Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ  Flags_1



    Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ  Empty Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ

    Bài gửi by Admin 20/10/2012, 10:01 am

    Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ

    Bách Việt Trùng cửu – nguồn http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/994750/index

    Theo chính sử thì vị vua xưng đế đầu tiên của nước ta là Lý Nam Đế, có tên thật là Lý Bôn, người phủ Long Hưng – Thái Bình. Năm 541 Lý Bôn khởi nghĩa đánh đuổi thứ sử Giao Châu của nhà Lương là Tiêu Tư, giải phóng nước ta sau mấy trăm năm Bắc thuộc. Năm 544 Lý Bôn xưng là Nam Việt Đế, lấy hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Biên…

    Một cuộc khởi nghĩa toàn thắng, mạnh mẽ như rồng bay lên (Long Hưng). Một triều đại mang tên thật hùng tráng - Vạn Xuân. Nhưng những câu hỏi về triều đại này đặt ra lại thật quá nhiều…

    Quê Lý Bôn là ở đâu?
    Người bảo Thái Bình là tỉnh Thái Bình ngày nay. Người bảo đó là ở Hà Tây nơi có nhiều đền thờ Lý Nam Đế. Sau
    một số nghiên cứu và hội thảo các nhà sử học nước ta nay xác định … quê của Tiền Lý Nam Đế là ở thôn Cổ Pháp tận Thái Nguyên. Lý Bôn hồi nhỏ có theo Phổ Tổ thiền sư đi tu …

    Đọc những thông tin trên thật không hiểu đang nói đến Lý Bôn hay … Lý Công Uẩn nữa. Cũng là ở sinh ở Cổ Pháp, đi tu ở chùa. Cũng là rồng bay lên (Long Biên - Long Hưng – Thăng Long)…

    Lý Nam Đế, rồi Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử là ở thời nào?
    Bia cổ thời Tùy Cao Đế mới phát hiện ở Luy Lâu (Bắc Ninh) cho thấy, vào thời gian cuối thế kỷ VI chẳng có triều đại Lý nào đóng đô ở Long Biên hết…

    Lần theo những dấu tích trong dân gian để giải mã “truyền thuyết” nhà Tiền Lý.



    Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ  Image030
    Đền thờ Lý Nam Đế ở Vân Cát - Kim Thái - Vụ Bản - Nam Định

    Một trong những nơi thờ Lý Nam Đế là ở khu vực Phủ Giầy – Nam Định. Đền Lý Nam Đế gọi là đền Đức Vua Cha, nằm cạnh Phủ Vân Cát (nơi sinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Có lẽ cũng may mắn nhờ vì nằm ở khu vực tín ngưỡng dân gian sâu sắc như Phủ Giầy mà ngôi đền này còn lưu được một số tư liệu quí về Lý Bôn tới nay.

    Đôi câu đối thứ nhất ở đền Lý Bôn tại Vân Cát:
    Hưng Vương vĩ lược cao* thiên cổ
    Tế thế phong công ký Vạn Xuân.

    (* Một số tài liệu chép vế đầu là “lưu thiên cổ”, nhưng không đúng với thực tế câu đối treo ở đền này, cũng như nếu dùng chữ "lưu" sẽ bị lặp ý với chữ "ký" ở dưới).


    Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ  Image032 Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ  Image031

    Câu đối có dòng lạc khoản ghi “Kiến Phúc nguyên niên”, tức là làm vào năm 1883 dưới triều vua Nguyễn Phúc Ưng Đăng.

    Cái tên Hưng Vương của Lý Bôn không phải chỉ nhắc đến một lần. Một câu đối khác cũng ở Vân Cát:
    Tiền Phật Tử nhi hưng sơn hà nhất thống
    Tự Vạn Xuân dĩ hậu hương hỏa ức niên.

    Dịch:
    Từ Vạn Xuân về sau, vạn năm hương khói
    Trước Phật Tử hưng nghiệp, thống nhất núi sông.


    Khu vực Phủ Giầy trước đây thuộc phủ Nghĩa Hưng. Cũng như các nơi thờ Lý Bôn ở Thái Bình nằm trên đất Hưng Hà, giáp Hưng Yên. Đại Nam quốc sử diễn ca thì ghi:


    Cỏ cây chan chứa bụi trần
    Thái Bình mới có Lý Phần Hưng vương

    Thần tích Quán Giang ở Hoài Đức thì gọi thẳng luôn tên chữ của Lý Bôn là Cử Long Hưng. Với từng đó bằng chứng thì không còn nghi ngờ gì nữa, Lý Bôn đã từng được gọi là Hưng Vương hay Lang Hưng.

    Chữ “Hưng” này là điểm quan trọng khi xác nhận Lý Bôn chính là Hùng Trịnh Hưng Đức Lang trong Hùng triều ngọc phả ở Đền Hùng Phú Thọ. Hưng Vương Lý Bôn cũng là Lưu Bang Hán Cao, người mở đầu triều Hiếu của Trung Hoa. Hưng = Hơn, đổi thành Hớn, Hán. Lưu Bang là người thắng Hạng Vũ trong cuộc chiến Hán - Sở, Hưng – Suy tranh hùng nên được gọi là Hưng Vương.

