Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Viết tiếp về nước và vua Đại Việt - Nam Hán . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Viết tiếp về nước và vua Đại Việt - Nam Hán . Flags_1



    Viết tiếp về nước và vua Đại Việt - Nam Hán .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Viết tiếp về nước và vua Đại Việt - Nam Hán . Empty Viết tiếp về nước và vua Đại Việt - Nam Hán .

    Bài gửi by Admin 3/12/2012, 4:54 pm

    Viết tiếp về nước và vua Đại Việt - Nam Hán .

    1– Lưu Sưởng Ông vua thất quốc :

    Lưu Sưởng là con trưởng của Nam Hán Trung Tông Lưu Thịnh. Ông còn có tên khác là Lưu Kế Hưng .

    Năm 958, khi ông 16 tuổi thì vua cha Hán Trung Tông qua đời. Lưu Sưởng lên kế vị , sử Tàu gọi ông là Nam Hán hậu chủ .

    Tính khí của Nam hán hậu chủ dưới ngòi bút của sử quan Trung quốc :

    - Quái gở :

    Ông cho rằng các đại thần thê thiếp cả đống thì chỉ chăm lo cho nhà mình là chính còn hơi sức đâu mà phụng sự quốc gia , tận tâm tận lực với nhà vua vì vậy chỉ có ai ‘hoạn’ rồi mới đáng tin , thời Lưu Sưởng số người chịu ‘hoạn’ để làm quan có đến vài ngàn .

    - Mê tín .

    Lưu Sưởng rất sùng Đạo giáo và tin đồng bóng , ông cho đúc tượng mình để ở các đạo quạn và thường cùng các phi tần đến đấy...cầu sự trường sinh bất lão .

    - Trác táng .

    Lưu Sưởng ngày đêm hưởng lạc, đặc biệt rất thích xem ‘sex sống’ , mê gái da trắng ...., Các cung nữ được vua yêu quý đều có chức tước và áo mũ như quan lại .

    - Xa xỉ .

    Để tăng sự hưởng lạc, Lưu Sưởng sai xây điện Vạn Chính rất xa hoa tốn kém, bắt dân lặn xuống biển mò ngọc trai và lên núi tìm đá vân mẫu để trang trí cung điện. Ngoài ra Ông rất thích ‘du lịch’ bắt dân xây cung thất và sửa sang đường xá khắp nơi ...người dân lao dịch nặng nề tiếng oán than vang đến trời xanh ...

    - Tàn ác .

    Ông giết hết các anh em mình để ngăn chặn nguy cơ bị cướp ngôi , nghi ngờ quan nào là thiết tiệc mời rượu ...uống xong là an tâm về chầu tiên tổ ..., Lưu Sưởng còn đặt ra nhiều hình phạt tàn khốc như thiêu, dóc thịt, chặt khúc, bắt phạm nhân đánh nhau với hổ, voi. ..để coi chơi , thật ông ta không còn nhân tính ác tới nỗi qủy cũng chịu thua ...

    Chính vì sự xấu xa cùng cực như thế nên mất nước là chuyện không thể tránh .

    2- Tống đánh chiếm Nam Hán .

    Năm 960, nhà Tống lên thay nhà Hậu Chu. Tống Thái Tổ lần lượt chinh phục các nước phía nam, Trước nguy cơ ngoại xâm có người khuyên Lưu Sưởng đầu phục tiến cống nhà Tống nhưng Lưu Sưởng không nghe theo mà còn làm ngược lại .

    Năm 964 ‘liều lĩnh’ mang quân định đánh chiếm Đàm Châu (Trường sa) của nước Tống nhưng bị tướng Tống là Phan Mỹ đánh bại, để trả thù tháng 9 năm đó, Phan Mỹ mang quân đến đánh Sầm Châu (Huyện Sâm, Hồ Nam) của Nam Hán , tướng Nam Hán giữ Sầm Châu là Túc Nhan Hôn và thứ sử Lục Quang Đồ đều anh dũng chết theo thành . Lưu Sưởng thấy thế hạ lệnh mang quân thủy tới Quang Khẩu để nhất quyết đối đầu khiến tướng Tống là Phan Mỹ phải tạm ngưng chiến ...

