Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Đi tìm nghĩa từ Câu ... Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Đi tìm nghĩa từ Câu ... Flags_1



    Đi tìm nghĩa từ Câu ...

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Đi tìm nghĩa từ Câu ... Empty Đi tìm nghĩa từ Câu ...

    Bài gửi by Admin 9/1/2017, 9:44 am

    Điểm qua vài từ Câu trong sách sử thời Xuân thu Chiến quốc .

    *Nước Câu Ngô

    Nước Ngô  còn gọi là Câu Ngô 句吴 (câu là câu văn) hay Công Ngô 工吴  (công là công việc   ; 攻吾 công  đánh – tấn công) .

    Bỏ qua huyền thoại về việc khai lập nước Ngô nhiều điều thêu dệt khó tin , lịch sử nước Ngô có thể tóm tắt :

    Châu Vũ vương lên ngôi Thiên tử phân phong chư hầu đã phong Chu Chương hậu duệ của Thái bá (anh Vương Qúi) tước tử và ban cho đất phía Nam hạ lưu Trường giang lập ra nước Ngô .

    Khoảng giữa thế kỷ 6 TCN, nhà Châu suy yếu , Chì sau  Sở vua Ngô đời thứ 19 là Thọ Mộng trước mang tước   đã  xưng vương  .

    Năm 512 TCN, đời  Ngô vương Hạp Lư  Ngô trở nên hùng mạnh , phía Tây đánh nước Sở , Bắc ngày nay đánh nước Tề (Trần) thu được nhiều đất đai .

    Năm 496 TCN, Hạp Lư đi đánh nước Việt phía nam  bị trúng tên chết. Ngô Phù Sai kế ngôi tiếp tục tấn công đánh Bại  Việt , vua nước Việt là Câu Tiễn phải xin hàng và nhận làm chư hầu của nước Ngô .

    Từ năm 489 TCN đến năm 484 TCN, Phù Sai ba lần mang quân lấn chiếm đất của nước Tề (Trần) và Lỗ. Lãnh thổ nước Ngô mở rộng nhiều lên phía bắc , Ngô trở thành  chư hầu hùng mạnh bậc nhất quyết chiến tranh ngôi Bá chủ Thiên hạ với Nước Tề .

    Năm 482 TCN, lợi dụng lúc Ngô – Tề đang đánh nhau quyết liệt ở Ngải Lăng , Việt vương Câu Tiễn mang quân đánh úp và chiếm được kinh đô của nước Ngô. Nước Ngô phải xin hàng và nhận làm chư hầu của nướcViệt .

    Năm 473 TCN Câu Tiễn mang quân diệt hẳn nước Ngô . Vua Ngô Phù Sai tự sát

    *Nước của Việt vương Câu Tiễn

    Nước Việt  ( việt là vượt)  là một chư hầu nhà Chu thời Xuân Thu Chiến Quốc Lãnh thổ là vùng đất phía nam Trường Giang và ven biển Triết Giang .

    Việt có lịch sử lập quốc từ rất xa xưa ; Con thứ của vua Thiếu Khang thời Hạ trung hưng là Vô Dư được phong tước hầu và giao cho cai quản vùng đất sau là nước Việt để thờ ông tổ  Đại Vũ , sử gọi là Việt hầu Vô Dư .

    Ngoài thông tin này Lịch sử nước Việt còn nhiều khuất tất hầu như trắng thông tin về thời lập quốc và được  nhà Châu tấn phong , chỉ biết các vua Việt đều có hiệu là Việt hầu , qua không biết bao nhiêu đời truyền đến Việt hầu Doãn Thường thì xưng vương năm 510 TCN.

    Đến Việt vương Câu Tiễn con của Doãn Thường trị vì năm 496 TCN – 464 TCN ; Việt là nước Hùng mạnh , Việt Vương Câu Tiễn  đã từng  đánh phá nước Sở  thu nhiều đất đai , sau lại diệt nước Ngô , triều Châu phải công nhận địa vị bá chủ  Thiên hạ 1 thời của nước Việt.

    Năm 306 TCN, Sở đánh bại Việt, Việt vương Vô Cương bị sát hại. Lãnh thổ nước Việt bị nước Sở và nước Tề sát nhập. Con thứ hai của Vô Cương là Minh Di được vua Sở cho cai quản vùng Ngô Thành (Triết Giang) .

    Năm 223 TCN,  nước Tần sau khi diệt nước Sở đã tiến vào vùng đất Việt , hậu duệ của Câu Tiễn đều quy phục. Tần lấy đất Việt lập quận Cối Kê ở Triết giang ngày nay.

    *Nước Câu Đinh

    Câu Đinh ( 鉤町 hoặc 句町; Đinh là phố thị , câu là cái móc câu hoặc câu là câu văn ) là một vương quốc cổ đại phía Nam nước Dạ lang , lãnh thổ là khu vực Tây Nam Trung Quốc và rất có thể gồm cả Bắc Việt Nam ngày nay do người Bách Việt lập nên.

