Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Xét lại vụ án Hoàng đế ... Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Xét lại vụ án Hoàng đế ... Flags_1



    Xét lại vụ án Hoàng đế ...

    avatar
    Khách viếng thăm
    Khách viếng thăm


    Xét lại vụ án Hoàng đế ... Empty Xét lại vụ án Hoàng đế ...

    Bài gửi by Khách viếng thăm 8/8/2010, 2:21 pm

    Xét lại vụ án Hoàng đế

    Sử sách Trung hoa ngày nay đều cho rằng : có năm vị vua thái cổ được dân chúng nhắc đến nhiều nhứt, được tôn là Thánh Vương, vì đã có nhiều công lớn trong việc phát minh những điều hữu ích quan trọng để giáo hóa dân chúng. Năm vị Thánh Vương được gọi chung là Ngũ Đế:
    - Phục Hy - Thần Nông - Hoàng Đế- Đường Nghiêu - Ngu Thuấn.


    Thần nông còn được biết dưới tên là Viêm đế làm vua năm 2737 trước Tây lịch kỷ nguyên.

    Hoàng đế nghĩa là Đế màu vàng , màu vàng là sắc ở trung tâm trong ngũ sắc lên ngôi năm 2697 trước Tây lịch kỷ nguyên .

    Dã sử Trung hoa viết Hoàng đế và Viêm đế có quan hệ thân tộc , vùng đất cạnh lãnh thổ 2 vị có Xuy vưu thủ lãnh của bộ tộc Cửu lê rất hung dữ , xuy vưu toan lấn đất của bộ tộc Viêm đế , Viêm đế cầu cứu Hoàng đế , Hoàng đế đã huy động nhiều bộ lạc theo mình mở trận huyết chiến  diệt Xuy vưu , một thời gian sau  Hoàng đế chiếm luôn đất đai của Viêm đế thống nhất các bộ tộc lập nên đất nước và dân tộc Trung hoa , diễn biến lịch sử  này lướt qua thì có vẻ hợp lý vì Thần nông trị vì chỉ  40 năm thì bị Hoàng đế thay thế ...

    Chính vì những thông tin lịch sử này mà nhiều tư liệu thư tịch thành văn cũ (ngọc phả, thần tích...) lưu truyền ở Việt nam cho  Hoàng đế là tên : trò phản thày  tôi thí chúa  đã chiếm đất diệt tộc người Việt khi làm ...đảo chánh  kết thúc  triều Đại Thần nông Viêm đế , sở dĩ vậy là  vì truyền thuyết lịch sử Việt nhận Thần nông là cao tổ của dòng tộc mình ,  đế MINH ông tổ  dòng giống Việt được ghi  là cháu 3 đời của Viêm đế .

      Có thực như thế không ?

    Truyền thuyết trong dân gian cần phải được soi rọi cặn kẽ , xem sét 1 cách tỉnh táo vì có thể ở thời điểm  mà câu chuyện được thêu dệt không có những thông tin chính xác thậm chí sai lạc rồi với nhận định chủ quan ...(đó là chưa kể đến dã tâm của kẻ thù) người ta đã dựng nên những chuyện  tưởng là  đúng nhưng thực ra hoàn toàn sai rồi cứ như thế với sự cả tin  truyền lan mãi trong không gian và thời gian gây ra hậu qủa tai hai lớn lao không lường nổi , những tình tiết  liên quan giữa Viêm đế thần Nông với Hoàng đế và đế Minh là 1 thí dụ điển hình cho sự cả tin nguy hại này :

    Xin hỏi 1 điều : Cứ theo dã sử và những điều đang lưu truyền thì :

    Người Trung hoa nhận mình là ‘Viêm – Hoàng tử tôn’ tức là con cháu của Viêm đế và Hoàng đế trong khi đó đế Minh tổ của người Việt lại là cháu những 3 đời của Viêm đế ...nên nếu qủa đúng như thế  thì hoá ra .... về vai vế tộc Việt là thuộc hàng chút chít của người Hoa   à ?

