữa họ Lữ – nhà Triệu với Tây Hán đã làm nên cuộc khởi nghĩa Trưng Vương và sự chống đối bền bỉ sau này của Nam Triệu – Nam Chiếu ở vùng Phong Châu – Tây Bắc Việt. Mối thâm thù này được ghi lại qua các câu đôi ở các di tích như câu đối do Cao Bá Quát đề ở cột trụ cổng đền Hát Môn:
    縱不金刀天再造
    未應銅柱地分疆
    Túng bất kim đao thiên tái tạo
    Vị ưng đồng trụ địa phân cương.
    Câu đối này thường bị hiểu sai do Cao Bá Quát đã dùng phép chiết tự ở đây. Trong vế đối thứ nhất cụm từ “kim đao” 金刀 là chỉ chữ Lưu 劉, họ của các vua Hán. Câu đối này có thể được dịch như sau:
    Mặc không Lưu Hán trời riêng tạo
    Chẳng nhận cột đồng đất rạch biên.


    Nam Triệu Trưng Vương Img_8025-2

    Ngoại đình đền Hát Môn.

    Tương tự, câu đối tại đền Đồng Xâm (Thái Bình) nơi khởi nghiệp Triệu Vũ Đế:
    靈跡億年遺鉄斧
    帝图四百少金刀
    Linh tích ức niên di thiết phủ
    Đế đồ tứ bách thiểu kim đao.
    Dịch:
    Tích thiêng vạn năm lưu búa sắt
    Đất vua bốn hướng chẳng họ Lưu.
    “Thiết phủ” là chiếc búa sắt lưu ở đền Đồng Xâm, là một linh vật của đất Thái Bình, tương truyền là cây búa Triệu Vũ Đế được ban cho khi khởi nghiệp. Kim 金 đao刂là chiết tự của chữ Lưu 劉 như nói ở trên.
    Câu đối ở đền thờ Lữ Gia tại chân núi Gôi (Vụ Bản, Nam Định):
    趙氏有天存社稷
    漢人無地出楼船
    Triệu thị hữu thiên tồn xã tắc
    Hán nhân vô địa xuất lâu thuyền.
    Dịch:
    Còn trời họ Triệu còn xã tắc
    Không Hán, lên thuyền đất chẳng chung.
    Họ Lữ đã cùng vua Triệu Vệ Dương Vương kiên quyết lên thuyền đi về Giao Châu chống lại Tây Hán.
    Mối tương quan Triệu Vũ Đế – Lữ Gia – Trưng Vương thể hiện rất rõ. Nước Nam Việt từ Triệu Vũ Đế khởi lập không mất, mà nó được truyền thừa sang phía Tây qua cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương, lập nên nước Nam Triệu, rồi còn hùng bá một phương tới mãi sau này với tên Nam Chiếu.

      Hôm nay: 26/4/2024, 10:35 pm