Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến  - Phần I Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến  - Phần I Flags_1



    Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến - Phần I

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến  - Phần I Empty Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến - Phần I

    Bài gửi by Admin 9/11/2012, 11:20 pm

    Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến - Phần I

    Lược sử thời sau cuộc Tam tộc chiến  - Phần I Image155



    Nhà Thương Ân có công rất lớn khi mở rộng lãnh thổ Hữu Hùng quốc về phương Bắc ngày nay , (xưa là phương Nam).

    Vua Bàn Canh bỏ kinh đô nhà Thương ở Tân Can chuyển đến Bàn Canh long thành bờ Bắc Trường giang từ đấy sử gọi là nhà Thương Ân tức nhà Thương giai đoạn thứ nhì (un – ơn= nhị ) .

    Về hướng Bắc nhà Ân đã tiến đến và vượt Hoàng hà ở cực bắc tỉnh Hà nam ngày nay , phía Tây đánh nước Qủi phương thu vùng đất nay là Tứ xuyên – Nam thiểm tây vào bản đồ Thiên hạ .

    Cư dân 2 thuộc quốc Quan và Từ thời cổ gọi là người Nhung .

    Thời đầu nhà Châu người sống ở vùng sông Hoài gọi là Hoài Di – Từ Nhung tức phân rõ người đồng tộc và ngoại tộc :

    - Hoài Di là người cùng dòng giống với người Trung quốc nhưng sống ở vùng sông Hoài trong Thiên hạ nhưng ngoài lãnh thổ Trung quốc .

    - Từ Nhung chỉ tộc người Nhung là dân của phụ quốc Từ tức phụ quốc phía đông . (Đã có từ thời Thương Ân).

    Thời Tần dân phía Bắc Hoàng hà tức dân phụ quốc Quan xưa cũng gọi là người Nhung (…Tần thủy hoàng ra lệnh đuổi người Nhung đi đem dân Trung Hoa đến ở nơi đất mới chiếm…).

    Ngoài 2 tộc người Nhung và Từ Nhung trên cổ sử còn nói đến người Khuyển Nhung có lúc đã uy hiếp nhà Tây Châu ....khiến phải dời đô về phía Đông ....Kiểu ngoại Bách man hoàn Cổ Lũy (Cổ Loa) … ,

    - Khuyển – Khương chỉ là ký âm Hán văn sai của từ Khăng Việt ngữ chỉ tính cứng – cang không thay đổi của phương Tây theo Dịch học .Khuyển Nhung tức người Nhung phía tây Trung quốc chắc là người Khang Tạng tức Tạng tộc ngày nay .

    Từ Nhung là giống người Nhung sống ở Sơn Đông – bắc Giang tô ngày nay tức dân nước Tề Trần hay Tề Đông và là dân đa số của nước Ngụy thời Tam quốc .

    Nhung là tên tộc người nước Quan thời Ân , tức thần dân của Hán quan vũ nước Đông Hán về sau .

    So chiếu với phân loại theo Khoa học ngày nay thì Người Nhung là tập đoàn người chủng Mongoloid ngữ hệ Hoa – Tạng , tập đoàn này cộng với tập đoàn Mongoloid ngữ hệ Altai tạo thành giống Mông – Thát trong sử Trung Hoa hay còn gọi là đám Ngũ Hồ loạn Hoa .

    Cuộc nổi loạn của Lục Lâm quân tức đám Lục lâm thảo khấu sau gọi là Hán quân đã dựng nên nhà nước đầu tiên của các Hãn , sử gọi là Hãn quốc Tây hay Tiền vì đóng đô ở Trường An phía Tây bắc vua là Canh thủy đế , Hãn nghĩa là chúa là Trùm là thủ lãnh nói chung , ‘Hãn quốc’ là danh từ chung tương đương với ‘vương quốc’ trong văn minh Trung hỏa , Hãn quốc nghĩa là nước của Hãn và thực sự đã có nhiều hãn quốc trong lịch sử , để chuẩn hóa về mặt ngôn ngữ người ta đã tạo ra từ Hán (hãn ↔ Hán) danh từ riêng dùng thay cho từ Hãn danh từ chung ....từ đó ra đời người Hán , tộc Hán ,nước Hán ,chữ Hán và Hán văn .v.v. và để phân biệt Hãn quốc này với Hãn quốc khác sử gia đã thêm vào các từ Nam Bắc Tây Đông Tiền Hậu .v.v. tạo thành những quốc danh chứ nguyên thủy chắc chỉ có mỗi từ Hãn chung chung .

