Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Những bài sấm ký thời Đinh – Lê – Lý Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Những bài sấm ký thời Đinh – Lê – Lý Flags_1



    Những bài sấm ký thời Đinh – Lê – Lý

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Những bài sấm ký thời Đinh – Lê – Lý Empty Những bài sấm ký thời Đinh – Lê – Lý

    Bài gửi by Admin 2/7/2016, 11:36 am

    Bách Việt Trùng cửu – nguồn báchviệt18.vn
    Thiền uyển tập anh là một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời đầu độc lập. Trong truyện về các nhà sư dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi của sách này có kể đến những bài thơ dạng sấm ký, tiên tri sự lên ngôi của Lý Công Uẩn từ đất Cổ Pháp (Bắc Ninh). Những bài sấm này nay thử giải nghĩa theo một cách nhìn mới về thời kỳ lập quốc nước Đại Việt.
    Đầu tiên là truyện về thiền sư Định Không, tu ở “chùa Thiện Chúng, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức”. Thiện Chúng không phải tên riêng của chùa. Thiện Chúng phản thiết là Chiền, chỉ một ngôi chùa nói chung. Chùa Thiện Chúng của dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở phủ Thiên Đức là chùa Pháp Vân (chùa Dâu) ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây là nơi Tùy Văn Đế cho nhập xá lợi và xây tháp năm Nhân Thọ nguyên niên (601) theo như tấm bia cổ nhà Tùy mới phát hiện ở khu vực này.
    Thiền sư [Định Không] người hương Cổ Pháp, họ Nguyễn, thuộc dòng vọng tộc… Khoảng niên hiệu Đường Trinh Nguyên [785-805] sư dựng chùa Quỳnh Lâm ở bản hương. Khi xây chùa, thợ làm móng được một bình hương và mười chiếc khánh đồng. Sư sai người đem ra sông rửa sạch, một chiếc rơi xuống sông trôi liệng mãi đến khi chạm đất (thổ) mới nằm im. Sư giải rằng:
    – “Thập khẩu” [十口] là chữ Cổ [古]; “Thủy khứ”[氵去] (xuống sông) là chữ Pháp [法]. Còn “thổ” (土 đất) là chỉ vào hương ta.
    Nhân đó đổi tên là hương Cổ Pháp (trước tên là hương Diên Uẩn).
    Sư có làm mấy bài thơ tụng, một trong số đó như sau:
    Thập khẩu thủy thổ khứ
    Cổ Pháp danh hương hiệu
    Kê cư loan nguyệt hậu
    Chính thị hưng tam bảo.
    Câu “Kê cư loan nguyệt hậu” hiện dịch là “Gà ngồi lưng loan phượng” và cho rằng đây là lời sấm chỉ sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi năm Kỷ Dậu (1009). Tuy nhiên, câu sấm này cũng có thể hiểu một cách khác.
    “Gà” (Kê) vẫn là chỉ họ Lý. “Nguyệt” là mặt trăng, chỉ hướng Tây, đối lập với mặt trời chỉ hướng Đông. Phía Tây thời kỳ này là đất Tĩnh Hải hay gọi là Đinh Bộ. Thời kỳ này có đồng tiền Thuận Thiên đại bảo mặt sau có chữ Nguyệt 月, và đồng tiền Đại Hưng bình bảo có chữ Đinh丁 ở mặt sau. Nguyệt và Đinh cùng có nghĩa là phần đất phía Tây, là vùng Tĩnh Hải quân.
    “Loan” là chỉ triều đại của nước Đại Hưng từ Lưu Cung. “Kê cư loan nguyệt hậu” có thể hiểu là “Họ Lý ở vùng đất phía Tây sau thời Lưu Cung”, chỉ sự lên ngôi của nhà Lý ở vùng đất Tĩnh Hải sau thời kỳ nước Đại Hưng.
    Cũng thiền sư Định Không còn một bài thơ sấm khác:
    Pháp khí xuất hiện
    Thập khẩu đồng chung
    Lý hưng vương
    Tam phẩm thành công.
    Dịch:
    Pháp khí hiện ra
    Khánh đồng mười tấm
    Họ Lý làm vua
    Tam phẩm thành công.
    Chữ “tam phẩm” hiện được cho là Lý Công Uẩn đang ở chức hàm Tam phẩm mà lên ngôi vua. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng “Tam phẩm thành công” là 3 đời họ Lý mới nên nghiệp. Nếu hiểu vậy thì đây là ứng với chuyện từ Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông ẩn họ Lê, tới Lý Thánh Tông mới chính thức xưng vương và lấy quốc hiệu Đại Việt.
    Tiếp theo trong Thiền Uyển tập anh kể chuyện về Trưởng lão La Quý An.
