Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Viết tiếp về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Viết tiếp về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi Flags_1



    Viết tiếp về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Viết tiếp về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi Empty Viết tiếp về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi

    Bài gửi by Admin 8/11/2012, 9:58 am

    Viết tiếp về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi .

    nguồn http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/995792/index

    Tóm tắt lại những phát hiện lịch sử mới về thời mở đầu độc lập của nước Đại Việt, cũng là thời gian nguyên tổ họ Hồ - Hồ Hưng Dật sang làm thái thú ở Châu Diễn:
    - Năm 907 Lưu Ẩn tiếp nối sự nghiệp của cha là Lưu Khiêm nhận chức Tĩnh Hải Thanh Hải tiết độ sứ, được nhà Lương phong là Nam Hải Vương. Lưu Ẩn chính là Trung chủ Khúc Thừa Hạo. Khúc Thừa Hạo theo sử sách chép cũng nhận chức Tĩnh Hải tiết độ sứ thay cha Khúc Thừa Dụ vào năm 907.
    - Năm 917 Lưu Cung, tiếp nghiệp anh Lưu Ẩn, xưng đế ở Phiên Ngung, lập nước Đại Việt. Lưu Cung là Hậu chủ Khúc Thừa Mỹ, người cũng thay anh Khúc Thừa Hạo nhận chức Tĩnh Hải tiết độ sứ năm 917. Lưu Cung, chính xác phải là Lý Cung, là người Việt ở đất Hồng Châu, đã lập nên nước Đại Việt đầu tiên trong lịch sử.
    - Nước Đại Việt từ khi Lưu Cung thành lập ở Quảng Đông, sau này đổi thành Đại Hưng, bị sử Tàu chép thành Đại Hán hay Nam Hán, tồn tại tới Lưu Sưởng (958 – 971) thì bị nhà Tống chiếm. Trong các văn thư của nhà Tống với các triều Đinh Lê việc này được gọi là “thống nhất Lĩnh Nam”.
    - Nhưng Lĩnh Nam chưa “thống nhất”. Khoảng năm 968, trước khi triều đình Lưu Sưởng hàng Tống, thủ lĩnh phần Tĩnh Hải quân là Đinh Bộ Lĩnh, con của thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ, lập một chính quyền riêng ở Hoa Lư. Chức thứ sử (không phải thái thú) của Đinh Công Trứ cho thấy ông ta không phải nắm quyền một châu nhỏ mà là cả vùng đất phía Tây (Đinh Bộ) của nước Đại Hưng. Đinh Bộ Lĩnh chính là Lý Thái Tổ, người khởi đầu nhà Lý ở nước ta.
    - Năm 980 Lê Hoàn hay vua Lê, thay Đinh Bộ Lĩnh – Lý Công Uẩn lên ngôi. Lê Hoàn là vị vua Lý thứ hai Lý Thái Tông, ẩn họ Lê. Hai vị vua Lý đầu tiên hay hai nhà Đinh Lê đóng đô ở Hoa Lư.
    - Năm 1010 vị vua Lý thứ ba là Lý Thánh Tông vứt hết tước phong của nhà Tống, chính thức lấy lại họ Lý của Đại Hưng Lý Cung, công khai đặt tên nước là Đại Việt, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, truy phong cho cha và ông mình là Thái Tổ và Thái Tông. Triều Lý bát đế thực sự bắt đầu từ đây.

    Hồ Nguyên Trừng người Phúc Kiến – Chiết Giang, đỗ trạng nguyên dưới thời Hán, không phải là Bắc Hán mà là Nam Hán, hay là nước Đại Hưng của họ Lý. Là trạng nguyên của nước Đại Hưng nên Hồ Nguyên Trừng đã được giao một trọng trách, làm quan thái thú Châu Diễn, điều này hoàn toàn hợp lý.

    Căn cứ việc Hồ Nguyên Trừng sau đó có tham gia vào thời kỳ Đinh Bộ Lĩnh thì có thể đoán định Hồ Nguyên Trừng đỗ trạng nguyên dưới triều vua Đại Hưng cuối cùng là Lưu Sưởng, tức là khoảng những năm 960.

    Theo Hồ Tông thế phả thì không rõ vì lý do gì thái thú Hồ Nguyên Trừng lại chán ngán cảnh quan trường, từ quan, về lập hương ở Bào Đột, nay là Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An. Mặc dù đã từ quan nhưng “uy tín và thế lực của ông ngày càng mở rộng ra các hương chung quanh, được nhân dân quý trọng và tôn làm trại chủ”.