    Nhà nước Tây Hán – Canh Thủy đế mới chỉ chiếm được thủ đô Trường An và lưu vực Hoàng hà chưa kịp bành trướng xuống phương Nam đã bị lực lượng phản động của đám Giáo chúng Xích My do thủ lãnh họ Phùng cầm đầu (Phàn Sùng thiết Phùng) diệt , việc Xích My tìm cho bằng được con cháu Lý Bôn tôn làm vua đã chỉ ra bản chất của cuộc chiến là sự đấu tranh phục quốc chứ không phải là tranh dành ngôi vị , việc này cũng tương tự việc Vương Mãng cấm người họ Lưu làm quan thực chất là phân biệt chủng tộc , phân rõ người Liêu – Lu bị trị và người Trung Hoa thống trị không phải Vương Mãng kỳ thị họ Lưu vì ở thời điểm này đám rợ thậm chí chưa có tên riêng chứ đừng nói tới họ , tất cả nhân danh trong cổ sử Trung hoa đều do người viết sử đời sau căn cứ vào hành trạng mà đặt để viết sử , suy đoán này được củng cố thêm bởi cùng lúc ấy Vương Mãng giáng tất cả các tước vương đã phong cho người Mongoloid phương bắc xuống tước hầu , những điều trên đã phản ánh thực trạng đấu tranh chủng tộc rất gay gắt xảy ra trong lòng ‘Thiên hạ’ từ cuối thời nhà Hiếu (Tây Hán) tức thời bắt đầu có sự cọ sát và hỗn dung dân tộc Hán và Hoa .

    Hãn quốc phía Tây bị diệt thì Lưu Tú quan cai quản lãnh thổ phía đông xưng Hoàng đế lập ra Hãn quốc Đông thay thế Hãn quốc Tây vừa diệt vong , Thực sự tới nay vẫn chưa có thể dứt khoát... Lưu Tú lập ra triều đình phía Đông thay thế Triều đình của Canh Thủy đế tiếp tục cai trị Hãn quốc cũ hay là lập ra 1 nước mới tên là Hãn quốc Đông , việc phân biệt triều đại và quốc gia trong cổ sử Trung hoa luôn không rõ rệt , gia cũng là quốc , quốc đồng thời là gia ... không như sử Việt ; ‘gia’ luôn là họ của vua còn quốc hiệu do vua và triều đình chọn đặt , 1 quốc có thể có chỉ có 1 gia nhưng cũng có thể có nhiều ‘gia’ kế tiếp nhau .

    Hãn quốc Đông của Lưu Tú nhanh chóng tiến chiếm miền nam đang trong cảnh rắn mất đầu ... mạnh người nào người ấy xưng vương xưng chúa , manh mún như thế nên Hán Quang vũ đế tiến như chẻ tre ; năm 29 – 30 quân Đông Hãn đến bờ Trường giang , năm 35 – 36 chiếm thành Bạch đế ở Tứ xuyên , năm 39 – 43 Mã Văn Uyên chiếm Giao chỉ và rồi quân Hán bị sa lầy ở đấy không tiến thêm được bước nào nữa xuống phía Nam hoặc sang phía Tây .

    Hãn quốc Đông chỉ thịnh được thời gian đầu nhờ tài hùng lược của Hán quan vũ – Lưu Tú (Lu Túi) sau nhanh chóng trở thành nhà nước đế quốc vô cùng đồi bại .