    Năm 970, Lưu Sưởng lại 1 lần nữa cả gan mang quân sang đánh Đạo châu (Huyện Đạo, Hồ Nam) của nhà Tống.

    Thứ sử Đạo châu là Cương Kế Huân tâu lên Tống Thái Tổ xin cất đại quân trừng trị Nam Hán nhưng vua Tống có ý muốn chiếm Nam Hán mà không cần động binh nên đã thông qua vua nước Nam Đường đã thần phục mình là Hậu Chủ Lý Dực 2 lần viết thư khuyên Lưu Sưởng thần phục nước Tống .

    Lần thứ 2 ông vua Nam Hán ngoan cố viết thư trả lời với lời lẽ kiêu ngạo và bắt giam luôn sứ giả Nam Đường đến đưa thư.

    Biết rằng Lưu Sưởng không khuất phục Tống thái tổ khởi đại binh đánh Nam Hán.

    Năm 970 cử Phan Mỹ làm đại tướng điều động các châu quận tập hợp binh mã chia quân làm 4 đạo tiến đánh Nam Hán ,Quân Tống liên tiếp thắng trận đất đai Nam Hán bị nuốt dần .

    Quan quân Nam Hán chống cự kịch liệt , có trận dùng cả voi chiến nhưng liên tiếp thua trận , nhiều tướng lãnh liều thân chết trên sa trường ...

    Lưu Sưởng thấy nguy cấp quá đã muốn đầu hàng, nhưng đại thần Lý Thác kịch liệt phản đối nên ông đành cho đào hào đắp lũy cố thủ Quảng châu.

    Tháng giêng năm 971 tình thế rơi vào tuyệt vọng ... Lưu Sưởng gian trá một mặt sai sứ cầu hòa, mặt khác chuẩn bị bỏ trốn , đưa vàng bạc châu báu chất lên 10 chiếc thuyền nhưng vua và Hoàng gia chưa kịp xuống thuyền thì hoạn quan và cấm quân đã vội vã dong buồm ra khơi , Không còn cách nào khác Lưu Sưởng đành quay trở về cung làm biểu xin hàng sai sứ đem đến chỗ Phan Mỹ. Nhưng sứ giả đi ...mãi không về ... tưởng rằng vua Tống không chấp nhận nên đàng nào cũng chết liều mạng ... ra lệnh tấn công quân Tống , các đại tướng Thực đình Hiểu và Sùng nhạc đều tử trận .Tướng Tống Phan Mỹ lợi dụng hướng gío dùng hỏa công đốt trại Nam Hán , quân Nam Hán đại bại .

    Khi biết không thể giữ được kinh thành nữa Lưu Sưởng sai đốt hết cung điện và kho tàng không để lọt vào tay quân Tống , Thành Quảng châu chìm trong biển lửa .

    Tàn cuộc chiến ...Lưu Sưởng cùng hơn 100 tông thất và các quan bị Phan Mỹ bắt giải về Biện Kinh.

    Lưu Sưởng trong thân phận tù nhân đã hèn hạ dập đầu trước vua Tống đổ hết ‘tội lỗi’ cho người khác :

    ... “Bọn Trừng Khu là bề tôi cũ. Thần không được tự quyết việc gì. Khi còn ở nước, thần là bề tôi, Trừng Khu là quân chủ !” ...

    Vua Tống bèn sai mang Cung Trừng Khu và Lý Thác ra chém còn Lưu Sưởng được phong chức ‘Hữu thiên ngưu vệ đại tướng quân’ , tước Ân Xá hầu, vua Tống còn ban cho tiền và 16 chum châu ngọc , với sự hậu đãi của vua Tống , Lưu Sưởng tiếp tục ăn chơi thoải mái tới lúc chết ...

