Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Cổ Sử Việt ; những điều cần xem lại ...  - Phần 1 Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Cổ Sử Việt ; những điều cần xem lại ...  - Phần 1 Flags_1



    Cổ Sử Việt ; những điều cần xem lại ... - Phần 1

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Cổ Sử Việt ; những điều cần xem lại ...  - Phần 1 Empty Cổ Sử Việt ; những điều cần xem lại ... - Phần 1

    Bài gửi by Admin 11/3/2014, 3:05 pm

    1 / Lầm lẫn Thái Viêm - Thần nông với Viêm đế .
    Người họ Hùng khởi lập Hữu Hùng quốc  vào đời thủ lãnh  thứ 5 , vương hiệu là Hùng Vũ vương – Hiền lang , 4 đời thủ lãnh họ Hùng trước  thực ra là truyền thuyết về 4 tổ phụ những tộc người ở 4 phương thiên hạ đồng thời cũng là 4 bước trên đường đến văn minh của con người .
    -  bước 1 là thời thủ lãnh Thái Cao – Bào hy ; Tổ phụ của tộc người phương Đông cũng là vua của cái mặc chỉ việc con người biết dùng lá cây rồi vỏ cây da thú làm vật che thân .
    -  bước 2 là thời thủ lãnh Thái Viêm – Thần nông ; Tổ phụ người phương viêm nhiệt cũng là vua của cái ăn chỉ bước tiến của con người từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi , thời gian cai trị của Thần nông ước khoảng 30000 -15000 trước .
    -  bước 3 là thời thủ lãnh Thái Khang – Thiếu hạo ; Tổ phụ người phương Tây cũng là vua của bản làng chỉ thời con người biết làm nhà , bắt đầu định cư và quần tụ thành xóm thành làng .
    -  bước 4 là thời thủ lãnh Thái Tiết hay Tiếp ; Tổ phụ tộc người phương Nam xưa (nay là Bắc) vua của sự giao thông , chỉ lúc người ta phát minh ra phương tiện giao thông mà ban đầu có thể là bè mảng tre đi lại trên sông , sự giao thông đã mở rộng không gian sinh tồn nối kết các xóm làng lại với nhau mở ra  thời  liên minh thị tộc hay bộ tộc .
    -  bước 5 là thời khởi lập quốc gia , khác với thời liên minh thị tộc không còn đơn thuần là sự  liên lạc trao đổi qua lại giữa các thực thể riêng biệt mà cả cộng đồng  trở thành 1 cơ thể sống được chỉ huy thống nhất , trong cái không gian sinh tồn gọi là quốc gia thì mọi người cùng chấp hành 1 quy tắc sinh hoạt chung và vận mệnh của họ gắn liền với nhau .
    Việc khởi lập quốc gia bắt đầu ở thời thủ lãnh liên minh  Hùng tộc là Thái Công và kết thúc  tức đã hình thành nhà nước sơ khai Hữu Hùng quốc - nước của Hùng tộc ở thời đế Minh theo sử Việt hay Hoàng đế – đế màu Vàng theo cổ sử Trung hoa , xin nhấn mạnh chỉ ở thời điểm hình thành khái niệm  quốc gia thì mới có ngôi đế ngôi vua , Hữu Hùng quốc lập thành trên cơ sở thống nhất liên minh 3 bộ tộc của 3 thủ Lãnh : Hoàng đế của bộ tộc trung tâm , Viêm đế của bộ tộc ở về hướng viêm nhiệt - xích đạo và Xi vưu nghĩa là vua bộ tộc  phía tây (Xi vưu = Tây vua).
     Hữu Hùng quốc khởi lập ước khoảng 6000-5000 năm cách nay tức sau thời Thần nông xa lắm , đế Minh của sử Việt là cháu 3 đời của Thái Viêm – Thần nông tức thời điểm con người bước từ săn bắt - hái lượm sang trồng trọt - chăn nuôi , truyền thuyết Việt đã lầm lẫn thành ...đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế ....anh em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế – đế vùng màu Vàng thời khởi lập Hữu Hùng quốc .
    Giới viết sử người Việt mắt nhắm mắt mở  không nhận ra ....nếu Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế ...thì hoá ra vua tổ của Việt tộc là hàng chắt chút 3 đời của Hoàng đế vua tổ Trung hoa sao ,  Hoàng đế và Viêm đế là anh em con  của Hùng quốc quân .
