Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Từ thần tích của một ngôi đình ở ngã ba sông Bạch Hạc Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Từ thần tích của một ngôi đình ở ngã ba sông Bạch Hạc Flags_1



    Từ thần tích của một ngôi đình ở ngã ba sông Bạch Hạc

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Từ thần tích của một ngôi đình ở ngã ba sông Bạch Hạc Empty Từ thần tích của một ngôi đình ở ngã ba sông Bạch Hạc

    Bài gửi by Admin 11/10/2016, 9:31 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2084

    Đình Viên Châu ở xã Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội) là một ngôi đình cổ nằm trên khu đất ở khu vực hợp lưu của 3 con sông lớn của miền Bắc là sông Đà, sông Thao và sông Lô. Khu vực này được gọi là ngã ba Bạch Hạc (Bạch Hạc Tam Giang).
    Theo thần tích thì đình Viên Châu thờ 2 vị thủy thần thời Hùng Vương. Bà mẹ của 2 vị này là một công chúa có tên Thụy Hoa, đi tu ở chùa trên đất làng Viên Châu. Một hôm công chúa ra bãi sông Viên Châu, mơ thấy rắn cuốn, về sinh đôi được 2 người con trai có dị tướng, đặt tên là Lân và Lý… Về sau 2 người con được vua phong làm “quản trưởng đội thuyền rồng, tả hữu thủy quân tuần sông“, có công cầu đảo mưa và hiển ứng báo vua đánh giặc Thục… Hai vị được sắc phong danh hiệu là:
    – Thông Hà hiển ứng an dân đại vương
    – Thủy Giang linh ứng đương cảnh đại vương.
    Bà mẹ cũng được phong là Mục Phật công chúa và thờ ở am bên cạnh đình.


    Từ thần tích của một ngôi đình ở ngã ba sông Bạch Hạc Image002

    Ngã ba Hạc nhìn từ Viên Châu.

    Các di vật thờ ở đình Viên Châu đã bị mất mát khá nhiều. Đình còn lưu giữ được một số vế đối thờ như sau:
    Vế đối khác:
    春臺壽域竝生竝育遂吾胞
    Xuân đài thọ vực tịnh sinh tịnh dục toại ngô bào.
    Dịch:
    Đài xuân cõi thọ, cùng sinh cùng dưỡng thỏa anh em.
    Vế đối này nói tới sự việc hai anh em thủy thần cùng sinh đôi và lớn lên, lập công nghiệp tại đất Viên Châu.
    青龍包白虎四民同樂奠洪基
    Thanh long bao bạch hổ tứ dân đồng lạc điện hồng cơ
    Dịch:
    Rồng xanh ôm hổ trắng, bốn dân vui thích yên cơ nghiệp.
    Khi xét kỹ thì sự tích 2 vị thần ở đình Viên Châu thì thấy đây cũng là chuyện của các vị thần Bạch Hạc Tam Giang. Viên Châu nằm đúng ngã 3 sông Bạch Hạc. Các vị Thần Bạch Hạc Tam Giang trong Lĩnh Nam chích quái là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã hiển linh vào thời Đường khi xây đạo quán ở Bạch Hạc.
    Truyện thần sông Bạch Hạc kể:
    Khoảng các năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, Lý Thường Minh làm chức đô hộ đất Phong Châu … xây Đạo Thánh linh quán ở ven sông Bạch Hạc, đặt tượng Tam Thanh ở trong quán để phụng thờ. Lại xây hai ngôi am ở phía trước và phía sau quán, muốn tạc tượng thờ… Canh ba đêm ấy, mộng thấy có hai dị nhân, diện mạo hùng vĩ, phong tư nhàn nhã, đều mang theo quân hầu, trước hò sau hét, …, tranh nhau chiếm am trước… Hai người riêng xưng tên họ, một tên là Thạch Khanh, một tên là Thổ Lệnh. Thường Minh xin đọ tài nghệ, nếu ai thắng sẽ ở am trước. Thạch Khanh ứng tiếng mà chạy, mới tới bờ sông đã thấy Thổ Lệnh ở cạnh sông từ trước rồi… Thổ Lệnh được ở am trước…
    Lý Thường Minh cho đắp tượng thờ thần Thổ Lệnh tại Thông Thánh Quán (nay là đền Tam Giang tại phường Bạch Hạc, Việt Trì) và Thạch Khanh được thờ ở đền Chi Cát (nay thuộc phường Tiên Cát, Việt Trì). Cuộc thi nhảy qua sông của hai vị thần đã để lại dấu ấn đến nay, một vết chân trước đền Tam Giang và một gót chân tại Bến Gót (nay thuộc phường Bến Gót, thành phố Việt Trì). Nếu từ đền Tam Giang hay Bến Gót mà “nhảy” qua sông thì chính là vùng đất Viên Châu.
    Như đã từng nhiều lần khảo cứu, Thổ Lệnh Tam Giang là Trung Thành phổ tế đại vương, được thờ phổ biến ở khu vực Phú Xuyên (Hà Nội), cũng là vị Quan lớn đệ Tam của tín ngưỡng Tứ phủ, thờ chính tại đền Lảnh (= Lệnh) ở Duy Tiên, Hà Nam. Thần tích ở Viên Châu chép là “quản trưởng đội thuyền rồng” (= Trưởng Lệnh). Còn Thạch Khanh là Quan lớn đệ Ngũ Tuần Tranh của Thoải phủ. Thần tích ở Viên Châu chép là “tả hữu thủy quân tuần sông”.
    Thổ Lệnh và Thạch Khanh là 2 anh em, 2 vị tướng đã giúp vua cha Bát Hải Động Đình, hay đức Lạc Long Quân đánh giặc Thục, lập nên vương triều đầu tiên của người Việt. Vì công lao phò vua lập quốc từ thời sơ sử này nên các vị quan lớn (các vị thủy thần Bạch Hạc) mới trở nên cực kỳ linh thiêng, được người dân nhiều nơi tôn thờ như vậy.
    Đền Tam Giang ở Việt Trì vẫn trong lễ hội hàng năm vẫn diễn lại tích thần Thổ Lệnh đưa tiễn Tản Viên Sơn Thánh khi ngài đến thăm Bạch Hạc. Tương tự, trong thần tích đình Viên Châu thì Thông Hà và Thủy Giang đại vương đã báo mộng cho vua Hùng, phò tá Tản Viên Sơn Thánh đánh Thục. Thực ra “Tản Viên” ở trong chuyện này là Lạc Long Quân như đã nói ở trên.
    Bà mẹ của 2 vị quan lớn của Thoải phủ là Quý Nương, cũng là Mẫu Thoải, là con gái Thần Long Động Đình. Bà là vợ của vua Kinh Dương Vương, người đã sinh ra Lạc Long Quân. Như vậy Thụy Hoa công chúa ở đình Viên Châu cũng là Mẫu Thoải. Đền thờ Xích Lân Long Nữ là đền Tiên Cát nay ở thành phố Việt Trì.


