Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Flags_1



    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào

    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Empty Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào

    Bài gửi by Bách Việt 18 17/11/2013, 10:00 pm

    Nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog/show.dml/111920082

    Sang Lào để xem cổ vật thời Thương Chu của Trung Hoa, nghe vậy ai cũng bảo là chỉ có mà đồ rởm, đồ nhái từ Tàu mang về. Thật giả khó phân, nhưng cầm sách Đồ đồng thau Trung Quốc (tác giả Lý Tùng, Phó viện trưởng Viện mỹ thuật Viêm Hoàng) sang Lào thì gặp rất nhiều cổ vật được kể trong các bảo tàng của Trung Quốc lại thấy bán ngoài chợ của Lào.

    Đồ thời Thương Chu là đỉnh cao của nghệ thuật đồng thau phương Đông. Ở thời kỳ này những đồ đồng đều là những đồ vật thuộc về tầng lớp quí tộc, vua chúa, thể hiện thần quyền và quân quyền nên thường là những đồ to, nặng, tạo hình và hoa văn mang vẻ nghiêm trang, kỳ bí.

    Một trong những đồ đồng Thương Chu có thể gặp thời kỳ này ở Lào là những chiếc hủy quang đựng rượu. Quang là dạng cốc đựng rượu lớn, có 3 hay 4 chân, được trang trí bằng các hình chim thú. Trong Kinh Thi và những tài liệu cổ đại khác đều có nhắc đến dụng cụ đựng rượu hủy quang này. Những chiếc quang chỉ làm vào thời Thương và Tây Chu. Từ cuối Tây Chu trở đi hủy quang không còn được đúc nữa.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Quang
    Điền hình gặp ở Lào là chiếc quang hình chim thú đời nhà Thương. Một chiếc quang giống như thế này được bảo quản ở Bảo tàng mỹ thuật Freer Hòa Kỳ, nhưng ở Lào lại có thể thấy có vài chiếc. Chiếc quang này được trang trí bằng hơn 30 hoa văn lập thể hình động vật. Phần nắp đậy phía trước là hình con quỳ long có sừng cong đang nhe răng. Phần sau lại là một quái thú mõm cá có sừng nhọn. Phần lưng hai bên là cảnh hổ và cá rượt đuổi nhau. Trên lưng là một loài bò sát có chân như thằn lằn nhưng có 2 râu dài tròn như ốc sên.

    Trên phần cốc đầu trước là một con chim mỏ nhọn. Phần quai cầm là một con chim khổng lồ đang đứng, có mào lớn rộng, mỏ tù. Hai bên cốc có một loạt những hình động vật kỳ lạ như một con rắn đầu có tai, một con dạng như nòng nòng, nhưng cũng có đầu như đầu hổ, con tôm cong, con ốc. Với những hoa văn động vật lập thể, kỳ dị toàn chiếc quang toát ra một vẻ thần bí, nghiêm trang, có phần dữ tợn.

    Trên chiếc quang có đủ các con vật trên trời (chim), dưới đất (thú, bò sát) và dưới nước (cá tôm). Sự có mặt của con người cũng không thiếu. Ở phần chân đế, 2 chân sau là 2 người thân rắn. Người có thân rắn trong truyền thuyết Trung Hoa là Nữ Oa và Phục Hy. Phục Hy và Nữ Oa được coi là những vị thần sáng tạo ra loài người. Hình Nữ Oa và Phục Hy trên chiếc quang như vậy сó lẽ là hình ảnh cổ nhất về hai vị này còn lưu lại được tới ngày nay. Chiếc quang là cả một thế giới sinh vật và con người thu nhỏ rất đầy đủ.

    Dạng quang đựng rượu khác gặp ở Lào là hình các động vật bốn chân có sừng. Những loài vật này gần gũi, thực hơn, nhưng cũng không kém phần nghiêm trang, tinh tế. Trước hết phải nói đến chiếc quang hình con tê giác bằng đồng độc đáo. Con tê giác này có phần đầu rất lớn, một sừng to, cong, vươn ra phía trước. Sừng khác nhỏ hơn ở trên trán. Tai tê giác nhọn. Phần sau của nắp quang là hình mặt lợn, mõm rộng, tai cong.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Te%20giac%203

    Con mắt của chú tê giác này to tròn, rất sống động. Cổ vật sau khi cạo phủi lớp đất gỉ bề mặt, lộ ra màu đồng thau óng ánh, như bước ra từ quá khứ 3000 năm trước.