    Dưới ngòi bút của sử quan Trung quốc thì Nam Hán hậu chủ chỉ là tên vô lại , bao nhiêu điều xấu xa vua chúa trên đời này có thì Lưu Sưởng đủ cả và đặc biệt có cả những thứ xấu xa chưa vua nào từng có ...

    3 – Có 1 Đại Việt – Nam Hán ...khác .

    Tống thái tổ là bậc minh quân toàn đức toàn tài và dĩ nhiên Nam Hán hậu chủ là tên toàn... ‘thất’ đức và chẳng tài cán gì , tóm lại chỉ là tên vô lại cứng đầu ......đấy là điều dĩ nhiên dưới ngòi bút của đám sử quan Tống quốc ...cái lưỡi không xương mà ... sự thực có phải như thế không ?.

    Đại Việt – Nam Hán nhìn với góc nhìn khác .

    Sử gia Trung quốc đã cố tình ‘lờ tịt’ 1 số điểm cốt lõi là căn cứ xác định bản sắc dân tộc của nước Đại Việt – Nam Hán .

    Lưu Khiêm là cha Lưu Ẩn và Lưu Nham nhờ công trạng chống lại loạn quân Hoàng Sào mà được phong chức thứ sử Phong châu thời Đường .

    Như thế rõ ràng Lưu Khiêm là người địa phương không phải quan bổ từ trung ương về . Ông là người Phong châu và làm quan cai quản Phong châu ..., Phong châu là đất gốc của tổ tiên người Việt nam từ thời vua Hùng ... “50 con theo mẹ lên núi tôn người con cả lên làm vua gọi là Hùng vương đóng đô ở Phong châu ...” .

    Phong châu là đất truyền thống của lịch sử Việt ....Bà Trưng quê ở châu Phong (Việt nam quốc sử diễn ca ) ..., lịch sử Trung đại ...sử dân gian viết về nhà nước của Bố cái đại vương .... ‘Phong thành phủ lỵ thái Nam bang’..

    Tóm lại : Phong châu là đất Giao chỉ ; đất Ngàn năm lịch sử của người Việt nam .

    Lưu Khiêm là người Giao chỉ thì con ông Lưu Ẩn và Lưu Nham đương nhiên cũng là người Giao chỉ , Lưu Khiêm mất thì Lưu Ẩn kế vị làm quan cai qủan Phong châu ...nhân lúc thiên hạ loạn lạc Lưu Ẩn đem quân chiếm trọn làm chủ cả vùng Lĩnh Nam tức bắc và bắc trung Việt cộng với Quảng Đông Quảng Tây .

    Lịch sử viết như thế thì rõ ràng Giao chỉ là đất gốc của nhà họ Lưu , Quảng Đông Quảng tây là phần mở rộng ; dù cho Lưu Nham khi lập quốc định đô ở Quảng Châu thì Giao chỉ vẫn là đất gốc của nước Đại Việt .

    Sử Trung quốc viết Lưu Ẩn là người Thượng Sái ...., ở đây cái đuôi lưu manh tráo trở lòi ra ...

    Thượng Sái thiết Thái ...thì ra bố con họ Lưu là người Thái ..., trong ngành nhân chủng tên gọi Thái dùng chỉ chung cả nhóm người Thái và Tày - Nùng .v.v.

    Xin nhắc người Việt nam không chỉ có người Kinh mà có tới mấy chục sắc tộc ...Bách Việt cơ mà ...

    Thế mà sử Tàu lật ngược viết ...họ Lưu là người Thượng Sái mãi Hà nam sơn đông ở đâu đâu bên Tàu ...lập quốc lên ngôi ở Phiên ngung – Quảng châu rồi mới sai Lý khắc chính đem quân đánh chiếm Giao chỉ ...thực đúng là dòng sử ... ‘cắm đầu xuống đất chổng mông lên trời’ ...

