Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn Flags_1



    Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn Empty Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn

    Bài gửi by Admin 16/3/2016, 8:52 am

    Một trong những vị thần tứ trấn của thành Thăng Long là đức Linh Lang đại vương với đền thờ chính “Tây trấn từ” là đền Thủ Lệ (Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội). Linh Lang đại vương là ai? Có công đức như thế nào mà được tôn thờ là thần trấn Tây của kinh đô Thăng Long?
    Thần tích đền Thủ Lệ cho biết thần nguyên là hoàng tử con vua Lý Thánh Tông với vương phi Hạo Nương. Hạo Nương quê ở xã Bỗng Lai (phủ Quốc Oai), sống và gặp vua ở đất Thị Trại (nay là Thủ Lệ). Hạo Nương đi tắm ở hồ Tây, gặp giao long nổi lên quấn lấy người, từ đó mang thai 14 tháng sinh ra đứa bé có tướng mạo khôi kỳ, lưng có 18 vì tinh tú, bụng có chùm sao Bắc đẩu, đặt tên là Hoàng Lang.
    Khi Hoàng Lang mới được 1 tháng 7 ngày, đất nước có giặc Vĩnh Trinh từ phương Bắc kéo đến. Thế giặc mạnh, vua cho người đi cầu thỉnh các bậc anh hùng hào kiệt các nơi về đánh giặc. Hoàng Lang bỗng bật dậy nói với mẹ, cho gọi người vào và dặn về tâu vua làm cho một lá cờ cán dài 10 trượng và cho một con voi lớn để đi đánh giặc. Hoàng Lang lắc mình, thân hình trở nên to lớn, cầm lá cờ và cưỡi voi xông thẳng tới chỗ quân địch, hét lớn: “Ta là Thiên tướng”. Hoàng Lang giết tướng giặc và phá tan quân giặc Vĩnh Trinh.
    Thắng trận trở về, nhà vua muốn nhường ngôi cho Hoàng Lang nhưng ngài nhất mực từ chối. Sau đó Hoàng Lang hóa thành con rắn trắng lặn xuống hồ Tây. Nhà vua thương tiếc cho lập đền thờ ở quê mẹ Bỗng Lai, ở Thị Trại và cho 269 chỗ khác , cứ nơi có lá cờ của Hoàng Lang bay đến và có sự hiển ứng thì thờ phụng. Phong thần là Linh Lang đại vương.


    Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn Image020

    Nghi môn ngoại đền Thủ Lệ.

    Câu đối ở đền Voi Phục (Thủ Lệ) kể về sự tích Linh Lang đại vương:
    市寨千秋名不朽
    西湖一带水無塵
    Thị Trại thiên thu danh bất hủ
    Tây Hồ nhất đái thủy vô trần.
    Dịch:
    Thị Trại ngàn thu danh bất hủ
    Tây Hồ một dải nước sạch trong.
    Linh Lang đại vương chiếm một vị trí khá quan trọng trong thần điện Việt. Có tới 88 bản thần tích đã được biết của các địa phương khác nhau về Linh Lang, ở nhiều tỉnh miền Bắc. Tập trung nhất là ở vùng Hà Tây và Hà Nam. Điều này cũng có thể hiểu vì Hà Tây là quê mẹ của Linh Lang đại vương.
    Thần tích Linh Lang đại vương mang đầy màu sắc thần bí, kể về một vị “Thiên tướng” đánh giặc Vĩnh Trinh, tương tự chuyện Thánh Dóng lên 3 vươn mình hóa Phù Đổng đánh giặc Ân. Nhưng thần tích lại chép Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông. Thời Lý là thời kỳ mà đã có sử sách ghi chép rõ ràng, tại sao chính sử không thấy nói gì đến Linh Lang đại vương? Điều này là sự bí ẩn khó lý giải trong sự tích Linh Lang đại vương. Ở nhiều nơi và nhiều người do đó đã gán Linh Lang đại vương với hoàng tử Hoằng Chân nhà Lý tham gia trận chiến chống Tống và hy sinh trên sông Như Nguyệt. Tuy nhiên, như vậy càng là không khớp với thần tích và lộn xộn về thời gian vì cuộc chiến Lý – Tống trên sông Như Nguyệt xảy ra dưới thời Lý Nhân Tông, tức là sau thời Lý Thánh Tông vài chục năm.
    Vô lý hơn nữa khi Linh Lang đại vương là một trong Thăng Long tứ trấn vì Tứ trấn Thăng Long tương truyền do Lý Thái Tổ đặt ra sau khi dời đô. Hoàng tử Hoằng Chân ở vào thời Lý Thánh Tông hay Lý Nhân Tông, làm thế nào mà thành thần từ thời Lý Thái Tổ được?
    Vậy Linh Lang đại vương là ai, nguồn gốc thực sự là thế nào?


    Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn Image021

    Đình Ngoại Bình Đà.

    Thân thế và sự nghiệp thực sự của Linh Lang đại vương được phát lộ qua di tích đình Ngoại ở Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội). Đình Ngoại Bình Đà thờ Linh Lang đại vương nhưng sự tích có nhiều tình tiết khác lạ. Theo bản Bách Việt triệu tổ cổ lục của đất Bình Đà thì nơi đây là nơi thờ thái sư Nguyễn Nỏ, tức Lý Long Cảnh hay Lý Lang Công, em thứ 3 của Nguyễn Minh Khiết (Đế Minh), chú của Lộc Tục (Kinh Dương Vương). Lý Lang Công được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao, nhưng không làm mà giúp cháu (Lộc Tục) đánh giặc Vĩnh Chinh (Ma Mạc) ở Tử Di Sơn, công lao rất lớn.
    Theo nhận định của tác giả Văn nhân, bản cổ lục này là chuyện lập quốc của nhà Chu thời Tam đại. Nhà Chu bắt đầu khởi dựng từ Cơ Xương Văn Vương đóng đô ở đất Phong. Tới đời con là Cơ Phát Vũ Vương tiến đánh Ân Trụ Vương, chiến thắng, lên ngôi thiên tử, phân chia đất đai cho các công thần làm chư hầu. Cơ Đán Chu Công, một người em có công lớn của Vũ Vương, được phong ở nước Lỗ. Đất cũ của nhà Ân vẫn giao cho con cháu Trụ Vương là Vũ Canh trông giữ hương hỏa cha ông. Chu Vũ Vương cử 3 người em của mình là Quản Thúc, Hoắc Thúc và Sái Thúc giám sát Vũ Canh, gọi là Tam giám.
    Khi Chu Vũ Vương mất, con là Chu Thành Vương lên nối ngôi còn nhỏ, Chu Công được sự ủy thác phụ chính vương triều. Lúc này Tam giám cùng Vũ Canh phao tin Chu Công muốn cướp ngôi vua, rồi liên kết với các bộ tộc Từ Nhung, Hoài Di nổi loạn. Chu Công giữ mình trong sáng, cất quân dẹp phản loạn, đánh bại Tam giám, rồi đem đám quý tộc của nhà Ân về Lạc Dương an trí. Đất Lạc Dương tới khi Chu Bình Vương dời đô về phía Đông đã trở thành kinh đô của nhà Chu, gọi là Đông Đô.
    Trong truyền thuyết Việt, Văn Vương được gọi là Văn Lang, lập quốc ở Phong Châu (Phú Thọ). Vũ Vương là Vũ Ninh, người đã cùng Thánh Dóng đánh giặc Ân thắng lợi. Còn Chu Công, vị thái sư, con của Văn Vương đã phụ chính và dẹp giặc nổi loạn, xây dựng Đông Đô là ai trong truyền tích Việt?
    Xét kỹ thần tích ở Bình Đà thì người được thờ Lý Lang Công chính là Chu Công. Lý Lang Công còn có tên là thái sư Nguyễn Nỏ. Nỏ = Lỗ, vì Chu Công được phân phong ở đất Lỗ, là đất Ai Lao, Hồ Tôn nói đến trong thần tích. Chu Công không về đất phong mà ở lại phụ chính giúp cháu mình là Chu Thành Vương, đánh giặc Từ Nhung Hoài Di, được thần tích gọi tắt là Tử Di.
    Vì Lý Lang Công ở Bình Đà cũng là Linh Lang đại vương nên Linh Lang đại vương không ai khác phải là Chu Công. Có liên hệ Linh = Ninh, chỉ phương Tây vì tính chất của phương Tây là định, tĩnh, ninh. Chu cũng có nghĩa là chiêu, là chiều, chỉ phía Tây. Linh Lang (Ninh Lang) do đó tương đương với Chu Công, nghĩa là vị chúa công cai quản phương Tây. Đây là lý do tại sao Linh Lang lại là vị thần trấn Tây, quê ở Hà Tây, sinh ở hồ Tây, thác hóa cũng ở hồ Tây.
    Bản thân bà mẹ Ling Lang có tên Hạo Nương, Hạo là sáng, bóng, chỉ hướng Tây. Bà là cung phi thứ 9, nghĩa là Tây cung.
    Điều này cũng giải thích tại sao trong thần tích Linh Lang mang họ Lý và có tên Lý Lang Công. Thực ra Lý ở đây không phải là họ. Trong Dịch học có cặp đối lập Lý – Tình ứng với hướng Tây – Đông. Phương Đông là phương của tình cảm nên còn gọi là “thương”, “từ”. Phương Tây là phương của lý lẽ, cũng là “lỗ”,” lão”. Lý còn là quẻ Ly trong Hậu thiên Bát quái, dùng chỉ hướng Tây. Ví dụ, linh vật của nhà Chu là con Ly (Kỳ lân), con vật biểu trưng của hướng Tây. Có thể nhận rõ sự tương thông ý nghĩa giữa các cái tên Linh Lang – Lý Lang Công – Chu Công, đều nghĩa là vị chúa công của hướng Tây.
    Khu vực sông Hoài nơi đám Nhung Di nổi loạn đầu thời Chu là vùng đất Hà Nam Trung Quốc. Ở đây có thành Trịnh Châu là di tích thời Thương Ân. Vì thế mà đám giặc Nhung Di đã được gọi là giặc Vĩnh Trinh trong truyền tích về Linh Lang đại vương. Vĩnh Trinh hay Trinh Vĩnh thiết Trịnh, chỉ đúng nơi xuất xứ của giặc loạn thời Chu Công.
    Sự việc phụ chính cho cháu của Chu Công được thần tích Việt kể là sau khi thắng giặc Vĩnh Trinh nhà vua muốn nhường ngôi cho Linh Lang nhưng ngài hết sức từ chối. Chu Công đã hết lòng phò trợ vua trẻ, củng cố vương triều Chu thêm vững chắc.
    Chu Công là người khởi xướng nền lễ giáo của Trung Hoa. Không như Thánh Dóng giúp Vũ Vương diệt Trụ bằng vũ khí (roi sắt, ngựa sắt), Chu Công đã thuần phục thiên hạ bằng sự ngay thẳng, bằng lễ nghĩa, bằng thánh đức. Hình ảnh cây cờ lớn cán dài dùng đánh giặc và tung bay khắp nơi trong thần tích Linh Lang đại vương là chỉ cái lễ đức, sự chính đạo của Chu Công đã thắng được giặc dữ và an định đất nước.
    Theo thần tích Linh Lang đại vương được thờ ở 269 nơi khác nhau. Thực ra đây là cách nói dùng Dịch số. Đất đai thiên tử được chia làm 9 khu vực gọi là 9 châu. Mỗi khu vực lại gồm cả Nam và Bắc, được “số hóa” thành số 2 – 6. Số 2 là con số chỉ phương Nam, số 6 là phương Bắc trong Hà thư. 269 nơi nghĩa là trong cả 9 châu Nam Bắc đều tôn thờ.
    Một điểm đáng chú ý nữa, Chu Công là người đầu tiên xây dựng và cai quản thành Lạc Dương, sau là Đông Đô của nhà Chu. Thành Đông Đô là khu vực Hà Nội (Cổ Loa). Đây là lý do mà Chu Công – Linh Lang đã được tôn  sùng thành một trong Thăng Long tứ trấn.