    Phần thân chiếc quang được trang trí bằng những hoa văn nổi. Dài theo thân quang ở mỗi bên là hình một con chim lớn, cách điệu, mỏ tù, đuôi dài, mào cong như con chim phượng trên chiếc quang ở trên. Phần ngực tê giác hai bên có hình con quì long nhỏ, có sừng, đang há miệng, quay đầu về phía con chim phượng.

    Dạng quang hình động vật tương tự ở Lào còn gặp như hình con trâu, đuôi hình chim. Hay ở Thanh Hóa trong Bảo tàng cổ vật Hoàng Long cũng có chiếc quang hình con lợn có sừng tương tự.

    Như vậy trên các chiếc quang đồng thời Thương Chu luôn bắt gắp họa tiết trang trí rồng – phượng đi đôi với nhau. Đây chẳng phải là hình ảnh Cha rồng Mẹ tiên trong truyền thuyết người Việt hay sao?

    Điều lạ nữa là hình ảnh con tê lại gặp trong các cổ vật thời Thương Chu. Ví dụ như chiếc đôn đựng rượu Tiểu Thẩn Du đời Thương hiện bảo quản tại Bảo tàng nghệ thuật châu Á San Francisco mang hình con tê giác. Loài tê giác được thể hiện là loài tê giác một sừng Java rất rõ, với một sừng lớn ở phía trước và sừng nhỏ phía sau. Loài tê giác này này chỉ có phân bố hạn chế ở vùng phía Nam, không thể nào có ở khu vực Hoàng Hà (xem bản đồ). Vậy tại sao đồ đồng thời Thương lại biết thể hiện hình tê giác?

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào 434px-Javan_Rhino_Range.svg
    Bản đồ phân bố Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus) hiện tại và trong quá khứ (theo Foose và Van Strien, 1997)

    Như đã nói trong bài trước, con Tê trong sử sách còn gọi là con Tây. Đây là con vật tượng trưng cho phía Tây của Trung Hoa, là thần thú của nước Tề. Nước Tề nằm ở vùng có nhiều Tê giác và Tê tê chính là khu vực trung và hạ lưu sông Mê Kông. Sông Mê Kông trong Hoa ngữ là Khung giang, hay con sông Khương chảy qua nước Tề, đất phong của Khương Thái Công nhà Chu. Con tê cuối cùng của khu vực này ở Nam Cát Tiên mới bị chết nhưng hình ảnh tê giác trong văn hóa Việt – Lào – Căm pu chia thì không thể xóa được.

    Tương tự như Tê giác, con Voi là con vật không hề có trong tự nhiên ở khu vực “Trung Nguyên” quanh Hoàng Hà. Thế nhưng đồ đồng thời Thương lại thể hiện hình voi như chiếc đôn Lễ Lăng, hiện được giữ ở bảo tàng tỉnh Hồ Nam. Những con vật đồ đồng này là những “bằng chứng sống” rằng văn hóa Thương không chỉ nằm ở vùng Hoàng Hà mà ở xa hơn nhiều về phía Nam nơi có hàng triệu con voi (Lào) hàng ngàn con Tê (Căm pu chia).

    Năm 1989 ở Đại Dương Châu, huyện Tân Can, tỉnh Giang Tây đã phát hiện một lăng mộ lớn thời Thương với 880 món đồ, trong đó có 480 đồ đồng. Trong số đồ đồng này có cả đỉnh đồng vuông hình hổ cao tới 95cm. Các nhà khoa học Trung Quốc chẳng biết giải thích thế nào về hàng loạt đồ đồng với trình độ đúc điêu luyện xuất hiện ở Nam sông Dương Tử, đành suy đoán đây là khu mộ của một thủ lĩnh nào đó ở miền Nam (!?), có ý cho rằng phương Nam còn chưa lập quốc như nhà Thương, văn hóa đồ đồng chỉ là chịu ảnh hưởng của nhà Thương…

