Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Đại chủng Australoid với mối liên hệ Mongoloid Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Đại chủng Australoid với mối liên hệ Mongoloid Flags_1



    Đại chủng Australoid với mối liên hệ Mongoloid

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Đại chủng Australoid với mối liên hệ Mongoloid Empty Đại chủng Australoid với mối liên hệ Mongoloid

    Bài gửi by Admin 16/1/2013, 12:24 pm

    Đại chủng Australoid với mối liên hệ Mongoloid

    Phan Châu Hồng - http://phanchauhong.com/lich-su/australoid-voi-mongoloid-viet-nam-va-trung-hoa/

    Trong bài viết “Đại chủng Mongoloid có nguồn gốc phương Nam”, chúng tôi đã có dịp trình bày khá đầy đủ về ý nghĩa đại chủng Mongoloid, cũng như về mối quan hệ giữa Mongoloid phương Nam và Mongoloid phương Bắc. Và cũng qua đó, chúng ta đã thấy những điểm giống và khác nhau ra sao giữa người Việt Nam và người Trung Quốc trong cùng phạm trù đại chủng Mongoloid.

    Tuy nhiên, như chúng ta cũng biết, trên khắp vùng Viễn Đông, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, bên cạnh sự hiện diện của các nhóm dòng dõi thuộc đại chủng Mongoloid, còn có sự hiện diện của các nhóm dòng dõi thuộc đại chủng Australoid.

    Như vậy, trong bài viết này, thiết tưởng chúng ta cũng cần biết thêm về đại chủng Australoid để hiểu rõ hơn về những mối quan hệ giữa hai đại chủng này, đồng thời cũng để biết thêm về hệ quả của những mối quan hệ ấy đã ảnh hưởng với người Việt Nam hoặc với người Trung Quốc ra sao?

    1. Về diện mạo

    Đầu tiên, mở cuốn từ điển Webster’s New Universal Unabridged Dictionary, chúng tôi đọc thấy định nghĩa của tên gọi Australoid như thế này: một phạm trù mô tả gồm chủ yếu các cư dân Úc bản địa và đôi khi gồm những người Papuans, người Melanesians, cũng như nhiều tộc người nhỏ con ở Phi Luật Tân, ở bán đảo Mã Lai, ở quần đảo Andamans, và vài bộ lạc ở miền Trung và miền Nam Ấn Độ, và được gọi là “Negritos”.

    Còn theo nghiên cứu của bác sĩ kiêm nhà di truyền học Stephen Oppenheimer viết trong sách Out of Eden của ông [1], thì ngày nay đi dọc bờ biển Ấn Độ Dương, chúng ta vẫn còn trông thấy những nhóm cư dân bản địa, mà văn hóa và diện mạo của họ khác với những cư dân sống chung quanh; họ có vài NÉT CHUNG VỚI NGƯỜI CHÂU PHI, như tóc quắn và nước da rất đen, và thường được gọi là Australoid, Negroid và Negrito, để phân biệt với các cư dân khác trong khu vực.

    Nếu tính từ Tây sang Đông, nhóm người Hadramaut sống biệt lập ở Yemen được mô tả như là Australoid, và chắc chắn trong DNA của nhóm này có chứa một yếu tố hợp chủng Châu Phi rất gần đây. Kế đến, ở cửa sông Indus và bờ biển Baluchistan của Pakistan, có các nhóm dân tộc Negroid Makrani; nhưng, những dữ kiện di truyền thể và lịch sử cho thấy các nhóm dân tộc Makrani này phần lớn mới hợp chủng với những tộc người Châu Phi trong thời gian gần đây, do việc buôn bán nô lệ; dù vậy, đây không phải là trường hợp của các loại người Negroid khác ở Ấn Độ, như các nhóm Kadar và Paniyan. (tr. 157)

    Cũng có những nhóm người Nam Á bản địa khác, như Korava, Yanadi, Irula, Gadaba, Chenchu Ấn Độ và Vedas Sri Lanka, được gọi là Proto-Australoid; còn các tộc người da đen trên đảo Andamans, cũng như người Semang ở bán đảo Mã Lai và người “Aeta” ở Phi Luật Tân, được gọi là “Negritos”. Trong khi ấy, các nhóm người New Guinea, Bismack Archipelago, Vanuata, và New Caledonia, lại được gọi là Melanesians. (157, 197, & 201)

