Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Thánh Gióng là ai? Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Thánh Gióng là ai? Flags_1



    Thánh Gióng là ai?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Thánh Gióng là ai? Empty Thánh Gióng là ai?

    Bài gửi by Admin 30/5/2015, 1:36 pm

    Bách Việt 18 – nguồn : http://báchviệt18.vn/


     Thánh Gióng là ai? Image013






    Lời hát của phường Ải Lao trong lễ hội Gióng ở Phù Đổng:
    Nhớ xưa đương thủa triều Hùng
    Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
    Trời thương Bách Việt sơn hà
    Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài…

    Lễ hội Phù Đổng đã được tôn vinh công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng Thánh Gióng là ai thì vẫn mỗi người một ý. Điểm qua vài quan điểm về thánh Gióng của các chuyên gia ngày nay.
    Tạ Chí Đại Trường trong cuốn Thần và người đất Việt đã cố công biến hết “người đất Việt” thành “thần”. Thánh Gióng bị cho là thần đá vì chữ Phù Đổng được thấy giống chữ pù – đống, trong tiếng Tày Thái nghĩa là đống đá… Một nhân vật lịch sử lâu đời như vậy mà bị cho “hóa thạch”, thật là bậy bạ hết chỗ nói… Thế mà vẫn có những “sử gia” thuộc vào hàng đáng kính viết lời giới thiệu quảng bá cho sách…
    Khá khẩm hơn có tiến sĩ Đinh Hồng Hải mới xuất bản cuốn sách Các vị thần, nhưng cũng chỉ thấy mới “thần” mà không thấy “thánh”. Thánh Gióng ở đây được “xếp hạng” ngang hàng với Thần tài, Thần bếp…?! Tác giả đã “truy nguyên” hình tượng Phù Đổng Thiên Vương là được nhà Lý dựng nên vào thế kỷ 11, lấy nguyên mẫu từ Tỳ Sa Môn Thiên Vương, một vị hộ pháp của nhà Phật…!?
    Nước ta “độc lập” kể từ nhà Lý, truyền tích, di vật để lại thì không từ thời Lý thì còn từ thời nào nữa. Nhưng chuyện Thánh Gióng được kể có từ thời nhà Ân, từ trên 3.000 năm trước. Lúc đó Phật tổ Thích Ca còn chưa ra đời thì làm sao Thánh Gióng lại là tướng nhà Phật được? Trong truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương cũng có chỗ nào nói đến Phật đâu mà có thể cho là chép từ Phật tích ra.
    Các “Phật tử” du học ở Tây, ở Ấn về hơi ngộ nhận về ảnh hưởng của Phật Giáo đối với cổ sử Việt. Cũng như thiền sư Lê Mạnh Thát biến chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa thành chuyện… gì đó ở trong kinh Phật… Có biết đâu là có chuyện Lão Tử hóa Hồ… Đạo Lão của người Việt còn có trước Đạo Phật, và Đạo Phật có thể đã chịu ảnh hưởng của Đạo Lão ở một số mô típ và quan niệm.
    Tư duy biện chứng hơn phải kể đến tác giả Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc người Việt người Mường. Tạ Đức cho rằng Thánh Gióng là hình ảnh của thần chiến tranh Xuy Vưu. Cuộc chiến chống giặc Ân là sự đụng độ của nước Quỷ Phương với Ân Cao Tông. Nước Quỷ Phương được cho là nước Xích Quỷ của người Việt cổ, được giải thích là nghĩa đen là “Quỷ đỏ” vì… Xuy Vưu ở một số nơi bên Hàn quốc được thờ với áo màu đỏ…
    Quan điểm của Tạ Đức đúng ở chỗ cho rằng Thánh Gióng là một nhân vật lịch sử có thật trong trận chiến với nhà Ân. Có điều truyền thuyết cho biết Thánh Gióng đã đánh thắng giặc Ân, vua Ân chết trận ở Trâu Sơn, vua Hùng thứ sáu sau đó lên ngôi còn duy trì quốc gia dài dài… Cuộc chinh phạt nước Quỷ Phương của Ân Cao Tông có phần thắng thuộc về nhà Ân, chứ không phải thuộc về nước Quỷ Phương.
    Tạ Chí Đại Trường đã nhận xét có lý rằng chuyện Thánh Gióng thắng giặc Ân là chỉ nhà Chu, vì Chu thiên tử mới là triều đại đã đánh đổ nhà Ân. Đây không phải sự sao chép hay học đòi, “tự sướng” của người Việt, mà là lịch sử thật sự. Chính Hùng Vương Vũ Ninh đã đánh thắng Ân Trụ Vương chứ chẳng phải ai khác.
    Lễ hội làng Phù Đổng và truyền thuyết về người anh hùng Gióng vẫn còn mang đậm hơi thở lịch sử của 3.000 năm trước. Câu trả lời Thánh Gióng là ai nằm ngay ở trong những truyền thuyết lễ hội dân gian. Câu hát Ải Lào hội Gióng:


    Nhớ đời thứ sáu Hùng vương
    Ân sai hai tám tướng cường nữ nhung
    Xâm cương cậy thế khoe hùng
    Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.







    Thánh Gióng là ai? Image014

     

    Nữ tướng Ân trong lễ hội Phù Đổng (Ảnh Nguyễn Hồng Quân).
    Trong ngày hội Gióng 28 cô gái trẻ (vị thành niên, dưới 13 tuổi) đóng vai làm 28 tướng Ân, diễn lại trận đánh với Thánh Gióng. Một bên là một cậu bé 3 tuổi, ăn cơm cà của cả làng mà lớn nhanh như thổi, cầm gậy cưỡi ngựa ra trận. Một bên là 28 thiếu nữ… Có lẽ chẳng có lễ hội nào trên thế giới lâu đời, kỳ lạ và khó hiểu đến vậy.
    Tác giả Văn nhân đã giải thích rõ tập tục trong lễ hội này. Số 2 trong Hoa ngữ còn gọi là Ơn, biến thành Ân. Hoặc trong thập can Ất là số 2 (Giáp – Ất). Ất biến ra Ân. Còn 8 là con số chỉ phương Đông (như trong từ Bát Hải – biến Đông). Phương Đông lấy tượng là màu xanh = thanh = thương. Phương Đông là phương của tình cảm – tình thương. 28 như vậy là tên gọi đã số hóa của nhà Ân Thương. Nhà Thương từ khi Bàn Canh dời đô vượt sông được gọi là nhà Ân, nghĩa là nhà Thương thứ hai.
    28 nữ tướng Ân yểu điệu ám chỉ nhà Ân Thương còn đang ở thời kỳ mẫu hệ, kém văn minh so với nhà Chu. Sau cuộc chiến của Vũ Vương diệt Ân, lập nên nhà Chu, Trung Hoa bước vào giai đoạn quân chủ phong kiến chính thức. Chu Công tiếp đó đặt nên lễ nhạc, hình thành nền tảng phong hóa Trung Hoa cho hàng ngàn năm sau. Vũ Ninh, nơi Thánh Gióng thắng giặc Ân là tên của Chu Vũ Vương. Vũ Vương trước khi lên ngôi có danh là Ninh Vương Cơ Phát.
    Đặc biệt sự có mặt của phường hát Ải Lào với người đội lốt hổ chỉ rõ mối liên hệ nguồn gốc của nhà Chu với tộc người Ai Lao Di ở vùng Vân Nam Quý Châu, tộc người lấy con hổ làm con thần thú của mình. Ải Lào thiết Âu. Hai khu vực Âu của người Ai Lao Di và Lạc (Hùng Vương thứ sáu = Hùng Lục Vương = Hùng Lạc Vương) nơi Thánh Gióng xuất thế, đã cùng nhau đánh đổ triều Ân, lập nên nước Âu Lạc. Hai dòng tộc của cha Lạc Long và mẹ Âu Cơ lại gặp nhau, hòa hợp trong một thời đại mới.
    Cuối cùng, là Thánh Gióng không phải là ông Đổng, ông Khổng lồ, để có những “phát hiện” kiểu Thánh Gióng mang họ Đổng nhưng lại diệt thủy quái dựa theo thần tích đền Bộ Đầu (Thường Tín). Đền Bộ Đầu thờ Đổng Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh bị gộp chung với các di tích của Thánh Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn thành di sản văn hóa thế giới. Ông Đổng là một nhân vật khác với Phù Đổng. Phù Đổng thiết Phổng hay Bổng, chính xác Thánh Gióng là thần Bổng. Cậu bé ba tuổi làng Phù Đổng đã lớn phổng, cưỡi ngựa nhổ tre đánh giặc rồi bay bổng về trời trên núi Sóc. Bắt đầu từ Ninh Vương Cơ Phát sinh Bách Việt, lịch sử Âu Lạc sang một trang mới, một thời đại bay bổng tuyệt vời của xã hội Việt.