    Trang WIKI trên Internet đã có chú thích bài viết về vua Nam Hán ...chỉ ra những tên vua Nam Hán .

    Lưu Nghiễm 劉龑.

    Lưu Cung 劉龔

    Lưu Phần 劉玢

    Đều là những chữ ‘tự chế’ ....Không hề có trong từ điển Hán .

    Còn Lưu Sưởng 劉鋹 thì chính ra phải đọc là Lưu Trang hay Chang .

    Bạn nghĩ sao khi quốc hiệu 1 nước viết bằng chính văn tự nước đó lại là từ không có nghĩa ?...chỉ biết coi là tên riêng đặt ra để gọi thế thôi ...oái oăm đấy lại chính là trường hợp của Hán quốc ....trong Hán văn thì từ Hán chẳng nghĩa ngọn gì thế mới ‘ngộ’ chứ ...,Có nhiều người nói ngược ...vì khởi nghiệp nơi thượng nguồn sông Hán nên tên triều đại do Lưu Bang lập ra mới gọi là triều Hán ...; điều này có vẻ hợp lý vì bản thân chữ Hán - 漢 có 3 chấm thuỷ xác định đấy là tên con sông ...nhưng ngay trong khi đang chiến đấu chống Tần tức chưa lập quốc thì Lưu Bang và Hạng Vũ đã được gọi là Hán vương - Sở vương rồi , cuộc chiến hậu Tần được lịch sử gọi là cuộc “Hán – Sở tranh hùng” như thế rõ ràng từ Hán đã có trước khi Lưu Bang lập Hán quốc ...vậy lý gỉai sao đây ???... chuyện nước Hán – sông Hán rơi vào trường hợp luẩn quẩn y như kiểu con gà và cái trứng bên nào có trước vậy ...

    Thực ra ...Tên gọi Hán vương - Sở vương chỉ là những tên người viết sử đặt về sau vì Lưu Bang thắng Hạng Vũ nên là Hên – Hơn – Hưng vương còn Hạng Vũ thua cuộc nên gọi là Sui – Thua – Suy vương .
    Con sông chảy qua đất ban đầu lập quốc của Hưng vương – Hưng đức lang gọi là Hưng giang là hợp lý ...ngược lại thì trước khi cuộc đối đầu Lưu Bang – Hạng Vũ ...có ‘kết qủa’ nào đã biết ai thắng ai thua đâu mà có sông Hơn – sông thua ? .

    Lịch sử Trung hoa không có Hán vương chỉ có Hưng vương – Hơn vương nên Trung Hoa không hề có sông Hán chỉ có Hưng giang mà thôi . Hưng là từ đã chép trong Hùng vương thập bát chi thế truyền ... Lý Bôn – Lưu Bang chính là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang (đức = đế , lang = vương → thừa 1 chữ) , Trịnh chỉ đất Nam Trịnh nơi Lưu Bang tập kết quân và dân theo mình ngay sau khi được Hạng Vũ phân cho ...

    Ai đó đã cố ý mập mờ đánh lận con đen ...thay Hưng – Hơn bằng Hãn nghĩa là chúa trong tiếng Mông cổ để biến lịch sử người họ Hùng từ Lý Bôn – Lưu Bang trở về trước thành ra lịch sử của các Hãn chủng Mongoloid .

    Tên Hán đang dùng trong Hán nhân Hán tộc Hán quốc Hán văn Hán tự ...chỉ là 1 từ phiên âm tiếng nước ngoài gốc ở Hãn – Khan tiếng Mông cổ mà ra , Hãn là chúa , Hãn quốc là nước của Hãn ...như thế Hán chẳng dính gì đến Hưng – Hơn của Trung hoa cả .