    Chân nhân họ Đinh, từ nhỏ đã nhiều năm đi khắp nơi tham thiền học đạo nhưng pháp duyên chưa gặp nên sắp thoái chí. Sau nghe một lời thuyết pháp của thiền sư Thông Thiện ở chùa Thiện Chúng mà mở tâm lĩnh ngộ. Từ đó sư thờ Thông Thiện làm thầy. Trước khi viên tịch, Thông Thiện bảo sư:
    – Trước đây thầy ta là Định Không dặn ta giữ gìn đạo pháp của thầy, khi gặp người họ Đinh thì truyền lại. Ngươi hãy nhận lấy sự uỷ thác ấy. Nay đã đến lúc ta phải ra đi rồi.
    Sư đắc pháp, bèn đi diễn hóa các nơi, chọn đất dựng chùa. Những lời sư nói ra phần nhiều đều hợp với lời sấm ngữ. Sư từng đúc tượng Lục Tổ Huệ Năng bằng vàng đặt ở chùa Lục Tổ. Sau vì sợ cướp, sư đem chôn tượng ở chùa, dặn đệ tử:
    – Gặp minh chúa đào lên, gặp hôn quân thì cất giấu.
    Trước khi thị tịch, sư gọi đệ tử là Thiền Ông đến bảo rằng:
    – Trước đây Cao Biền đắp thành ở sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng vương giả bèn đào sông Điềm Giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch, tất cả mười chín nơi. Ta đã khuyên Khúc Lãm đắp lại như cũ. Ta lại trồng một cây gạo ở chùa Minh Châu để trấn chỗ đất bị cắt long mạch, đời sau tất có bậc đế vương xuất hiện để vun trồng chính pháp của ta. Sau khi ta mất, ngươi nên cho đắp đất, dựng nhiều bảo tháp, dùng pháp thuật mà yểm tàng, không để cho người ngoài biết…
    Thông tin trong truyện về trưởng lão La Quý khá hay, liên hệ rất nhiều địa danh và nhân vật của thời kỳ này. Đầu tiên là chuyện Cao Biền đào sông Điềm Giang và đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch. Sông Điềm và Phù Chẩn là ở chỗ nào? Ở khu vực Bắc Ninh xung quanh Cổ Pháp không hề có những địa danh này.
    Những bài sấm ký thời Đinh – Lê – Lý Image010-2
    Đình Gia Phương ở Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình).
    Điềm Giang và Phù Chẩn lại là những địa danh ở quê của Đinh Bộ Lĩnh tại Ninh Bình. Điềm hay Đàm giang là sông Hoàng Long. Phù Chẩn đọc thiết âm là Phấn, là âm khác của sách Bông, quê Đinh Bộ Lĩnh ở Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình). Câu đối ở đình Đại Hữu còn ghi lại địa danh này:
    粉鄉爼豆千秋在
    桂海輿圖一統初
    Phấn hương trở đậu thiên thu tại
    Quế Hải dư đồ nhất thống sơ.
    Dịch:
    Làng Phấn nghìn thu dâng cúng lễ
    Quế Hải thu về một địa đồ.
    Ở vùng Gia Viễn còn có câu: Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương sinh thánh. Đại Hữu là quê Đinh Bộ Lĩnh, Điềm Giang (dương) là quê của thánh Nguyễn Minh Không.
    Khu vực Ninh Bình cũng là nơi có sự tích về Cao Biền, cưỡi diều đi xem đất, bị một pháp sư địa phương bắn, con diều rơi xuống hóa thành núi Cánh Diều. Đây là những liên hệ cho thấy nơi Cao Biền cắt yểm long mạch nước Nam không phải ở Cổ Pháp mà là ở Ninh Bình. Điều này gián tiếp cho biết bài sấm của thiền sư họ Đinh thực ra là nói về sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh. Trong dòng sử mới thì Đinh Bộ Lĩnh cũng là Lý Công Uẩn nên 2 chuyện này mới thành một.
    Thiên Nam ngữ lục kể mẹ của Lý Công Uẩn là bà Phạm Thị khi mất ở ngoài đồng (Mả Báng) cũng đúng nơi có long mạch đế vương do Cao Biền xác định:
    Rằng xưa thứ sử Cao Vương
    Chính chi huyết mạch đế vương chốn này.
    Chi tiết này tương tự chuyện mả táng hàm rồng ở sông Hoàng Long của Đinh Bộ Lĩnh.
    Những bài sấm ký thời Đinh – Lê – Lý Dinh-Gia-Phuong
    Đền Miễu, nơi thờ bà Phạm Thị, mẹ Lý Công Uẩn ở Dương Lôi (Từ Sơn, Bắc Ninh).