    Thông tin ít ỏi chỉ có thế

    Có người suy đoán …Câu Đinh là nước của người Nùng – người Tày nhưng thời gian tồn tại nước Câu đinh ước là kéo dài hàng ngàn năm trước cho tới những năm đầu Công nguyên thì chắc gì đã có các tộc tên gọi là Nùng và  Tày ?.

    Trong 3 tên gọi dính đến từ Câu trên thì 2 nhân danh – địa danh Câu Ngô và Câu Tiễn có nói đến trong tư liệu lịch sử  Trung hoa thời Châu , riêng từ …Câu Đinh thì coi như không ai biết tới .

    Câu nghĩa  là gì trong Hán văn ? .

    Từ Câu trong ‘Câu Ngô’ và ‘Câu Đinh’ nghĩa là ‘câu’ văn ?.

    Còn Câu trong ‘Câu Tiễn’ cũng trong chữ  ‘Câu Đinh’ thứ 2  nghĩa là cái móc câu .

    Câu văn hay cái móc câu thì dính dáng gì đến vua chúa hay đất nước ?, không lẽ người Hán hết chữ rồi hay sao mà lại đặt tên vua tên nước chẳng ra nghĩa ngọn gì ?.

    Tên vua tên nước trong Hán ngữ  mà vô nghĩa thì chỉ có thể đấy là tên phiên âm từ 1 ngôn ngữ khác , ở  miền Hoa Nam thì chắc là kí âm  tiếng Việt .

    Việt ngữ có từ ‘Cao cả’chỉ người bậc trên đứng đầu cộng đồng .

    Lễ chế Trung hoa viết …khi thiết triều vua xưng với quần thần là ‘cô’ , từ Tần thủy hoàng về sau xưng là ‘quả’ nhân …, các đấng Nho chùm người Hán giải thích …vua xưng mình là ‘cô-qủa’ ý nói mình cô đơn  cần quần thần giúp đỡ ;thực là tào lao hết cỡ … con trời mà cần ai giúp ?.

    Đám  ngoại nhân chẳng biết gì về văn hóa văn minh Thiên hạ  nên mới phịa ra chuyện khôi hài này ,vua xưng mình là bậc ‘Cao – cả’  mà kí âm thành ‘cô – qủa’thì chỉ có nước …chịu thua .

    Việt ngữ có cụm từ ‘quyền cao chức trọng’chính xác phải đảo lại là ‘chức cao quyền trọng’nghĩa là địa vị cao quyền hành lớn , ‘Câu’ chính  là biến âm của từ ‘cao’ này .

    Sử gia Tàu đã rất ranh ma qủy quyệt khi viết Câu Ngô cũng là Công Ngô , thay vì dùng chữ Công là qúi tộc hàng đầu trong ngũ tước : công hầu bá tử nam (biến âm của không hai ba tư năm trong Việt ngữ ) sợ có người  nhận ra sự liên quan giữa nghĩa 2 từ công và câu cùng chỉ qúi tộc lãnh đạo nên họ đã dùng chữ công như trong công việc , thủ công  mà xóa vết tích  .

    Trong văn minh Trung hoa có cặp từ Vương đạo và Bá đạo , Vương là do công nghiệp và đức độ mà tự nhiên thiên hạ quy về mình còn Bá là dùng cường quyền mà khuất phục người khác , từ Bá gắn liền với sức mạnh và đàn áp như vua nhà Ân khi phong ông Cơ Xương làm Tây bá đã ban cho  toàn quyền đánh dẹp các nước phía Tây không tuân phục .

    Vua Ngô đã đánh Sở đánh Tề và dẹp Việt đáng mặt Bá 1 phương nên gọi là Cao Ngô tức Ngô bá .

    Việt vương câu Tiễn đánh Sở dẹp Ngô chính thức được công nhận là Bá trong hàng ngũ Bá thời Xuân thu Chiến quốc .

    Thực ra Câu Ngô không chỉ là Ngô bá , Trong ngôn ngữ Dịch học ngô là biến âm của ngay trong ‘ngay thẳng’ đối xứng với ‘cong vòng’ theo  phép  lưỡng lập , cong vòng là hình tượng của cái hồ hình tròn nước tụ thì ngay thẳng là tượng của con sông nước chảy đi . Ngay  biến âm ra ngây – ngô  là dịch tượng chỉ Huyền thiên hướng màu Đen tức hướng Nam xưa nay lộn ngược gọi là Bắc . Câu Ngô – Ngô bá  nghĩa thực sự Nam bá, trong văn minh Hùng Việt nghĩa là Bá phương Nam  hoàn toàn không liên quan gì đến ‘câu văn’ hay ‘cái móc câu’ cũng chẳng dính gì đến râu ngô cái bắp cả .