    Điều kỳ quái này người Việt có thể chấp nhận được hay không ?

    Soi rọi cặn kẽ 1 chút , cẩn thận tỉnh táo 1 chút :

    Nhìn vào đồ hình Cửu thiên  :

    Xét lại vụ án Hoàng đế ... Image100

    Ta nhận ra : chính Cửu thiên của Dịch học là cái nền tạo ra Ngũ đế Trung hoa :

    Phục hy tương ứng với Thanh thiên .

    Viêm đế tương ứng với Viêm thiên .

    Thiếu Hạo tương ứng với Hạo thiên.

    Xuyên húc tương ứng với Huyền thiên .

    Hoàng đế tương ứng với Quân thiên .

    Phục hy người Việt gọi là đế Thần , thần là biến âm của Thìn là con rồng chỉ phương đông , màu xanh , muà Xuân .

    Sự liên quan :Viêm đế –Viêm thiên , Thiếu hạo –Hạo thiên đã qúa rõ .

    Xuyên là sông tượng của phương nam theo dịch học , ‘húc’ là biến âm của ‘hắc’ đồng nghĩa với huyền trong Huyền thiên nghĩa là màu đen hay u tối .

    Hoàng là sắc vàng chỉ  trung tâm ngũ sắc tương hợp hoàn toàn với Quân thiên  là vùng trời ở giữa  .

    Sở từ viết về ngũ đế cũng đưa ra điều tương tự coi 5 đế là những vua cai quản 4 phương và trung tâm nhưng phương hướng đảo ngược tất cả :

    Thiếu Hạo (đông)

    Xuyên Húc (bắc)

    Hoàng Đế (trung)

    Phục Hi (tây)

    Thần Nông (nam)

    Sách Lã thị xuân thu do Lã bất vi soạn đưa ra 1 bảng chỉ dẫn rõ ràng về sự tương ứng giữa các sự vật xét theo dịch lý , thông tin trong sách có độ tin cậy rất cao vì Lã bất Vi đã cho treo ở chợ và hứa thưởng ...vàng cho bất kỳ ai chỉ ra được 1 chữ sai .

    Phục Hy , muà xuân-phương đông-màu xanh-số 8 Hà thư –Mộc thần .

    Thần Nông ; mùa hạ-phương nóng xích đạo –màu đỏ – số 2 hà thư-Hỏa thần

    Thiếu hạo ;mùa thu – phương tây –màu trắng – số 4 Hà thư- Kim thần .

    Xuyên húc ; mùa đông – phương đông – màu đen – số 6 Hà thư-thủy thần .

    Lã thị xuân thu không nói tới Hoàng đế , nhưng căn cứ vào những Dịch tượng thì Hoàng đế có thể biểu thị :

    Hoàng đế (hoàng –màu vàng) ; mùa : không mùa , phương : trung tâm – màu vàng – số 5 Hà thư  – thổ thần .

    Đối chiếu với cửu thiên thì sự chỉ định của sách Lã thị xuân thu là hoàn toàn tương hợp và  kỳ lạ hơn nữa những điều này  còn hoàn toàn khớp đúng  với truyền thuyết lịch sử Việt .

    Thanh thiên ; Phục hy - thái Cao – đế Thần  .

    Viêm thiên  ; Viêm đế - Thần Nông- Viêm đế còn gọi là đế Khôi .( ? ).

    Hạo thiên ;Thiếu hạo – thái Khang .

    Huyền thiên ; Xuyên húc –thái Tiết – Tiên đế .

    Quân thiên ; Hoàng đế – thái Công – đế Minh .

    Tại sao tương ứng với 5 thiên  thì 4 đế  có danh hiệu là Thái nghĩa là thủy tổ  ...riêng Viêm đế thì vẫn chỉ là Đế ?, đây là sự khập khiễng và sai lầm rất rõ ; dựa trên Cửu thiên thì vị đế tương ứng với Viêm thiên phải là ‘Thái Viêm  - thần Nông’  chứ  dứt khoát trong Tam hoàng - Ngũ đế không có ‘Viêm đế’ như những sách Tàu và Ta đã chép .

