Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Flags_1



    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Empty Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm

    Bài gửi by Admin 17/2/2021, 9:58 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
    Thắng cảnh Tây Hồ ở Hà Nội được biết với sự tích Long Quân dâng nước diệt con hồ ly chín đuôi, rồi đất sụt mà thành hồ. Bản chất của “Tây Hồ”, hay người Hồ ở phía Tây, đã từng được bàn trong năm trước. Nay sang phía Đông của hồ để tìm xem Long Quân tại hồ Dâm Đàm là chỗ nào.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_3621
    Những cây gạo ở cung Nhật Chiêu.

    Các làng ở phía Đông hồ Tây thờ vị thủy thần Dâm Đàm Đại vương có tên là Uy Đô Linh Lang. Sách Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ kể về đền thờ vị thần này như sau:
    Đền Uy Linh Lang Đại vương ở phường Yên Phụ huyện Vĩnh Thuận, phía Bắc hồ Trúc Bạch, dựa lưng vào La Thành, phía trước trông ra sông Nhị. Tương truyền rằng là nơi phụng thờ thủy thần Uy Linh Lang Đại vương. Vương cùng với 6 người em trai chia làm thần ở các vùng Nhật Chiêu, Quảng Bố, Tây Hồ, Yên Phụ. Vào đời Vĩnh Thọ nhà Lê nước sông Nhị xói vào phường Yên Phụ. Quan quân không trị được, bèn cầu đảo nơi thần. Nước lập tức rút đi. Từ đó hàng năm được lấy 30 quan tiền từ thuế của hồ để cúng làm hương lửa phụng thờ.



    Về nguồn gốc của thần Uy Linh Lang và 6 người em sách Tây Hồ chí có chuyện Bảy cây gạo của họ Lạc như sau:
    Bảy cây gạo ở bờ hồ góc phía Tây Bắc, nay thuộc ở phía ngoài đê của Nhật Chiêu. Lúc bà phu nhân họ Lạc, vợ của vua Diệu Đế, sinh Uy Linh thấy là một bọc có bảy trứng, cho là lạ, bèn vứt đi. Sau đó hóa thành bảy con rồng bay lên trời. Nghe chuyện, phu nhân sai trồng cây ở nới ấy để nhớ. Sắc phong tước vương, tặng thêm hai chữ Uy Linh để thờ. Miếu thờ nay do ấp Tây Hồ phụng sự.
    Vua Diệu Đế ở sách này được chú thích là Lạc Long Quân. Như thế Uy Linh Lang và 6 người em là giống rồng từ Lạc Long Quân mà sinh ra.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_3439-2
    Cung thờ ba vị thủy thần ở đình Yên Phụ.

    Cũng sách Tây Hồ chí cho biết: Đền Uy Linh Vương ở ấp Tây Hồ trên Bãi Rùa. Vương cũng là con của Diệu Đế do bà phi họ Lạc sinh ra, nhưng không trong số phân đi lên rừng xuống nước. Vương khi ấy hóa thành bảy con rồng bay lên trời. Nghe tin, vua sắc phong vương, ban thêm mỹ tự để thờ. Ngôi đền này là ngôi đền cổ nhất, thứ là đền Yên Phụ, thứ nữa là đền Quảng Bố.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_3411
    Đình Yên Phụ.

    Ngày nay, vị thần Uy Linh Lang được thờ ở đình An Trì bên bờ Bắc hồ Trúc Bạch, đình Yên Phụ là gò Rùa của Hồ Tây và đình Nhật Tân, xưa là điện Nhật Chiêu, gần chỗ 7 cây gạo nơi mà 7 con rồng đã bay lên trời. Thần tích Uy Linh Lang ở các ngôi đền này kể:

    Vương vốn là chính phái họ Hồng Bàng, là thứ tông của Bách Việt. Xưa Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra một trăm người con trai. Mỗi người chia một nửa, làm riêng hai nhà lên núi xuống nước mà cai quản mỗi phương, quyền chưởng muôn dân. Đại vương là giống giao long, là trưởng của Xích Giáp, hiệu là Uy Linh Lang, cùng với 6 người được nhận phong ở đó là Bạch Giáp, Hoàng Giáp, Hắc Giáp, Thanh Giáp, Chu Giáp, Tử Giáp. Về sau anh linh ngày càng hiển hách, giúp vật hộ dân, nhiều lần hiển ứng, tôn thêm long trật… Sau này, vì có công dẹp giặc Nguyên, ông được gia phong làm Dâm Đàm Đại vương.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_2817
    Tiền tế đình Nhật Tân.

    7 vị thủy thần được thờ đầy đủ tại điện Nhật Chiêu, tức đình Nhật Tân ngày nay, tương truyền là nơi bọc trứng nở thành 7 con rồng mà bay lên trời trên bãi sông Hồng. Cái tên Nhật Chiêu cũng xuất phát từ đó, khi bọc trứng bị vứt bên bãi sông, đến đêm nghe tiếng vang và ánh sáng chiếu rọi. Còn nơi nhà của Uy Linh Lang là khu vực phường Yên Hoa xưa, nay tách thành 2 nơi thờ gồm đình Yên Phụ ở bãi Rùa hồ Tây, đình An Trì (hay đình Yên Hoa) ở hồ Trúc Bạch.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_2850
    Chồng kiệu 7 vị rồng và hoàng hậu Minh Đức trên sân đình Nhật Tân.

