Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nước Lào cũng giống nước ta . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nước Lào cũng giống nước ta . Flags_1



    Nước Lào cũng giống nước ta .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nước Lào cũng giống nước ta . Empty Nước Lào cũng giống nước ta .

    Bài gửi by Admin 16/5/2012, 5:48 pm

    Nước Lào cũng giống nước ta .

    Bách Việt trùng cửu , nguồn : http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/225764/index

    Tới thăm bảo tàng lịch sử Lào ở Viên Chăn, khi bước những bước đầu tiên vào gian thời kỳ cổ sử không khỏi giật mình vì… các hiện vật ở đây quá giống Việt Nam. Cũng những chiếc trồng đồng đủ các loại hình như chiếc trống Heger loại I tìm thấy ở Savannakhet, to chẳng kém gì trống đồng Ngọc Lũ. Hình thù trên trống cũng là cảnh thuyền, cảnh người đội lông chim, cảnh cá sấu,… không khác gì những chiếc trống điển hình của văn hóa Đông Sơn.



    Nước Lào cũng giống nước ta . TrongHegerI

    Trống Heger lại I ở Bảo tàng lịch sử quốc gia Lào

    Ở Lào tới giờ ra ngoài chợ trung tâm vẫn có thể mua được trống đồng cổ. Tuy không phải là đồ cổ từ thời Đông Sơn, nhưng cũng không phải là thứ trống đồng mới đúc vàng chóe như ở Việt Nam ngày nay. Có trống có cả hình đàn trâu, giống như cảnh trâu cò trên trống đồng Kim Động của Hưng Yên.

    Văn hóa cồng chiêng cũng khá phổ biến ở Lào cho tới giờ. Cồng chiêng cổ vài trăm năm ở Lào còn dễ mua được hơn ở xứ Mường Việt Nam. Tại thủ đô Viên Chăn cồng đã được dùng làm biểu tượng của hòa bình và đoàn kết hữu nghị.


    Nước Lào cũng giống nước ta . Trautrentrongdong

    Trống đồng bày bán ở chợ sáng Mali, Viên Chăn


    Nước Lào cũng giống nước ta . TrautrentrongKimDong

    Hình trâu trên trống đồng Kim Động ở Bảo tàng Hưng Yên

    Cảnh những cây cột đá dựng đứng từ vùng cánh đồng Chum của Lào cũng chẳng khác gì khu mộ cổ Đồng Thếnh của Hòa Bình. Cũng như người Mường ở Hòa Bình, người chết càng có quyền thế thì bên cạnh mộ càng dựng nhiều cột đá, đá to. Các cột đá ở đây như một dạng bia mộ hay đài tưởng niệm người đã mất.

    Trong một dự án khảo cổ tiền sử ở Nam Lào đã phát hiện hình vẽ cổ trên đá. Dạng nham họa này tương tự như hình vẽ tìm thấy ở khu Vân Long – Ninh Bình. Độ tuổi của những hình vẽ này được ước đoán cỡ thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa (đầu Công nguyên).


    Nước Lào cũng giống nước ta . Hinhtrenda

    Hình vẽ trên đá ở Nam Lào

    Nước Lào cũng giống nước ta . Nhamhoa

    Nham họa trên vách đá ở Vân Long - Ninh Bình

    Khó có thể nói trống đồng, cồng chiêng, nham họa, cột đá mộ táng là những thứ mà đất Lào đã “nhập khẩu” từ Việt Nam. Rõ ràng đó đều là những vết tích của một nền văn hóa bản địa. Nền văn hóa cổ này của Lào tương đồng với những gì tìm thấy ở Bắc Việt Nam. Phải nói Việt và Lào từng cùng chung một nền văn hóa, cùng một dân tộc từ thời đồ đồng.

    Người bản địa trên đất Lào trước khi người Tày-Thái di cư đến là nhóm người nói tiếng Môn – Khmer. Các tài liệu chép là người Lava, hay Lawa, Lwa. Có thể người Khơ mú (Khamu, Kha), sắc tộc “thiểu số” lớn nhất ở Bắc Lào, là một nhánh còn lại chưa bị lai với người Thái của nhóm Lawa cổ.

    - Lawa=Lwa=La hay Lào
    - Tên quốc gia vùng Luông Phra Bang thời Lê được gọi là Lão Qua, phiên thiết có Lão Qua = La.
    - Rất có thể tên tiểu vương quốc Lan Na một thời ở Bắc Thái Lan, cũng là tên phiên thiết: Lan Na = La. Giải thích Lan = triệu, Na = nương lúa, không thích hợp vì Na chính xác phải là Ruộng lúa nước, chứ không phải nương lúa trên đồi núi. Tiểu vương quốc Lan Na ở Bắc Thái Lan thì lại chủ yếu có lúa nương chứ không có nhiều lúa nước như vùng thấp.

    Có thể thấy tên các quốc gia từng xuất hiện ở vùng này đều xoay quanh chữ La. La hay Ly chỉ phương Tây trong Hậu thiên bát quái. Phương Tây là phương của lý trí, đối lại với phương Đông là phương của tình cảm.