    Gốc Hán đã như thế nay ...Tới nước Nam Hán này lại thêm ...3 ông vua người Hán mà tên không có trong tự điển chữ Hán ; thực không thể nào hiểu nổi ...; vì trình độ hạn chế người viết không thể xác định đấy là chữ viết của dân tộc nào , Nôm Việt hay Nôm Tày? ...nhưng có thể cả quyết 3 ông vua này không phải người Hán ...sử sách đã xác nhận qua phép phiên thiết Hán văn họ là người sắc tộc Thái chứ không phải là người Tàu gốc ở Thượng Sái ...như sách Tàu xưa nay cố ý mập mờ đánh lận con đen ...

    Trường hợp vua Lưu Trang – Lưu kế Hưng thì Thực ra ông ta được gọi là Lang Lưu kế Hưng , lang là từ Việt cổ mà ngày nay người Thái người Mường ở Việt nam vẫn còn dùng để chỉ bậc thủ lãnh , đồng nghĩa với vương với chúa ; Lưu Trang thiết Lang ...thì ra Nam Hán không hề có ông vua Lưu Trang còn gọi là Lưu kế Hưng mà chỉ có Lang hay vương tên là Lưu kế Hưng .

    Lưu kế Hưng cũng chỉ là Chức hiệu không phải là họ tên . Lưu kế Hưng nghĩa là người họ Lưu nối tiếp sự nghiệp của Hưng đế ...mà Hưng đế là ai thì sử Tàu không thể nhìn ra được vì họ đã bẻ cong ...Hưng đế thành Hán đế đồng nhất với Khả – hãn = Khan tức chúa ‘hung hãn’ mất rồi , chỉ khi tìm trong Hùng vương thập bát chi thế truyền mới có thể nhận biết chính là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang ; xin nói thêm xét theo Dịch tượng thì người Giao chỉ xứ nóng không có họ Lưu ; Liêu và Lưu là biến âm của ‘Lu’ phản nghĩa của ‘tỏ’, trong đồ hình Dịch học thì hướng Bắc ngày nay được tượng trưng bởi các dịch tượng : màu đen - mờ tối - lạnh căm , là huyền thiên , là quẻ Cấn tức núi ‘non’ , là hướng của dân đen phía mà vua ‘nom’ về khi thiết triều ....

    So với Trung quốc thì Giao chỉ ở hướng Xích đạo nóng bức nên người ở đây mang họ Lửa biến âm thành họ Lý và Lê tuyệt đối không có họ Lưu người Liêu .

    Dòng dõi vua Đại Việt – Đại Hưng Chỉ có Lý Khiêm Lý Ẩn Lý Nhâm và sau cùng là Đại Hưng hậu chủ được gọi là Lang tức vua : Lý kế Hưng chứ không hề có ông vua nào họ Lưu , tên nước Nam Hán chỉ là trò phù thủy chữ nghĩa mà thôi .

    Tới đây tưởng đã rõ ...Lưu Xưởng thực ra là vị Lang người Thái họ Lý được coi là người kế tục sự nghiệp Hùng Trịnh vương - Hưng đức lang Lý Bôn – Lưu Bang xưa , xin đừng quên ...Lưu Bang cũng là người đất Phong nên bố con Lý Khiêm thuộc dòng dõi Lý Bôn là điều hoàn toàn có thể .

    Về tính cách của lang Lý Kế Hưng thì những điểm sử tàu gọi là hoang dâm xa xì thấy cũng chẳng có gì đặc biệt đáng nói so với lũ vua chúa Trung quốc xưa duy có điều rất đáng xem xét là sự cứng đầu cứng cổ coi trời bằng vung của nhân vật này ...

    Tống thái tổ đã không muốn chiến tranh ...e ... nhân dân 2 nước Tống - Hưng khổ sở !!! , đôi ba lần bắn tin để vua Nam Hán tự nguyện giao nộp giang sơn cho nước Tống ...nhưng gặp phải tên vua u mê ...điếc không sợ súng ... cả gan đem quân toan đánh chiếm đất đai của đấng con trời ..., tội lỗi như thế thì làm sao còn có thể ‘tha’ được buộc lòng phải ‘thuận thiên thừa vận’ mà ‘nuốt’ nước của hắn .

