Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Flags_1



    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Empty Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long

    Bài gửi by Admin 27/7/2017, 4:04 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2520
    Trước hết thử bàn về khái niệm Tứ trấn. Khái niệm này chỉ áp dụng cho một khu vực nhất định mà mỗi “trấn” chiếm một phương vị của 4 phương xung quanh khu vực đó. Trong khi Tứ linh cũng theo 4 phương nhưng vì không có khu vực trung tâm cố định nên phương vị của Tứ linh không rõ ràng như Tứ trấn.
    Điểm thứ hai cần bàn là khu vực được trấn giữ này là khu vực có tầm quan trọng, thường là kinh đô của quốc gia. Có là kinh đô thì mới cần đến 4 vị thần trấn 4 hướng. Trong dân gian có 2 nơi có bộ thần Tứ trấn là cố đô Hoa Lư và kinh thành Thăng Long, cho thấy khái niệm Tứ trấn đi liền với khu vực kinh thành.
    Điểm thứ ba là khái niệm thần “trấn” phương của kinh thành thì phải là những vị thần có khả năng “trấn” áp tà ma, bảo vệ vượng khí cho kinh đô. Những vị võ tướng dù đánh giặc rất giỏi cũng không thể đóng vai trò “trấn trạch” được vì đánh giặc và trấn tà là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Các vị tướng đánh giặc do đó chủ yếu sẽ nằm ở bộ Tứ linh, chứ không phải Tứ trấn.
    Như vậy, các vị thần trấn phương phải là những… Pháp sư, tức là những người có “phép” trừ yêu dẹp quỷ, thông thạo phong thủy địa lý, có khả năng trấn trạch,…  Như vậy thì mới có thể là thần bảo hộ một phương của kinh thành. Đây là khái niệm quan trọng, mang tính phát hiện khi xét tới các bộ Tứ trấn trong 2 kinh đô xưa của nước Việt.
    THĂNG LONG TỨ TRẤN
    Dễ nhận ra lai lịch nhất là thần Trấn Bắc – Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền thờ vị này là đền Quán Thánh nằm ở đầu phố Thụy Khuê bên Hồ Tây. Như đã từng xác định, Huyền Thiên đại thánh là Lão Tử, vị tổ của Đạo Giáo. Thời Đường Lão Tử được phong là Thái Thượng Huyền Nguyên Hoàng Đế, liên quan tới sự kiện lên ngôi của Lý Thế Dân Đường Thái Tông ở cửa Huyền Vũ. Huyền Vũ là phía Bắc.
    Lão Tử tất nhiên rất giỏi công việc của một “pháp sư”, trừ yêu dẹp quỷ. Lão Tử vốn là quan thủ thư của nhà Chu, khi Tây Chu suy, chuyển dời sang phía Đông, vùng Đông Đô gặp một trận động đất lớn. Quan thủ thư lúc này có thể có vai trò như một thầy cúng của triều đình. Lão Tử nhân cơ hội động đất đã bày đặt chuyện quỷ thần lập đàn cúng tế, khai quật xương cốt trên núi, nói là của các đời Hạ Thương, nhằm răn dạy vua Chu về lẽ trời và đạo lý.


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Chua-kim-quy

    Thần chúa Kim Quy làm lễ bái Huyền Thiên đại thánh trong lễ hội tại đền Sái (Thụy Lôi, Đông Anh, Hà Nội).

    Truyền thuyết Việt chép chuyện Lão Tử thành việc Huyền Thiên đại thánh (cụ già – Lão Tử) đã cử thần Kim Quy giúp An Dương Vương trừ Bạch Kê Tinh ở núi Thất Diệu khi xây thành Cổ Loa. Câu đối ở nghi môn Miếu Bạch Kê ở Yên Phong, Bắc Ninh:
    千秋鈥鈿前王澤
    百越山河故國恩
    Thiên thu hỏa điền tiền vương trạch
    Bách Việt sơn hà cố quốc ân.
    Dịch:
    Hỏa điền ngàn năm lộc vua trước
    Núi sông Bách Việt ơn nước xưa.
    Miếu Bạch Kê là nơi thờ tinh gà trắng trong truyền thuyết về An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Miếu nằm trên núi Thất Diệu, tương truyền là nơi xưa kia An Dương Vương đã diệt Bạch Kê tinh ở đây.


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Mieu-bach-ke

    Nghi môn miếu Bạch Kê.

    Câu đối trên nói chuyện Bạch Kê là chuyện của cả Bách Việt và Bạch Kê là “tiền vương” của An Dương Vương. “Tiền vương” hay vua đời trước của An Dương Vương, tức là Hùng Vương. Câu đối như thế nói Hùng Vương là vua chủ của Bách Việt.
    Theo truyền thuyết thì Bạch Kê tinh là linh khí của các vua đời trước đã hiện lên ngăn cản An Dương Vương xây thành. Cũng trong truyền thuyết kể rằng An Dương Vương “liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt“.
    Miếu Bạch Kê nằm ở thị trấn Sọ với sự tích trước đây ma quỷ thường ám hại người qua lại, nên để lại rất nhiều xương cốt và đầu lâu. Do đó nơi này có tên là Sọ. Sự tích này ứng với việc An Dương Vương đã đào được xương cốt của các vua đời trước tại núi Thất Diệu. Nói theo ngôn ngữ khảo cổ là đã khai quật được các mộ cổ ở núi này.


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Img_1631-2-624x383

    Hoàn tiền có chữ Đông Chu tìm thấy ở vùng Cổ Loa.