    Sự phong phú và quí giá của đồ đồng tại di chỉ Đại Dương Châu với niên đại Thương sớm, sớm hơn di chỉ ở Trịnh Châu hay An Huy cho thấy đây chính là khu vực đóng đô ban đầu của nhà Thương, trước khi Bàn Canh dời đô lên phía Bắc. Lăng mộ ở Tân Can rất có thể là lăng mộ của Thành Thang (vị vua Thương đầu tiên) hay một vị vua Thương khác trước thời Bàn Canh.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Am%20chan%20voi
    Những đồ đồng đựng rượu thời Thương Chu ở Lào còn thấy như những chiếc hòa (ấm), đôn, tước … đồng. Như chiếc ấm bốn chân voi sau, có phần thân hai mặt là hình Thao thiết tai hổ, có mõm như mõm lợn. Nắp ấm cũng là hình Thao thiết nhưng miệng rộng như đang cười. Tay cầm của ấm là hình rồng 2 đầu. Trang trí bằng hình Thao thiết (con vật có đầu mà không có thân) là nét đặc trưng của đồ đồng thời Thương.

    Phải giải thích thế nào về sự hiện diện của những cổ vật thời Thương Chu ở Lào? Đất Lào chưa hề bao giờ bị Trung Quốc đánh chiếm, sao lại có những cổ vật Trung Hoa từ thời Tam Đại vậy? Liệu có phải là do dòng người di cư từ Trung Quốc sang mang đến hay không? Di cư từ Trung Quốc vào Lào thì chủ yếu là người Thái và người Mông. Nhưng xét kỹ, người Thái di cư sang Lào cỡ khoảng đầu công nguyên dưới thời Tây Hán. Còn người Mông chạy giặc sang Lào thì còn muộn hơn nhiều, dưới thời nhà Thanh sau này. Thời Thương Chu trước thời điểm di cư của người Thái vào Lào cả ngàn năm có lẻ. Người Thái và người Mông thì lấy đâu ra các đồ tế tự của nhà Thương nhà Chu vậy?

    Sự có mặt một cách phong phú các cổ vật đồ đồng Thương Chu ở Lào không chỉ cho thấy một trình độ đúc đồng và văn hóa cao ở vùng này vào 2.000 – 3.000 năm trước mà còn chứng tỏ nơi đây chính là một trong những trung tâm của thiên hạ thời Thương Chu. Điều này hoàn toàn ủng hộ sử thuyết Hùng Việt cho rằng đất Lào là nước Lỗ, là vùng đất phong của Chu Công, nằm cạnh đất của thiên tử Chu.
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Empty Re: Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào

    Bài gửi by Bách Việt 18 18/11/2013, 6:07 pm

    “Trống đồng lập thể” ở Lào
    Nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog/show.dml/111977912

    Một trong những hiện vật đồ đồng cổ gặp ở Lào là chiếc thùng đựng vỏ sò (tiền cổ). Chiếc thùng này mang đặc trưng của văn hóa Điền ở Vân Nam với những tượng đúc theo phương pháp thất lạp (đúc nguyên khối bằng khuôn sáp ong). Những chiếc thùng giống vậy cũng đã được tìm thấy ở Vân Nam, được cho là cổ vật thời Chiến Quốc.

    Người Điền được biết là sinh sống ở vùng Vân Nam do ở đây đã tìm thấy chiếc “Điền vương chi ấn”. Vân Nam như vậy là khu vực có nền văn hóa đồ đồng rất phát triển ở thời kỳ trước công nguyên, cũng là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nhất của trống đồng.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Thung%20vo%20so

    Toàn cảnh chiếc thùng đựng sò thời Chiến Quốc ở Lào

    Trên nắp thùng có đúc một con bò lớn đứng ở giữa và ba con nai cùng một con hổ ở xung quanh. Con bò dường như đang liếm láp trên lưng hổ. Phần thùng ở dưới được trang trí thành 2 vòng tròn xếp thành 2 tầng. Tầng trên là 6 con chim phượng, khá giống với con chim phượng trên thân chiếc quang tê giác ở trên. Tầng dưới là cảnh săn bắn gồm một con hươu sao ngửa cổ lên trên, một con bò cúi đầu húc xuống và một người cầm gậy quay về phía con bò. Cảnh này được lặp lại 4 lần ở tầng dưới. Thùng đựng có 3 chân, cũng là 3 bức tượng người giống nhau đang nâng tay đỡ thùng.

