Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Những đồng tiền kể chuyện mình Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Những đồng tiền kể chuyện mình Flags_1



    Những đồng tiền kể chuyện mình

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Những đồng tiền kể chuyện mình Empty Những đồng tiền kể chuyện mình

    Bài gửi by Admin 9/4/2014, 4:02 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    Lịch sử tiền tệ Trung Hoa bắt bằng việc sử dụng vỏ sò trong giao dịch. Vỏ sò được dùng làm tiền chí ít là từ thời nhà Thương (nếu không phải từ thời nhà Hạ), với chữ trên giáp cốt văn dùng bộ bối để chỉ tiền tệ. Sang thời Chu vỏ sò thật được thay bằng vỏ sò đúc đồng. Liệu ở trên đất Việt thời đó đã biết dùng vỏ sò chưa? Rõ ràng là có bởi vì khu vực đất Điền ở Vân Nam đã phát hiện những chiếc thùng (thạp) đựng vỏ sỏ làm tiền. Đất Điền không hề giáp biển nên những vỏ sò này chắc chắn có nguồn gốc từ vùng ven biển, tức là từ Vịnh Bắc Bộ mà ra. Người Điền biết dùng vỏ sò thì hiển nhiên người Lạc Việt cũng phải biết dùng vỏ sò làm tiền tệ.
    Những đồng tiền kể chuyện mình Image017
    Cuối thời Đông Chu tiền tệ Trung Hoa tiến thêm một bước. Vỏ sò đồng được thay bằng những loại tiền có hình công cụ lao động như bố tiền (tiền hình lưỡi mai đào đất), đao tiền (tiền hình con dao). Trên bố tiền và đao tiền đều có những kim văn ghi thông tin về những loại tiền này. Với định vị nhà Chu nằm ở tận lưu vực sông Hoàng Hà, thời Xuân Thu Chiến Quốc thiên hạ Trung Hoa còn cách đất Việt hàng ngàn km qua nhiều vùng đất lãnh thổ thì không thể hiểu tại sao ở Việt Nam, ở Lào lại có những bố tiền, đao tiền của nhà Chu được tìm thấy trong khảo cổ. Những đao tiền nhỏ hay to nặng tới 40 g cũng có thể thấy ở Việt Nam, với đầy đủ kim văn (đại triện) của thời Chu.

    Những đồng tiền kể chuyện mình Image013
    Bố tiền và Hoàn tiền thời Chu ở Việt Nam

    Cuối thời Đông Chu xuất hiện loại tiền có hình tròn, nhưng lỗ tiền vẫn giữ dạng tròn, gọi là hoàn tiền hay viên tiền. Trên hoàn tiền có chữ đại triện, tương tự trên đao tiền. Những đồng hoàn tiền nhà Chu này cũng được tìm thấy ở Việt Nam.

    Sự có mặt phong phú những loại tiền của thời Chu tại Lào, Việt Nam cho thấy khu vực này nằm trong phạm vi giao dịch buôn bán của Trung Hoa thời kỳ trước công nguyên. Mối liên hệ giữa nhà Chu và vùng đất Lào Việt cần được xem xét lại khi những hiện vật thời Thương Chu được tìm thấy khá nhiều tại đây.
    Đồng tiền có lỗ vuông của Trung Hoa đầu tiên là đồng Bán lạng, viết bằng chữ Tiểu triện (Tần triện) đúc từ thời Tần. Một số sách cho rằng tiền Bán lạng được Tần Thủy Hoàng bắt đầu dùng khi thống nhất lục quốc. Thực ra tiền lỗ vuông Bán lạng lần đầu tiên được đúc bởi Tần Huệ Văn Vương Doanh Tứ. Đây là vị vua Tần đầu tiên xưng vương, có ý tranh ngôi thiên tử của nhà Chu nên việc cho đúc một loại tiền mới khác biệt cũng là hợp lý.
    Tiền Bán lạng tồn tại tới đầu triều Tây Hán. Hiếu Cao Tổ Lưu Bang khi lên ngôi cho rằng đồng Bán lạng quá nặng, khó sử dụng nên cho đúc loại tiền có trọng lượng nhẹ hơn là tiền Ngũ thù. Sau thời Lữ Hậu thì những đồng tiền Bán lạng đủ cân đủ trọng lượng (12 thù) không còn được đúc nữa. Ở Bắc Việt tiền Bán lạng đôi khi được tìm thấy trong các địa điểm khảo cổ như ở di tích Cổ Loa (cùng với trống đồng Cổ Loa). Việc phát hiện tiền Bán lạng ở Việt Nam cho thấy đồng tiền này đã được lưu hành ở nước ta từ thời Tần.


    Những đồng tiền kể chuyện mình Image014

    Hóa tuyền

    Khi Vương Mãng tiếm ngôi nhà Hiếu đã có hàng loạt những cải cách tiền tệ, dẫn đến sự rối loạn trong xã hội. Vương Mãng chỉ ở ngôi 15 năm nhưng đã cho đúc khá nhiều loại tiền. Những đồng tiền này đều dùng Triện thư ghi trên mặt tiền. Đặc biệt Vương Mãng còn ra quy định bất kỳ ai ra đường cũng phải mang theo Bố tiền (tiền hình thuổng), nếu không thì bị xem là thiếu chứng minh hợp pháp. Các lữ quán, bến đò không nhận khách không mang theo bố tiền. Các quan khi ra vào cung điện cũng phải mang theo bố tiền.