    Riêng ở phía Nam bán đảo Ấn Độ, cũng có các tộc người Dravidians, với nước da chuyển sang màu đen sậm hơn, tóc cuốn quăn, và mắt lộ tròn. So sánh hình sọ cho thấy, nhóm Tamil thuộc tộc Dravidians này có mối quan hệ gần gũi với nhóm Senoi ở bán đảo Mã Lai – một nhóm người có ĐẶC THÙ DIỆN MẠO TRUNG GIAN giữa người Semang và người Mã Lai Bản địa. (181)

    Mặt khác, cũng có một nhóm người được ghi nhận vừa có mặt trên bán đảo Mã Lai và vừa có mặt ở Đông Dương, và được gọi chung là người Mã Lai Bản Địa, mà diện mạo của nhóm PHẢN ÁNH TÍNH CHẤT TRUNG GIAN giữa các cư dân Semang và Mongoloid. (tr. 158)

    Như vậy, qua 2 dữ kiện mô tả trên – một là nhóm Tamil Dravidians ở Ấn Độ có mối quan hệ với nhóm Senoi ở Mã Lai, và hai là nhóm người Đông Dương và Mã Lai bản địa PHẢN ÁNH DIỆN MẠO TRUNG GIAN giữa các cư dân Semang và Mongoloid – chúng ta cũng nhận thấy quan điểm của Bác sĩ Oppenheimer về núi lửa Toba đã có ảnh hưởng đến quá trình tác tạo nên các yếu tố Mongoloid ban đầu là điều rất khả tín và thuyết phục (xin xem lại bài viết “Đại chủng Mongoloid có nguồn gốc phương Nam).

    2. Về di truyền thể (DNA)

    Nhưng, để có cái nhìn phối kiểm hơn về mặt di truyền thể, Bác sĩ Oppenheimer cũng đã khảo sát mtDNA và nhiễm sắc thể Y của các tộc người Australoid, và đã cho biết những kết quả sau đây:

    Tương tự người bản địa Úc và Tân Guinea, người Pakistan và người bán đảo Nam Arabia cũng có các tần số lưu giữ những loại “gien” gần gũi nhất với người Châu Phi, kế đến là người Châu Âu và Ấn Độ. Còn người Đông Á và Châu Mĩ lưu giữ sự đa dạng Châu Phi rất ít và có nhiều biến đổi nhất. (sđd, tr. 175)

    Chẳng hạn, nhóm cư dân Hadramaut có đến 40% di truyền thể của các dòng dõi di truyền thể mẫu hệ Châu Phi, với một tỉ lệ tần số giữa siêu-thị tộc Nasreen (N) và siêu-thị tộc Manju ( M) là 5:1; dù vậy, chỉ có vài trong các đặc điểm di truyềnthể này liên hệ đến thuỷ tổ Eva của loài người hiện đại đầu tiên rời Châu Phi, còn đa số mới đến từ Châu Phi trong thời gian gần đây. ( tr. 175-6, 180)

    Trong khi ấy, nhóm người da đen Makrani ở cửa sông Indus và dọc bờ biển Baluchistan của Pakistan có một đặc điểm nhiễm sắc thể Y Châu Phi với đặc tính của miền sub-Sahara Châu Phi. Đặc điểm nhiễm sắc thể Y này còn được tìm gặp ở các cư dân miền Nam Pakistan, cũng như ở các cư dân Saudi Arabia và A Rập Thống Nhất Emirates, nhưng với một tỉ lệ thấp hơn; duy nhất ở Iran có tỉ lệ cao hơn. (tr. 176)

    Ở bang Andhra Pradech của miền Đông-Nam Ấn Độ, lại có nhóm bộ lạc Australoid Chenchus và nhóm bộ lạc không-Australoid Koyas. Nhóm bộ lạc Chenchus là những dân cư săn bắt hái lượm, hầu hết thuộc thị tộc Manju và có nhiều sắc thái Ấn Độ. Còn nhóm bộ lạc Koyas gồm 60% của các nhánh thuộc loại dòng dõi Manju Ấn Độ và 31% của loại dòng dõi Rohani Ấn Độ (tức thế hệ con gái của thị tộc Nasreen). (tr.183)

    Có thể nói một cách tổng quát hơn, các nhóm dân tộc Ấn Độ, gồm cả tầng lớp đẳng cấp lẫn bộ lạc (both caste and tribal), đều được tìm thấy lưu giữ một tỉ lệ cao của các loại di truyền thể Châu Phi, hơn là người Châu Âu và các nhóm người Châu Á khác. (tr. 176)

    Ngoài ra, một công trình khảo sát mtDNA khác của Bác sĩ Oppenheimer và đồng nghiệp của ông còn cho biết: khoảng 3/4 nhóm người Semang (tức các loại “Negritos”) có di truyền thể của các dòng dõi siêu-thị tộc Manju và Nasreen, cộng với rất ít hợp chủng từ nơi khác đến. Đây là điều chứng minh tổ tiên của nhóm da đen Semang đã đến Mã Lai: đều là các nhóm di dân đường biển đầu tiên, vì cả Manju lẫn Nasreen đều là CON GÁI của thủy tổ loài người hiện đại đầu tiên rời Châu Phi.