    ...Ngọai thích và hoạn quan loạn triều chính , mua quan bán tước công khai , khắp nơi quan tướng cướp đất của dân đen biến họ thành đám nô lệ đông đảo ....tình cảnh này xảy ra là vì Hán Quan vũ chỉ mới là người học theo bắt chước văn minh Trung hoa , chất Khổng – Mạnh mới là lớp sơn mỏng phủ ngoài da nước Hán đâu có ngấm sâu vào xương vào thịt được vì thế chỉ qua vài nắng là lạt màu ngay ....cốt ngựa lại hoàn cốt ngựa .

    Cuộc đấu tranh dân tộc sinh tồn vẫn lặng lẽ nhưng không kém phần quyết liệt ;dù bị guồng máy quan quân đế quốc Hán kềm kẹp khắc nghiệt anh em Trương Giác Trương Lương và Trương Bảo đã khôn ngoan lợi dụng vỏ bọc tôn gíao để tổ chức lực lượng đối kháng mong phục hưng nước họ Hùng .

    Năm Kiến Ninh(168-172) đời Hán Linh Đế, Trương Giác bắt đầu truyền đạo, tự xưng là Đại Hiền Lương Sư. Giáo pháp chủ yếu sử dụng tư tưởng Hoàng Lão, thuyết âm dương ngũ hành, các loại bùa chú phù lục, và kính thờ thần Trung Hoàng Thái Nhất. Trương Giác lấy nước bùa (phù thủy) trị bệnh, Sau 10 năm, tín đồ của Trương Giác tăng lên đến 10 vạn, trải khắp 8 châu như: Thanh ,Từ, U, Ký, Kinh, Dương, Duyện, Dự. (Trích internet).

    Giáo chúng được tổ chức thành các giáo đoàn chia thành 36 phương trên khắp lãnh thổ .

    Năm 184 cuộc nổi dậy bùng nổ .

    Khởi nghĩa Khăn Vàng thực chất là cuộc nổi dậy của người Trung Hoa- Bách Việt đánh đuổi quân xâm lược người Hán khôi phục chủ quyền Hữu Hùng quốc , Hán sử cố ý lờ yếu tố dân tộc bẻ lái sang hướng khác coi như đây là cuộc nổi loạn của dân chúng cùng khổ chống lũ vua quan thối nát tức xem đấy là chuyện nội bộ giữa người Hán với nhau ...

    Hán sử chép về cuộc khởi nghĩa khăn Vàng lắm điều lạ ...đọc kỹ thấy thực ra chẳng khác gì tiểu thuyết lịch sử nặng phần hư cấu :

    Trung tâm cuộc nổi dậy nằm ở vùng Hà Bắc – Sơn Đông địa bàn gốc nơi đã khai sinh ra Hán quốc Đông người ở đây là người Hán gốc ý Hán sử muốn nêu bật ...khởi xướng và lãnh đạo cuộc nổi dậy Khăn vàng là người Hán ...khẳng định tính chất nội bộ Hán tộc không liên quan gì tới việc phục quốc của Trung hoa – Bách Việt , chủ ý này thấy rõ hơn khi họ cố ý ... Khăn vàng nổi đậy ở cả 8 châu nhưng Hán sử lờ tịt không có đoạn nào nói đến cuộc nổi dậy ở địa bàn quan trọng nhất của người Bách Việt là Kinh Châu Dương châu và Giao châu , ý đồ đám viết sử người Hán muốn tạo ra ngộ nhận ...người Bách Việt đứng ngoài khởi nghĩa Khăn vàng .

    Lạ thật ; Êm re như thế mà... cuối khởi nghĩa khăn vàng đầu thời Tam tộc chiến ... đột ngột xuất hiện ‘nghịch tặc’ Lưu Biểu ở Kinh châu và ‘Giang đông chi hổ’ Tôn Kiên làm chủ châu Dương ...chống lại vua quan nhà nước Hán .

    Giao châu phải chăng không có quân nổi dậy khăn Vàng ???.

