Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


CÙ CƯA GIÓNG/DÓNG Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



CÙ CƯA GIÓNG/DÓNG Flags_1



    CÙ CƯA GIÓNG/DÓNG

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    CÙ CƯA GIÓNG/DÓNG Empty CÙ CƯA GIÓNG/DÓNG

    Bài gửi by Admin 18/2/2016, 9:46 am

    Nguyễn thiếu Dũng nguồn https://www.facebook.com/dung.nguyenthieu/posts/759959957469565

    Kể từ khi sử gia Trần Trọng Kim viết về “ đức Thánh Gióng” đến nay cũng gần 100 năm, thế mà dân ta vẫn chưa giải quyết được viết thế nào cho đúng tên đức Thánh, các học giả cứ cù cưa cú cứa giữa gióng và dóng.
    Từ cù cưa mãi rồi thành cù nhầy:
    “Hai ý kiến trái chiều xoay quanh việc gọi “Thánh Gióng” hay “Thánh Dóng” đã làm cho giới nghiên cứu “chao đảo” trong việc kết luận. Khi trình hội Phù Đổng lên Unesco, thì việc nhận định này vẫn không được làm rõ, và nhiều cuộc tranh luận, cuộc họp bàn diễn ra. Nhưng vẫn không phân định được, và cho rằng cách viết nào cũng đúng, buộc nhiều nhà khoa học phải viết chú thích rằng “có hai cách viết Thánh Gióng hoặc Thánh Dóng” – GS Nguyễn Xuân Kính.
    Theo TS Đặng Hoài Thu (trưởng khoa Văn hóa học – ĐH Văn hóa Hà Nội) cho rằng: “ở đây chúng ta không nói đến chính tả viết sai hay đúng, mà chúng ta phải nói đến quan niệm riêng của từng người. Có người theo GS Cao Huy Đỉnh nhưng có người lại theo GS Trần Quốc Vượng, vì vậy viết cách nào cũng đúng. Còn riêng đối với học sinh, sinh viên trong bài tập, bài nếu dùng kiểm tra hay bài luận của mình thì “Dóng” thì nên dùng cả bài, và ngược lại”.(Theo Hồ Sĩ Anh, Giaoducnet.com)
    Cách nào cũng đúng, nói thế này đến Vân Tiên đang cõng mẹ cũng phải bật cười ha hả, ba phải đến thế là cùng, một trăm năm chỉ có hai chữ mà quyết không xong, còn nói gì ra biển lớn trình cho Unesco vẽ lúng ta lúng túng của mình


    Cao Huy Đỉnh trong “ Người anh hùng làng Dóng” cho Dóng hay Phù Đổng bắt nguồn từ lễ hội mưa dông nên phải viết Dóng. Ông viết dông để giải quyết dóng nhưng mà dông cũng chưa ngã ngũ vì Vũ Trọng Phụng thì viết Giông tố.

    Trần Quốc Vượng cho gióng là gióng tre. Ông Gióng dùng tre đánh giặc nên phải viết Gióng. Nói vậy sao không gọi ông Tre hay ông Roi tre có phải sát sườn hơn không.

    Trần Trí Dõi ủng hộ Cao Huy Đỉnh dùng ngữ âm lịch sử căn cứ tiếng Việt còn được lưu giữ trong tiếng Rục tiếng Mã Liềng đề nghị viết dông, dóng là hợp lý : dông > dóng > phù đổng.

    Trần Trí Dõi và Cao Huy Đỉnh đều sai ở chỗ đồng hóa Dóng với Phù Đổng, Đây không phải là một. Phù Đổng là tên làng (địa danh), Dóng là tôn hiệu (nhân danh) không thể nhập làm một, làng Dóng là làng của ông Dóng, ông Dóng người làng Phù Đổng.

    Phù Đổng đọc lái là Phỗng là khổng lồ, tên được đặt theo truyền thuyết: Theo truyền thuyết của người dân xã Phù Đổng thì Thánh Dóng là con của Ông Đổng khổng lồ: “Ông Đổng cao lớn lạ thường. Đầu đội trời, chân đạp đất, vai chạm mây. Ông cào đất thành đồng ruộng, vun đá thành đồi gò, xẻ cát thành sông bãi. Ông bước dài từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Dấu chân ông lún cả đá, thủng cả đất. Tiếng nói ông vang ầm thành sấm. Mắt ông sáng loè chớp lửa. Hơi thở ông phun ra mây đen, gió bão và mưa dông. Ông hay hiện ra trong những ngày hè có dông. Ông đi đủ mọi chiều, lúc tốc thẳng, lúc xoáy vòng. Ông đi đàng Tây sang đàng Đông là Bão Tây. Ông đi đàng đông sang đàng Tây là Bão Đông. Ông làm dập hết lúa, rụng hết cà và gãy bật bao nhiêu là tre pheo, đa đề”.

