Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Lịch sử Đức thánh ... Chiêm . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Lịch sử Đức thánh ... Chiêm . Flags_1



    Lịch sử Đức thánh ... Chiêm .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lịch sử Đức thánh ... Chiêm . Empty Lịch sử Đức thánh ... Chiêm .

    Bài gửi by Admin 19/11/2012, 4:21 pm

    Lịch sử Đức thánh ... Chiêm .

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/996393/index




    Lịch sử Đức thánh ... Chiêm . HmARdEu5dVefhWE8AQZrxQ




    Cổng đình Chèm thờ Lý Ông Trọng
    Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta” (Văn bia đình Chèm năm 1715). “Hương” ở đây chỉ Lý Ông Trọng, người Thụy Hương, Từ Liêm. Đức Thánh Chèm như vậy được xếp ngang hàng với đức Phù Đổng thiên vương.

    Lĩnh Nam chích quái chép Truyện Lý Ông Trọng:
    Cuối đời Hùng Vương có người ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ họ Lý tên Thân. Khi đẻ ra rất to lớn, cao đến 2 trượng 3 thước... Đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn cất binh đánh ta, An Dương Vương bèn đem Lý Thân tiến nhà Tần. Thủy Hoàng mừng lắm, phong cho làm chức Tư lệ hiệu úy. Khi Thủy Hoàng đã lấy được cả thiên hạ, sai Lý đem quân giữ đất Lâm Thao, uy danh vang dội đến Hung Nô, Hung Nô không dám xâm phạm cửa ải, Thủy Hoàng phong Lý làm Phụ tín hầu, lại gả công chúa cho Lý.

    Truyện kể Lý Ông Trọng này nghe ra ... kỳ kỳ. Tần Thủy Hoàng đánh đông dẹp bắc thu phục cả thiên hạ, tới nước Việt thì thay vì chống lại, An Dương Vương lại còn cho “mượn” người làm tướng để giúp Tần chống giữ Hung Nô...

    Nhưng truyện Lý Ông Trọng rõ ràng là truyện có thật, là một chuyện cổ xảy ra vào đời Tần vì được cả sách Trung Quốc chép. Sách Từ Nguyên viết:
    Nguyễn Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua Thủy Hoàng sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô. Ông Trọng chết. Vua sai đúc tượng đồng để ở của Tư Mã, coi giữ cung Hàm Dương.

    Lý Ông Trọng người Việt mà làm tới chức Tư lệ hiệu úy nhà Tần, được phong là Phụ Tín hầu, rồi còn làm phò mã nước Tần. Một người Việt chính gốc được đại đế lang sói như Tần Thủy Hoàng hậu đãi tới vậy. Lại còn từ Văn Lang sang tới tận Thiểm Tây để trấn giữ Hung Nô... Trong chuyện này có gì đó không bình thường...

    Thần tích đình Chèm ghi: Lý Ông Trọng được Hùng Vương phong chức Chỉ huy sứ. Ngài giúp vua dẹp yên các loại giặc hay quấy nhiễu biên giới phía Tây và phía Nam khiến chúng sợ không dám xâm phạm bờ cõi nước Văn Lang.

    Có sách còn mạnh dạn hơn viết luôn Lý Ông Trọng đánh giặc “Ai Lao và Chiêm Thành”, tưởng là vô lý nhưng lại rất chính xác. Phía Tây và Nam Văn Lang thì chẳng là đất Ai Lao và Chiêm Thành (sau này) là gì?

    Vận dụng phép phiên thiết Hán văn cho ta một số thông tin bất ngờ:
    - Hung Nô thiết Hồ. Lý Ông Trọng trấn Hung Nô tức là trấn giữ người Hồ hay người Hời.
    - Từ Liêm thiết Tiêm, hay Chiêm. Đức thánh Chèm nghĩa là ... Đức thánh Chiêm. Tên làng Chèm chỉ rõ công đức trấn giữ đất Chiêm của Lý Ông Trọng.

    Tới đây không còn nghi ngờ gì nữa, thực ra Lý Ông Trọng làm tướng Tần để giữ vùng đất Tây và Nam nước ta chống lại người Hồ hay người Chiêm.

    Đại Nam quốc sử diễn ca:




    Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân
    Lam quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ
    Uy danh đã khiếp Hung Nô

    Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.
    Hung Nô = Hồ, rất rõ trong đoạn thơ trên.