    Những tượng và hoa văn trên chiếc thùng này làm ta liên tưởng tới hình ảnh của … Trống đồng trong văn hóa Đông Sơn. Cũng là cảnh đàn chim, đàn hươu, người, … Nếu có thể xòe ngang phần thân và chân thùng ra thành một mặt phẳng với nắp thùng thì đúng là thành những vòng tròn đồng tâm giống như trên trống đồng. Mặt trống đồng là những hoa văn trên mặt phẳng, còn chiếc thùng đựng vỏ sò này là hoa văn hình khối sắp xếp trong không gian ba chiều.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Nap%20thung

    Nắp thùng

    Ở trung tâm những “vòng tròn” này là một con bò lớn, cặp sừng dài. Các nhà khảo cổ gọi là con bò Zebu, đặc trưng cho văn hóa Điền. Hiện các chuyên gia cho rằng đây là con vật nuôi quen thuộc của dân tộc Điền nên thường gặp trong các hiện vật đồ đồng của họ ở Vân Nam. Nhưng như vậy không hợp lý. Con vật nuôi bình thường sao lại được đặt ở ví trí trang trọng chính giữa đồ vật như vậy?

    Con bò nằm ở vị trí trung tâm của cả thế giới, nó phải tượng trưng cho một thứ khác quan trọng hơn, linh thiêng hơn. Khi so sánh chiếc thùng này với trống đồng Đông Sơn cùng thời thì vị trí trung tâm phải là mặt trời. Rất có thể con hoàng ngưu Zebu này là hình ảnh của mặt trời.

    Trên chiếc hộp đựng chỉ cùng thời Chiến Quốc ở Bảo tàng Vân Nam con bò Zebu được đặt ở giữa một đàn bò, dường như đang đứng trên một đỉnh núi cao. Con bò vàng trên đỉnh núi thì hẳn là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống của muôn loài.

    Ở vòng thứ hai của thùng đựng vỏ sò gồm 3 con hươu và một con hổ đứng đối xứng theo 4 phương. 4 tượng thú vật này cùng con bò Zebu ở giữa tạo nên biểu tượng của Ngũ hành. Trong đó có một phương vị là con hổ, được nhấn mạnh. Hình ảnh bò – hổ còn thấy ở những hiện vật khác của người Điền như án cúng hình hổ bò ở Bảo tàng Vân Nam. Con hổ có ý nghĩa gì ở đây?

    Vân Nam (và Lào) được biết là khu vực của người Ai Lao Di hay nước Dạ Lang. Dạ Lang là chữ phiên thiết của Di Hạ, tức là người Di từ thời nhà Hạ. Đây là bộ tộc Hữu Hộ Thị đã phải “di” cư về phía Tây trong cuộc chiến tranh đoạt vương vị giữa Hạ Khải và Bá Ích sau khi Đại Vũ mất. Hữu Hộ Thị, chính xác là thị tộc Họ Hổ, lấy con hổ làm con thần thú của mình, thể hiện tộc người xuất phát từ phương Nam.

    Hình ảnh Hổ và Bò đùa giỡn với nhau trên cổ vật là hình ảnh tộc người Di Hạ đang sống thanh bình dưới ánh mặt trời.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Than%20thung

    Thân thùng

    Ở vòng thứ ba, tầng trên của phần thân thùng có 6 con chim phượng nối đuôi nhau bay. Những con chim lớn ở trên cao là biểu tượng của bầu trời (Hà). Số 6 là con số chỉ phương Bắc (ngày nay) trong Hà thư. Phương Bắc có tượng màu đen, màu ô, hay âu. 6 con chim như vậy là chỉ tộc Âu ở Vân Nam và Lào. Âu cũng là từ phiên thiết của Ai Lao. Người Điền – Ai Lao – Dạ Lang là tộc Âu của mẹ Âu Cơ (với hình tượng chim phượng, nòi tiên) trong cổ sử Việt.

    Vòng thứ tư ở tầng dưới của phần thân thùng gồm cảnh hươu – bò – người lặp lại 4 lần. Hình ảnh hươu, bò là hình ảnh của mặt đất (Lạc). Số 4 là số chỉ hướng Tây trong Hà thư. Liệu có phải vòng này muốn nói tới tộc người ở phía Tây hay không?