    Từ thần tích của một ngôi đình ở ngã ba sông Bạch Hạc Image004

    Đình Viên Châu ở xã Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội.

    Câu đối khác còn lưu được, nay treo trước cung thờ ở đình Viên Châu là:
    神異昭天一之生産瑶琪扵龜峒
    英武顯乾三之躍誇屋纛扵龍宫
    Thần dị chiêu Thiên nhất chi sinh, sản dao kỳ ư quy động
    Anh vũ hiển Càn tam chi dược, khoa ốc đạo ư long cung.
    Giải nghĩa câu đối này trong từng vế. Ở vế đối đầu, Thần dị là sự lạ, sự khác thường của thần. Thiên nhất: Thiên là quẻ Càn (Kiền). Thiên nhất là hào sơ cửu của quẻ Càn “Tiềm long vật dụng” (Rồng còn đang ẩn mình, chưa hành động). Ý chỉ lúc bắt đầu. Dao kỳ: là tạo ra 2 loại ngọc quý, ý chỉ 2 vị Thông Hà và Thủy Giang. Quy động: động rùa giải, có thể chỉ vùng đất bãi Viên Châu. Vế đầu nói đến sự ra đời kỳ lạ của 2 vị thánh vương tại đất Viên Châu.
    Vế đối sau: Anh vũ: sức mạnh tài năng hơn người. Càn tam: Là hào cửu tam của quẻ Kiền “Quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu”. Hào này ý nói là người quân tử làm việc liên tục, cẩn thận, tránh lỗi. Khoa ốc đạo: Khoa trương thanh thế cờ xe. Ví dụ như Hoàng ốc tả đạo là xe mui vàng cắm cờ tiết mao, chỉ bậc quân trưởng. Long cung: cung rồng, chỉ cung vua hoặc thủy cung vì đây là 2 vị thủy thần. Vế sau nói tới công nghiệp của 2 vị thần này.
    Dịch câu đối ở cung thờ Viên Châu:
    Thần dị chiếu khi xuất thánh vương, đúc ngọc dao kỳ nơi động giải
    Tài sức tỏ lúc gây công nghiệp, dương màu xe đạo chốn cung rồng.
    Trong tên của 2 vị thủy thần ở đình Viên Châu là Thông Hà và Thủy Giang thì chữ Hà ở đây phải hiểu nghĩa là Trời, không phải nghĩa là sông. Thông Hà tương tự như Thông Thiên.