    Lưu Bang – Lý Bôn theo Hoa sử là người đất Phong, khởi nghĩa chống Tần những năm trước Công nguyên ở đất Bái, có tên là Bái Công. Đối chiếu với địa danh Việt thì đất Phong là vùng Phong Châu, là xứ Đoài, nơi nay có nhiều đền thờ Lý Bôn (từ Hà Tây sang Vĩnh Phúc, Thái Nguyên). Còn đất Bái nơi Lưu Bang “hưng” nghiệp là vùng Nghĩa Hưng – Long Hưng – Hưng Hà - Hưng Yên, tức là vùng Thái Bình – Nam Định - Hưng Yên ngày nay.
    (Còn tiếp)


    Cổ sử Việt có nhiều chuyện chép lẫn lộn những sự kiện cách nhau cả ngàn năm vào trong một. Như trong truyền thuyết họ Hồng Bàng thì Cha Lạc Long ra biển khai mở Hoa Hạ vào 4000 năm trước lại chép cùng chuyện Mẹ Âu Cơ Lang Xương đánh Sùng Lãm lập nước Văn Lang ở Phong Châu của 1000 năm sau đó. Rồi chuyện Thục Phán thay Hùng Vương lập nước Âu Lạc vào đầu thời Chu, cách thời điểm Tần Triệu diệt nhà Chu - Thục của An Dương Vương cũng có trên 800 năm. Nay tới chuyện Lý Bôn – Lý Công Uẩn, cách nhau tới hơn 1200 năm. Thế mới biết sự nhiễu loạn, nhầm lẫn trong sử Việt tới mức nào.

    Câu đối ở làng Vân Cát về Lý Nam Đế:
    Hiệu kiến Vạn Xuân khai chính thống
    Tử thành thập bát ứng đồ thư.

    Dịch:
    Lập nước Vạn Xuân mở ra nền chính thống
    Thành người họ Lý ứng nghiệm địa đồ thư.


    Tử thành thập bát” là chiết tự của chữ Lý
    , họ của Lý Nam Đế. Chiết tự dạng này được biết nhiều trong bài sấm trên cây gạo về sự xuất hiện của Lý Công Uẩn ở Cổ Pháp:
    Thụ căn diểu diểu
    Mộc biểu thanh thanh
    Hòa đao mộc lạc
    Thập bát tử thành
    Chấn cung kiến nhật…


    Bài trước đã cho biết Lý Nam Đế còn được gọi là Hưng Vương hay Lang Hưng. Còn Thiên Nam ngữ lục thì chép Lý Công Uẩn khi lên ngôi đã đổi tên nước thành Hưng Quốc:


    Thùy y củng thủ cửu trùng
    Cải nguyên Hưng quốc, đề phong trong ngoài.

    Lý Bôn và Lý Công Uẩn có gì quan hệ với nhau mà truyền thuyết nhà Tiền và Hậu Lý lại lẫn lộn đến như vậy?

    Vào thời Ngũ đại thập quốc năm 930 Lưu Cung đánh Khúc Thừa Mỹ ở Giao Châu, thống nhất 2 miền Tĩnh Hải và Thanh Hải vào nước Đại Việt gồm Việt Đông, Việt Tây và … Việt Nam (Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt ngày nay). Sau đó năm 947 (theo Trần Trọng Kim) Lưu Cung nhận mình là dòng dõi của Lưu Bang nên đổi tên nước thành Đại Hán, sử Tàu chép là Nam Hán để phân biệt với Bắc Hán của Lưu Sùng. Sự thực thì Hán Cao Tổ Lưu Bang là Hưng Vương Lý Bôn nên Lưu Cung phải mang họ Lý - Lý Cung và tên nước phải là Đại Hưng, chứ không phải Đại Hán. Đồng tiền
    Đại Hưng bình bảo cũng như Hưng Vương phủ ở Quảng Đông đã xác nhận tên nước Đại Hưng ở thời kỳ này.

    Chính vì sự kiện “cải nguyên Hưng quốc”, nối tiếp quốc thống của Hưng Vương Lý Bôn, mà truyền thuyết thời Tiền Lý đã có những chi tiết chép lẫn lộn giữa Lý Bôn và Lý Cung.

    Câu đối tiếp theo ở đền Vân Cát - Nam Định:


    Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ  Doi10

    Phá Lâm Ấp trục Tiêu Tư, phục viễn linh thanh, Đinh Lý ngật kim hô hách trạc
    Hiệu Vạn Xuân tự Thiên Đức, hưng vương chế độ, Lạc Hồng tự cổ dĩ văn minh.

