Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương Flags_1



2 posters

    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương Empty Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương

    Bài gửi by Admin 29/7/2013, 10:41 am

    Bách Việt trùng cửu - nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog/


    Các nhà sử học và các nhà khảo cổ học không mấy quan tâm đến nhau lúc gặp rủi ro, nhưng sự rủi ro đối với các nhà sử học lớn hơn, khi có chứng cứ cụ thể phản bác lại một lý thuyết riêng về sự phát triển của lịch sử, không thể đơn giản cho qua và cuối cùng phải xem xét lại. Trong một số lĩnh vực điều tra nghiên cứu, hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, khoa học lịch sử và di vật khảo cổ phảo phục vụ cho nhau bởi vì chỉ riêng một cái nào đó có thể không đủ.” (Stephen O’Harow, 1978)

    Những gì nói trên rất đúng cho trường hợp Đông Dương thời kỳ trước Công nguyên. Cổ vật Lào, Khmer và Chăm pa thường được mường tượng theo phong cách của Ấn Độ với tượng các vị thần Hindu giáo, tượng phật, các chùa tháp, … Nhưng khảo cổ khu vực Đông Dương thời kỳ trước Công nguyên cho thấy một bức tranh khác hẳn về nguồn gốc của văn hóa và con người các nước này.

    Lịch sử Trung Hoa ghi nhận khoảng năm 1124 TCN Cơ Phát tiếp cơ nghiệp của cha là Cơ Xương, phát động chư hầu tấn công Ân Trụ Vương ở Triều Ca. Trụ Vương thua, tự thiêu ở Lộc Đài. Cơ Phát về đất Phong, lên ngôi thiên tử của Trung Hoa là Chu Vũ Vương, phân phong cho các công thần. Ba đại công thần lớn nhất được phong là:
    - Lã Vọng được phong ở đất Doanh Khâu, sau là nước Tề của Khương Thái Công
    - Em trai là Cơ Đán được phong ở Khúc Phụ, sau là nước Lỗ của Chu Công
    - Người trong họ Cơ là Cơ Thích được phong ở đất Thiệu, sau là nước Yên của Thiệu Công.

    Đất của thiên tử Chu ở đâu? Tề, Yên, Lỗ ở đâu. Có lẽ nào Chu, Lỗ, Yên, Tề lại là tiền thân của 4 quốc gia vùng Đông Dương Việt, Lào, Chăm và Khmer? Những cổ vật văn hóa của vùng Đông Dương hé lộ những liên hệ trực tiếp của khu vực này với thời Chu của Trung Hoa.

    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương GW400H300

    Vũ khí đồng ở Căm-pu-chia, mang đậm phong cách của đồ đồng Đông Sơn

    Nói tới đồ đồng Đông Dương trước hết phải nói tới trống đồng. Trống đồng không chỉ tập trung ở vùng Bắc Việt mà hàng loạt những trống đồng to, đẹp nhất tìm thấy khắp vùng Đông Dương, từ Lào tới vùng Nam Bộ và Căm-pu-chia.

    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương GW396H400

    Bản đồ các địa điểm phát hiện trống đồng ở Căm-pu-chia (Bảo tàng lịch sử Phnom Penh)

    Ví dụ gần đây trong đợt khảo cổ tại làng Prohear, tỉnh Prey Veng của Căm pu chia gần biên giới với Việt Nam đã phát hiện hàng chục trống đồng Heger loại I bị đào trộm. Niên đại của mộ táng có chiếc trống này xác định vào khoảng thế kỷ 3 tới thế kỷ 1 TCN. Giai đoạn này ở Căm-pu-chia được xếp vào thời kỳ “tiền sử” vì không có sách nào chép gì về thời gian này ở đây.

    Các nhà khảo cổ đoán định đây là do ảnh hưởng của việc di cư của cư dân Đông Sơn xuống phía Nam dưới sự tấn công của nhà Tây Hán, ý không muốn công nhận đây là hiện vật của nền văn hóa bản địa. Biện luận như vậy không vững chắc vì đây là văn hóa bản địa và thời Tây Hán quá muộn so với niên đại của các cổ vật.