    Lý do Hồ Nguyên Trừng từ quan có thể là do sự thối nát của chính quyền Lưu Sưởng, mà việc mất nước vào tay nhà Tống đã được nhìn thấy trước.

    Tiếp theo vào thời Đinh Bộ Lĩnh nổi lên có Hào trưởng trong châu đến gặp ông Hồ Hưng Dật thăm dò ý kiến: “Trong châu Diễn ta, tôi nhận thấy tôn ông được mọi người kính yêu và mến phục, sao dịp này tôn ông không đứng ra cứu dân giúp đời một phen?
    Hồ Hưng Dật chân thành nói rõ chính kiến của mình “Người xưa có câu: Một tướng thành công hàng vạn xương cốt người khác phải khô héo. Kinh thư còn ghi: Lửa bốc cháy núi Côn Cương, ngọc đá đều bị đốt cháy hết cả. Tôi luôn luôn nhận rõ dân là gốc của mọi thời đại. Vạn đại vi dân, đó là điều tôi mong muốn dặn lại con cháu”.

    “Chính kiến” của Hồ Hưng Dật xem ra … không hiểu thế nào: theo hay chống Đinh Bộ Lĩnh? Phả tộc khác nhau chép cũng không rõ, Hồ Hưng Dật có theo Đinh Bộ Lĩnh hay không. Có lẽ Hồ Hưng Dật đã không theo nhưng cũng không chống, không cùng Đinh Bộ Lĩnh lập triều đình mới, nhưng cũng không tự làm một “sứ quân”, mà ở riêng một vùng Châu Diễn, không động tới ai để tránh “ngọc đá đều bị đốt cháy”. Nhưng sự việc xảy ra tiếp theo lại không như mong muốn, “đá” không cháy nhưng “ngọc” thì có lẽ là có.

    Xem lại lịch sử thời Lý Thái Tổ (nay đã biết chính là Đinh Bộ Lĩnh) thì có chuyện năm thứ 3 sau khi lên ngôi Lý Thái Tổ đã thân chinh đi dẹp loạn ở Châu Diễn (Đại Việt sử ký toàn thư):
    Khi về đến Vũng Biện gặp lúc trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội, vua đốt hương khấn trời rằng: "Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét". Khấn xong, gió sấm đều yên lặng.

    Chuyện đánh dẹp này cũng chẳng thấy ghi rõ được thua thế nào. Thay vào đó vua Lý lại có vẻ phải hối lỗi, vì đã “giết oan kẻ trung hiếu, hại lầm kẻ hiền lương”, khiến trời đất nổi giận. “Kẻ trung hiếu, hiền lương” ở Diễn Châu khi đó còn ai khác ngoài trạng nguyên thái thú Hồ Hưng Dật? Vào thời điểm đó thế lực mạnh nhất ở Diễn Châu có thể chống lại triều đình còn ai ngoài nhà họ Hồ?

    Vũng Biện nơi Đinh Bộ Lĩnh – Lý Thái Tổ gặp bão nằm ngay cạnh làng Quỳnh Đôi, là biên giới phía Bắc của Châu Diễn, giáp Châu Ái (Thanh Hóa).





    Viết tiếp về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi CuaCon
    Bãi biển ở cửa Cờn - Quỳnh Lưu. Phía Bắc là Biện Sơn. Phía Nam là Quỳnh Bảng
    Đại Nam quốc sử diễn ca cũng nói tới chuyện Lý Thái Tổ đánh dẹp châu Ái và châu Diễn:


    Cử Long sấm dậy binh uy
    Diễn Châu gió động tinh kỳ thân chinh
    Biện loan gặp lúc hối minh
    Hương nguyền cảm cách, sóng kình cũng êm.
    Cử Long là đất Man ở Thanh Hóa (Cẩm Thủy), nổi loạn từ đời Tiền Lê, Lê Hoàn cũng từng thân chinh đi dẹp mà không xong.
    Biện loan là vũng Biện, gần Quỳnh Đôi.

    Có thể thấy khi Lý Thái Tổ nổi lên lập triều đình ở Đinh Bộ Tĩnh Hải quân thì vùng Thanh Nghệ đã tỏ ra không phục tùng. Khi kiến quốc Đinh Bộ Lĩnh – Lý Thái Tổ đã không dễ dàng gì để có thể thu phục được lòng dân những vùng này.

    Câu đối ở đền thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi:
    Cổ nguyệt môn cao, hệ xuất thần minh Ngu đế trụ
    Bảng sơn địa thắng, thế truyền thi lễ Khổng sư tông.