    Lầm lẫn Thái Viêm - thần Nông tỉ tổ của người Việt với Viêm đế  là anh em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế (cả 2 là con của Hùng quốc quân -  Thiếu Điển) là  1 sai lầm lớn lao  tệ hại vô cùng   khiến cổ sử Việt quay 180 ₫ trở thành  đầu mối cho những sai lầm chồng chất về sau .

    Không cần uyên bác thông thái gì cũng có thể thấy :

    -Xét  về Lịch đại :

    Kết cấu 5 đế trong lịch sử Trung hoa mang tính lịch đại chứ không phài đồng đại , đế muà xuân , đế mùa Hạ , đế muà thu .v.v. rõ ràng chỉ các triều đại tuần tự kế tiếp nhau trong thời gian  nên truyền thuyết mới viết Thần nông là con của Phục hy tức có ý nói thời  Thần Nông thị kế tiếp  Phục hy thị . Căn cứ vào biểu ngũ đế theo lã thị Xuân thu đã được dịch học kiểm chứng trên thì Hoàng đế không thể nào  là kỷ kế tiếp Thần Nông được , kỷ của đế mùa  Hạ qua rồi buộc phải đến Thu đế , rồi Đông đế kế tiếp chứ không có chỗ cho Hoàng đế chen vào vì vậy  không thể có chuyện triều Hoàng đế thay thế Thần nông  như sách Tàu viết ...làm nền cho ai đó thêu dệt nên chuyện Hoàng đế phản chủ  thí chúa ...

    -Xét các bước Tiến hoá :

    Thời Hoàng đế  thủy tổ Hoa tộc tồn tại cách nay khoảng 5000 năm là điều không phải bàn nữa , đây là niên đại mọi người mặc nhiên công nhận ; như thế Viêm đế cũng tồn tại trong quãng thời gian này nhưng xét Trong dòng thời gian của lịch sử thì Thần Nông không chỉ có nghĩa là 1 vị vua mà còn có nghĩa là 1 thời đại, thời đại con người bước từ nền văn minh hái lượm sang thời văn minh trồng trọt, khai thác kinh tế sản xuất, có gieo – có gặt , câu ‘Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc’ đã chỉ rõ điều này mà Theo các nghiên cứu khoa học thì thời gieo trồng ở Đông Nam Á bắt đầu vào hơn 10.000 trước Công nguyên. Tiêu biểu cho thời này, khảo cổ học gọi chung là thời văn hóa Hòa Bình tên địa điểm tìm ra di chỉ khảo cổ ; xét ra khoảng lệch  5000 năm giữa 2 thời Viêm đế- Hoàng đế  và Thần nông thực trưng ra ở đây là bằng chứng rõ ràng  khẳng định : nhân vật Viêm đế đã bị  Hoàng đế diệt trong sử Trung hoa không phải là Thần nông cao tổ của người Việt , danh hiệu của Thần nông phải là ‘Thái Viêm’ nghĩa là Thủy tổ tộc người sống ở vùng nhiệt đới –xích đạo , vua Thần nông cũng là  nhà phát minh vĩ đại bậc nhất khi đem lại của ăn cho loài người .  

    Sử thuyết họ HÙNG đã chỉ ra : Theo truyền thuyết  thời cổ đại nước của người  Việt có tới 3 vị đế mang danh hiệu có chữ Viêm (viêm chỉ sức nóng , ngọn lửa) :

    1-Thủy tổ Thái Viêm –thần Nông - Hùng Hiển vương .

    2-Viêm đế là thủ lãnh của tộc người đã hoà nhập với bộ tộc của Hoàng đế kiến lập Hữu Hùng quốc tức Trung hoa thời xưa .

    3-Viêm lang – Hùng Hy vương tức  đế Nghi con cả của đế Minh anh cùng cha khác mẹ với Lộc tục trong huyền sử Việt cũng chính là đế Nghiêu của cổ sử Trung hoa.

