Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch Flags_1



    Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch Empty Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch

    Bài gửi by Admin 17/1/2017, 9:56 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn : http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2231

    Sơ lược lịch sử cái Tết Âm lịch phương Đông.

    Âm lịch mà người Việt đang dùng theo truyền thuyết là do Hoàng Đế Hữu Hùng phát minh ra, thời Đế Nghiêu Đế Thuấn được củng cố thêm. Lịch có 12 tháng gọi tên theo thập nhị địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ khi ra đời đến nay Âm lịch đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu năm:

    – Nhà Hạ chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Đây là Lịch kiến Dần.

    – Nhà Thương chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Sửu. Người Mông ở Việt Nam nay vẫn ăn Tết theo lịch này.

    – Nhà Chu chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Tý.

    – Nhà Tần chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Hợi.

    – Đến đời Hiếu Vũ Đế quay lại lấy tháng Giêng là Dần. Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.

    Âm lịch là lịch của nền văn minh lúa nước, vốn xuất phát chính từ đất Giao Chỉ từ Tam Hoàng (Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn) và được hoàn thiện ở thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu). Lịch kiến Dần bắt đầu từ nhà Hạ mà nhà Hạ khởi lập bởi cha Lạc Long Quân ở vùng đồng bằng sông Hồng ven biển Bắc Việt nay. Tới khi Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt diệt nhà Triệu Nam Việt, thống nhất Trung Hoa, cho lấy lại tháng Dần làm tháng Giêng theo lịch nhà Hạ.

    Người Việt Nam ngày nay hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng nhà Hiếu là “Tàu” hay Hán và Âm lịch người Việt đang dùng là “lịch Tàu”. Nhà Hiếu là một triều đại Việt chính cống vì Hiếu Cao Tổ Lưu Bang khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình, tức vùng đất Đông Giao Chỉ, cũng là khu vực khởi đầu của nhà Hạ xưa. Triều đại nhà Hiếu do đó còn có tên là Viêm Lưu, tức là họ Lưu từ vùng Viêm phương, xứ nóng.

    Người Việt có truyền thuyết Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh dày dâng cúng trời đất vào tiết đầu năm. Nhiều người cho rằng lịch của Lang Liêu như thế mới đúng là lịch Việt. Nhưng liệu có mấy người biết rằng Lang Liêu nghĩa là vua của người Liêu Tử hay Di Lão. Lang Liêu nghĩ ra bánh chưng bánh dày với đạo trời tròn đất vuông chính là Chu Văn Vương, người tạo tác Kinh Dịch. Chu Văn Vương cũng là Văn Lang, là quốc hiệu được người Việt công nhận từ xa xưa. Nhà Chu là dòng Âu họ Cơ, dòng theo mẹ Âu Cơ lên núi dựng đô ở Phong Châu, lập nước Văn Lang thời các vua Hùng. Văn Vương – Văn Lang đã định lịch kiến Tý, lấy tháng 11 làm chính sóc, lập nên một thời đại huy hoàng trong sử Việt là ý nghĩa của câu chuyện bánh chưng bánh dày.

    Ngày nay muốn điều chỉnh tháng đầu năm cho gần với năm Dương lịch thì có thể lấy lịch của nhà Chu hay của Lang Liêu, dùng tháng Tý làm tháng Giêng. Người Việt có thể ăn Tết theo cha Lạc Long (dùng lịch kiến Dần) hay theo mẹ Âu Cơ (dùng lịch kiến Tý), thay đổi lựa chọn tháng đầu năm chứ không thể bỏ Tết Âm thành Tết Dương lịch được. Đánh đồng Âm lịch với Tây lịch là đồng nghĩa với xóa sổ luôn Âm lịch, vì không có ngày đầu năm thì cũng không có cả năm. Bỏ Âm lịch là bỏ hết cả văn hóa cổ truyền, tục thờ cúng tổ tiên, phá ngang cách tính thời gian của nền văn minh lúa nước… Những ai chủ trương bỏ Tết Âm lịch phải nói là phạm tội bất hiếu với tổ tiên, với trời đất.

    Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch Image002

     

     

    Tam quan den Thuong Nghi môn đền Thượng – Kinh thiên điện trên núi Hùng – Nghĩa Lĩnh.

     

    HIẾU VỚI TRỜI ĐẤT

    Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang

    Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng

    Mà tấm lòng thành gói trời đất

    Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.

     

    Âm dương một đạo để ngàn đời

    Rọi sáng đường đi cả tộc người

    Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết

    Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời.

      Hôm nay: 27/4/2024, 2:09 am