Đồng tiền Đại Hưng bình bảo .
Bách Việt trùng cửu .
Bài này muốn bàn về cách đọc một đồng tiền cổ rất nổi tiếng ở Việt Nam vì được cho là đồng tiền đầu tiên của nước ta sau khi dành được độc lập vào thời Đinh. Trước hết xin dẫn nguồn tư liệu tham khảo:
http://www.khamphahue.com.vn/ehue/?catid=vanhoahue&scatid=disanvanhoa&nid=342
và hình ảnh đồng tiền này ở nguồn trên.
Vấn đề ở chỗ cách đọc của đồng tiền này.
"Mặc dù theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, niên hiệu của Đinh Tiên Hoàng có chữ Hán viết là “Thái Bình”, nhưng Bernard J. Perma (Catalogue of Annam coins 968- 1955, Vietnam, 1963), thật có lý khi đọc hiệu của đồng tiền là “Đại Bình Hưng Bảo”. Bởi sự thật, các đồng tiền do vua Đinh đúc, cả hiện vật lẫn ảnh chụp, chữ Hán viết là “Đại Bình” chứ không phải là “Thái Bình”. Trong sách Tiền Cổ Việt Nam, GS Đỗ Văn Ninh đưa ra hai cách giải thích hiện tượng trên như sau:
-Đồng tiền bị gỉ làm mất nết chấm dưới chữ “thái”. Cách giải thích này khó được chấp nhận, vì chưa thấy đồng tiền nào của vua Đinh viết chữ Hán là “thái bình”; nếu có, chắc nhầm lẫn với một loại tiền khác..
-Cách giải thích thứ hai, dễ hiểu và có sức thuyết phục hơn là: chữ “đại” còn có một âm đọc là “thái”."
Cả hai cách giải thích đều không ổn. Ngay cùng với thời đó ở Hoa Lư và Hoàng thành Thăng Long có loại gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên", cho thấy chữ đầu tiên trong tên đồng tiền đọc là "Đại" chứ không phải "Thái". Tên của đồng tiền này đã đánh đố rất nhiều nhà nghiên cứu tới nay chưa có lời giải.
"Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra ý kiến đọc hiệu đồng tiền là “Đại Hưng Bình Bảo". Tuy rằng thời Đông Tấn - Nguyên Đế (Tư Mã Duệ) có niên hiệu Đại Hưng (318-321), song thời ấy ở Trung Quốc đang còn sử dụng hệ thống tiền Ngũ Thù, chưa dùng chữ “bảo” để chỉ khái niệm tiền tệ, do đó tiền này không thể do triều Tấn đúc".
Những người chơi tiền cổ đều biết tên tiền cổ có 2 cách đọc chéo và đọc xuôi. Nếu đọc xuôi theo chiều kim đồng hồ thì tên đồng tiên trên phải là "Đại Hưng bình bảo". Vấn đề là trong lịch sử không biết chữ "Đại Hưng" này ở vào giai đoạn sau nhà Đường (sau đồng tiền đầu tiên dùng từ "bảo" là "Khai Nguyên thông bảo") thuộc về ai?
"...ngày nay tiền “Đại Bình Hưng Bảo” - theo ông XiongBaoKang (Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ và Bảo tàng Tiền tệ Quảng Tây - Trung Quốc) - được tìm thấy ở Hoa Nam (Trung Quốc) là đất của Bách Việt rất nhiều..."
Thật khó hiểu nếu đồng tiền trên là của nhà Đinh vì nhà Đinh rất ngắn ngủi chỉ có 12 năm, vào lúc phía Bắc nhà Tống đã thống nhất Hoa Nam. Làm thế nào mà đồng tiền của nhà Đinh lại được tìm thấy rộng rãi ở Hoa Nam được?
Xin đưa ra một cách nhìn nhận khác về đồng tiền trên. Tên đồng tiền này phải đọc là "Đại Hưng bình bảo" chứ không phải "Thái Bình hưng bảo". Đồng tiền này không phải của nhà Đinh mà là của Lưu Cung - Lưu Ẩn ở Lưỡng Quảng (Lưỡng Việt). Tên "Đại Hưng" là một bằng cớ rõ ràng về tên nước của Lưu Cung thời đó. Không phải Đại Hán mà là Đại Hưng, như tên Hưng Vương phủ của Quảng Châu. Việc đồng tiền này được tìm thấy rộng rãi ở Hoa Nam xác nhận điều này vì đây là vùng ảnh hưởng của nước Đại Việt/Đại Hưng thời đó.
