Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Ngũ  Đức của người họ Hùng  Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Ngũ  Đức của người họ Hùng  Flags_1



    Ngũ Đức của người họ Hùng

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Ngũ  Đức của người họ Hùng  Empty Ngũ Đức của người họ Hùng

    Bài gửi by Admin 3/3/2020, 4:51 pm

    Nho Giáo quan niệm Quân tử là thành phần gương mẫu trong xã hội , là những người ghánh trọng trách dẫn dắt cả cộng đồng ̣xây dựng cuộc sống tốt đẹp .
    Để được gọi là Quân tử con người phải rèn luyện tiến đến tột cùng 5 đức tính : Nhân Ngĩa Lễ Trí Tín .


    Ngũ  Đức của người họ Hùng  Cc80-c491c6b0cc81c-cucc83
    Đồ hình 5 Đức xếp theo Ngũ Hành hiện nay
    Không hiểu trước đây người ta căn cứ vào đâu để sắp xếp Ngũ đức theo Ngũ Hành như trên .
    Dịch học Hùng Việt nhận ra điều không hợp lí trong đồ hình đã hoán đổi vị trí hành Thổ và hành Kim .
    Về ý nghĩa giữ nguyên tính chất hành Thổ tượng trưng cho đất – đá .
    Đá rấn ở vào vị trí phía Tây không đổi , tĩnh định chết cứng là bên của lí lẽ ngược với phía đông thay đổi chủ về tình cảm , cây cối .
    Kim về vật chất là chất Khí vô hình , cụ thể với thế giới đang sống Kim chính là Không khí mà con người đang hít thở , kinh Dịch mô tả là ‘nhất tịch nhất hạp’ . chính sự biến đổi của nó đã tham gia vào việc tạo ra 4 Hành còn lại ,
    Dịch học Hùng Việt đặt Kim tượng trưng cho Khí ở vị trí chính giữa đồ hình vì ngũ Hành còn có những ứng dụng khác :
    – Kim là Vàng vật chất ở vị trí chính giữa của đồ hình Ngũ Kim ,
    – Kim biến âm ra Cam là màu vàng sâṃ , màu trung tâm của đồ hình Ngũ Sắc
    – Kim – Cam nghĩa là Ngọt ở Trung tâm của đồ hình Ngũ Vị .
    – Kim nghĩa là ngay lúc này tức trung điểm nối qúa khứ và Tương lai trên trục thời gian .
    Ngoài việc hoán đổi vị trí hành Kim và Thổ Dịch học Hùng Việt cũng sắp xếp lại đồ hình Ngũ Đức .
    Con người là thực thể sống động thường xuyên phải xử lí các tương quan bên trong chính mình và tương quan với môi trường tự nhiên và xã hội bên ngoài :


    Ngũ  Đức của người họ Hùng  5-vicca3

    Đồ hình ‘Ta’ và các Tương quan phải xử lí .

    Ngũ đức của Nho giáo là sự chỉ dẫn cho con người cách xử lí các tương quan trong sự sống để đạt đến hạnh phúc .

    Ngũ  Đức của người họ Hùng  5-c490c6afcc81ca

    Đồ hình 5 Đức xếp theo Ngũ Hành của Dịch học Hùng Việt

    Ý nghĩa của Ngũ Đức theo Dịch học Hùng Việt .
    Ngoài đức Nhân có tính bao quát , đức Tín và đức Lễ xử lí mối tương quan nội thân 1 vô hình và 2 hữu hình , đức Nghĩa và đức Trí hướng dẫn con người xử lí mối tương quan giữa Ta và bên ngoài tức đối Ngoại .




    * Đức Nhân
    Từ Nhân trong tiếng Việt (không phải chữ) vừa có nghĩa là con người vừa mang nghĩa là cốt lõi bên trong của sự vật .
    Hiện nay Nhân đang được đánh đồng với Nhân ái – Nhân từ , người với người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương yêu.
    Thực ra đã có sự lẫn lộn , đức Nhân không phải là lòng thương người .
    Đức Nhân dạy Quân tử phải lấy ‘người’ là gốc rễ của suy tư và hành động ,con người là chủ vũ trụ và cuộc nhân sinh , mỗi người có 1 trời riêng đất riêng , là 1 chủ thể không thể thay thế , ở tầm vi mô thì ‘Nhân’ là chính ta , còn tầm vĩ mô thì Nhân là con người nói chung , con người có địa vị hết sức cao trọng sánh ngang với trời đất , bản thân sinh ra là đả đủ lí do để tồn tại chẳng cần phải nhờ vào bất cứ thứ gì ngoại thân , tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình là mục tiêu tối hậu của con người đấy mới là tinh thần Nhân bản đích thực ,mọi ý hướng khác như phải sống cho lí tưởng này lí tưởng khác hoặc sống để thực hiện lời dạy của đấng này đấng nọ đều là vong thân , dĩ nhiên con người là sinh vật xã hội vì vậy chẳng thể có hạnh phúc cho riêng mình mà luôn luôn là hạnh phúc của ‘chúng ta’ .