    Đặc biệt trong truyện xuất hiện một nhân vật là Khúc Lãm, người đã được sư La Quý khuyên lấp lại các long mạch. Xét việc Khúc Lãm chữa long mạch thì phải nhằm để họ Khúc lên làm vua, chứ không phải để đợi cho họ Lý. Chi tiết này cho biết những hành động của sư La Quý liên quan đến sự lên ngôi của họ Khúc và họ Đinh.
    Sư Đinh La Quý năm Bính Thân niên hiệu Thanh Thái thứ 3 (836) thời thuộc Đường, khi trồng cây gạo, có đọc bài kệ như sau:
    Đại sơn long đầu khởi
    Cù vĩ ẩn Chu Minh
    Thập bát tử định thành
    Miên thụ hiện long hình
    Thổ kê thử nguyệt nội
    Định kiến nhật xuất thanh.
    Bài thơ này được cho là lời sấm với sự lên ngôi của Lý Công Uẩn sau sự kiện “sét đánh cây gạo” và vào năm Kỷ Dậu (1009). Tuy nhiên, như xét ở trên sư La Quý có liên hệ với họ Khúc và họ Đinh thì bài thơ sấm này cần phải hiểu khác.
    Đại Sơn không phải là ngọn núi nào đó ở vùng Bắc Ninh. Sơn là quẻ Cấn, chỉ hướng Bắc. Đầu rồng khởi lên ở phương Bắc là chỉ sự kiện Lưu Cung lập nước Đại Việt ở Phiên Ngu (Quảng Đông). Sử thuyết Hùng Việt cho rằng Lưu Cung cũng là Khúc Thừa Mỹ nên sự kiện này mới có liên hệ trực tiếp tới việc Khúc Lãm chữa long mạch. Bản thân Lưu Cung khi lên ngôi đã thấy rồng hiện lên trong cung nên đổi tên thành Nghiễm, hoàn toàn ứng với câu “Đại Sơn long đầu khởi”.
    Châu Minh không phải là ngôi chùa. Chùa Minh Châu ở Dương Lôi (Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh) tên đúng là chùa Cha Lư. Một ngôi chùa không đủ lớn để cho “rồng ẩn”. Châu Minh là chỉ phương Nam, phương của ánh sáng. Hoặc châu Minh là đất Minh đô thời vua Hùng hay Mê Linh thời Hai Bà Trưng.
    Ý 2 câu thơ đầu trong bài thơ của sư Đinh La Quý như vậy là chỉ sự việc Lưu Cung (Khúc Thừa Mỹ) xưng vương ở phía Bắc. Sau đó Đinh Bộ Lĩnh (họ Lý) còn ẩn ở phía Nam.
    2 câu tiếp theo:
    Thập bát tử định thành
    Miên thụ hiện long hình
    Thập bát tử 十八子 là chiết tự của họ Lý 李. Nghĩa là họ Lý ở phía Nam dựng nghiệp, cây gạo hiện hình rồng.
    Câu tiếp theo “Thổ kê thử nguyệt nội” hiện được dịch là “Thỏ gà trong tháng chuột”, với nghĩa chỉ ngày tháng năm Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhưng nếu hiểu “Nguyệt” là chỉ hướng Tây, tương đương với Tĩnh Hải – Đinh Bộ, như trong bài sấm của sư Định Không thì câu này có nghĩa khác. Thổ – kê – thử (thỏ – gà – chuột) ở vùng đất phía Tây (“nguyệt nội”) có thể ám chỉ 3 đời vua Lý đầu tiên ở trên đất Tĩnh Hải. Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông là Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, ẩn họ, ẩn danh ở phương Nam, chịu sự sắc phong của nhà Tống. Tới Lý Thánh Tông mới xưng vương chính thức, lập nước Đại Việt, mới là lúc “Định kiến nhật xuất thanh”, mặt trời hiện rõ trước thanh thiên bạch nhật.
    Bài thơ sấm của thiền sư Đinh La Quý như vậy đã nói tới sự kiện họ Khúc lập nước Đại Hưng ở phía Bắc, họ Lý sau 3 đời vua ở phía Nam mới chính thức xưng vương, lập quốc.
    Những bài sấm ký thời Đinh – Lê – Lý P1250188-562x1024-165x300
    Tượng sư Vạn Hạnh ở chùa Đồng Ngọ (Tiền Tiến, Thanh Hà, Hải Dương).
    Sang vị thiền sư nổi tiếng tiếp theo là sư Vạn Hạnh. Sư tu ở chùa Lục Tổ, có bài sấm:
    Tật lê trầm Bắc thủy
    Lý tử thụ Nam thiên
    Tứ phương can qua tỉnh
    Bát biểu hạ bình an.
    Dịch:
    Tật lê chìm biển Bắc
    Cây Lý mọc trời Nam
    Bốn phương binh đao lặng
    Tám hướng chúc bình an.