    Xét như vậy không thể  có vụ án Hiên viên Hoàng đế diệt quốc chiếm dân của vua Thần Nông như đã chép trong 1 số thần tích thần phả Việt ,  truyền nhân dòng  Việt phải tỉnh táo cẩn trọng phân biệt thực hư khi nhìn nhận qúa khứ dân tộc mình .

    Hữu HÙNG quốc hay nước của người họ HÙNG ghi chép rõ ràng trong cổ sử Trung hoa là 1 bằng chứng sáng gía giúp  ‘hiện thực hóa’  truyền thuyết 18 đời Hùng vương của cổ sử Việt , sự kết hợp hoàn chỉnh Hùng vương là vua của Hùng quốc loại trừ hẳn hàng chữ mập mờ vớ vẩn mà nhiều người đã viện dẫn để xác định thời điểm lập quốc của người Việt ‘ ....vào đời Trang vương nhà Chu ...có người dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc chung quanh tự xưng là Hùng vương ....’,

    Sử thuyết họ HÙNG đã trưng bằng chứng chỉ ra Hùng vương là tổ của cả dòng Bách Việt chứ không phải là tổ riêng của người Lạc Việt và Bách Việt chính là Trung hoa xưa , hàng ngàn năm rồi kể từ khi Mã Viện thu Trống đồng đúc ngựa là mọi chuyện đã lộn ngược ...kẻ cướp biến thành chủ nhân , bao nhiêu điều trái khoáy đã phơi bày  mà cả thiên hạ không nhận ra  ...kẻ chuyên đi ngựa lại phát minh ra  thuyền bè ....chắc dùng để chạy ...trên đồng cỏ hay sa mạc ...Kẻ chưa hề biết đến bờ ruộng nước mà lại tạo ra được chữ ‘Điền’ thì đúng là ‘siêu tưởng’ ...cỡi voi trên bờ Hoàng hà thì đúng là ‘siêu thực’ chỉ có trong chuyện thần tiên ....không ở bên bờ biển Đông thì làm sao có thể tạo ra được quẻ chấn sấm sét và quẻ Tốn gió bão  trong kinh Dịch ? làm gì có Rồng lượn trên ngọn cỏ ? hình tượng  rồng không thể nào thoát ra khỏi sấm chớp gío bão nơi biển đông được vậy mà...

    ...đặc biệt hơn nữa đến cả chuyện ông Bàn cổ thủy tổ  người Trung hoa cốt chuyện hoàn toàn là ý rút ra từ vũ trụ luận của Dịch học ...chỉ riêng  điều này thôi cũng đã đủ để xem sét lại  những thông tin về quê hương của kinh dịch và địa bàn gốc tổ  Trung hoa xưa .

    Trong cái lớn là cả chiều dài lịch sử Việt người viết bài này mong 1 điều nhỏ :  xin mọi người bình tâm suy gẫm xét lại vụ án Hoàng đế –Thần Nông tránh sự cả tin vô cùng nguy hại như hiện nay .

    avatar
    baogianghansy


    Tổng số bài gửi : 18
    Join date : 30/10/2021

    Xét lại vụ án Hoàng đế ... Empty Re: Xét lại vụ án Hoàng đế ...

    Bài gửi by baogianghansy 12/12/2023, 3:06 pm

    Đế Minh thống nhứt vạn bang chư hầu thiên hạ. Thần Nông thị kéo dài cả vạn năm. Vương Quốc Thiên Hạ có tới 10 ngàn nước nhỏ là chư hầu. Hệ từ ngữ Dịch học đã đầy đủ rồi. Có cả ngàn nước chư hầu thì tất có nước lớn hạt nhân. Và vua nước hạt nhân xưng đế. Chỉ vua đầu là Thái Viêm. Các vua sau là Viêm đế. Chư hầu là vua như Xi Vưu chính là Xi Vua vua vùng đất phía tây, quân như Hùng Quốc Quân và công hầu bá tử nam đầy đủ như Hoang Đế khi chư lên ngôi đế thì là Công Tôn Hiên Viên.

      Hôm nay: 28/3/2024, 6:47 pm