    Đạo Giáo đã có mặt ở Giao chỉ chí ít cũng từ thời Tần thủy hoàng , bằng chứng rõ rệt nhất là đạo sĩ Yên kỳ sinh đã tu và luyện đan trên núi nay gọi là Yên tử , chuyện kể ông chuyên bán thuốc ‘dạo’ ở Đông hải tức biển đông , ông tìm cây Xương bồ làm thuốc cứu người rồi tu luôn ở núi Yên tử vậy mà cả đống khoa học ‘giả’ Trung quốc cứ dứt khóat Đông hải là biển phía đông Trung hoa ..., Yên kỳ Sinh cũng có giao tình với Tần thủy hoàng chủ yếu là về việc tìm thuốc trường sinh ở núi Bồng lai , Biển đông – Bồng lai tiên cảnh không là vịnh Hạ long thì còn ở đâu nữa ?, truyền thuyết dân gian Việt chỉ rõ hơn ....quê mẹ Hải lang là ‘xã’ Bồng lai và sau khi chết thì hồn Hải lang xuôi về Động đình hồ ..., nếu để ý 1 chút người ta có thể nhận ra ngay mảng cổ sử hết sức quan trọng của dòng giống Hùng ..., Hải lang là con của Kinh Dương vương và Long nữ , Long nữ sau xưng tụng là Long mẫu con gái của Động đình quân , Kinh dương vương – Long nữ cũng chính là cặp Đại vũ – Đồ sơn thị trong cổ sử Trung hoa ; quy kết những thông tin đã có ...Đông hải - Động đình hồ - Bồng lai tiên cảnh - Đồ sơn ...rất dễ dàng nhận ra cộng đồng người con cháu Thần long Động đình quân tức mảng tổ tiên phía đông người Việt chính là những người đã tạo ra nền văn hóa khảo cổ Bắc sơn ; hệ qủa đương nhiên là tổ tiên phía tây Kinh dương vương – Đại vũ không thể là ai khác người cổ Hoà bình ...

    Nhân tiện lan man lướt 1 chút qua ‘thái cổ sử’ Việt nam , trở lại đề tài đang viết ...

    Đạo gíáo đã bén rễ sâu ở Giao châu như thế tại sao lại không có quân Khăn vàng ?.

    Tinh ý 1 chút thì cho ‘họ’ có vặn vẹo thế nào cũng nhận ra diễn biến tình thế :

    Cuộc nổi dậy ở Hoa bắc đã thất bại , ở vùng kinh đô Lạc dương thì khởi nghĩa bị dập tắt ngay trong năm đầu tiên , cả 3 Thủ lãnh đều hy sinh đền nợ nước nhưng quân khăn vàng vẫn tiếp tục chiến đấu mãi tới năm 205 mới hoàn toàn chấm dứt .

    Ở Miền Nam tình thế hoàn toàn ngược lại ; kháng chiến đã thành công giặc Hán bị quyét sạch ... Lưu Biểu- Lưu Bị chính là thủ lãnh quân Khăn vàng ở Kinh châu và bố con Tôn Kiên – Tôn Sách là ‘Khăn vàng’ ở Dương châu , không phải vậy thì chí ít Lưu Biểu và Tôn Kiên cũng là những người nối bước khởi nghĩa Khăn vàng tiếp tục công cuộc phục quốc đang dang dở.

    Ở Giao châu Thông tin về khởi nghĩa của .... ‘người đàn bà ở Giao chỉ’ trước thời Khu Liên dựng nước chính là những thông tin tổng quát về khởi nghĩa Khăn Vàng trên toàn cõi Thiên Hạ và cuộc khởi nghĩa của anh em Triệu quốc Đạt Triệu thị Trinh chính là cuộc ‘khởi nghĩa khăn vàng’ nổ ra ở Giao châu .

    Chít khăn vàng và trong quân dùng cờ màu vàng là nét đặc trưng của quân khởi nghĩa đều được ghi nhận trong thông tin về nữ tướng họ Triệu ....bà thường mặc áo giáp vàng và chít khăn vàng trên đầu ...nhưng đặc biệt hơn hết là câu thơ trong Thiên nam ngữ lục :

    Đầu voi phất ngọn cờ vàng ...

    Và Trong Hồng đức quốc âm thi tập thế kỷ XV có câu :

    Thì chi Đông Hán dám hung hăng ...