    Bố tiền và Hóa tuyền của nhà Tân được tìm thấy ở Việt Nam (và Lào) khá nhiều. Ví dụ cả bộ bố tiền 10 loại từ Tiểu bố nhất bách, Huyền bố nhị bách, Ấu bố tam bách đến Thứ bố cửu bách rồi Đại bố hoàng thiên đều thấy có tại nước ta. Rồi những đồng Hóa tuyền, Bố hóa của thời này cũng được phát hiện tại Việt Nam.

    Những đồng tiền kể chuyện mình Image015

    Các loại bố tiền thời Vương Mãng thấy ở Việt Nam

    Vấn đề là theo sử sách hiện tại thì khi Vương Mãng “làm loạn”, chiếm ngôi nhà Hán thì ở Giao Châu châu mục Đặng Nhượng cùng các thái thú Tích Quang, Đỗ Mục đã “đóng chặn bờ cõi để tự giữ”. Mãi tới khi Hán Quang Vũ lên ngôi, Sầm Bành dẫn quân xuống phương Nam thì Đặng Nhượng mới vào triều cống, nhận tước hầu của nhà Đông Hán. Nếu như vậy thì cả giai đoạn 15 năm trị vì của Vương Mãng (năm 9 – 23) Giao Châu không thuộc đất nhà Tân. Làm sao những đồng bố tiền – giấy thông hành thời Vương Mãng – lại tìm được nhiều đến vậy trên đất Giao Châu?

    Sự có mặt đầy đủ các loại tiền thời nhà Tân trên đất Việt cho thấy không hề có chuyện các châu mục, thái thú Giao Châu của nhà Tây Hán chống lại Vương Mãng. Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục đã đóng ải tự giữ Giao Châu là chống lại sự bành trướng của Đông Hãn quốc xuống phương Nam. Kết cục là những kẻ sĩ Giao Châu này đã bỏ mình vì nước và Mã Viện của Đông Hán đã cho thu hết đồ đồng ở Giao Chỉ để đúc thành ngựa. Có lẽ chỉ những đồng bố tiền với vai trò tiền tệ quan trọng không thể thiếu trong xã hội nên mới được giữ lại.
    Từ lúc Mã Viện chiếm Giao Châu tới suốt thời Nam Bắc triều khu vực Giao Châu nằm dưới ách nô lệ của người Hán. Đồng tiền được dùng chủ yếu của thời kỳ này là tiền Ngũ thù. Mãi tới khi Đường Cao Tổ Lý Uyên lên ngôi mới thay đổi tiền Ngũ thù sang loại tiền mới là đồng Khai Nguyên thông bảo. Kiểu tiền “thông bảo” tròn lỗ vuông từ đó duy trì qua các triều đại cho tới mãi triều Nguyễn sau này.
    Đại Đường là một đế quốc với lãnh thổ rộng lớn từ Nam chí Bắc. Do đó cùng là tiền Khai Nguyên thông bảo nhưng có thể được đúc ở nhiều khu vực khác nhau. Việc này được thể hiện là ở mặt sau của đồng Khai Nguyên thông bảo có đúc chữ chỉ khu vực đúc tiền. Hoặc chữ ở mặt lưng đồng tiền có những ý nghĩa khác. Tại Việt Nam đã thấy một số loại tiền Khai Nguyên thông bảo với các chữ Kinh, Đàm, Nhuận, Tương, Tuyên, Quế, Lạc, Hồng, Ngạc, Lam, Quảng, Hưng, Duyện, Ích, Lương, Việt, Xương, Phúc, Công,…
    Nhà Đường suy, các khu vực phiên trấn (các đạo) lần lượt tự xưng vương lập quốc. Bước vào thời kỳ Ngũ đại thập quốc, các triều đại trung ương và các quốc gia trong thời này đều có đúc những đồng tiền mang niên hiệu, tên gọi riêng. Đáng chú ý là có đồng tiền Đường Quốc thông bảo của nước Nam Đường, là đồng tiền không dùng niên hiệu của vua mà dùng tên quốc gia đặt cho đồng tiền của mình.
    Thời Ngũ đại thập quốc kết thúc bởi nhà Tống. Không phải Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn mà là Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa mới là người thực sự đánh dẹp được nhà Bắc Hán năm 979, kết thúc thời kỳ Ngũ đại. Từ tháng 12/976 tới 11/984 Triệu Khuông Nghĩa lấy niên hiệu là Thái Bình Hưng Quốc. Đồng tiền được Tống Thái Tông đúc là đồng Thái Bình thông bảo, một đồng tiền chất lượng tốt, đúc cẩn thận, chữ viết đẹp.
    Trên đất Giao Châu lúc này xuất hiện loại tiền Thái Bình hưng bảo với chữ Đinh ở mặt sau đồng tiền. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là đồng tiền của Đinh Bộ Lĩnh vì theo sử sách chép vua Đinh có niên hiệu là Thái Bình. Niên hiệu Thái Bình của vua Đinh được chép là từ năm 970 – 980.