    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương GW400H300

    Trống đồng Heger loại I trong mộ táng ở Prohear, Cam-pu-chia (Hiện vật tại Bảo tàng lịch sử Phnom Penh)

    Thực ra những chiếc trống đồng Đông Sơn tìm thấy ở Nam Bộ và Căm-pu-chia cho thấy khu vực này có liên quan trực tiếp tới trung tâm đồ đồng Đông Sơn ở Bắc Việt. “Tiền sử” Căm-pu-chia là một phần trong lịch sử của cả Đông Dương dưới nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ.

    Cũng trong khu vực, cách làng Prohear 60 km về phía Đông Bắc còn khai quật được khu mộ cổ có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế 1 TCN. Trong số các hiện vật ở đây đặc biệt có một chiếc đĩa đồng, nhiều khả năng là gương. Gương đồng là đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Sự có mặt của gương đồng thời Chu ở Căm-pu-chia cho thấy mối liên hệ khu vực này với nhà Chu.
    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương GW400H379
    Gương đồng trong mộ cổ ở làng 10.8 (Bảo tàng lịch sử Phnom Penh)

    Ở Lào cũng đã phát hiện rất nhiều trống đồng cổ và trống đồng là một phần trong văn hóa Lào cho tới tận bây giờ. Lạ hơn, ở Luang Phrabang còn thấy có nhiều hiện vật đồ đồng phong cách của Trung Hoa thời Thương Chu như tước ba chân, bình đựng, lư hương, …


    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương UgfQfSUhqSvVkhdPLI3MRA131592Bình đồng cổ ở Luang Phra bang với hình rồng phong cách Chiến Quốc

    Tại sao ở Lào lại có nhiều cổ vật thời Thương Chu đến vậy? Theo chính sử thì Trung Quốc chưa có thời kỳ nào tiến chiếm đất Lào, nói gì tới thời Thương Chu. Đất nhà Thương và Chu được xác định ở tận Hoàng Hà thì những cổ vật thời này làm thế nào có mặt ở Lào được?
    Với việc nhìn nhận Lào là đất Lỗ của Trung Hoa xưa thì sự có mặt của đồ đồng thời Chu lại là bản địa của Lào trở nên dễ hiểu.
    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương GW400H271
    Bình đựng rượu hình tê giác ở Luang Phrabang

    Bình đựng rượu hình tê giác này mang đậm phong cách thời Thương Chu. Điều kỳ lạ là đồ đồng Thương Chu lại lấy con tê giác làm hình tượng. Tê giác là loài động vật chỉ gặp ở vùng nhiệt đới, không thể có ở vùng Hoàng Hà. Bình rượu này giúp khẳng định những đồ đồng thời Thương Chu ở Lào là đồ bản địa.

    Tê giác ở Đông Dương gặp chủ yếu ở vùng rừng núi Đông Nam Bộ và đất Căm-pu-chia giáp với Việt Nam. Đây cũng chính là nơi tìm thấy những chiếc trống đồng Đông Sơn ở trên. Cho dù con tê giác cuối cùng của Đông Dương ở Nam Cát Tiên mới “qua đời” cách đây vài năm nhưng hình ảnh tê giác đã đi sâu vào văn hóa của vùng đất này.

    Ngoài tê giác vùng Đông Nam Bộ và Căm-pu-chia còn có con “tê tê”, một loài bò sát có vảy dày, hiếm gặp. Có lẽ chữ “tê” ở đây chính là … Tề. Tê giác là loài động vật tượng trưng cho phương Tây, cùng với con voi (Tượng). Con “tê” là con linh thú của nước Tề ở phía Tây nhà Chu. Còn con voi, rất rõ, là linh thú của nước Lỗ bên Lào.