    Bà Triệu mặc giáp vàng , đầu chít khăn vàng , đầu voi của nữ tướng phất ngọn cờ vàng và quan trọng nhất là nữ tướng đánh quân Đông hán ...với chừng đó thông tin hỏi đây không phải khởi nghĩa khăn vàng thì là gì ???.

    Khởi nghĩa Khăn vàng đã thành công hoàn toàn ở miền Nam Thiên hạ và trở thành khúc dạo đầu của cuộc Tam tộc chiến , Hán sử nhập nhèm gọi là thời Tam quốc .

    Ngay 2 chữ ‘Tam quốc’ đã là sự loạn văn cưỡng hiếp lịch sử rồi .

    Tam quốc nghe cứ như là thiên hạ của người Hán chia làm 3 vậy ; thực sự đây là cuộc chiến giữa 2 nước Ngô và Thục của người Trung hoa – Bách Việt mới khôi phục chống lại các Khan - Hãn còn đang cố bám giữ miền Hoa Bắc ,Thành ngữ ‘Thù trong giặc ngoài’ của người Việt đã lột tả bản chất cuộc chiến tay 3 này .

    Điểm lừa bịp chính nằm ở những dòng sử tưởng là hợp lý ...

    Cuộc khởi nghĩa Khăn vàng đã khiến Đông Hán rệu rã triều đình trung ương không còn kiểm sóat được toàn thể lãnh thổ đế quốc nữa khiến các địa phương phải tự cứu bằng cách thành lập những đạo quân riêng lo tự phòng, ở Hoa nam trong khuôn khổ sự ‘tự phòng’ đó nổi lên 2 tập đoàn : Lưu Biểu – Lưu Bị và Tôn Kiên – Tôn Sách ; ‘nhờ’ công trạng đánh phản loạn Khăn vàng mà họ được nhà Hán phong cho chức quan con con để rồi từ bàn đạp ấy phất lên trở thành lãnh chúa cát cứ xưng hùng xưng bá 1 phương ....

    Tính ‘lưu manh ’ tráo trở và nham hiểm nằm ở chỗ :

    Lưu Biểu – Lưu Bị và Tôn Kiên mộ quân sắm khí giới tham gia cuộc nổi dậy phục quốc của lãnh tụ họ Trưng – Trương ; tức chính họ là 1 thành phần của quân Khăn vàng nhưng Hán sử đã trơ trẽn tráo trở lộn ngược thành ...họ lập đạo quân ‘chống’ phản loạn khăn vàng ...; biện bác điều này chẳng khó khăn gì ...nếu Tôn Kiên là quan nhà Hán thì chắc dân chúng Hoa nam người Bách Việt đã gọi ông ta là ‘Giang đông thảo khấu’ cùng kiểu với ‘Lục lâm thảo khấu’ trước đây chứ đời nào lại xưng tụng 1 cách ngưỡng mộ là Giang đông chi hổ ?, Tôn Kiên khởi đầu sự nghiệp bằng việc giết thứ sử Kinh châu của nhà Hán vậy không phải là phản động chống Hán thì là gì ?.

    Còn với Lưu Biểu ở Kinh châu thì chính thông tin trong thư vua Đông Hán gửi cho Sĩ Nhiếp – Ngạn Uy đã gọi đích danh là ‘nghịch tặc Lưu Biểu ’ sự thể đã qúa rõ đâu cần biện bác gì nữa ? . bản thân sự việc đã chỉ ra Lưu Biểu và Tôn Kiên là phần tử của Khăn vàng vì ở thời điểm này không có Nghịch đảng nào khác chống nhà Hán .

    Một khi đã không trung thực thì lúng túng lung tung thông tin đoạn sau chửi bố đoạn trước ...

    - Tôn Kiên sinh năm 155 như thế tới năm 172 tính ra mới 17 tuổi mà Hán sử viết ... lập được công trạng lớn trong việc dẹp giặc (gì?) ở Cối kê được Đông Hán phong là Phá lỗ tướng công ....liệu có tin được không ?.