    Cho dù thần tích kể chuyện Uy Linh Lang giáng thế làm hoàng tử nhà Trần và có công chống giặc Nguyên Mông nhưng sự thực ta biết thời Trần không hề có vị hoàng tử nào như thế. Đây là tích cũ kể lại, bị ghép với triều các vua Trần.

    Nguyên bản, Uy Linh Lang là thời Hồng Bàng mở nước. “Vương là thứ tông trong Bách Việt” có nghĩa là dòng rồng theo cha xuống biển, được gọi là các Linh Lang, hay “thủy thượng linh thần”, Thủy tinh. Đặc biệt thông tin “Vương là trưởng tộc Xích Giáp” có thể phân tích như sau. Giáp là can đầu tiên trong thập can nên Giáp có thể hiểu là người đứng đầu, hay thủ lĩnh. Trưởng Xích Giáp nghĩa là vị quân trưởng của phương Xích, tức là phương màu Đỏ, phía Nam ngày nay.
    Xích phương còn được thể hiện qua hình ảnh Hoa Đào rực rỡ, là “đặc sản” vùng đất Nhật Chiêu (Nhật Tân). Hoa – hỏa, Đào là màu đỏ. Thì ra vùng Nhật Tân trồng hoa đào là để tưởng nhớ tới vị trưởng Xích Giáp Uy Linh Lang từ thời Hồng Bàng.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Dao-nhat-tan
    Hoa Đào Nhật Tân

    Đào Hoa trang cũng là vùng đất được nói tới trong sự tích vua cha Bát Hải Động Đình ở đất Đào Động Thái Bình. Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả thì cho biết, Lạc Long Quân hóa tiên về biển làm Động Đình Đế quân, vua cha của Thủy phủ. Cho nên Lạc Long Quân chính là Thủy Tinh Động Đình của truyền thuyết Việt.  Đào Hoa trang không gì khác, là chỉ Hoa Hạ, triều đại lịch sử lập quốc ở phương nóng bức, rực ánh mặt trời. Lạc Long Quân là vị vua khởi đầu nhà Hạ ở vùng ven biển Động Đình.

    Cụm từ “Uy Linh Động Đình” còn gặp trong sự tích của Động Đình Thánh mẫu và các vị thủy quan ở đình La Phù tại bãi Trường Sa bên bờ sông Đà. Từ thông tin trên có thể xác định Uy Linh Lang chính là Lạc Long Quân. 6 hay 7 vị “Giáp” anh em hóa rồng là các vị Tôn quan trong công đồng Thoải phủ.
    Bà mẹ của Uy Linh Lang và các vị thủy thần là bà Lạc phi, hay hoàng hậu Minh Đức cũng chính là Thủy Tinh Thánh mẫu Xích Lân Long Nữ. Đền thờ bà là đền An Thọ nằm trên con đường giữa 2 hồ Trúc Bạch và hồ Tây. Đền này nay trở thành điểm thờ của đạo Mẫu, đưa Hàn Sơn Thánh mẫu, tức Mẫu Thoải, làm chúa bản đền.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_3408
    Cung thờ mẫu đền An Thọ

    Hồ Dâm Đàm của thời điểm 4.000 năm trước chắc chắn là một vùng nước mênh mông không bờ (nghĩa của từ Dâm Đàm 霪覃). Rất có thể đây chính là Thủy quốc Động Đình hay hồ Động Đình được nói tới trong cổ sử, là nơi Kinh Dương Vương gặp Thần Long nữ mà sinh ra Lạc Long Quân. Tây Hồ chí kể thành chuyện bà Lạc phi vợ của vua Diệu Đế sinh ra Uy Linh Lang và 6 vị thủy thần.

    Ven hồ Tây còn có một số truyền tích nói tới hồ Động Đình. Ví dụ như một trong những vị thủy thần thờ ở làng Nghi Tàm có tên là Động Đình Vương ở thời Hùng Vương. Tây Hồ chí kể vị Vương này đã đắp đê trị lũ lụt, rồi đến bến Lâm Ấp (khu vực ven hồ Tây) hương Long Đỗ thảo hịch ném xuống nước để thần phục thủy quái, thuồng luồng. Vương nói: Đầm này là lầu rồng của Thủy quốc.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_1730-2
    Nội điện đình Nghi Tàm.