    Khảo sát còn cho thấy, dòng dõi Manju của nhóm da đen Semang KHÔNG CHIA XẺ với dòng dõi nào khác ở Đông Nam Á hoặc Đông Á (hoặc bất cứ nơi nào khác) – do sống biệt lập. Và mặc dù đã chịu một sự thay đổi di truyền thể trầm trọng do tình trạng sút giảm dân số mới đây, nhưng dòng dõi Manju của nhóm Semang này vẫn còn duy trì tính đa dạng ở số tuổi khoảng 60.000 năm (tr. 169-70).

    Riêng thổ dân Úc, nhiều nghiên cứu về các thị tộc mẫu hệ Úc cho thấy họ thuộc hai siêu-thị tộc Manju và Nasreen; đồng thời nhiều nghiên cứu về nhiễm sắc thể Y cũng chứng tỏ các dòng dõi phụ hệ Úc đều thuộc dòng dõi Cain và Seth. Tức, cả hai đều là dòng dõi con trai của thủy tổ loài người hiện đại không-Châu Phi và đã đến Úc khoảng 65.000 năm trước. Cain chiểm tỉ lệ 60%, còn con trai Krishna của Seth chiếm 31%. (tr. 191)

    3. Về hình thể loại răng

    Mặt khác, như đã được đề cập trong bài viết “Đại chủng Mongoloid có ngưồn gốc phương Nam”, những công trình nghiên cứu răng gần đây đã cho thấy: Các nhóm cư dân đường biển quanh Ấn Độ Dương, như cư dân Nam Ấn Độ, cư dân Negrito Semang của Mã Lai, và cư dân Tân Guinea, cũng như người Châu Âu, đều LƯU GIỮ NÉT RĂNG của các tổ tiên Châu Phi; tức, không tiến hóa thay đổi nhiều so với người Châu Phi (sđd, 206).

    Còn những cư dân Không-Semang ở Đông Nam Á, tức không thuộc các loại da đen Negritos, như người Mã Lai bản địa của bán đảo Mã Lai, và nhiều cư dân quanh bờ biển Thái Bình như người Đa Đảo, tất cả đều CHIA XẺ MỘT HÌNH THỨC BIẾN DẠNG RĂNG ĐẦU TIÊN, gọi là SUNDADONTY. Nhưng, điều đáng lưu ý hơn, đó là đa số các cư dân có loại răng này đều để lộ một vài nét Mongoloid và được phân loại là nhánh MONGOLOID PHƯƠNG NAM (sđd, 208-9).

    Đặc biệt, loại răng và di truyền thể của nhóm Mã Lai Bản Địa sống cô lập trong rừng Mã Lai được xem như CÓ MỐI QUAN HỆ ĐẦU MỐI TRUNG GIAN giữa loại răng Sundadonty ở Đông Nam Á và loại răng Sinodonty của các cư dân phương Bắc. Nhóm Mã Lai Bản Địa này có thể là hậu duệ của các tổ tiên xa xưa nhất của nhánh Mongoloid phương Nam, và đây là điều phản ánh đúng với ý nghĩa hàm chứa trong tên gọi nguyên thủy của nhóm là TIỀN-MÃ LAI (sđd, 266, & 268).

    Ở đây cũng cần lưu ý thêm, nhóm Tiền-Mã Lai này [có tác giả gọi là Mã Lai Cổ] không những có mặt ở bán đảo Mã Lai, mà còn được ghi nhận CÓ MẶT Ở ĐÔNG DƯƠNG NỮA, và diện mạo của nhóm rất PHẢN ÁNH TÍNH TRUNG GIAN giữa các tộc người Semang với các tộc người Mongoloid (tr. 158).