    - Tôn Kiên do công trạng đánh quân khăn Vàng được nhà Hán phong làm thái thú Trường sa ....nhưng sách khác lại viết Tôn Kiên là thái thú Ngô quận ...?

    - Về cái chết của Tôn Kiên đa phần sách sử Trung quốc đổ cho Lưu Biểu nhưng mỗi sách 1 phách không ai giống ai :

    Năm 191, Viên Thuật xui Tôn Kiên tấn công Lưu Biểu. Tôn Kiên cùng con trai là Tôn Sách kéo quân đến Kinh Châu nhưng chẳng may bị lọt vào trận mai phục của Lã Công, tướng của Lưu Biểu, nên cả người lẫn ngựa chết dưới chân núi Hiện Sơn khi mới 37 tuổi .

    Sách khác lại viết : Viên Thuật không phải xúi mà ra lệnh cho Tôn Kiên đem quân đánh Lưu Biểu, nhưng đã bị bộ hạ của Lưu Biểu là Hoàng Tổ mai phục và giết chết.

    Chưa hết ...chỗ khác nữa cho Biết Tôn Kiên bị Sái Mạo là tướng dưới quyền Lưu Biểu giết chết trên đường rút quân về Giang đông sau khi đánh bại Đổng Trác và chiếm kinh đô Lạc Dương .?.

    Rốt cuộc ai giết Tôn Kiên ...chắc chỉ mấy ông viết tiểu thuyết lịch sử Tàu mới rõ .

    Về Lưu Biểu chuyện cũng vô lí lắm , Tôn Kiên nổi loạn giết chết thứ sử Kinh châu rồi tiến quân thẳng về kinh đô Lạc dương của Đông Hán như thế nhà Hán làm gì còn Kinh châu mà Đổng Trác năm 191 cử Lưu Biểu về làm thứ sử ?, ông làm quan thứ sử của nước Đông Hán cơ mà ...sao vua Hán lại gọi ông ta là nghịch tặc ?. Lúc này mà gọi là Nghịch tặc thì chỉ có nước là người của nghịch đảng Khăn vàng mà thôi . Hán sử mô tả Cả cuộc đời của Lưu Biểu chỉ biết bo bo ôm mãi kinh châu ...chờ họ Tôn đến đánh , hết họ Tôn rồi cuối cùng chờ Tào Tháo đến , mới nghe Tào Tháo kéo quân đánh Kinh châu sợ qúa lăn đùng ra chết ...thực ông này ‘không ra gì’ nhưng mà sao dưới trướng lắm tướng tài đến thế; nào là Lã Công , nào là Hoàng Tổ rồi cả Sái mạo toàn những danh tướng mới ngộ chứ...đúng là cái lưỡi không xương ....

    Về việc Tôn kiên tiến đánh kinh đô Lạc dương sách Tàu cũng ‘chửi bố’ nhau , chỗ thì mô tả liên minh 18 lãnh chúa vùng Quan đông dụ dựa lừa nhau không ai dám tiến trước quân đánh Đổng Trác, cãi nhau mãi cho tới khi ăn hết lương thực rồi tan hàng chẳng nên cơm nên cháo gì ... , Tôn Kiên (không thuộc liên minh) một mình kéo quân Giang đông về đánh chiếm kinh đô Lạc Dương , Đổng Trác buộc phải đốt trụi kinh thành rồi lôi vua Hán và cưỡng bức dân đi theo rút chạy về Trường An , ...quân Giang đông thì khỏi nói ai cũng biết đấy là đạo quân người Bách Việt ....

    Thấy hơi sượng ...sách khác viết ....Viên Thiệu thủ lãnh liên quân miền đông ra lệnh cho Tôn Kiên đem quân đánh Đổng Trác ..., nói mà không biết ngượng mồm ....Tôn Kiên đâu có dính dáng gì tới cái liên minh Quan đông chuột mà Viên Thiệu ra lệnh ...