    … Trời thương Bách Việt sơn hà
    Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
    Lên ba đương tuổi anh hài
    Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
    Một phen khói lựa dẹp yên
    Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Thánh Gióng là ai? Empty Re: Thánh Gióng là ai?

    Bài gửi by Admin 30/5/2015, 1:38 pm

    Văn Nhân xin góp lời bàn cùng tác giả :

    Trong bài viết trước tôi đã đưa ra luận điểm :

    Hương Vân cái bồ tát Đỗ Qúy thị giỗ ngày 5 / 5 âm lịch chính là vợ của Châu Vũ vương .

    Dân gian có câu :

    Tháng Năm ngày tết Đoan dương

    Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn lang

    Thông qua chuyện bà chuá rượu ‘làng Vân’ và thông tin ...Tết Đoan dương ngày 5 /5 chính là ngày giỗ Hương Vân cái bồ tát ; ‘Hương Vân’ tức ‘làng Vân’ chỉ là dạng ẩn ngữ chỉ nước  Văn lang trong dân gian , ‘Hương Vân cái bồ tát’ chính là mẹ Việt thường Văn lang trong câu ca giao tục ngữ trên .

    Vũ Ninh là Vua Ninh không phải họ tên , trong Hùng vương thế phổ là Hùng Ninh vương – Thừa Văn lang , Thừa Văn lang ý nói là người kế thừa ngôi cả của vua cha là Văn vương (vương = lang) , Văn vương chính là Hùng Chiêu vương – quốc Tiên lang , Chiêu chỉ nơi mặt trời lặn tức hướng Tây biến âm thành   Chu – Châu trong cổ sử Trung hoa , danh hiệu ‘quốc tiên lang’ chỉ vị vương đầu tiên tức người kiến lập  nước Văn Lang  .

    Tên nước Văn lang ý nói nước do vua Văn kiến lập ,  nước Âu – Lạc là gọi theo tên của 2 tộc người đã hợp nhất tạo thành . Lạc là Lạc Việt , Âu là người Ai lao di ở Tây Nam (nay) Trung  quốc (ai lao thiết âu).

    Thông tin trên đã giải thích đầy đủ việc tưởng là không thể có  ...nhà Ân đánh nước ta  ; nước ta ở đây là nước Văn lang của Châu văn vương  Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp Hồ Tôn , Tây giáp Thục và Đông giáp Nam Hải .

    Dòng tin ...Hai dòng tộc của cha Lạc Long và mẹ Âu Cơ lại gặp nhau, hòa hợp trong một thời đại mới...

    Theo suy nghĩ của riêng tôi thì phải sửa là : Hai dòng tộc của cha Sùng Lãm  và mẹ Âu Cơ lại gặp nhau ...

     Có 2 trong Tam đại Trung hoa khởi lập trên đất Giao chỉ cũng là 2 dấu mốc quan trọng hàng đầu của Cổ sử Việt  :

     
    *Nước Xích qủy – nhà Hạ .

    Lạc long quân trong ngôn ngữ Dịch học chỉ quân trưởng của 2 cộng đồng người phương Nam  và phương Đông tức nói đến con cháu của Kinh Dương vương dòng Lạc bên cha và Long nữ dòng Long phương Đông bên mẹ đã tạo thành nước mà cổ sử Việt gọi là nước Xích qủy  , cổ sử Trung hoa gọi là nhà Hạ do ông Khải kiến lập  (theo nghĩa khởi đầu) .