    Sử thuyết Hùng Việt đính chính : Đế Minh vua tổ Việt tộc là cháu 3 đời của Thái Viêm - Thần nông và đế Minh chính là Hoàng đế – đế vùng màu Vàng trong sử Trung hoa , Vàng là sắc trung trong Ngũ sắc , Minh chỉ sự sáng soi tức dẫn dắt  cả 2 từ cùng  nghĩa chỉ vùng trung tâm  thiên hạ .
    2 / Sai lầm nghiêm trọng thứ 2 :  
    Hoàng đế  giết và cướp ngôi của Viêm đế - Thần nông  (Truyền thuyết dân gian) .
    Bắt nguồn từ sai lầm thứ 1 đã viết ở trên , dân gian Việt lan truyền chuyện Hoàng đế vua người Hán đã giết và cướp ngôi của thày mình là Viêm đế - Thần nông vua người Việt , sai lầm này là hết sức nghiêm trọng vì nó  khiến lệch lạc ý thức lịch sử và tình tự dân tộc nơi người Việt .
    Sử thuyết Hùng Việt minh định : Hán không phải là Trung hoa , Hoàng đế vua tổ Trung Hoa cũng chính là đế Minh cháu 3 đời của Thái Viêm - Thần nông trong dòng sử Việt , Thái Viêm tổ phụ bộ tộc phương Viêm nhiệt là tổ 3 đời của Viêm đế và Hoàng đế , 3 đời ở đây là 3 đời trong lịch sử tức 3 triều đại không phải là thân thuộc huyết thống  3 đời  , ngoài sự việc 4 vì vua đầu huyền thoại là tổ phụ 4 phương cũng là 4 bước trong quá trình tiến hoá , 4 vị còn tiêu biểu cho 4 mùa trong vòng tuần hoàn : xuân hạ thu đông , chính thời tính đã cho ra ý niệm đế Minh là cháu 3 đời của Thái Viêm Thần nông , Thái Viêm muà Hạ , Thái Khang mùa thu , Thái Tiết mùa Đông , hết mùa đông nhập vào trung cung là thời của Thái Công , ở đấy ‘Thái công’ chất biến hóa thành ‘đế Hoàng’ từ trung cung đi ra bắt đầu vòng tiến hóa mới với mỗi mùa là 1 đế – vua thay cho 1 Thái – tổ phụ bộ tộc của chu kỳ trước .  Với Dịch học ; hành trung tâm là gía – sắc là gieo – gặt  là nơi Khởi đầu và cũng là nơi kết thúc . Với 4 mùa tuần tự thì Thái Công - Hoàng đế  không thể nào giết và cướp ngôi của Thái Viêm –Thần nông như truyền tụng trong dân gian được vì 2 thời đại cách nhau có đến hàng  vạn năm .
    Sử Việt có 18 đời Hùng vương nhưng không 1 lời nói đến Hùng quốc còn sử Trung hoa thì có Hữu Hùng quốc nhưng lại không hề có Hùng vương , Phối hợp thông tin 2 dòng sử Việt và Hoa thành ra dòng sử  trọn vẹn : Đế Minh là tổ dòng Hùng vương , Hoàng đế là tổ Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng , Hùng vương đương nhiên là vua Hùng quốc ; tự thân danh xưng đã chỉ ra thế không cần phải suy xét gì cả .
    Chính Quốc danh Hữu Hùng quốc cộng với  thông tin trong ngọc phả Hùng vương đã xác nhận luận điểm căn bản của Sử thuyết Hùng Việt : đế Minh vua tổ trong dòng sử Việt chính là Hoàng đế – đế màu Vàng trong cổ sử Trung Hoa .
    (Ngọc phả Hùng vương viết : Hoàng đế là Hùng vương đời trước thời thánh Tản viên ).
    Quá tin vào sách vở Tàu , phớt lờ thông tin lịch sử lưu truyền chốn dân gian ; giới viết sử  lớp trước  đã vô ý tròng vào cổ người Việt tội bất kính qúa sức nặng nề  ..., người viết sử đời  nay  thì ...vẫn cứ  vết xe cũ mà đi ...thực đáng buồn .
    3 / Lộc Tục là tộc danh , không thể nào là Kinh Dương vương – vua phương Nam được  .
    Tóm tắt Truyền thuyết lịch sử Việt  : đế Minh đi tuần thú phương Nam đến miền Ngũ lĩnh lấy con gái bà Vũ Tiên sinh ra Lộc tục , vua rất yêu qúy có ý định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không nhận sau đế Minh truyền ngôi cho con cả là đế Nghi và phong Lộc Tục là vua phương Nam hiệu là Kinh Dương vương..., Kinh Dương vương  làm vua nước Xích Quỉ vào quãng năm nhâm tuất 2879 TCN  , Xích Qủy là tiền thân nước của người Việt ngày nay ....