    Trong khi ấy, các tộc người Ainu bản địa ở Nhật Bản ngày nay – mà tổ tiên của họ có thể là các nhóm người Minatogawas của thời kì Đồ đá cũ (Palaeolithic) và các nhóm người Jomons của thời kì Đồ đá mới (Neolithic) – cũng như các tộc người bản địa ở các đảo Andamans, tuy KHÔNG THUỘC dòng dõi Mongoloid nhưng lại chia xẻ nét răng Sundadonty. Ngược lại, thổ dân Châu Úc tuy chia xẻ vài nét răng Sundadonty, nhưng vẫn còn ĐẶC TÍNH ƯU THẾ của đại chủng Australoid, và cũng khác với người láng giềng Tân Guinea – vì người Tân Guinea vẫn còn lưu giữ nét răng của tổ tiên châu Phi (sđd, tr. 209).

    Như vây, đây là những điều chứng tỏ cả người Nhật Bản Ainu bản địa lẫn thổ dân Úc đều có lai hợp, mà không thuần chủng Australoid hay Negroid; nói cách khác, họ ở trong tình trạng nửa Australoid và nửa Mongoloid.

    Ngoài ra, cũng có một điều đáng lưu ý nữa: Sau khi đối chiếu với các nhánh xưa nhất của một dòng dõi mtDNA mẫu hệ có đặc tính của các cư dân Mongoloid và được biết với tên gọi là thị tộc F, thì mới đây ngành di truyền học còn khám phá thêm nhóm tiền-F (R9) hiện diện phổ biến không những ở người Mã Lai bản địa, mà còn ở người Hoa Nam (Vân Nam và Quảng Tây), người Đông Dương (Thái Lan và Việt Nam), người Sumatra, cũng như các cư dân bản địa ở các đảo Andaman và Nicobar.

    Như vậy, yếu tố này lại một lần nữa chứng tỏ đại chủng Mongoloid có nguồn gốc phương Nam; đồng thời cũng chứng tỏ Mongoloid có mối liên hệ xa xưa nhất với các di dân đường biển đến Đông Nam Á đầu tiên (sđd, tr. 158, & 232-3).

    Tóm lại

    Đây là một lãnh vực nghiên cứu rất chuyên khoa của Bác sĩ Oppenheimer, chúng tôi không thể thêm bớt hay phê phán điều gì; chúng tôi chỉ xin trích dẫn ra để quí độc giả tham khảo và nhận định theo hiểu biết chuyên môn của từng người. Riêng cá nhân chúng tôi xin liên hệ với những nghiên cứu ở trên của ông và dẫn ra mấy điểm ý tóm lược như sau:

    Đại chủng Australoid là đặc tính của các nhóm người “thiểu số” sống cô lập và lác đác dọc theo bờ biển Nam Á, xuyên qua bờ biển Pakistan, Ấn Độ, Mã Lai, cho đến các hải đảo Đông Nam Á, Úc và các quần đảo Andaman. Nhìn chung, họ không những có nước da đen và tóc quắn, mà còn có diện mạo và nhất là di truyền thể chứng tỏ họ thuộc những thế hệ hậu duệ của các nhóm di dân đường biển đầu tiên rời Châu Phi. Tức, họ còn lưu giữ DNA rất gần gũi với người Châu Phi hiện đại hơn người Châu Âu và các tộc người Châu Á khác.

    Ngoài ra, cũng có thể do ảnh hưởng của núi lửa Toba tác hại và gây ra đột biến di truyền thể, nên đã đưa đến sự tiến hóa biến dạng và trở thành mầm mống của những đặc tính Mongoloid, trước khi trở thành nhánh Mongoloid phương Nam ở Đông Nam Á và Đông Á. Kế nữa, cũng do ảnh hưởng khắc nghiệt của môi trường sống cô lập ở Trung Á và Bắc Á (do các dãy núi cao Trung Á, như Himalaya và Tiên Sơn, bao vây), nên đã có những nhóm tiền-Mongoloid khác tiến hóa thành nhánh Mongoloid phương Bắc.

    Riêng trên bán đảo Mã Lai, chúng ta nhận thấy có 3 nhóm tộc người khác nhau: nhóm Semang, nhóm Senoi, và nhóm Mã Lai Bản Địa. Nhóm Negrito Semang bảo lưu gần như thuần chủng di truyền thể của các tổ tiên di dân đường biển đầu tiên đến Mã Lai; trong khi đó, nhóm Mã Lai Bản Địa được ghi nhận như là nhóm tộc người thể hiện những đặc tính Mongoloid đầu tiên. Còn nhóm Senoi được xem như có mối quan hệ với nhóm Dravidians ở miền Nam Ấn Độ, đồng thời cũng được xem như có đặc tính trung gian giữa nhóm Negrito Semang và nhóm Mongoloid Mã Lai Bản Địa.