    Bà mẹ Dóng xưa là một cô gái xấu xí, nghèo khổ. Tuổi đã già mà vẫn không con. Bà phải sống một mình trong túp lều tranh. Ngày ngày bà chăm bón luống cà cạnh nhà và ra đồng bắt ốc mò cua để đổi gạo nuôi thân.

    Một đêm mưa to gió lớn, sấm chớp hãi hùng, Ông Đổng “về hái cà” ở Kẻ-Đổng (Làng Dóng-mốt). Ông đã để lại một dấu chân to “vừa tày năm gang”[5] trong vườn cà của một bà lão. Sáng hôm sau bà ra thăm cà vô tình dẫm phải dấu chân ấy, tự nhiên thấy tâm thần rung động, về nhà thì thụ thai (dẫn theo Cao Huy Đỉnh-Người Anh hùng làng Dóng)

    Theo Khang Hy Tự Điển: Chữ Vương, Quảng vận, Tập vận, Vận hội chú là vũ phương thiết . Nhưng Quảng vận, Tập vận, Vận hội, Chánh vận cũng ghi là vu phóng thiết. Sư Cổ cũng chú:vương, vu phóng phản. Thích văn thì ghi vương, vu huống phản.

    Như vậy có nhiều cách đọc chữ vương.

    Vũ phương thiết = V+ương=vương

    Vu huống phản = vuống hu = vuống

    Vu phóng thiết = V+óng =vóng

    Vu phóng phản = Vóng phu = vóng.

    Do v>d, d>v. việt có thể đọc là diệt , nên vóng cũng đọc là dóng.
    Dóng là âm cổ của Vương, Dóng là tiếng Tiên Thiên Ngữ, Vương là tiếng Hậu Thiên Ngữ.
    Thiên Vương làng Phù Đổng cũng là ông Dóng làng Phù Đổng = ông Vua làng Phù Đổng. Vậy Dóng không phải là tên mà là tôn hiệu Dóng = Thiên Vương
    Dóng phải viết Dóng không thể viết gióng được.
    Phải mạnh dạn dứt khoát, chỉ có thể chọn một, không thể ôm cả hai, dứt điểm để lo việc khác, đừng cù cưa nữa còn để cho Vân Tiên về ăn tết với Nguyệt Nga, muộn quá rồi, hết tết rồi. Tội nghiệp người anh hùng cứ phải cõng mẹ đồng hành cùng dân tộc mãi mãi trăm năm.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    CÙ CƯA GIÓNG/DÓNG Empty Re: CÙ CƯA GIÓNG/DÓNG

    Bài gửi by Admin 18/2/2016, 3:41 pm

    Sau nhiều năm suy nghĩ vẫn không giải thích nổi 1 cách hợp lý về tên gọi thánh Dóng nay  đọc được bài viết này tôi hoàn toàn nhất trí với kiến gỉai của nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nguyễn thiếu Dũng về tên gọi của vì anh hùng này:

    Vương →vóng →Dóng , Dóng đúng là tên gọi nôm na  dân gian của ‘Thiên vương’ trong sách vở .

    Xin góp thêm ý :

    Phù đổng cũng đọc là Bồ đổng ; bồ đổng thiết Bổng .

    Bổng  là bay bổng , tiếng Choang đọc là bóng tức phi tức bay .

    Danh hiệu bay bổng được cấu thành từ tích thánh Dóng cưỡi ngựa sắt bay về trời

    Tóm lại : liên kết với cách gọi vắn ‘thánh Dóng’ của dân gian thì có thể hiểu đầy đủ và sát nghĩa  danh hiệu ‘Phù Đổng thiên vương’ hay ‘Bổng thiên vương’ cũng là 'Bổng thánh'  tức : đấng ‘Thánh bay lên trời’ .

      Hôm nay: 27/4/2024, 3:17 am