    Kết hợp 2 vòng tròn trên thân thùng ta có đủ Hà – Lạc (bầu trời và mặt đất) và Tây - Âu. Hai vòng tròn này đã xưng danh dân tộc Tây Âu ở Vân Nam – Bắc Lào thời Chiến Quốc.

    Không rõ tại sao người Ai Lao Di hay Di Hạ ở Vân Nam tới cuối thời Chu (thời Chiến Quốc) lại gọi là người Điền? Có thể vùng này vốn là đất "tế điền" của nhà Chu để lại khi chuyển dời từ Tây về Lạc Ấp ở phía Đông.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Chan%20thung

    Chân thùng


    3 chân của thùng đựng vỏ sò là 3 tượng người nâng tay đỡ thùng. Con người ở đây được thể hiện rõ ràng, với y phục áo cổ chéo, có dây lưng đầy đủ. Không rõ 3 người ăn mặc trang trọng ở vòng ngoài cùng này có ý nghĩa gì, nhưng rõ ràng là người ở đây không có chuyện còn đang “cởi trần đóng khổ” như hình ảnh thể hiện đơn giản lúc đi săn ở vòng trên.

    Niên đại của những loại thùng đựng vỏ sò tương tự cũng cần xem xét lại. Tới thời Hậu Chu (Chiến Quốc) đã có những loại đao tiền, bố tiền bằng đồng, đâu còn dùng vỏ sò nữa. Những loại tiền của nhà Chu này thật kỳ lạ là cũng bắt gặp ở Lào. Nếu đúng như suy đoán này thì thùng đựng vỏ sò phải phổ biến hơn ở thời kỳ đầu của nhà Chu (Tây Chu). Khu vực Điền của người Tây Âu chính là khu vực phát tích của nhà Chu.

    Chiếc thùng đựng vỏ sò ở Lào đã cho thấy vùng Vân Nam - Bắc Lào cũng là khu vực của văn hóa trống đồng. Một dân tộc thờ mặt trời, với những khái niệm Hà Lạc, Ngũ hành của Dịch học Trung Hoa. Một dân tộc xưng danh Tây – Âu rõ ràng.
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Empty Re: Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào

    Bài gửi by Bách Việt 18 3/2/2014, 4:38 pm

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Hà Nội

    Đồ đồng ở Việt Nam thường được nhắc đến là đồ đồng văn hóa Đông Sơn với những chiếc trống đồng “không lẫn đi đâu” được. Ở trung tâm của các vòng tròn trên mặt trống đồng có hình sao nhiều cánh. Nhiều nhà khảo cổ bảo đó là hình ngôi sao. Nhưng ngôi sao gì mà người Việt lại để nó ở ví trí trung tâm như vậy? Chính xác thì đó phải là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống của muôn loài. Một chiếc trống đồng mới đây được trưng bày tại triển lãm Mỹ thuật cổ ngoạn 2014 tại Hà Nội cho thấy rõ điều này.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Trong%20dong
    Mặt trống đồng bày trong triển lãm Cổ ngoạn 2014 ở Hà Nội


    Hình ở giữa mặt trống vẽ rõ ràng là mặt trời tròn với những tia sáng nhỏ thẳng xung quanh. Các trống đồng khác vẽ mặt trời cách điệu hơn, với các tia sáng to rộng hơn nhưng không thể mặt trời biến thành ngôi sao được.

    Bên cạnh đồ đồng Đông Sơn, ở Việt Nam còn có những hiện vật của một dòng đồ đồng khác. Các nhà khảo cổ quen gọi đó là đồ đồng “Hán – Việt”, ý nói là đồ văn hóa “Hán” nhưng sản xuất tại “Việt”. Có điều những đồ đồng này có niên đại còn trước cả thời Hán nhiều, tức là trước khi nước “Việt” ta bị đô hộ bởi người phương Bắc. Vậy người Việt lấy đâu ra những thứ đồ “Hán” này?

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Lich

    Một vài ví dụ về những đồ đồng phong cách “Hán Việt” tìm thấy ở Việt Nam. Một chiếc lịch đồng, dạng vật đựng giống như đỉnh 3 chân nhưng nhỏ hơn, được thấy ở Hà Nội. So sánh với đồ đồng Trung Hoa thì thấy ngay chiếc lịch này không khác chiếc lịch Bá Củ thời Tây Chu tìm thấy ở tận Bắc Kinh là bao. Hoa văn hoàn toàn giống. Chỉ khác biệt ở vài chi tiết như phần nắp.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Lich%20Ba%20Cu
    Lịch đồng ở Hà Nội


    Lịch Bá Củ có chữ được coi là một trong những bằng chứng về thời Tây Chu ở Bắc Kinh (trích sách Đồ đồng Trung Quốc). Làm thế nào mà chiếc lịch như vậy lại có ở Việt Nam? Nhà Tây Chu nằm ở “Bắc Kinh” hay Việt Nam?