    Bản thân tên nước Lan Xang do vua Fà Ngừm lập nên sau khi thống nhất Lào ở thế kỷ 14 không hẳn chỉ nghĩa là Triệu Voi. Có thể:
    - Lan = Lang, chỉ vua trong tiếng Việt. Triệu = Chiêu = Chúa, cũng có nghĩa như vậy.
    - Xang = Tượng = Tịnh, là tính chất tĩnh của phương Tây.
    Lang Xang hay Triệu Voi có nghĩa là đất nước của chúa phương Tây.

    Theo sử Lào, năm 1478, một viên tướng của vua Lan Xang bắt được một con voi trắng và dâng lên vua. Được tin, vua Đại Việt sai sứ sang xin lông voi trắng. Chao Chienglaw, thái tử Lan Xang, luôn ghét Đại Việt vì lý do này khác, liền thay vì tặng lông voi, lại sai nhét phân voi vào một chiếc rương và gửi cho vua Đại Việt. Vua Đại Việt nổi giận cất binh đánh Lan Xang…

    Đại Việt “xin lông voi”, không phải vì Đại Việt không có voi. Thái tử Lan Xang phản ứng với việc xin lông voi này mạnh như thế bởi vì voi hay Tượng là hình ảnh của chính là nước Lan Xang. Đại Việt xin lông voi nghĩa là Đại Việt có ý thôn tính nước Triệu Voi này.

    Trong tiếng Lào từ Chao là chỉ vua. Các vua Lào được sử Việt chép thành ra họ Chiêu hết. Như vậy nước Nan Chao chính xác phải là Nam Chiêu với nghĩa là vua phương Nam, chứ không phải Nam Chiếu với nghĩa là “chiếu” (vùng đất) phía Nam như sử Tàu vẫn chép.

    Theo cuốn Lịch sử Lào của M.L. Manich thì: vua Piloko của Nan Chao lên ngôi năm 729. Vua Piloko gọi theo người Lào là Khun Borom, một vị vua nổi tiếng đã:
    - Cử con trai là Khun Lo (Kolofeng hay Cáp Lỗ Phong) đi chiếm Luong Phra Bang từ tay người Kha (Khơ mú), lập nên thành phố này, gọi tên là Swa. Khun Lo về sau tiếp tục ngôi vị của Nam Chao ở Luong Phra Bang.
    - Cử một con trai khác chiếm Chiengsen từ tay người Lawa (Khmer), lập nên thành phố Chiengsen, nay ở Bắc Thái Lan.
    - Dựng nên Mường Then, sau là Điện Biên Phủ ở Tây Bắc Việt Nam.
    - Cử hoàng tử Chet Chuang đi cai quản Xiêm Khoảng, sau thành nước Bồn Man.
    Đoạn sử Lào trên tương tự như Hoa sử viết về giai đoạn hình thành nước Nam Chiếu, nhưng khác ở định vị 6 “chiếu” quanh hồ Nhĩ hải ở Vân Nam: Mông Huề, Việt Thác, Lãng Khung, Đằng Đạm, Thi Lãng, Mông Xá. Chiếu Mông Xá là đất lập quốc của Nam Chiếu lại trùng tên với Mường Xoa (Swa) là cố đô Luông Phra Bang của Lào, nơi Cáp Lỗ Phong trị vì Nam Chiếu. Chiếu Lãng Khung có thể là phiên âm của… Lan Xang, là đất Chiengsen hay La Na ở Bắc Thái Lan.

    Theo sử Việt, đất Bồn Man (Lào gọi là Muang Phuan) đã xin nội thuộc Đại Việt dưới triều Hoàng đế Lê Nhân Tông, được vua Nhân Tông nhập vào Đại Việt thành châu Quy Hợp thuộc xứ Nghệ An và cử quan quân sang, nhưng vẫn cho họ Lư Cầm đời đời làm Phụ đạo.

    Cái tên Quy Hợp cho thấy … thực ra Bồn Man vốn là một phần của Việt, dưới triều Lê lại quay về hợp nhất lại với Đại Việt mà thôi. Lĩnh Nam chích quái cho biết Bồn Man là nơi nghĩa quân của Mai Thúc Loan rút về sau khi khởi nghĩa thất bại dưới thời nhà Đường.

    Tù trưởng họ Cầm ở Quy Hợp không biết có phải là một mắt xích trong chuỗi Điểu – Cầm - Chim không? Điểu là tộc người ở Vân Nam – Quảng Tây. Chim hay Chăm ở miền Nam Trung Bộ. Cầm ở đây là người vùng Bồn Man – Đường Lâm.

    Những mảnh hiện vật và thông tin lịch sử của Lào thật ăn khớp với lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Việt – Lào là hai dân tộc anh em, cùng gốc từ thời xưa. Không nhìn nhận điều này thì nước Lào ngày nay tự cắt đi gốc gác của mình, làm cho quốc gia cổ có từ thời trống đồng Đông Sơn mà nay chỉ có chưa được 600 năm lịch sử …


      Hôm nay: 26/4/2024, 4:27 pm