    * Đức Tín
    Theo quan niệm cũ đức Tín là niềm tin , bậc quân tử phải giữ chữ tín tức trước sau như một để tạo ra sự tin tưởng nơi người khác . không có đức Tín thì xã hội sẽ trở nên rối ḷoạn .
    Theo quan niệm của Dịch học Hùng Việt chữ tín chỉ là 1 phần của đức Tín .Phần quan trọng nhất đức Tín là sự tự tin , như đã nói ở phần đức Nhân ; con người là chủ vũ trụ và cuộc nhân sinh , mỗi người có 1 trời riêng đất riêng , là 1 chủ thể không thể thay thế trong bức tranh ‘cuộc đời’ . đức Tín dạy để xứng với địa vị chủ thể con người phải tự chủ mà tự tin là bước đầu của tự chủ không tự tin thì không thể nào tự chủ được , con đường tu đạo của người Quân tử trước tiên phải tự tin sau mới tiến lên tự cường bất tức và sau cùng khi đã hội đủ các điều kiện về tri thức ,vật chất và xã hội sẽ trở thành con người tự chủ thực sự xứng với vị trí tài Nhân ngang hàng với tài Thiên và tài Địa làm nên vũ trụ .
    Tự tin và tự cường làm nên chính mình , chữ Tín là chủ trong tương quan ta với người . chữ tín quan trọng trong cả không và thời gian , chất và lượng , làm đúng những gì đã kết ước sẽ mang lại uy tín cho mình , uy tín chính là hình ảnh người quân tử trong con mắt người khác .




    * Đức Lễ
    Đức Tín xử lí phần vô hình trong chính con người mình còn đức Lễ thể hiện mình ra với cộng đồng và thế giới tức cái ‘ta’ thể hiện ra bên ngoài . lễ không phải chỉ là hình thức suông mà là phản ánh bề trong người ra thế giới hữu hình bên ngoài .
    Lời ăn tiếng nói , cử chỉ đi đứng dáng điếu ăn mặc hết thảy thuộc về Lễ , khóc đúng nơi cười đúng chỗ cũng là Lễ . kính trên nhường dưới cũng là lễ ,thể hiện thái độ tôn trong người khác cũng là Lễ
    Phần nào đó với trẻ em thì đức Lễ rất gần với Lễ phép với người lớn thì Lễ ngày nay chính là lối cư sử văn minh lịch sự , tóm lại Lễ thể hiện cái tâm bên trong con người bẳng nét đẹp bề ngoài .
    Áo xô chân đất không ăn ngon mặc đẹp trong thời gian cư tang cha mẹ không phải vì con mắt người đời mà là sự thể hiện lòng đau buồn thương nhớ thực sự bên trong .
    Chữ Lễ cũng phần nào đó đồng nghĩa với Lễ nghi , cái uy nghiêm trang trọng đẹp đẽ bên ngoài không chỉ ảnh hưởng đến thãi độ người ta ngay lúc đấy và sâu hơn nữa sẽ dần thấm vào trong tâm hồn con người để từ đó thay đổi hành vi , đấy cũng là 1 cách giáo dục hữu hiệu .
    Tóm lại Lễ là nề nếp phải theo để sinh hoạt xã hội đẹp đẽ hơn , con người cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống .




    * Đức Nghĩa
    Đức Nghĩa chỉ ra cách xử lí mối quan hệ giữa ta và người khác mà điểm mấu chốt là cân bằng những gì nhận và trả cả trong mặt hữu hình và vô hình .
    Con người từ khi sinh ra tập đi tập nói là đã mang nợ đối với xã hội , không học được từ cộng đồng thì ngay những điểm tưởng là nhỏ nhặt nhất như đi đứng nói năng ta cũng không thể tự có , nếu lọt lòng rồi bị bỏ rơi lớn lên trong bầy sói thì cùng lắm ta cũng chỉ biết nhe răng gầm gừ tru tréo mà thôi ,bản năng sinh vật không cho ta khả năng tư duy vì tư duy cao cấp ở người dựa trên hệ thống tín hiệu mà nền tảng là ngôn ngữ ., dù vô ý hay hữu ý thực sự để thành người ta đã học hỏi rất nhiều từ người khác vậy nên để trả ơn thì phải sống có trách nhiệm với cộng đồng , trách nhiệm này nới rộng ra chính là lòng yêu nước nghĩa đồng bào .
    Với người thường thì cho và nhận cân bằng đã là đủ nhưng Nho giạo đòi hỏi người Quân tử không được so đo tính toán thiệt hơn mà phải …Quân tử ‘thi ân bất cầu báo’. có như thế mới xứng làm gương soi cho người khác .
    Bản thân ta là xương máu của cha mẹ , lớn lên bằng mồ hôi đôi khi là cả nước mắt của đấng sinh thành , ơn nghĩa này lớn đến độ chẳng thể nào trả nổi nên với người quân tử đức Nghĩa thực hành ở độ cao nhất là đạo Hiếu . Cha mẹ theo chiều thẳng truyền đến Ông bà và truyền lên mãi sau cùng là Tổ tiên dòng giống .
    Chốn dung thân trên mặt đất này của ta từ đâu mà có , tiền nhân đã đổ không biết bao nhiêu công sức và máu đào để dựng và giữ nước vì thế đạo lí ‘uống nước nhớ nguồn’ là đức Nghĩa của người Quân tử đối với tiền nhân .
    Ngày nay sự tiếp thu kiến thức của mỗi người đã trở nên đa dạng nhiều nguồn nhưng về căn bản vẫn là những gì nhận được từ người Thày dạy học . dù nay đã khác xưa việc tôn sư trọng đạo ngày xưa vẫn phải giữ nếu muốn làm ‘người’ đúng nghĩa .
    Vì sống là sống với người khác nên Đức Nghĩa hầu như bao trùm mọi sinh hoạt , mỗi ngày sống là mỗi ngày đầy ắp cho và nhận , nhiều sự việc quen thuộc tới nỗi bản thân không còn nhận biết đặc biệt là trong cộng đồng gia đình , mỗi giờ mỗi phút trôi qua là không biết bao nhiêu lần cho và nhận . chính như thế mà nghĩa vợ chồng trở thành thứ Nghĩa ngoại hạng vượt ngoài ý thức so với nghĩa anh nghĩa bạn bè .
    Có thể nói tính cách con người được đ̣úc khuôn bởi cộng đồng , sự việc trao truyền này ổn cố lâu dài dần dần trở thành dân tộc tính , tập tính sinh hoṣt của cộng đồng chính là nếp Văn hóa đánh dấu phân biệt tộc người này và tộc người khác .




    * Đức Trí
    Vạn sự trong cuộc sống luôn biến đổi , Đức Trí buộc người Quân tử ngoài nhân cách phải là người sáng suốt , biết trước điều sẽ xảy ra , biết việc đúng – sai , đem Trí kết hợp với đức Nghĩa biết lẽ phải – trái , biết cái gì thuộc về mình cái gì của người . Việc gì phải làm việc gì không thể .
    Đức Trí dạy con gười phải luôn học tập phần thì mài dũa khả năng lí luận phán đoán sao cho ngày thêm sắc bén , phần khác luôn nâng cao kiến thức bằng con đường tiếp thu từ kho kiến thức chung sẵn có của nhân loại .
    Khám phá điều mới thì có lẽ chỉ một số bộ óc siêu việt mới làm được còn việc áp dụ̀ng kiến thức sẵn có giải quyết những vấn đề cụ thể trong đời sống hàng ngày thì ai cũng có thể làm được , chỉ khác nhau ở chỗ việc to việc nhỏ , việc khó việc dễ thành công hay khồng tùy thuộc vào sự sáng suốt của riêng mỗi người . Thay đổi độ thông minh bẩm sinh thì không thể nhưng thông qua con đường học tập để nâng cao khả năng phán đoán và tri thức thì hoàn toàn có thể .
    Trí là Sự sáng giúp con người dựa vào cái đã biết mà suy ra cái sẽ xảy đến , biết thay đổi kết qủa bằng cách điều chỉnh nguyên nhân để có thể làm lợi tối đa cho mình và cộng đồng . đức Trí đặt ỡ phía Tây ‘ không thay đổi’của Dịch học vì tự nhiên biến đổi theo quy luật của tự nhiên không thay đổi được , con người chỉ có thể vận dụng những quy luật ấy để giảm hại hoặc thu lợi cho mình mà thôi .
    Độ sáng của Trí óc thay đổi sẽ khiến sự nhìn nhận về vũ trụ và nhân sinh thay đổi , nhận thức thay đổi ắt hành động cũng sẽ khác đi cuối cùng là thay đổi cả cốt cách con người . Vì lẽ này mà Dịch học rất xem trọng đức Trí , mở mang đầu óc nâng cao dân trí là kênh con người có thể chủ động ; thông qua việc giáo dục mà chuyển biến xã hội .




    Tóm lại : Ngũ Đức không phải là cái gì xa vời , mà là việc phải làm hàng ngày hàng giờ , con người phải luôn tu học thực hiện Ngũ Đức để hành động đúng trong việc xử lí mối tương quan với chính mình , với tự nhiên và cộng đồng để kiến tạo xã hội ngày càng tốt đẹp đáng sống hơn trong đó mỗi người tìm thấy hạnh phúc của riêng mình .

      Hôm nay: 23/11/2024, 4:28 pm