    Lộc Tục chỉ là chữ tác đánh chữ tộ của Lục tộc hay Lạc tộc tức tộc người ở phương Nước tức phương Nam xưa theo quan điểm của Dịch học (nay đã đảo ngược) , vì muốn khẳng định sự ngang hàng nên dân gian Việt đã tạo  ra 1 Lộc Tục là vua phương Nam đối ứng với đế Nghi là vua người Tàu ở phương Bắc
    Đây là sự khác biệt chính giữa truyền thuyết lịch sử  Việt và tư liệu lịch sử Trung Hoa .
    Khi đã xác định Lộc Tục – Lục tộc – Lạc tộc   là tên tộc người  thì không thể có việc Lộc tục làm vua được , đế Minh mất đế Nghi lên thay đất nước vẫn 1 thể thống nhất với 2 miền Nam Bắc không có có chuyện người làm vua phương Bắc người làm vua phương Nam .
    Cổ sử dân gian Việt nói ... đế Minh trước lập kinh đô ngàn Hống ở Hồng lĩnh , có lần vua  tuần du ngoài biển  thuyền rồng trôi đến Động đình hồ và vua gặp tiên nữ và cùng nhau sinh con đẻ cái tạo ra dòng tộc phương Nam rồi vua  lập thêm kinh đô mới ở Phong châu , sau  vua trở lại kinh đô Ngàn hống , đến đời đế Nghi kế vị mới đóng đô ở Phong châu , từ đấy Ngàn Hống trở thành cố đô .
    Đối chiếu với cổ sử Trung hoa ....khởi thủy đất đai Thiên hạ chỉ có 2 châu Đào và Đường hay Thường , châu Đào chính là Hồng lĩnh (đào =hồng=xích=đỏ) và châu Đường hay Thường  là miền có kinh đô Phong châu , Sở dĩ có thể đoan chắc như thế vì đế Nghiêu và đế Nghi xét về mặt ngữ âm chỉ là 1 , cổ sử Trung hoa chép đế Nghiêu tước hiệu là Đường vương và còn có tên khác là ông  Giao Thường , Giao là  Giao chỉ , Thường trong Dịch học đồng nghĩa với  nước – Lạc tức chỉ phương Nam .
    Xét như thế thì chính đế Nghi – Nghiêu mới là Kinh Dương vương hay vua phương Nam , chính xác thì phải nói là vua đóng đô ở  phía Nam đất nước . Đế Nghi hay Đường Nghiêu khởi đầu cho dòng vua phương Nam tức Kinh dương vương nên đạo hiệu của ngài  là Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế cùng với đế Minh đạo hiệu là Vua cha ngọc hoàng thượng đế .
    Gọi là dòng vua phương Nam tức không phải chỉ 1 mà có nhiều Kinh dương vương .
    Kinh Dương vương thứ I là đế Nghi hay Đường Nghiêu tên khác là Giao Thường.
    Kinh Dương vương thứ II là đế Thuấn hay Ngu Thuấn tên gọi khác là Diêu trọng Hoá , Diêu cũng chỉ là Giao biến âm mà thôi có người đọc là (Điêu trùng hoa).
     Kinh Dương vương thứ III là Đại Vũ tổ nhà Hạ , tên khác là Cao Mật , cao mật là từ Việt ; Cao là cao cả chỉ vua chúa , Mật là Một , Cao Mật chĩ nghĩa là vua thứ nhất của thời vương quốc tức thời kỳ  quốc gia sơ khai đã chấm dứt. Đại Vũ trị thủy trong truyền thuyết Việt là Sơn tinh , việc  trị thủy thành công của Đại vũ được người Việt cổ thần thoại hóa thành  ra  ...Sơn tinh chiến thắng Thủy tinh , Đại Vũ đạo hiệu là Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương .
    Thần thoại Việt chép Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ con gái Động đình quân là nói việc ông Đại vũ – Kinh dương Vương III lấy vợ là Đồ Sơn thị trong cổ sử Trung hoa , thần thoại kết duyên này thực ra chỉ là ánh xạ của việc kết hợp 2 cộng đồng  con cháu người Hoà bình phía Tây và Bắc sơn ở phía Đông để  tạo thành vương quốc Thiên hạ .

      Hôm nay: 29/3/2024, 5:05 am