Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Tiên và Phật Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Tiên và Phật Flags_1



    Tiên và Phật

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Tiên và Phật Empty Tiên và Phật

    Bài gửi by Admin 21/3/2015, 8:16 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/


    Đạo Phật du nhập vào nước Nam từ bao giờ? Đạo Phật đã có mặt ở Việt Nam từ thời Hùng Vương là chắc chắn, nhưng Hùng Vương là thời kỳ kéo dài hơn 2000 năm trước Công nguyên. Vậy đạo Phật đến Việt Nam cụ thể vào lúc nào?
    Trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam – Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế thiền sư Lê Mạnh Thát nhận định: “Phật giáo đã đặt nền móng tại Việt Nam từ thời Hùng Vương, Sư dạy đạo đầu tiên là Sư Phật Quang, Phật tử Việt Nam đầu tiên là Chử Đồng Tử”.
    Cùng quan điểm này các tác giả Trịnh Minh Hiên và Đồng Hồng Hoàn trong cuốn Thành NêLê – Đồ Sơn thời Asoka đã nêu ra một số dẫn chứng xung quanh Chử Đồng Tử và sư Bần ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Đó là ngôi chùa Hang (Cốc Tự) ở Đồ Sơn với truyền tích: “Thời xưa vào cuối đời vua Hùng ở đây có một vị sư tên là sư Bần (Bần Tăng), người Ấn Độ, lập bàn thờ Phật và tu ở trong chùa Hang”. Gần chùa Hang (thôn Cốc Liễu, xã Minh Tân, Kiến Thụy) có ngôi miếu Bà Đa, thờ Chử Đồng Tử với truyền thuyết Chử Đồng Tử đi qua đây đã dùng phép cải tử hoàn sinh cứu sống con bà Đa. Từ đó các tác giả cho rằng Chử Đồng Tử đã gặp sư Phật Quang (hay sư Bần) ở Quỳnh Viên là khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng, rồi sau đó trên đường đi đã cứu sống con bà Đa ở Kiến Thụy…
    Muốn dựa vào truyền thuyết về Chử Đồng Tử để xác định thời điểm Phật Giáo có mặt ở Việt Nam thì trước hết cần định vị và định thời gian của nhân vật Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử không thể đi tu Phật mà là tu Tiên. Sư Phật Quang là sự gán ghép muộn màng sau này của đạo Phật vào truyền thuyết Chử Đồng Tử.
    Lý do Chử Đồng Tử không tu Phật là:
    -    Chử Đồng Tử là vị thần bất tử xếp hàng thứ hai sau Tản Viên Sơn Thánh và trước Đổng Thiên Vương. Nếu Đổng Thiên Vương là Thánh Gióng đánh giặc Ân, vào cỡ khoảng thế kỷ 11 trước Công nguyên thì Chử Đồng Tử phải có từ trước thời kỳ này. Còn nếu Đổng Thiên Vương là Huyền Thiên đại thánh (như ở đền Bộ Đầu, xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội) thì Chử Đồng Tử vẫn là nhân vật lịch sử có trước thời của Thái thượng Lão quân (Huyền Thiên Lão Tử). Trong khi đó đạo Phật mới ra đời từ Phật Thích Ca vào quãng giữa thế kỷ 6 trước Công nguyên, sau Lão Tử. Thời Chử Đồng Tử như vậy đã làm gì có đạo Phật mà tu.
    -    Phép thuật mà Chử Đồng Tử học được nằm ở 2 bảo bối gậy và nón, có khả năng cải tử hoàn sinh. Gậy và nón là hình ảnh của vuông – tròn, âm – dương, là quan niệm cơ bản của Đạo giáo chứ không phải của đạo Phật. Đạo Phật nói tới thuyết luân hồi, không bàn tới cải tử hoàn sinh vì như vậy là phá vỡ luân hồi. Chử Đồng Tử đã “thọ giáo” một đạo sĩ chứ không phải sư Phật.
    Núi Quỳnh Viên nơi Chử Đồng Tử đi tu có thể ở Đồ Sơn, tháp Nê Lê của vua A Dục có thể ở Đồ Sơn thật. Nhưng những điều đó không có nghĩa là Chử Đồng Tử tu Phật ở Đồ Sơn. Sự có mặt di tích và truyền thuyết của Chử Đồng Tử ở Hải Phòng có thể hiểu được vì Chử Đồng Tử là vị thần bất tử của hướng Đông, đã mở mang khu vực phía Đông theo truyền thuyết.
    Một liên hệ khác để định vị công lao khai mở phía Đông của Chử Đồng Tử là chuyện về Quảng Bác Đại Vương ở Phú Xuyên (Hà Nội). Đây là vị thần được thờ làm thành hoàng ở nhiều làng quanh khu vực Phú Xuyên (tổng Thịnh Đức), nơi thờ chính của thần là đền Ba Sa ở Phú Yên, Phú Xuyên. Sự tích thần chép Quảng Bác Uyên Dung Đại Vương là con vua Hùng thứ tám và cung phi Tiên Dung Châu, đã lập nhiều chiến công đem lại bình yên cho đất nước.