    Bài thơ trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Lý Ông Trọng:
    Văn võ toàn tài đại trượng phu
    Hàm Dương khiển tượng nhiếp quần Hồ
    Vĩnh Khang nhất nhật đàm kinh mộng
    Huyết thực Nam thiên tráng đế đồ.


    Dịch:
    Võ giỏi văn tài đấng trượng phu
    Hàm Dương đồng tượng khiếp quần Hồ
    Vĩnh Khang ứng mộng bàn kinh truyện
    Hương lửa trời Nam vững đế đồ.


    “Quần Hồ” là người Hời hay Chiêm. Trong các câu đối ở đình Chèm gọi là Hoa di hay Di Hạ. Hồ = Hời = Hoa = Hạ. Hoành phi ở đền Chèm ghi “Uy chấn Hoa Di”.

    Câu đối ở cổng đình:
    Hoa Di vọng biểu cao, đế khuyết do nghi đồng hữu ảnh
    Miếu mạo nguy sơn trĩ, phật tân tự tín thủy vô ba


    Dịch:
    Người Hời trông cột lớn, cửa vua còn ngờ tượng đồng vẫn có bóng hình
    Đền miếu lồng núi cao, bến phật tự tin sông nước không còn sóng dữ.




    Lịch sử Đức thánh ... Chiêm . EoGWBM72nrClxFmSCxpiiw

    Phương đình ở đình Chèm
    Câu ở tòa đại bái đình Chèm:
    Thiên linh nguyên tinh, Di Hạ lẫm hùng uy, đồng tượng thanh cao Tần Bắc trấn
    Địa lưu cố trạch, âm dương đồng hiển tướng, kim chương trù điệp Việt Nam phong.


    Dịch:
    Trời linh khí nguyên, Di Hạ sợ hùng oai, tượng đồng thanh cao trấn Tần Bắc
    Đất lưu nền cũ, âm dương cùng hiện tướng, sách vàng dày chất cõi Việt Nam.


    Hoa Di hay Di Hạ có thể là con cháu dòng Đế Nghi phương Nam từ thời cổ, tức là nhóm người Môn - Khmer ở phía Tây và Nam nước ta. Phía Nam nước Văn Lang được biết có nước Hồ Tôn. Nước Hồ Tôn thì không phải người Hồ thì là người gì?

    Lý Ông Trọng được Tần Thủy Hoàng gả công chúa Bạch Tĩnh Cung. Phân tích tên đức bà này:
    - Bạch là màu chỉ phương Tây trong ngũ hành.
    - Tĩnh là tính chất tĩnh khang của phương Tây theo Dịch lý.
    Công chúa Bạch Tĩnh Cung nghĩa là Tây cung công chúa, một lần nữa xác nhận Lý Ông Trọng trấn giữ đất phía Tây của nhà Tần.

    Truyền thuyết kể rằng tới thời Đường Kinh lược sứ Triệu Xương đi qua Từ Liêm, bến Vĩnh Khang nằm mộng gặp Lý Ông Trọng cùng giảng sách Xuân Thu, Tả truyện. “Vĩnh Khang ứng mộng bàn kinh truyện”.

    Thiên Nam ngữ lục chép chuyện ứng mộng này như sau:




    Thuyền qua đến quận Từ Liêm
    Vĩnh Khang bến ấy nửa đêm đỗ nhờ
    Canh khuya phảng phất mờ mờ
    Chiêm bao thấy tướng tên là Trọng Ông.
    Triệu Xương là người đã chiêu an Phùng An – Đỗ Anh Hàn (khởi nghĩa Phùng Hưng). Có phải chuyện hiển mộng ở bến Vĩnh Khang có ý nói nhờ Lý Ông Trọng đã bàn chuyện kinh sách, khuyên Triệu Xương lấy đức mà cai trị nên mới thu dẹp được họ Phùng?

    Câu đối ở đình Chèm:
    Bắc khuyết ngưỡng chân dung, vân ủng kim tinh vô tượng ngoại
    Khang giang truyền hiển tích, ba hàm thiết khí hữu thanh trung.


    Dịch:
    Cửa Bắc ngưỡng chân dung, tinh vàng mây phủ ngoài không tượng
    Sông Khang truyền hiện tích, võng sắt sóng bao trong có thanh.


    Sông Khang, sông Khương liệu có phải ám chỉ sông ... Mễ Khương không? Vùng đất Lý Ông Trọng trấn giữ kéo từ Lâm Thao (Phú Thọ) tới tận sông Mê Kông cũng đúng là đất Ai Lao – Chiêm Thành xưa.