    Lạc long quân  là nhân vật có trước Sùng Lãm chúa sau cùng của nước Sùng cả ngàn năm lịch sử .

    Xích qủy chỉ là ‘chữ tác đánh chữ tộ’ của Xích quẻ tức quẻ Ly là quẻ chỉ hướng nóng – xích đạo - màu đỏ  trong hệ thống Dịch tượng đồng vị trí với  muà Hè - nhà Hạ của cổ sử Trung Hoa.

    *Nước Văn lang – nhà Châu .


    Âu Cơ là Tây bá hầu , Sùng Lãm tức Sùng hầu Hổ là Bắc bá hầu thời Thương Ân , Âu Cơ kết duyên cùng Sùng Lãm chỉ là cách nói khác của dân gian chỉ việc 2 cộng đồng Âu của Âu Cơ và Lạc của Sùng chúa hợp nhất thành nước Âu – Lạc của Văn vương tức Văn lang . (5 đời chúa nước Sùng là Nghiêm -Tôn -Huề - Quyền - Cầm , Sùng Lãm là chúa sau cùng đời Sùng Cầm sử Trung hoa chép là Sùng hầu Hồ  ).

    Sở dĩ cụ bà Đỗ Qúi thị vợ của Châu vũ vương được tôn là mẹ Việt Thường Văn lang mà không phải là vợ của Châu Văn vương ....vì Tây bá hầu Cơ xương mới chỉ là vương của Âu Lạc chưa phải là vua của Thiên hạ ; phải đến đời con của ông là Ninh vương mới diệt Trụ chấm dứt triều Thương Ân  lập nên triều đại Châu của Thiên hạ như thế vợ ông Đỗ qúy thị mới có địa vị ‘Mẫu nghi Thiên hạ’ để có thể được tôn là mẹ Việt thường Văn lang , hiểu theo nghĩa rộng là mẹ của dân thiên hạ nhà Châu .

    Thông tin tưởng là vớ vẩn .... bị chồng bỏ đi sống với bà 2 ở Khương thượng bà đi tu nơi xứ Mường và nuôi dạy con là Lộc tục thành tài sau nối nghiệp cha lên làm vua ...là dòng thông tin  phản ánh sự thực lịch sử ...Châu Vũ vương sau khi lên ngôi thiên tử đã dời đô từ đất Phong – Phong châu về đất Kiểu – Cảo , Khương thượng chính xác là Khăng – thường là từ Việt cổ chỉ phía Tây – Nam (xưa) trên bản đồ Thiên hạ  tức  Kiểu – Cửu kinh của nhà Tây Châu . Bà nuôi dạy con là Lộc tục thành tài sau nối nghiệp cha ý nghĩa lịch sử là nói đến việc nhà Châu sau lại dời kinh đô về  Phong châu ban đầu từ đó sử gọi là Đông Châu ...

    2 triều đại của cổ sử Trung hoa đôi khi được ghi chép 1 cách mơ hồ - lẫn lộn trong truyền thuyết Việt , việc này cũng như Sở dĩ có hiện tượng vua chúa của người Việt biến thần thánh hết ráo chính là vì nước Việt bị cả mấy trăm năm Bắc thuộc (Hán thuộc), sách sử không còn  cả 1 thời gian dài truyền miệng làm sao khỏi lẫn lộn ?,  lịch sử muốn lưu truyền được cho con cháu về sau buộc phải náu mình dưới vỏ bọc tín ngưỡng dân gian  ; thờ Thần – Thánh cũng chính là thờ kính tổ tiên ..., nhiệm vụ của con cháu là bóc đi lớp vỏ thần thánh bề ngoài đôi khi tưởng như hoang đường nơi thần tích thần phả đi vào tận cốt lõi để tìm ra lịch sử đích thực của dòng giống .

    Việc này liệu có thể làm được không ?... hay mãi đắm chìm trong u mê  ...tiểu nhược – lạc hậu ...dưới cái bóng đại Hán to lớn - văn minh ...gỉa ???.

      Hôm nay: 26/4/2024, 6:38 pm