    Tiên và Phật Image002



    Đền Ba Sa ở Phú Xuyên với hoành phi “Hùng triều bát đại vương”

    Câu đối ở cổng đền Ba Sa:
    Di tích Hùng triều, danh hiệu đại vương lưu vạn thế
    Sắc phong khai quốc, anh linh hiển thánh ngự Ba Sa.
    Âm Ba trong tên thánh Ba Sa được ghi bằng chữ Nôm.
    Còn tại đình Giẽ Hạ (Phú Yên, Phú Xuyên) nơi thờ Quảng Bác Đại Vương làm thành hoàng làng có bức hoành phi đề Trạch tư Đông thổ
    兹東土, nghĩa là Yên định vùng đất Đông.
    Sự tích của Quảng Bác Đại Vương ở Phú Xuyên là một cách kể khác của chuyện Chử Đồng Tử. Câu đối về Chử Đồng Tử ở đền Đa Hòa (xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên) như sau:
    淳孝格天沙渚幔帷成異遇
    至誠通聖瓊林杖笠契真傳
    Thuận hiếu cách thiên, Sa Chử mạn duy thành dị ngộ
    Chí thành thông thánh, Quỳnh Lâm trượng lạp khế chân truyền.
    Dịch:
    Hiếu thuận động tới trời, bãi Chử màn che thành kỳ ngộ
    Thành chí thông tận thánh, Quỳnh Lâm gậy nón tiếp chân truyền.
    Chữ Sa
    và Chử đều nghĩa là bãi cát ven sông. Còn chữ Ba (3) trong tên Ba Sa và số Tám (Hùng triều bát đại vương) của chuyện Quảng Bác Đại Vương đều là những con số chỉ hướng Đông trong Hà Thư. Như vậy Ba Sa đồng nghĩa với Đông Chử hay Chử Đồng. Chử Đồng Tử đúng phải là Chử Đông Tử, nghĩa là vị thầy ở bãi Đông.
    Chử Đồng Tử được tôn là Chử Đạo Tổ, rõ ràng là một vị tổ của Đạo giáo, chứ không phải đạo Phật. Nghĩa của tên Chử Đạo Tổ và Quảng Bác Đại Vương cũng rất gần nhau.
    Bên cạnh đình Giẽ Hạ còn có đền thờ mẫu là bà Tiên Dung Châu, hoàn toàn trùng với tên Tiên Dung trong truyền thuyết về Chử Đồng Tử.
    Quay lại với một số “dấu tích” cổ của đạo Phật ở Việt Nam. Một số tác giả căn cứ vào Ngọc phả Hùng vương kể chuyện vua Hùng thứ 7 là Lang Liêu lên núi Tam Đảo gặp Tiên ở chùa Địa Ngục mà kết luận: đạo Phật có mặt ở Việt Nam từ thời Lang Liêu (?!) Có điều Lang Liêu, vị vua Hùng thứ 7, là thời kỳ nước ta vừa mới đánh giặc Ân xong. Nhà Ân Thương trước thời Phật Thích Ca ra đời có tới nửa thiên niên kỷ, làm sao thời Lang Liêu đã có đạo Phật được.
    Chuyện Lang Liêu lấy nàng Tiên ở núi Tam Đảo chỉ rõ đây là chuyện thần tiên của đạo Lão chứ không phải chuyện của đạo Phật. Tây Thiên quốc mẫu Lăng Thị Tiêu ở núi Tam Đảo là Tây Vương Mẫu hay Mẫu Cửu trùng (Cửu Thiên Huyền Nữ), là vị mẫu cùng Ngọc Hoàng thượng đế cai quản các vị thần tiên trên trời, hoàn toàn không phải là Phật hay Bồ Tát gì cả.
    Một “Phật tích” khác là tấm bia ở Hải Phòng có nói tới Tháp Xá Lợi ở miền Bắc Việt. Xá Lợi tháp là tháp nào? Tấm bia Xá lợi tháp minh mới phát hiện ở Trí Quả, Thuận Thành, Bắc Ninh năm 2012 cho biết vào năm Nhân Thọ thứ nhất Tùy Văn Đế đã cho nhập xá lợi Phật vào Giao Châu tại chùa Thiền Chúng. Thiền Chúng phản thiết là Chiền, tức là chỉ một ngôi chùa ở Giao Châu mà thôi. Cổ Châu Phật bản hạnh ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) cho biết rõ:


    Thời ấy có ông Lưu Chi
    Tâu rằng nhà Tùy Cao Đế niên gian
    Năm hòm xá lợi Bụt quan
    Giữa huyện Siêu Loại là chiền Cổ Châu
    Danh lam bảo tháp phù đồ
    Cao dự nghìn trượng khỏe phò thánh cung.


    Tùy Văn Đế năm 601 đã cho nhập xá lợi vào Giao Châu tại chùa Dâu. Tháp Hòa Phong ở chùa Dâu ngày nay được xây dựng lại trên nền cũ tháp Xá Lợi xưa.
    Chùa Dâu ở Bắc Ninh gắn liền với sự tích về Phật Man Nương và Tứ pháp thời Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp ở vùng này được gọi là Tiên Sĩ Vương. Sĩ Nhiếp thực ra là người tu tiên theo đạo Lão. Hình tượng Tứ pháp (Vân Vũ Lôi Điện) là hình tượng thủy thần, hóa thân của Sĩ Nhiếp vì… Sĩ Nhiếp là Long độ đình hầu, tức thần Long đỗ của thành Thăng Long, là vua Mây họ Phạm ở Đằng Châu trong quan niệm dân gian.




    Tiên và Phật Image004



    Tam quan chùa Mui ở Thường Tín với bức tự “Đạo diễn huyền không”.

    Sự đan xen giữa đạo Lão và đạo Phật trong tín ngưỡng dân gian Việt như vậy gặp ở nhiều sự tích, di tích. Ngay như ngôi chùa Mui (thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội) gọi là chùa nhưng thực ra vốn là một Đạo quán (Hưng Thánh quán) thờ Thái thượng Lão quân, tức là thờ Lão Tử. Nếu không phân tách ảnh hưởng muộn của đạo Phật trong các truyền thuyết của đạo Lão thì sẽ đi đến những kết luận lệch lạc về lịch sử Phật giáo ở Việt Nam. Đối với Việt Nam Tiên có trước, Phật là sau. Tín ngưỡng chính thống và đặc sản của người Việt là Đạo giáo chứ không phải Phật giáo.

      Hôm nay: 26/4/2024, 9:42 pm