    Từ thần tích của một ngôi đình ở ngã ba sông Bạch Hạc Image006

    Trang cuối trong thần tích đình Viên Châu.

    Phần cuối thần tích đình Viên Châu còn kể một “sự lạ” khác:
    …Nói tới Thục Vương (chính là An Dương Vương) ở ngôi được 50 năm thì Triệu Đà mang quân chiếm đất nước, cha truyền con nối được 5 đời thánh vương, trước sau tổng cộng là 149 năm. Đến đời Vệ Vương chỉ được 1 năm, Tô Định đem quân tới bờ cõi. Bà Trưng (là con gái của nhà họ Hùng), cất quân khởi nghĩa, tự xưng nữ vương, được 5 năm thì đến thời Đông Hán. Qua các thời Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương gồm 340 năm thì tới nước Nam. Các triều đại có Đinh, Lê, Lý, Trần 4 nhà khai sáng hồng đồ…
    Phiên âm trích nguyên gốc từ thần tích:
    Tức thuyết Thục Vương (tức An Dương Vương thị dã) tại vị phương ngũ thập niên gian, Triệu Đà nãi đề binh thủ quốc, phụ truyền tử kế đắc ngũ đại thánh vương, tiền hậu cộng nhất bách tứ thập cửu niên. Hựu chí Vệ Vương phương đắc nhất niên, Tô Định đề binh chiêm giới. Trưng nữ (tức Hùng gia tính nữ) hưng sư phương đắc ngũ niên tự xưng vương nữ thời chí Đông Hán. Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương phàm tam bách tứ thập niên chí thử Nam Bang. Lịch hữu Đinh, Lê, Lý, Trần tứ tính khai sáng hồng đồ…
    Theo bản thần tích này thì vào thời Vệ Vương, vị vua cuối cùng của nhà Triệu Nam Việt, tướng Tô Định đã đem quân xâm chiếm bờ cõi. Sau đó Bà Trưng mới khởi nghĩa, xưng vương được 5 năm, rồi mới tới nhà Đông Hán.
    Thông tin này hoàn toàn khác so với chính sử. Chính sử hiện nay cho rằng người đánh Triệu Vệ Vương (Thuật Dương Vương) là Lộ Bác Đức của nhà Tây Hán. Sau đó là thời kỳ cai trị của nhà Tân của Vương Mãng với các thái thú châu mục Đặng Nhượng, Tích Quang ở Giao Châu, rồi mới đến Tô Định làm thái thú Đông Hán và nổ ra khởi nghĩa của Trưng nữ vương. Thần tích đình Viên Châu lại cho biết người đánh Vệ Vương là Tô Định và khởi nghĩa của Trưng Vương nổ ra ngay sau đó, trước thời Đông Hán. Như thế khởi nghĩa Trưng Vương là vào thời Tây Hán, ngay sau khi nhà Nam Việt bị diệt. Tướng Tô Định trong thần tích tương đương với tướng Lộ Bác Đức của nhà Tây Hán.
    Liệu có phải người biên lập thần tích ở Viên Châu đã nhầm? Hay chính sử đang bị nhầm?
    Không phải chỉ có một mình thần tích đình Viên Châu cho biết một thời điểm khác của khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thần tích của xã Phú Lạc (Cẩm Khê, Phú Thọ) theo bản dịch của Nguyễn Duy Hinh trong sách Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam (AE a9/6) cũng kể hoàn toàn tương tự:
    … Triệu Đà được nước cha truyền con nối 5 đời cộng 149 năm. Đến đời Thuật Dương Vương kế ngôi chính thống vừa được một năm thì có Tô Định mang quân vào đất nước chiếm Trung Hoa, họ Triệu tàn tạ không người cứu nước. Đến đó cháu gái Hùng Vương húy là Trắc, là bậc nữ trung hào kiệt thánh thần trong đời oai hùng cử binh đánh thẳng đến thành Tô, đại phá. Tô Định thuy chạy. Bà Trưng bèn xây 65 thành ở Lĩnh Ngoại, khôi phục toàn bộ cảnh thổ nước Nam. Bà Trưng tức vị tự lập làm vua.
    Hàng loạt những tư liệu dân gian ở nhiều nơi khác nữa cho thấy, có một cuộc khởi nghĩa của Trưng nữ vương nổ ra ngay sau khi nhà Triệu Nam Việt mất nước, dưới thời Hiếu Vũ Đế của nhà Tây Hán. Chính sử Việt hiện tại đang có sự nhầm lẫn về thời điểm và bản chất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

      Hôm nay: 26/4/2024, 7:45 pm