    Dịch:
    Phá Lâm Ấp đuổi Tiêu Tư, tiếng linh truyền xa, Đinh Lý tới nay ngời rạng tỏ
    Hiệu Vạn Xuân năm Thiên Đức, chế độ hưng vương, Lạc Hồng từ cổ vốn văn minh.


    Câu đối này một lần nữa nói tới tên Hưng Vương của Lý Nam Đế, gọi là Hưng vương chế độ.
    Đặc biệt trong câu đối trên chỉ thấy nói: từ thời Đinh Lý tới nay tiếng oai linh của Lý Nam Đế còn rạng tỏ. Sau nhà Tiền Lý là nhà Đinh, rồi tới Hậu Lý. Chẳng thấy nhà Tiền Lê của Lê Hoàn ở đâu cả?

    Ở vế đối sau cụm từ Lạc Hồng chỉ một thời đại (thời Hùng Vương), nên đối lại cụm từ Đinh Lý ở vế trước cũng là chỉ một thời đại. Đinh Lý không phải là 2 triều đại Đinh và triều Hậu Lý, mà là chỉ một triều đại. Câu đối đã gọi rất chính xác. Đinh Lý nghĩa là triều Lý ở trên đất Đinh bộ - Tĩnh Hải, phân biệt với triều Lý của Lưu Cung (Lý Cung) ở Quảng Đông, gồm cả 2 vùng Thanh Hải và Tĩnh Hải.

    Câu đối ở Vân Cát cũng tương tự như
    câu đối ở Quán Giang – Hoài Đức:
    Hồng duy Nam Việt triệu cơ, Lạc Hùng Ngô Thục dĩ tiền, hách trạc tuấn linh, Thiên Đức kỷ nguyên sơ nhất thống
    Lịch khảo đế vương thế tự, Đinh Triệu Trần Lê nhi hậu, hỗn hoàng di điển, Vạn Xuân kiến quốc kháng thiên thu.


    Đinh Triệu ở đây với nghĩa là Chúa Đinh bộ (Triệu = Chúa), tức là triều đại bắt đầu từ … Đinh Bộ Lĩnh – thủ lĩnh của Đinh bộ.

    Hai cụm từ Đinh Triệu Đinh Lý ở 2 câu đối về Lý Nam Đế đã một lần nữa xác nhận giả thuyết về thời Hậu Lý trên đất Tĩnh Hải (Giao Châu). Không có những triều đại Đinh, Lê, Lý riêng biệt ở thời kỳ này mà chỉ có một triều vua Lý duy nhất trên vùng đất Đinh bộ, gọi là Đinh Triệu hay Đinh Lý.

    Lý Công Uẩn mở đầu triều Lý chính là Đinh Bộ Lĩnh. Tiếp tới Lê Đại Hành là vua Lý Thái Tông ẩn họ Lê. Hai vị vua Lý đầu tiên đã lấy họ Lê, nhận tước phong Tĩnh Hải tiết độ sứ, Giao Chỉ quận vương để che mắt nhà Tống. Phải đến vị vua Lý thứ ba là Lý Thánh Tông mới công khai lấy lại họ Lý chính thức của Hưng Vương Lý Bôn, lấy tên nước riêng là Đại Việt.

    Sự lắt léo của thời kỳ lập quốc Đại Việt này đã dẫn đến trong truyền thuyết Việt có chuyện Lý Bôn chép lẫn các sự kiện của nhiều thời đại khác nhau, từ Lưu Bang khởi nghĩa chống Tần ở Phong Bái, tới Lưu Cung lập nước Đại Hưng thời Mạt Đường, sang Lý Công Uẩn làm vua trên đất Tĩnh Hải. Dấu vết của các thời đại này tuy đã bị nhòa theo thời gian và bởi sự tô trát của con người, nhưng đâu đó trong dân gian, chốn đền miếu, cổ tích vẫn còn lưu được những mảnh vỡ của lịch sử. Những mảnh vỡ này chỉ có thể ghép lại được nếu có một nền tảng sử thuyết xuyên suốt thời gian, giúp khôi phục lại hình ảnh lịch sử chân thực ban đầu.


    Hưng Vương vĩ lược cao thiên cổ  Image033

    Tranh thờ Lý Bôn và hoàng hậu ở Vũ Thư - Thái Bình

    Hưng Vương, Hưng Quốc là những danh hiệu, danh quốc huy hoàng trong sử Việt, nay đã bị lãng quên. Nhắc lại những cái tên này có khi lại bị quy là “phản động”, đòi “phục hưng” chế độ. Nhưng chuyện Cha, chuyện Mẹ, chuyện tổ tiên nòi giống, thấy mà không nói thì cũng chẳng thể nào ăn ngon ngủ yên được. Đúng là:


    Nước còn sử mất ngẩn ngơ
    Con Hồng cháu Lạc bao giờ lại Hưng?

      Hôm nay: 20/4/2024, 12:11 am