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Nghien
    Một đồ vật khác là loại nghiễn, đồ đựng nấu thức ăn ba chân với 2 phần trên dưới tách biệt. Chiếc nghiễn tìm thấy ở Giang Tây (Tân Can) có niên đại tới tận thời Thương (cách đây trên 3000 năm) đã là lạ vì đồ đồng Thương lại gặp ở Nam Dương Tử. Nhưng những chiếc nghiễn tương tự lại cũng có ở Việt Nam. Bảo tàng cổ vật Hoàng Long ở Thanh Hóa có sưu tầm một chiếc nghiễn ba chân thời kỳ này. Khác biệt là phần chân nghiễn thay vì các mặt thú “thao thiết” thì chiếc nghiễn ở Thanh Hóa lại thay bằng đầu voi, có ngà có tai đầy đủ.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào 0Nghien
    Chiếc nghiễn ở Bảo tàng Hoàng Long


    Niên đại xác định trên hình cho chiếc nghiễn này cần lùi lại thêm 1000 năm nữa, tức là vào thời cuối Thương đầu Chu. Cho dù đây là đồ "Hán Việt", nhưng không có nghĩa là phải đợi tới thời Hán (sau Công nguyên) thì mới có đồ đồng ở Việt Nam.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Giam%20Tang%20At%20Hau

    Muộn hơn, đồ đồng thời Chiến Quốc như chiếc giám của Tăng Ất Hầu tìm thấy ở Hồ Bắc lại có một hiện vật giống y hệt gặp ở Việt Nam. Giám là đồ đựng nước hay đựng rượu lạnh kích thước tương đối lớn, đôi khi có thể dùng để soi gương. Giám Tăng Ất Hầu được trang trí vô cùng cầu kỳ, tinh xảo, thể hiện trình độ đúc đồng rất cao của thời kỳ này.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Giam
    Chiếc giám đồng ở Hà Nội


    Trong những đồ vật thời Thương Chu bắt gặp ở Việt Nam thì có thể nói tới bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến, với chiếc ấm hình con vẹt, ấm vuông hình rồng, bộ chuông đồng … Ông Dương Phú Hiến hơi quá lời khi nói những đồ này có niên đại 5.000 năm tuổi (?!). Nhưng rất có thể chúng cũng trên 2000 năm tuổi rồi. Chiếc ấm vuông hình rồng này trang trí hoa văn khá gần với chiếc giám ở trên, lại còn có kim văn thì niên đại thuộc cỡ thời Chiến Quốc (475 – 221 TCN)

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Do-co-trieu-USD-giaoduc.net.vn%20%289%29
    Ấm vuông của trong bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến (Ảnh Internet)


    Tản mát trong dân gian, trong các hàng đồ cũ đôi khi cũng có thể thấy những đồ đồng của văn hóa “Hán Việt” tương tự. Như đôi bình đồng cổ này niên đại hẳn cũng vào thời Tây Chu được bày bán ở Hà Nội.

    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Binh

    Thực ra chẳng có văn hóa “Hán Việt” nào cả. Đúng thì phải gọi là văn hóa Hoa Việt. Nhà Chu tiếp nối nhà Thương, Tây Chu đóng kinh đô ở Vân Nam, Đông Chu ở Hà Nội ngày nay nên những hiện vật thời Thương Chu có thể tìm thấy rải rác khắp nơi tại khu vực Lào - Việt. Đất của thiên tử Chu thì hiển nhiên phải có đồ vật của văn hóa Trung Hoa thời kỳ này ở đây. Chơi đồ đồng Thương Chu không cần phải sang Trung Quốc làm gì, cứ sang Lào và đến Việt Nam, cái gì cũng có...

    Sponsored content


    Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào Empty Re: Đồ đồng thời Thương Chu ở Lào

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 26/4/2024, 10:56 pm