    Nếu nước Lỗ của Chu Công nằm ở thượng lưu sông Mê Kông (Lào) và lưu vực sông Mã (Thanh Nghệ) thì nước Tề của Khương Thái Công nằm ở trung và hạ lưu sông Mê Kông. Sông Mê Kông được gọi trong Hán văn là sông Mễ Khang, tức là sông Khương, con sông chảy qua nước Tề của Khương Công.
    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương GW340H400
    Gương đồng dạng chiếc lá có hình chim cú thời Thương hoặc Tây Chu, tìm thấy tại Quảng Khê - Quảng Bình

    Trên vùng đất của người Chăm cũng không thiếu hiện vật thời Thương Chu. Được biết đến nhiều và rõ ràng nhất là những chiếc gương đồng. Ở Quảng Bình, Quảng Trị từng phát hiện những chiếc gương đồng thời Tây và Đông Chu, mang cả cổ triện trên đó hoặc cả hình đồ Bát quái. Những chiếc gương tương tự thậm chí bên đất Trung Quốc còn hiếm gặp, vậy mà lại gặp nhiều ở miền Trung Việt Nam.

    Hình ảnh các gương đồng trích từ sách Bí ẩn về những chiếc gương cổ được tìm thấy trong các di chỉ Champa ở miền Trung Việt Nam của Hồ Xuân Em và Hồ Anh Tuấn.
    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương GW400H388
    Gương tròn có 4 cổ tự thời Đông Chu, tìm thấy ở Mỹ Đức – Quảng Bình

    Phần miền Trung Việt từ Quảng Bình tới Bình Định được biết là nước Hồ Tôn, phía Nam nước Văn Lang thời Hùng Vương. Hồ Tôn là nước của người Hồ, người Hời, tức là người Chăm xưa. “Tôn” hay Tâng, là tính chất bốc lên của phương Nóng (phương Nam). Hồ Tôn là đất của người Hời ở phía Nam Văn Lang. Thành phố Đồng Hới của Quảng Bình đọc đúng là “Động Hời”, một trung tâm dân cư của người Hời, nên việc có hiện vật từ thời Thương Chu ở Quảng Bình cũng hợp lý.
    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương GW400H384
    Gương đồng có Bát quái thời Chiến Quốc, tìm thấy tại Hà Trung – Quảng Trị

    Nước Hồ Tôn với cổ vật thời Thương Chu thì chính là nước Yên, đất phong của Thiệu Công nhà Chu. Đất này sau (thời Trần) được gọi là An Chiêm.

    Khảo cổ đồ đồng thời “tiền Ấn Độ hóa” của Đông Dương cho thấy toàn bộ vùng này nằm trong khu vực văn hóa Trung Hoa. Theo chính sử hiện tại, sớm lắm thì tới tận thời Tần người Trung Quốc mới tấn công Bách Việt. Vậy mà ở khắp Việt, Lào, Căm-pu-chia, đâu cũng có hiện vật từ thời Thương Chu. Những bằng chứng vật chất này ngày càng buộc phải xem xét hoàn toàn lịch sử các quốc gia Đông Nam Á và chính lịch sử Trung Hoa.



    Được sửa bởi Admin ngày 28/2/2014, 10:15 am; sửa lần 2.
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương Empty Re: Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương

    Bài gửi by Bách Việt 18 27/8/2013, 9:06 pm

    Đồng tiền "Quốc bảo kim quỹ", một hiện vật đẹp thời nhà Tân của Vương Mãn, nhưng lại thấy có mặt ở Luang Phra bang - Lào

    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương Quocbaokimquy_zpsdb9e79ab
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương Empty Re: Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương

    Bài gửi by Bách Việt 18 20/10/2013, 3:13 pm

    Đồ đồng Chiến Quốc có mặt ngay ở vùng Giao Chỉ. Trong mộ cổ Việt Khê phát hiện từ năm 1961 ở Thủy Nguyên - Hải Phòng đã thấy hàng chục hiện vật như kiếm đồng, dao gọt đồng, giáo đồng, ấm đồng, chuông núm vuông,..., đều được xác định là "văn hóa trung nguyên Trung Quốc" có niên đại khoảng thế kỷ V - III TCN.

    Sponsored content


    Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương Empty Re: Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 26/4/2024, 6:28 pm