    Có điều rất khó hiểu ...tại sao sử Tàu lại gọi tướng nhà Tống tổng chỉ huy việc xâm lăng đánh chiếm nước Nam Hán là Phan Mỹ vì :

    Phan mỹ thiết phỉ ; phỉ tức ...thằng đầu trộm đuôi cướp ...không lẽ sử quan viết điều này trong Hán sử là người Việt đã cố ý xỏ lá dùng chữ nghĩa chửi ngầm quan quân nhà Tống ?.

    Diễn tiến cuộc chiến chiếm Nam Hán toàn chuyện tức cười cứ như trò trẻ con ...Vua Nam Hán ôm tài sản quốc gia định chuồn ....nào ngờ bị tay chân bộ hạ phổng tay trên chở vàng trốn mất quẳng vua ở lại ....không còn cách nào khác vua đành phải sống chết đánh quân xâm lược giữ lấy kinh đô ..., tên vua xảo trá này còn chơi trò ...trá hàng để đám quân xâm lược mất cảnh giác rồi bất ngờ xua quân tấn công quân ‘nhà giời’ ...nhưng ‘thiên bất dung gian’...nên thất bại thảm hại ...

    Xét dưới góc nhìn khác với quan điểm của sử quan Tàu thì :

    Những chuyện xa hoa dâm dật tàn ác làm khổ dân thì ‘biết có biết không’ , viết sao chả được ai có thể chứng nhận đúng sai ?. Nhưng việc quyết giữ giang sơn không ươn hèn cúi đầu hàng phục nước Tống là điều thấy rõ , phải chăng chính vì như thế mà bao nhiêu cái ác điều xấu được trút lên đầu ông ta ...?.

    Ý đồ của Lang Lý kế Hưng chuyển tài sản quốc gia đến nơi khác hy vọng dùng làm phương tiện để kháng chiến phục quốc về sau là điều thấy rõ .

    Đốt cung điện thành quách kết tinh mồ hôi của nhân dân đại Hưng để không lọt vào tay kẻ thù kể cũng là hành động sáng suốt và dứt khoát , tiếc là ý đồ ‘tiêu thổ kháng chiến’ chỉ mới thực hiện được phần đầu ...

    Việc ông vua mất nước hèn hạ đổ tội cho bề tôi để vua Tống ‘trảm’ họ cho thấy ....sao vua Tống ngu đến thế ...chuyện như vậy mà cũng tin sao ?.

    Nói thực ; nếu lang Lý kế Hưng mà xấu xa hèn mạt như sử sách Tàu viết thì chẳng có ông tướng Nam Hán nào dại dột xả thân hy sinh nơi chiến trường ...

    Và qủa đúng với ý nguyện của ông vua sau cùng triều Lý phía Đông , triều Lý phía Tây với Đinh tiên hoàng – Lý công Uẩn và các vua kế nghiệp đã tiếp nối quốc thống Đại Việt- Đại Hưng một cách xứng đáng , quân dân nhà Lý phía Tây cả Thái lẫn Kinh đoàn kết 1 lòng đã nhiều phen phát động chiến tranh đánh Tống nhằm khôi phục giang sơn nhưng cơ trời vận nước đành chịu ...; nhưng dù sao thì công sức và sự hy sinh họ cũng khiến giữ vững được nửa đất đai Đại Việt – Đại Hưng phía Tây bẻ gãy hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nô dịch của giặc Tống nên nước ‘ta’ mới còn đến ngày hôm nay .

    Không có việc Nam Hán xâm chiếm Giao chỉ thì làm gì có khởi nghĩa Dương đình Nghệ và cũng chẳng thể có Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ...., Làm gì có nước Nam Hán ; Đại Việt –Đại Hưng chính là nước ta không lẽ ta chiến thắng ta...Lịch sử Việt nam phải viết lại thôi .

      Hôm nay: 27/4/2024, 3:34 am