    Cụ thể hơn nữa, sách Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ có chép về một ngôi miếu mang tên miếu Lạc Long:
    Miếu Lạc Long nằm ở cách cửa Bắc của kinh thành chính hướng bên ngoài 1 dặm, thuộc vùng ven bờ hồ Trúc Bạch tại thôn Yên Ninh, huyện Vĩnh Thuận. Thời Ngoại kỷ, Lạc Long Quân thường ở Thủy cung, đi chơi hồ Động Đình gặp Âu Cơ mà cưới làm vợ, sinh ra trăm trai. Một hôm Long Quân nói với nàng Âu rằng:
    –       Ta là vua rồng, nàng là tiên nữ. Nước lửa tương khắc, khó thể ở lâu.

    Bèn phân 50 người con theo cha về biển, 50 người con theo mẹ lên núi, để con trưởng Hùng Vương lên ngôi vua. Nay miếu ở trên hồ Trúc Bạch chính là kinh đô xưa của Long Quân vậy.
    Bùi Thúc Khiêm có thơ vịnh rằng:
    Lạc Long bách tử thế thư truyện
    Bán nhập sơn cư bán hải cư
    Cổ miếu ánh lâm hồ thượng vọng
    Mang mang vân ải thuỷ long khư.

    Dịch:
    Lạc Long sách kể truyền trăm trai
    Nửa nhập núi cao, nửa biển dài
    Miếu cổ bên hồ soi bóng ngóng
    Gò Rồng khói nước bốc mây bay.

    Ghi chép trên thật quá đầy đủ. Lạc Long Quân sống ở “thủy quốc”, tức là vùng hồ Dâm Đàm, đi chơi ở “hồ Động Đình”, tức là đi chơi tại hồ Tây. Đặc biệt nhất là chuyện này khẳng định khu vực hồ Trúc Bạch là “kinh đô xưa của Long Quân”.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_3351
    Vùng phía Bắc và Đông hồ Trúc Bạch được gọi là gò Hồi Long (gò rồng). Ở đây nay còn ngôi đền “Bát Hải vọng từ” – đền nhìn ra biển Bát, thờ đức Vua Cha. Đền này xưa ở bên bờ hồ Trúc Bạch, nay chuyển về đầu dốc Hàng Than. Đây chính là miếu Lạc Long được nói đến trong sách trên.

    Vùng “kinh đô của Long Quân” phía Bắc hồ Trúc Bạch xưa là phường Yên Hoa, nay còn dấu tích tại đình Yên Hoa (đình An Trì), là nơi ngụ cư (ấp phong) của Uy Linh Lang Đại vương theo thần tích. Vị thần này có chỗ gọi đầy đủ là Uy Đô Linh Lang, với chữ Đô chỉ kinh đô. Chữ “trì” trong An Trì là chỉ “thành trì”, tương tự tên Việt Trì nghĩa là thành Việt, chứ không phải ao Việt. An Trì nghĩa là thành An hay An đô.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_2919
    Đình An Trì (Yên Hoa).

    Trong các tên gọi liên quan đến Uy Linh Lang và ven hồ Tây rất hay gặp các từ An – Yên, như Yên Phụ, An Trì, An Thọ, Yên Thái… Thông tin về kinh đô của Long Quân đã giúp giải nghĩa từ này. Bởi vì kinh đô của vua Khải, vị vua đầu nhà Hạ, chính là An Ấp. An – Ơn là số 2. Trong Hà thư số 2 cùng với số 7 là cặp số chỉ hướng Xích đạo (hướng Nam nay). An – Hoa – Đào – Xích – Hạ đều cùng một nghĩa chỉ phương Nam nay, vùng nóng bức, mùa hè.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_2996-2
    Bia thời Lê Vĩnh Hựu ở đình An Trì ghi địa danh Yên Hoa phường.

    Thì ra An Ấp, kinh đô đầu tiên của nhà Hạ được cổ sử Trung Hoa ghi nhận, chính là kinh đô rồng ở vùng giữa hồ Dâm Đàm và sông Nhị. Rồng bay lên (Thăng Long) trên sông Nhị là hình ảnh khởi đầu của vương triều Hạ từ Uy Linh Lang – Lạc Long Quân. “Thất long” tức là Rồng của triều Hạ (số 7 chỉ hướng Xích đạo như từ mùa Hạ) đã “thăng thiên” ở bãi Nhật Chiêu. Đất Thăng Long quả đúng là Long Đô (bị đọc trệch thành Long Đỗ) – kinh đô rồng từ 4.000 năm trước.
    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Img_3662
    Sông Hồng nhìn từ Nhật Tân.

    Đôi câu đối ở nghi môn đình Nhật Tân:

    Biểu trụ tiếp thiên, Tây Hồ linh tích, danh xưng văn vật địa
    Hoàng thành cận lộ, Nhật Tân đào bích, diệu chiêu thái bình thiên.

    Dịch:
    Trụ biểu nối trời, Hồ Tây tích thiêng, xưng danh đất văn vật
    Thành rồng gần chốn, Nhật Tân đào bích, rực ánh cảnh thái bình.

    Kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm Rong-bay-thang-long
    Thăng Long: những điểm thờ Uy Linh Lang và các vị thủy thần hồ Dâm Đàm.

      Hôm nay: 19/4/2024, 6:52 pm