    Những đồng tiền kể chuyện mình Image016

    Đại Hưng bình bảo và Thái Bình thông bảo

    Như vậy xuất hiện một vấn đề. Trên đất Việt những năm 970 – 980 lưu thông 2 loại tiền cùng một tên gọi là Thái Bình. Một đồng Thái Bình thông bảo của nhà Tống. Một đồng Thái Bình hưng bảo có chữ Đinh ở mặt lưng. Có điều đồng Thái Bình hưng bảo đọc đúng theo chữ trên hiện vật qua hàng trăm đồng thì chữ đầu tiên là chữ Đại. Không hề có đồng “hưng bảo” nào có chữ Thái cả. Cổ vật không thể sai. Chỉ có sách sử sai mà thôi…

    Từ so sánh sự phát triển các đồng tiền thời kỳ này có thể nhận ra:
    -    Niên hiệu Thái Bình của Đinh Bộ Lĩnh thực ra là của Tống Thái Tông, người đã kết thúc cục diện chia năm xẻ mười của Trung Hoa như trên đồng Thái Bình thông bảo. Sử Việt chép là Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất 12 sứ quân. Các sứ quân ở đây phải hiểu là các tiết độ sứ theo chế độ phiên trấn từ thời Đường.
    -    Đồng tiền có chữ Đinh phải đọc theo thứ tự và mặt chữ đúng là Đại Hưng bình bảo. Đại Hưng là tên nước. Tiền lệ  lấy tên nước đặt tên cho tiền hoàn toàn đã có vào thời kỳ này như ở đồng Đường Quốc thông bảo của nước Nam Đường.
    -    Chữ Đinh không phải chỉ quốc tính (họ của vua) mà là chỉ khu vực lãnh thổ tiền được đúc, tương tự như những chữ Kinh, Tương, Duyện, Ích… ở mặt sau của đồng Khai Nguyên thông bảo. Đinh hay Tĩnh chỉ là một nghĩa, chỉ Tĩnh Hải quân thời Đường, tức là vùng Giao Chỉ.
    Đại Hưng là nước nào? Tĩnh Hải quân tại sao lại đúc riêng tiền Đại Hưng?
    Đại Hưng chính là nước Đại Việt thành lập bởi Lưu Cung năm 917, đóng đô ở Phiên Ngung thời Ngũ đại. Lưu Cung sau mấy năm lập quốc đã đổi tên nước thành Đại Hưng, sử Tàu nhập nhèm biến thành nước Đại Hán (Nam Hán). Nước Đại Hưng tồn tại từ Lưu Cung tới Lưu Sưởng gồm 4 đời vua, kéo dài hơn 50 năm, sau đó bị Tống Thái Tổ diệt năm 971. Kinh đô Phiên Ngung rơi vào tay nhà Tống. Nhưng…
    Phần đất Tĩnh Hải của nước Đại Hưng, nơi đúc đồng tiền Đại Hưng bình bảo với chữ Đinh ở mặt lưng, thuộc về Tống nhưng vẫn giữ chế độ phiên trấn (tiết độ sứ). Đinh Liễn có tước phong của nhà Tống là Tĩnh Hải quân tiết độ sứ Giao Chỉ quận vương. Lê Hoàn cũng được phong Giao Chỉ quận vương…
    Tiếp theo là đồng tiền Thiên Phúc trấn bảo, mặt sau có chữ Lê, được cho là của Lê Đại Hành (niên hiệu Thiên Phúc). Thực ra việc đúc một đồng tiền mang tên riêng, họ riêng chưa chắc thể hiện sự độc lập hoàn toàn của quốc gia. Một khu vực tự trị, hay tiết độ sứ hoàn toàn có thể đúc tiền mang tên riêng. Cũng vì thế mà trong bộ sưu tầm tiền cổ Việt Nam có khá nhiều đồng tiền xếp vào loại “vô khảo phẩm”, vì tên của chúng không tương ứng với một triều đại nào được biết trong sử sách hết. Những đồng tiền tương tự được phát hiện thường là ở khu vực phía Tây nước ta. Rất có thể những đồng tiền này thuộc về một quốc gia khác, không phải Trung Hoa, không phải Đại Việt. Vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ nước ta không bị nghìn năm Bắc thuộc, từ thời Tấn vẫn độc lập với tên nước là Lâm Ấp rồi Nam Chiếu. Những đồng tiền vô khảo ở đây có thể là tiền đồng của xứ Lâm Ấp.
    Tiền cổ Việt Nam đúng là một kho báu vô cùng phong phú. Sự quí báu của những đồng tiền này không chỉ do chúng hiếm, đẹp, hay có giá trị vật chất cao. Giá trị của tiền cổ trước hết ở chính những thông điệp lịch sử mà cổ vật chứa đựng, truyền tải cho ngày nay.

      Hôm nay: 26/4/2024, 8:51 pm