    Duệ hiệu thờ của Lý Ông Trọng tại đình Chèm là Hy Khang Thiên Vương.
    - Hy = Hai = Hời, phía Nam
    - Khang tức là Tây.
    Hy Khang Thiên Vương là thần vương trấn vùng Tây và Nam.
    Theo thần tích và Lĩnh Nam chích quái Lý Ông Trọng còn giúp Cao Biền đánh giặc Nam Chiếu. Lý do Lý Ông Trọng hiển linh giúp Triệu Xương và Cao Biền cũng chỉ ra rằng nơi mà uy linh của Ông Trọng trấn Hồ chính là vùng đất Nam Chiếu – Phùng Hưng, tức là vùng đất Tây và Nam nước ta ngày nay.

    Tộc phả họ Phạm chép:
    Cuối đời Hùng Duệ Vương (258 trước CN) con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân - Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là Ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu (gọi là xứ Lâm Ấp) - tức là Nam Trung bộ ngày nay...

    Thông tin Lý Thành, con Lý Thân trấn thủ đất Nam Hà – Lâm Ấp đã khẳng định một lần nữa vùng đất trấn giữ của Lý Ông Trọng. Nam Hà gồm 2 xứ. Xứ Nam do Lý Thành trấn giữ là vùng Tây Bắc và Thượng Lào ngày nay. Xứ Hà hay Hồ là đất người Hời, người Chiêm ở Trung bộ và Hạ Lào. Con Lý Ông Trọng ở Nam Hà - Lâm Ấp thì trước đó chính nơi đây đã là do Lý Ông Trọng trấn giữ.

    Theo sử sách thì Lý Ông Trọng làm tướng Tần trấn giữ Hung Nô ở đất Lâm Thao. Lâm Thao không phải ở tận Cam Túc – Thiểm Tây. Lâm Thao là phần đất Lâm hay đất Nam trong Nam Hà, nơi có sông Thao chảy qua, hay nói cách khác Lâm Thao là vùng Tây Bắc ngày nay.




    Lịch sử Đức thánh ... Chiêm . ZN8XO5vr4H8ZcApZ0cdqSA

    Tứ linh trên mái đình Chèm
    Lý Thân, Tư lệ hiệu úy nhà Tần, phò mã của Tần Thủy Hoàng, trấn giữ người Hồ ở phía Tây và Nam Việt trên đất Chiêm. Vậy nhà Tần phải ở đâu mà cần giữ vùng "Ai Lao, Chiêm Thành" này? Hai vùng đất Tây và Nam này quan trọng thế nào mà phải có một đại tướng, phò mã trấn giữ?

    Chuyện này chỉ có thể giải thích được theo sử thuyết họ Hùng. Tần đã diệt nhà Chu – Thục ở Văn Lang – Âu Lạc, sau đó dời đô về vùng giữa hai nhà Chu (Ung Thành - Quảng Tây?). Tuy nhiên, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc lại thiếu mất một số nước lớn là Lỗ, Yên và Tề. Lỗ là Lào, là vùng Tây Văn Lang. Yên là đất Chiêm, là vùng Nam Văn Lang. Nhà Tần đã cử đại tướng là Lý Thân trấn giữ hai vùng đất giáp với nước Lỗ và nước Yên (đất Nam Hà hay Ai Lao và Chiêm Thành sau này).

    Câu đối đình Chèm:
    Tần bình? lỵ? chỉ Trung Hoa tướng
    Việt điện nguy nhiên thương đẳng thần


    Dịch:
    Ải Tần chốn đó tướng Trung Hoa
    Điện Việt còn đây thần thượng đẳng.


    Lý Thân là tướng Tần, cũng là người Việt. “Trung Hoa tướng” lại là “Việt Điện thượng đẳng thần”. Nhà Tần của Trung Hoa cũng là một giai đoạn lịch sử của người Việt mà thôi.




    Góp Ý của Văn Nhân .

    Sách Từ Nguyên viết:


    Nguyễn Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải,...


    Sách sử Việt gọi là Lý ông Trọng người Giao chỉ ...sao sách Tàu lại viết là Nguyễn ... người Nam hải .

    Nam hải nay là Quảng Đông xưa là đất Đông giao chỉ bộ thì đúng rồi khỏi phải bàn .

    Còn việc họ Lý bị sách Tàu đổi thành họ Nguyễn có lẽ ...cũng tương tự như việc nhà Trần bắt người họ Lý nước Việt đổi thành họ Nguyễn vậy , ...giải thích là ‘né’ từ ‘Lý’ tên ông tổ nhà Trần thực ra chỉ là ...tưởng tượng của các quan viết sử mà thôi.