    Sáng kiến nhất là anh chàng viết bừa...quân Giang đông và liên quân do Viên Thiệu cầm đầu cùng tiến đánh Lạc Dương nhưng sau xảy ra mâu thuẫn giữa Tôn Kiên và Viên Thiệu (sách này công nhận Tôn Kiên ngang cơ Viên Thiệu ?) về vấn đề ấn truyền quốc của Hãn quốc ,Tôn Kiên tức mình bỏ về Giang Đông ...giữa đường bị tướng của Lưu Biểu do Viên Thuật xúi chặn đánh cướp mất Ấn từ đó 2 bên thù nhau ..., mẩu tin nhỏ này xác nhận điều rất quan trọng ...quân Giang đông người Bách Việt đã chiếm kinh đô nhà Hán tịch thu cả ấn truyền quốc của vua Hán đem về Giang đông vậy mà ai đó trơ tráo vẫn ‘cố’ nhận Tôn Kiên là quan nhà Hán ?.

    - Đặc biệt Sách sử của người Hán mô tả Lưu Bị thật là tệ lậu ...đê tiện chạy như con lăng quăng nương nhờ , mượn quân hết người này đến người khác sau cùng đường mới đến ở nhờ Lưu Biểu tại Kinh châu ... như thế xét ra Lưu Bị tư cách chẳng ra sao cả ...

    Chắc là tại Lưu Bị mang tội nặng ....lỡ là hoàng thúc dòng dõi Lưu Bang - Hiếu Cao nên mới bị đám chắu chắt Lưu Bang dỏm (như Lưu Tú chẳng hạn) ghét dữ vậy .?.

    Nhưng cũng chính Hán sử lại tường thuật ...

    Năm 194, Tào Tháo lấy cớ cha mình bị giết khi đi qua địa phận Từ Châu, đem quân tấn công và tàn sát khắp Tứ Thủy, giết trên 10 vạn dân, bao vây thành Từ Châu.

    Lưu Bị mượn quân của Công Tôn Toản đến Từ Châu giúp Đào Khiêm phá được vòng vây Tào Tháo, Đào Khiêm mến Lưu Bị nên có ý nhượng Từ Châu cho Lưu Bị nhưng Lưu Bị không nhận mà tiến cử Viên Thuật. Đào Khiêm không đồng ý , sau Đào Khiêm bệnh trước khi mất đã cầu xin Lưu Bị nhận Từ Châu. Lưu Bị bất đắc dĩ phải nhận.

    Từ chối nhận Từ châu 1 vùng đất khá lớn đủ để xưng vương dù chính mình đã có công giúp giữ thành cho thấy nhân cách của Lưu Bị đâu có tệ , ngược lại phải nói là cao thượng mới đúng ?.

    Tư liệu lịch sử Tàu còn viết lắm chuyện ngược đời ...:

    Lữ Bố đánh úp Từ Châu khiến Lưu Bị phải chạy đến nương nhờ Tào Tháo...., Tào Tháo quên chuyện xưa rồi sao ?, nếu nhớ thì với bản tính tàn bạo của ông (mô tả ở đoạn trên) chắc ông ta băm Lưu Bị ra cho vịt ăn mới hả lòng....thật sử với xiếc...toàn những chuyện đầu đuôi bất nhất không ra sao cả .

    Tóm lại Sử gia Hán đã cố ý trình bày ...

    Cả Tôn Kiên và Lưu Biểu đều là quan nhà Hán nên có chiếm có chia có cắt ra làm mấy phần đi nữa thì cũng vẫn là của thiên hạ nhà Hán .

    Nghe cứ như là 1 Nước Hán bị vỡ làm 3 mảnh vậy . Họ củng cố chứng lý bằng sự kiện chỉ sau khi Họ Tào cướp ngôi vua của họ Lưu khai tử nước Hán Đông năm 220 thì giang sơn Hán mới vỡ làm 3 mảnh : Bắc Ngụy năm 220 – Đông Ngô năm 221 và Tây Thục năm 220 ....trước đó không ai dám ‘rục rịch’ gì vì ‘sợ’ cái bóng quyền uy ‘chính thống’ trùm trên Thiên hạ của thiên tử họ Lưu ? .


      Hôm nay: 27/4/2024, 12:07 am