    Hai chữ Hỏa điền viết ở bộ Kim 金, chỉ đồ dùng bằng kim loại. Trong số các “hiện vật khảo cổ” đã tìm được ở Cổ Loa có những đồ tế khí bằng đồng từ thời Thương Chu và cả những đồng hoàn tiền (Điền 鈿 nghĩa là tiền) đúc nổi 2 chữ Đông Chu rõ ràng.
    Chính vì năng lực trấn quỷ trừ tinh ở thành Cổ Loa mà Huyền Thiên đại thánh được đặt làm thần Trấn Bắc của kinh thành Thăng Long. Nhà Lý đã rước Huyền Thiên từ núi Sái (Thụy Lôi, Đông Anh) về lập đền thờ ở Thụy Khuê, trấn Bắc kinh thành Thăng Long là vậy.
    Vị thần Trấn Tây là Linh Lang đại vương được thờ ở đền Thủ Lệ và đền Voi Phục ở cuối Thụy Khuê bên Hồ Tây. Vị thần này được truyền thuyết kể là hoàng tử nhà Lý có công đánh giặc Vĩnh Trinh. Nhưng thời Lý (dù là Tiền hay Hậu Lý) của nước ta không hề thấy sách sử ghi có hoàng tử nào như vậy và có loại giặc nào là giặc Vĩnh Trinh cả. Đây là một nhân thần hoàn toàn ở một thời điểm khác, sớm hơn nhiều so với nhà Lý sau này.
    Cách đánh giặc của Linh Lang đại vương mới thật kỳ lạ. Ông dùng một lá cờ lớn, cưỡi voi bay ra trận là giặc tan. Đánh giặc bằng cờ thì chỉ có là đánh ma quỷ, dùng cờ như pháp bảo của một pháp sư để diệt.
    Linh Lang đại vương chính xác là Ninh Lang, hay Chu Công, nghĩa là vị Công tước của phía Tây (Chu = Chiêu; Ninh là tính chất tĩnh, định của hướng Tây). Chu Công là người đã xây thành Đông Đô nên được chọn làm người bảo hộ cho kinh thành Thăng Long, rất hợp lý. Chu Công cũng là một trong tứ thánh của Dịch học, có những đóng góp vào việc hoàn thiện Dịch lý. Ông dẹp giặc (cuộc nổi loạn của hậu duệ nhà Ân) chủ yếu nhờ ân đức, chứ không phải võ lực. Do đó cũng có thể coi ông là một Pháp sư. Chí ít thì ông cũng đã là Thái sư dưới triều Chu Thành Vương.


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Thu-le

    Nghị môn ngoại đền Thủ Lệ – Tây Trấn từ.

    Vị thần Trấn Đông là thần Long Đỗ thờ ở đền Bạch Mã trên phố Hàng Buồm. Vị thần này là ai mà lại được tôn làm thần trấn Đông của kinh thành?
    Câu đối ở đền Bạch Mã:
    南國上神四鎭升龍傳越史
    東城顯聖壹威馬跡正光天
    Nam quốc thượng thần, tứ trấn Thăng Long truyền Việt sử
    Đông thành hiển thánh, nhất uy mã tích chính quang thiên.
    Dịch
    Thượng thần nước Nam, Thăng Long tứ trấn truyền sử Việt
    Hiển thánh thành Đông, dấu ngựa một uy tại trời xanh.
    Long Đỗ cũng là Long Độ vì chữ Đỗ là viết kiêng húy Trần Thủ Độ từ thời Trần. Long Độ đình hầu chính là Sĩ Nhiếp. Sĩ Vương là người đã gìn giữ thành Luy Lâu – Long Biên (Bắc Ninh) trong thời loạn lạc hàng chục năm, nên được lấy làm thần bảo hộ hướng Đông cho thành Thăng Long là hợp lý. Sĩ Vương là một tu sĩ đạo Bà Là Môn, liên quan đến việc hô mây gọi gió của Tứ pháp.
    Sĩ Vương “khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương thường có đến mấy mươi người”. Hình ảnh này cho thấy Sĩ Nhiếp từng là một tu sĩ hay pháp sư, có người Hồ đi theo đốt hương phục vụ. Những truyện thần kỳ khác cũng được kể về Sĩ Nhiếp như truyện ông đã chết đi 3 ngày lại còn sống lại sau khi được Đổng Thừa cho uống thuốc tiên…


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Bach-ma

    Đền Bạch Mã.

    Sang vị thần cuối cùng của Tứ trấn Thăng Long là thần Trấn Nam – Cao Sơn đại vương. Đền thờ chính của vị này là đình Kim Liên ở quận Đống Đa ngày nay. Nhận xét rằng các thần Tứ trấn kinh thành là các pháp sư, thầy cúng hay thầy địa lý, một lần nữa xác nhận rằng Cao Sơn đại vương ở Kim Liên là thầy phong thủy nổi tiếng Cao Biền thời Đường. Tài trấn yểm của Cao Vương thì chắc chẳng phải bàn.
    Cao Vương là người đã xây thành Đại La nên được tôn thờ làm thần bảo hộ kinh thành Thăng Long hoàn toàn hợp đạo và hợp lý. Cao Vương là thần Trấn Nam vì thành tích chính của ông là dẹp giặc Nam Chiếu. Vùng phía Nam Hà Nội (Thường Tín), Ninh Bình (Phụng Hóa, Nho Quan), Thanh Hóa (Thọ Xuân), tới tận Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đều có các đền thờ Cao Biền, thờ đúng tên Cao Biền hoặc dưới tên Cao Sơn Cao Các đại vương.


    Các bộ tứ trong thần điện Việt: Tứ trấn Thăng Long Khe-hoi

    Nghi môn đình Khê Hồi (Thường Tín, Hà Nội), nơi thờ Cao Sơn đại vương.

      Hôm nay: 27/4/2024, 6:07 am