Việc lấy tên nước đặt tên cho đồng tiền tuy ít gặp nhưng không phải không có. Người ta còn tìm thấy đồng tiền "Đại Việt thông bảo". Đồng tiền này có cách viết chữ tương đồng với thời của đồng "Đại Hưng bình bảo", nhưng lại bị nghị ngờ là tiền giả cho dù được phát hiện trong di tích Hoa Lư. Lý do được dẫn là thời đó chưa có quốc hiệu Đại Việt ở nước ta. Nhưng nếu nhìn rộng ra thì thấy ngay Đại Việt này là quốc hiệu của Lưu Cung. Gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên" ở Hoa Lư cũng khẳng định danh xưng Đại Việt đã có từ trước. Không như đồng "Đại Hưng bình bảo", đồng "Đại Việt thông bảo" khá hiếm thấy. Điều này cũng dễ hiểu vì Lưu Cung chỉ sau 1 năm lập quốc đã đổi quốc hiệu từ Đại Việt sang Đại Hưng.
Chữ "bình" trong "bình bảo" có thể hiểu là bình dân, bình thường, "bình bảo" có nghĩa tương tự như "thông bảo" vậy. Trong bộ tiền cổ Việt Nam cũng có một vài đồng tiền mang tên "bình bảo" như đồng "Thiệu Phong bình bảo" đời Trần.
Còn vấn đề chữ "Đinh" ở mặt sau đồng tiền nghĩa là gì thì cần suy xét thêm. "Đinh" ở đây chưa chắc là họ của vua, mà có thể là một số đếm vì Đinh là số thuộc thập can. Có thể là chỉ năm đúc tiền, hoặc một loại số thứ tự nào đó. Nhiều đồng tiền cổ chữ ở mặt sau cũng không dễ hiểu, ví dụ có đồng tiền "Thuận Thiên đại bảo" được cho là đồng tiền của Lý Thái Tổ, với mặt sau có chữ "Nguyệt". Tới nay chưa ai giải thích được chữ Nguyệt này nghĩa là gì.
Đồng tiền được cho là đồng tiền đầu tiên của Việt Nam lại là một bằng chứng về nước Đại Hưng của Lưu Cung. Đã là Đại Hưng thì không hề có nước Đại Hán ở Lưỡng Quảng và tức là trận thủy chiến với quân Nam Hán của Ngô Quyền không thể xảy ra trên sông Bạch Đằng...
Bách Việt trùng cửu .
Bài này muốn bàn về cách đọc một đồng tiền cổ rất nổi tiếng ở Việt Nam vì được cho là đồng tiền đầu tiên của nước ta sau khi dành được độc lập vào thời Đinh. Trước hết xin dẫn nguồn tư liệu tham khảo:
http://www.khamphahue.com.vn/ehue/?catid=vanhoahue&scatid=disanvanhoa&nid=342
và hình ảnh đồng tiền này ở nguồn trên.
Vấn đề ở chỗ cách đọc của đồng tiền này.
"Mặc dù theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, niên hiệu của Đinh Tiên Hoàng có chữ Hán viết là “Thái Bình”, nhưng Bernard J. Perma (Catalogue of Annam coins 968- 1955, Vietnam, 1963), thật có lý khi đọc hiệu của đồng tiền là “Đại Bình Hưng Bảo”. Bởi sự thật, các đồng tiền do vua Đinh đúc, cả hiện vật lẫn ảnh chụp, chữ Hán viết là “Đại Bình” chứ không phải là “Thái Bình”. Trong sách Tiền Cổ Việt Nam, GS Đỗ Văn Ninh đưa ra hai cách giải thích hiện tượng trên như sau:
-Đồng tiền bị gỉ làm mất nết chấm dưới chữ “thái”. Cách giải thích này khó được chấp nhận, vì chưa thấy đồng tiền nào của vua Đinh viết chữ Hán là “thái bình”; nếu có, chắc nhầm lẫn với một loại tiền khác..
-Cách giải thích thứ hai, dễ hiểu và có sức thuyết phục hơn là: chữ “đại” còn có một âm đọc là “thái”."
Cả hai cách giải thích đều không ổn. Ngay cùng với thời đó ở Hoa Lư và Hoàng thành Thăng Long có loại gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên", cho thấy chữ đầu tiên trong tên đồng tiền đọc là "Đại" chứ không phải "Thái". Tên của đồng tiền này đã đánh đố rất nhiều nhà nghiên cứu tới nay chưa có lời giải.
"Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra ý kiến đọc hiệu đồng tiền là “Đại Hưng Bình Bảo". Tuy rằng thời Đông Tấn - Nguyên Đế (Tư Mã Duệ) có niên hiệu Đại Hưng (318-321), song thời ấy ở Trung Quốc đang còn sử dụng hệ thống tiền Ngũ Thù, chưa dùng chữ “bảo” để chỉ khái niệm tiền tệ, do đó tiền này không thể do triều Tấn đúc".
Những người chơi tiền cổ đều biết tên tiền cổ có 2 cách đọc chéo và đọc xuôi. Nếu đọc xuôi theo chiều kim đồng hồ thì tên đồng tiên trên phải là "Đại Hưng bình bảo". Vấn đề là trong lịch sử không biết chữ "Đại Hưng" này ở vào giai đoạn sau nhà Đường (sau đồng tiền đầu tiên dùng từ "bảo" là "Khai Nguyên thông bảo") thuộc về ai?
"...ngày nay tiền “Đại Bình Hưng Bảo” - theo ông XiongBaoKang (Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ và Bảo tàng Tiền tệ Quảng Tây - Trung Quốc) - được tìm thấy ở Hoa Nam (Trung Quốc) là đất của Bách Việt rất nhiều..."
Thật khó hiểu nếu đồng tiền trên là của nhà Đinh vì nhà Đinh rất ngắn ngủi chỉ có 12 năm, vào lúc phía Bắc nhà Tống đã thống nhất Hoa Nam. Làm thế nào mà đồng tiền của nhà Đinh lại được tìm thấy rộng rãi ở Hoa Nam được?
Xin đưa ra một cách nhìn nhận khác về đồng tiền trên. Tên đồng tiền này phải đọc là "Đại Hưng bình bảo" chứ không phải "Thái Bình hưng bảo". Đồng tiền này không phải của nhà Đinh mà là của Lưu Cung - Lưu Ẩn ở Lưỡng Quảng (Lưỡng Việt). Tên "Đại Hưng" là một bằng cớ rõ ràng về tên nước của Lưu Cung thời đó. Không phải Đại Hán mà là Đại Hưng, như tên Hưng Vương phủ của Quảng Châu. Việc đồng tiền này được tìm thấy rộng rãi ở Hoa Nam xác nhận điều này vì đây là vùng ảnh hưởng của nước Đại Việt/Đại Hưng thời đó.
Việc lấy tên nước đặt tên cho đồng tiền tuy ít gặp nhưng không phải không có. Người ta còn tìm thấy đồng tiền "Đại Việt thông bảo". Đồng tiền này có cách viết chữ tương đồng với thời của đồng "Đại Hưng bình bảo", nhưng lại bị nghị ngờ là tiền giả cho dù được phát hiện trong di tích Hoa Lư. Lý do được dẫn là thời đó chưa có quốc hiệu Đại Việt ở nước ta. Nhưng nếu nhìn rộng ra thì thấy ngay Đại Việt này là quốc hiệu của Lưu Cung. Gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên" ở Hoa Lư cũng khẳng định danh xưng Đại Việt đã có từ trước. Không như đồng "Đại Hưng bình bảo", đồng "Đại Việt thông bảo" khá hiếm thấy. Điều này cũng dễ hiểu vì Lưu Cung chỉ sau 1 năm lập quốc đã đổi quốc hiệu từ Đại Việt sang Đại Hưng.
Chữ "bình" trong "bình bảo" có thể hiểu là bình dân, bình thường, "bình bảo" có nghĩa tương tự như "thông bảo" vậy. Trong bộ tiền cổ Việt Nam cũng có một vài đồng tiền mang tên "bình bảo" như đồng "Thiệu Phong bình bảo" đời Trần.
Còn vấn đề chữ "Đinh" ở mặt sau đồng tiền nghĩa là gì thì cần suy xét thêm. "Đinh" ở đây chưa chắc là họ của vua, mà có thể là một số đếm vì Đinh là số thuộc thập can. Có thể là chỉ năm đúc tiền, hoặc một loại số thứ tự nào đó. Nhiều đồng tiền cổ chữ ở mặt sau cũng không dễ hiểu, ví dụ có đồng tiền "Thuận Thiên đại bảo" được cho là đồng tiền của Lý Thái Tổ, với mặt sau có chữ "Nguyệt". Tới nay chưa ai giải thích được chữ Nguyệt này nghĩa là gì.
Đồng tiền được cho là đồng tiền đầu tiên của Việt Nam lại là một bằng chứng về nước Đại Hưng của Lưu Cung. Đã là Đại Hưng thì không hề có nước Đại Hán ở Lưỡng Quảng và tức là trận thủy chiến với quân Nam Hán của Ngô Quyền không thể xảy ra trên sông Bạch Đằng...