    Trong bài sấm này nói rõ họ Lê ở biển Bắc bị chìm, họ Lý ở trời Nam lên ngôi. Như vậy họ Lê đây không phải thời Lê Hoàn – Lê Long Đĩnh vì nhà Tiền Lê này không hề ở “Bắc thủy”. Đôi câu thờ này khẳng định thêm nhận định đối với bài thơ sấm của sư Đinh La Quý. Họ Lê ở phía Bắc (Đại Sơn) là triều đại nước Đại Hưng từ Lưu Cung. Họ Lý ở phía Nam (Châu Minh) là từ Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn sang Lý Thánh Tông, ba đời “tam phẩm” mới xưng vua.
    Những ghi chép lịch sử của giai đoạn này thật rắc rối, đầy ám ngữ. Để hiểu được những bài thơ sấm này xin tóm tắt lại những gì mới biết về lịch sử thật sự của giai đoạn này.
    Dưới thời Đường, Lưu Tri Khiêm nhờ có công dẹp loạn Hoàng Sào được làm Phong Châu thứ sử. Phong Châu là vùng đất phía Tây, tức là Tĩnh Hải quân. Sử Việt gọi Lưu Tri Khiêm là Tiên chủ Khúc Thừa Dụ. Sang tới Lưu Ẩn đã chiếm vùng Nghiễm Châu (Phiên Ngu), xưng là Nam Hải vương. Sử Việt chép Lưu Ẩn là Trung chủ Khúc Hạo. Lưu Cung thay anh, xưng vương lập nước Đại Việt, đóng đô ở Phiên Ngung, một thời gian sau đổi thành Đại Hưng, bị sử Tàu chép thành nước Nam Hán. Lưu Cung là Hậu chủ Khúc Thừa Mỹ.
    Lưu Tri thiết Li – Lê. Tam vị chủ nước Đại Việt Đại Hưng thực ra mang họ Lê, dựng nước đóng đô ở phía Bắc tại Phiên Ngu (Quảng Đông). Dòng họ Lê từ Lưu Cung (Lê Cung) truyền tới đời thứ 4 là Lưu Sưởng (Lê Sưởng) thì bị nhà Tống tiến đánh. “Tật Lê trầm Bắc thủy”, nhà Lê – Lưu – Khúc ở phía Bắc bị diệt.
    Nhưng trước đó, phò mã của nhà Lê là Lý Tiến, sử Việt chép là Đinh Liễn (Lý Tiến thiết Liễn) đã được cử cai quản vùng đất Tĩnh Hải ở phía Tây. Đinh Liễn hay thủ lĩnh Đinh Bộ (Đinh Bộ Lĩnh) đã xây dựng căn cứ ở Hoa Lư. Hoa Lư là nơi Cao Vương Biền từng cho xây dựng một vị trí hành chính chiến lược cùng thời với thành Đại La. Truyền thuyết chép thành Cao Biền “đào sông Điềm và đầm Phù Chẩn” để trấm yểm long mạch.
    Thiên Nam ngữ lục kể Thái hậu nhà Lê cử Lý Công Uẩn đi canh Quy lăng cho chúa (vua Lê), sau 3 năm đoạn tang về được tôn lên ngôi vua:
    Công Uẩn công cả quốc gia
    Giữ lăng hết thảo, thờ vua hết lòng
    Ứng điềm thập bát tử thành
    Cho chàng đại thống để dành làm chi.
    Nói cách khác, Công Uẩn là người cai quản miền quê cha đất tổ của họ Lê (tức là vùng Tĩnh Hải), sau khi vua Lê ở phương Bắc mất, đã lên ngôi vua ở đất này.
    Đinh Bộ Lĩnh cũng là Lý Công Uẩn, người thôn Cổ Pháp. Khi nhà Lê – Lưu ở phía Bắc bị Tống diệt, Lý Công Uẩn phụ trách đất Tĩnh Hải, nhận ẩn họ Lê, chịu sắc phong Tiết độ sứ của nhà Tống. Sang thời Lê Hoàn, là vị vua Lý thứ hai, vẫn tiếp tục chính sách này. Phải tới vị vua Lý thứ ba là Lý Thánh Tông, khi đất Tĩnh Hải – “Nguyệt nội” đã đủ mạnh, mới chính thức tuyên bố độc lập, lấy lại tên nước là Đại Việt, truy phong hai vị họ Lý trước đó là Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông.
    Những bài sấm ký có thể là những ghi chép của những người cùng thời, được gán vào cho các vị thiền sư ở Cổ Pháp, ghi lại những sự kiện thay đổi này. Đây không phải là những lời tiên tri, mà là những ghi chép lịch sử thật sự. Vì lịch sử thời kỳ này đã bị xuyên tạc, bóp méo nên mới dẫn đến sự kỳ bí, khó hiểu, biến những bài thơ “vịnh sử” thành những lời “sấm ký”.

      Hôm nay: 27/4/2024, 11:30 am