    Việt vương Câu Tiễn không lẽ có nghĩa là vua Việt bá Tiễn , phải chăng Việt tên nước Tiễn là tên vua  ? .

    Thông tin ….Câu Tiễn có  tên khác là Cưu Tiên đã chỉ ra  câu tiễn và cưu tiên chỉ là 1 đã bị kí âm sai khác đi mà thôi rất có thể  là Cao Tiến hay Cao Tấn .

    Dịch học có cặp quẻ : Hoả địaTiến – Địa hỏa Minh di .

    Lửa trên đất chỉ lúc mặt trời mọc ở phía Đông , ngược lại đất trên lửa lả tượng mặt trời lặn ánh sáng bị che khuất đi ý chỉ phía Tây mặt trời lặn .

    Câu Tiễn thực ra là Cao Tiến nghĩa  là Đông Bá tức bá của phương Đông .

    Câu là cao là bá thì Câu Đinh là bá Đinh .

    Tịnh – định chỉ là biến âm của nhau và là Dịch tượng ‘không thay đổi’ của hướng Tây đối lại với ‘sống – động’ của phía đông .

    Câu Đinh chính là Tây bá  là chức danh của ông Cơ xương tổ nhà Châu .

    Người vùng Tây Nam Trung quốc được gọi là Ai lao di ,theo phép phiên thiết Hán văn  Ai lao thiết Âu , Tây bá Cơ Xương  đánh Bắc bá hầu sát nhập đất Sùng vào lãnh thổ của mình , dân nước Sùng là người Lạc Việt nên nước Câu Đinh cũng  gọi là nước Âu – Lạc , tên gọi phản ánh 2 thành phần dân tộc chính cấu thành .

    Gọi là nước Câu Đinh tức nước của ông Tây bá ,  sau Tây bá Cơ xương được Châu Vũ vương tôn phong là Châu Văn vương ; nước Câu Đinh – Âu Lạc trở thành nước Văn vương nghĩa là nước của vua Văn , Văn vương ngôn ngữ bàn địa vùng Tây Nam Trung quốc gọi là Văn Lang (lang = vương).

    Lời trăn trối của Tiền nhân Việt về đất nước  …nước Văn lang Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp nước Hồ Tôn , Tây giáp Thục và Đông gíap Nam hải … là đích xác và rõ ràng .

    Việc khám phá văn minh kẻ Lạc ở Qúi châu là mắt xích sau cùng để xác quyết về sự tồn tại của 1 nền văn minh trải rộng từ  Qúi châu sang Vân Nam Quảng Tây tới tận vùng Thanh Nghệ Tĩnh Việt Nam khoảng vài trăm năm trước công nguyên , đấy là nền văn minh nước Câu Đinh – Tây bá cũng  là nền văn minh Văn lang – Âu lạc và chính là nền văn minh nhà Châu mà văn minh Đông sơn chỉ là giai đoạn sau của nền văn minh này , đích xác phải gọi Đông sơn là nền văn minh Đông Châu . Trống Điền và những vật thể mang phong cách văn hóa Điền khác ở Việt Nam là sự chỉ dẫn việc nhà Châu thiên đô từ Tây sang Đông , từ đất Kiểu – Cửu về Phong châu , đây cũng là nguyên nhân của sự bứt phá nhảy vọt  của nền văn minh Đông sơn trên đất Giao Chỉ so với quãng thời gian  trước đó .

    Không thể gỉai thích 1 cách giản đơn sự hiện diện những vật phẩm văn hóa Điền ở Giao chỉ là do trao đổi mua bán cũng như không thể lí giải việc tồn tại những công trình đậm sắc thái văn hóa Chăm trên đất Thăng long là do …bắt được nhiều tù binh Chiêm thành …

    Khảo cổ học đã cung cấp bằng chứng tưởng đã qúa rõ về nước Câu Đinh – Văn lang  , đáng buồn thay nhiều người trong giới sử học Việt còn cố bám víu vào 1 câu vớ va vớ vẩn nửa mê nửa tỉnh …  “Vào thời Trang vương nhà Chu (bên Tàu) , ở bộ Gia Ninh có người dùng ảo thuật  áp phục các bộ tộc chung quanh tự xưng là Hùng vương” … coi đây như 1 bằng chứng sáng gía về thời lập quốc khoảng 700 năm TCN của vua Hùng .

     Mong mọi người biết trân qúi  lời người xưa để lại mà suy xét cho thấu đáo …


    Dân gian có câu  lột tả ‘phong cách’ sử gia Tàu rất hay  :

    Bên Tàu ăn ngược nói suôi

    Cho nên chú Chệt mọc đuôi trên đầu .

    (Chệt = chuột ; chi Tý chỉ hướng Bắc ngày nay   .

     đuôi : đuôi sam của ‘Thanh nhân’ )

      Hôm nay: 27/4/2024, 5:05 am