    Cũng cần nhắc lại ở đây, các đặc tính Mongoloid đầu tiên không những được ghi nhận ở người Mã Lai Bản Địa, mà còn được ghi nhận ở người Đông Dương nói riêng và người Đông Nam Á (bao gồm cả người Lưỡng Quảng Trung Quốc) nói chung. Và các nhóm tộc này được phân loại như là nhánh Mongoloid phương Nam; như vậy, ắt hẳn các tổ tiên người Hòa Bình ở Việt Nam phải xuất phát từ nguồn gốc Mongoloid phương Nam này.

    Và cũng từ các yếu tố ấy, phối hợp với các yếu tố đã được nghiên cứu trong bài viết “Đại chủng Mongoloid có nguồn gốc phương Nam”, chúng tôi xin đưa ra một giả thuyết về công thức nguồn gốc hình thành và phát triển giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc như sau – dĩ nhiên chỉ có tính cách ước lệ và khái quát mà thôi:

    1. Australoid Nam Á → Tiền-Mongoloid → Mongoloid phương Nam (Mongoloid được phân hóa thành đặc tính địa phương Đông Nam Á) + Mongoloid phương Bắc (Mongoloid được phân hóa thành đặc tính địa phương Bắc Á).

    2. Mongoloid phương Nam → Hoà Bình Đông Dương (Đông Nam Á) → Việt Nam + Nam Hán (Vân Nam, Lưỡng Quảng)

    3. Việt Nam = Âu-Lạc Việt bản địa (tức người Hòa Bình Đông Dương tại chỗ, không di tản) + Âu-Lạc Việt di tản (từ Trung Quốc trở lại Việt Nam do áp lực bành trướng phương Bắc) = Mongoloid phương Nam

    4. Mongoloid phương Bắc → Mông Cổ Hồ Baikal (Bắc Á) → Bắc Hán/ Hoa Bắc.

    5. Trung Quốc = Bắc Hán (Mông Cổ Hồ Baikal) + Nam Hán (Vân Nam, Lưỡng Quảng) = Mongoloid phương Bắc + Mongoloid phương Nam.

    Như vậy, ở Việt Nam có ít nhất là hai tộc lớn và chính thống: Lạc Việt và Âu Việt (hay còn gọi là Thái Việt). Mà Lạc Việt là hậu duệ của các nhóm đường biển đầu tiên đến Đông Nam Á và Đông Á, và có sở trường sống bằng những ngành nghề sông biển; còn Âu Việt là hậu duệ của các nhóm tổ tiên săn bắt thú rừng và canh tác nông nghiệp, xuyên qua các vùng rừng núi và các sông lớn ở Đông Nam Á và Đông Á.

    Riêng người Trung Quốc, ngoài yếu tố của chủng Nam Hán (tức có cả hai thành phần Lạc Việt và Âu Việt như người Việt Nam), lại có thêm yếu tố Bắc Hán hay còn gọi là Hoa Hán; mà theo kết quả khảo sát di truyền thể gần đây khẳng định, thì có sự KHÁC NHAU rõ rệt giữa người Bắc Hán và Nam Hán.

    Ngược lại, giữa người Việt Nam với người Vân Nam và Lưỡng Quảng ở miền Nam Trung Quốc lại GIỐNG NHAU, cả về phương diện di truyền thể lẫn hình thể sọ não – cũng như giống nhau về nguồn gốc ngôn ngữ.

    Kết luận

    Để chất dứt bài viết này, chúng tôi xin gợi lại ý nghĩa của câu chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân, mà trước đây chúng ta cứ tưởng là huyền thoại, là hoang đường, thì nay ý nghĩa đó đã trở thành hiện thực trong DNA của mỗi người chúng ta. Và đó có lẽ cũng là lí do tại sao cả người lớn lẫn trẻ con, không những ở trong nước, mà ngay trong các cộng đồng sống ở nước ngoài, tất cả đều còn nhận biết và hảnh diện mình là “con Rồng cháu Tiên”.

    Viết xong ngày 20/11/2010 và hoàn chỉnh ngày 26/12/2012

    Tham khảo

    Stephen Oppenheimer: Out of Eden: The peopling of tha world. Constable & Robinson Ltd, London, 2003, 2004.


      Hôm nay: 26/4/2024, 4:26 pm