    Dịch:
    Cửa cao trăng Hồ, sinh ra dòng dõi anh minh đế Ngu Thuấn
    Đất lành núi Bảng, các đời truyền lễ nghĩa thầy Khổng Khâu.


    Vế đối đầu nói về dòng dõi Ngu Thuấn của họ Hồ đã bàn
    trong bài trước. Vế đối sau có địa danh “Bảng Sơn”, là “địa thắng” của họ Hồ nhưng ngay chính người họ Hồ ngày nay cũng chưa xác định được núi Bảng này nằm ở đâu.

    “Bảng Sơn” hay Vũng Bảng là vùng biển Quỳnh Bảng, nằm giáp với đảo Biện Sơn. Tên gọi khác của Biện Sơn ở Thanh Hóa là Bạng Sơn. Điều này cho thấy Bạng Sơn hay Bảng Sơn là một, chỉ là Thanh Hóa và Nghệ An gọi lệch giọng mà thôi. Hòn đảo Biện Sơn, nơi Lý Thái Tổ phải dừng thuyền khi đánh Diễn Châu, chính là núi Bảng – thắng địa của dòng họ Hồ Quỳnh Đôi.

    Viết tiếp về Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi Quynhd10


    Bản đồ khu vực Quỳnh Đôi - Biện Sơn
    Sự lưỡng lự trong phát biểu của Hồ Hưng Dật đối với sự nổi lên của Đinh Bộ Lĩnh cũng như sự tạ lỗi với trời biển của Lý Thái Tổ tại Bảng Sơn – Biện Sơn sau khi đánh Diễn Châu cho thấy 2 sự kiện này có liên quan trực tiếp tới nhau. Có thể Hồ Hưng Dật chính là người “trung hiếu hiền lương” đã bị Lý Thái Tổ đánh dẹp trong cuộc chinh phạt Diễn Châu năm thứ 3 sau khi lên ngôi. Không rõ diễn biến cụ thể ra sao nhưng sau đó họ Hồ ở Châu Diễn đã thần phục nhà Lý và được hậu đãi với việc một Tuấn kiệt họ Hồ lấy công chúa Lý Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Kết cục không rõ “thắng bại” trong cuộc chinh phạt châu Diễn của Lý Thái Tổ phần nào cho thấy vùng này đã được thuần phục nhiều hơn là bị đánh dẹp hoàn toàn. Việc gả công chúa cho hào trưởng vùng biên viễn thường để thắt chặt thâm tình với triều đình trung ương. Điều này cho thấy họ Hồ dưới triều Lý vẫn nắm vai trò quan trọng ở châu Diễn. Tiếc là tộc phả họ Hồ bị thất truyền 11 đời, gần 300 năm nên không có thông tin cụ thể gì về con cháu Hồ Hưng Dật dưới triều Lý.

    Sự qui thuận của vùng Châu Diễn, mà chắc chắn con cháu thái thú Hồ Hưng Dật đóng vai trò chủ đạo, có vai trò khá quan trọng đối với nhà Lý vì nó giúp ổn định biên cương phía Nam Đại Việt trong buổi đầu lập quốc. Châu Diễn là nơi tiếp giáp với người … Hồ hay người Hời. Chiến tranh Đại Việt – Chiêm Thành trong giai đoạn tiếp theo luôn là vấn đề nhức nhối của triều Lý, cho thấy tầm quan trọng của vùng đất Hoan Diễn trong sử Đại Việt.

    Không rõ việc Hồ Quý Ly lấy lại họ Hồ liệu có ý muốn nói mình là nguồn gốc từ vùng người Hời không. Câu thơ của danh thần Nguyễn Trãi ở Thần Phù có vẻ muốn ám chỉ điều này (
    Quá Thần Phù hải khẩu):
    Giang sơn như tạc anh hùng thệ
    Thiên địa vô tình sự biến đa
    Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ
    Tứ minh tòng thử tức kình ba.


    Dịch:
    Giang sơn còn đó, đâu anh kiệt
    Trời đất vô tình, biến đổi qua
    Hồ - Việt một nhà nay lại thấy
    Từ đây bốn bể lặng kình ba.

    Họ Hồ ở Quỳnh Đôi là đất người Hời, cũng không quá lạ. Ngay Lê Thái Tổ (Lê Lợi) ở Thanh Hóa còn sinh ra ở làng Chăm. “Hồ Việt một nhà”, “Hồ Việt một thuyền” là mong ước bao đời của hai dân tộc anh em, đôi cành chung gốc, nay đã thành hiện thực từ dưới triều Nguyễn.


      Hôm nay: 26/4/2024, 11:04 pm