    Linh Lang đại vương và Thăng Long tứ trấn Image023

    Nghi môn nội “Trấn Nam phương” đền Kim Liên.

    Xét các vị thần tứ trấn Thăng Long đều là những vị thánh quan, những người có công gây dựng và phát triển thành Đông Đô – Hà Nội:
    – Trấn Nam: Cao Sơn đại vương, người phò tá Tản Viên Sơn Thánh dựng nước thủa hồng hoang. Linh vật là Kim Liên (hoa Sen, màu đỏ, chỉ hướng Nam).
    – Trấn Tây: Linh Lang đại vương hay Chu Công, người khởi đầu kinh đô Lạc Dương – Đông Đô. Linh vật là Voi (tượng, chỉ hướng Tây).
    – Trấn Bắc: Huyền Thiên đại thánh, tức là Lão Tử, vị thầy thuốc đã cứu giúp dân lành và giúp An Dương Vương (Chu Bình Vương) xây thành Cổ Loa khi dời đô lúc giao thời Tây và Đông Chu. Linh vật là Kim Quy (rùa, huyền vũ , chỉ hướng Bắc).
    – Trấn Đông: là thần Tô Lịch, là hình ảnh của Sĩ Nhiếp – Phạm Tô, người nhiếp chính Giao Châu chống giặc Đông Hán. Linh vật là Bạch Mã, hình ảnh của mặt trời, hay Long mã (Long Đỗ) – Rồng, chỉ hướng Đông.

      Hôm nay: 27/4/2024, 3:37 am