    Thực chất của vấn đề là do sự định danh ...lộn ngược trục Bắc – Nam mà ra .

    Hướng Xích đạo tượng trưng bởi màu đỏ và ngọn lửa .v.v. ; chỉ miền nóng bức , văn minh sáng chói , giới Qúy tộc ở đấy được cho mang họ Lý ; lửa ↔Lý ↔Lê . (Thời cổ lỗ xa xưa làm gì có họ , ngay tên riêng... theo 1 số nhà nghiên cứu thì có thể cũng chỉ có khoảng 600 - 700 năm trở lại đây).

    Ngược với hướng Xích đạo tượng bởi màu đen và dòng nước .v.v .; chỉ miền khởi nguyên , lúc ban đầu còn mờ tối ngây thơ . Quốc gia ở hướng ấy gọi là Nguyên , là Mông , giới lãnh đạo được gán cho họ Nguyễn , nguyên ↔Nguyễn .

    (Dịch học tuyệt đối không mang thang gía trị – đạo đức gán vào các Dịch tượng , nguyên chỉ là tiên khởi , mông là ngây thơ , Mun màu đen đơn thuần là màu sắc không phải là Man ..., tất cả sự méo mó là do đám ‘Dịch tặc’ bịa ra ) .

    Sở dĩ người Tàu lộn ngược Bắc – Nam vì ...không lẽ các đấng ‘con trời’ chui ra ở vùng bắc Hoàng hà là ...Nam man sao ...., chính sự việc lộn ngược lộn suôi này tự thân ...ủng hộ mạnh mẽ hướng suy nghĩ của Bách Việt 18 về ...Lý ông Trọng – Nguyễn ông Trọng .

    Về nhân danh và địa danh trong bài khi vận dụng phép phiên thiết Hán văn cho ta nhiều thông tin bất ngờ :

    Bài thơ trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Lý Ông Trọng:
    Văn võ toàn tài đại trượng phu
    Hàm Dương khiển tượng nhiếp quần Hồ
    Vĩnh Khang nhất nhật đàm kinh mộng
    Huyết thực Nam thiên tráng đế đồ.


    *2 địa danh :

    - Hàm dương thiết Hương , Hương có thể chỉ làng Phụ hương quê Lý ông Trọng hoặc cũng có thể Hương chỉ chính ông Trọng , như thế câu Hàm Dương đồng tượng khiếp quần Hồ ý thực sự là : tượng đồng ông Trọng khiếp quân Hồ ...

    Xét ra ...tới đây đã giải toả được sự vô lý : tượng ông Trọng đặt ở ...Hàm dương kinh đô nước Tần ...

    - Vĩnh khang thiết vãng , vãng trong câu chỉ người xưa đã khuất (ý chỉ ông Trọng) như thế câu thơ thành ra ...1 ngày trong mộng thưa chuyện cùng ngừời xưa đã khuất ..., nếu qủa đúng như vậy thì khỏi cần tìm bến Vĩnh khang nữa ...nó không hề có trên cõi trần...

    *2 nhân danh :

    - Hoa di thiết Hy ; Hy chính là Hồ như đã viết trong bài .

    - Di Hạ thiết Dạ ....; thông tin thật quan trọng , trước đây tôi nghĩ mãi về nước Dạ lang , lang đồng nghĩa với vương với chúa thì đã rõ còn chữ Dạ thì đành chịu ...giờ tự nhiên thông ....di Hạ người Di thời Hạ chính là người Di Lão trong sử còn gọi là Tây – Nam Di , Ai Lao Di hay người Liêu tử .

    Nhà Hạ có cuộc chiến Hoa – Di mấy trăm năm ...thì ra là cuộc chiến của con cháu Hùng Hoa vương - Hải lang và con cháu Dạ lang ; Dạ lang nghĩa là chúa người Di lão , nước Dạ lang là nước của chúa Di Lão ở vùng Tây – Nam Trung Hoa ...

    Đám sử gia phù thủy đã dùng phép phiên thiết Hán văn nhảy múa trên nền lịch sử Trung hoa khiến tất cả rối tung lên ...mịt mù sương khói ... tưởng rằng như thế mãi mãi không thể nào nhận ra Trung Hoa thật ; nhưng ...

      Hôm nay: 29/3/2024, 9:19 am