Bách Việt trùng cửu – https://bahviet18.com/2019/11/15/nhung-dieu-moi-biet-ve-trieu-da/
Những tranh cãi về Triệu Đà vị vua đầu tiên của nước Nam Việt từ bao thế kỷ này chưa bao giờ dứt. Người thì tôn là vị đế vương oai hùng khởi đầu sử Việt. Kẻ lại bảo là tội đồ làm người Việt chịu cảnh Bắc thuộc ngàn năm. Tranh cãi bởi vì chân tướng sự thực về Triệu Đà chưa được nhận ra. Một khi bản chất công trạng sự nghiệp lịch sử của vị vua này được hiểu đúng thì không cần phải tranh cãi nữa, vì lịch sử là sự thực, không cần biện luận đúng hay sai, tốt hay xấu.
Những sự thực mới biết về Triệu Đà có thể nhìn nhận ra được bằng cách so sánh giữa 2 nguồn tư liệu. Một là của chính người Việt tức là các truyền thuyết Việt lưu truyền về Triệu Đà ở các nơi thờ phụng trên đất Việt. Một là những ghi chép của người Trung Hoa về thời kỳ lịch sử này trong các thư tịch cổ, mà điển hình là Sử ký Tư Mã Thiên. So sánh 2 hướng nhìn, 2 cách ghi chép cho cùng một thời kỳ đem lại những thông tin thật bất ngờ về vị vua vĩ đại nhưng lại nhiều nỗi oan khuất mang tên Triệu Đà.
Thủa đầu trên quê hương
Thần tích làng Đồng Xâm, nơi có đền thờ Triệu Vũ Đế ở xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình kể:
Năm thứ 44 thời An Dương Vương, kỷ nhà Thục (Tần Thủy Hoàng năm 33) nhà Tần sai Hiệu úy Sử Lộc đem thuyền chở quân sĩ đào ngòi vận chuyển lương thực thâm nhập vùng Lĩnh Nam, chiếm đất Lục Lương đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, cho Nhâm Hiêu làm Nam Hải úy, Đế [Triệu Đà] làm Long Xuyên lệnh (tức huyện Nam Hải), đem bọn bị biếm trích đến đóng ở Ngũ Lĩnh (năm ấy Đế 31 tuổi).
Tiếp đó thần tích kể Triệu Đà đi đến trang Đường Sâm, lấy nàng Lan con gái họ Trình, sinh ra Trọng Thủy. Triệu Đà cho lập hành cung tại Đường Sâm, sau này là nơi thờ tự Triệu Đà và hoàng hậu Trình Thị.
Đền thờ Hoàng hậu Trình Thị ở gần Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình).
Nguyên văn chữ Nho của đoạn kể trên về Triệu Đà: “Đế vi Long Xuyên lệnh (tức Nam Hải huyện), lĩnh trích đồ thú Ngũ Lĩnh“.
Đoạn thông tin này bị hiểu là Triệu Đà dẫn đám dân đi lính thú của nhà Tần tấn công nước Việt. Nhưng đọc kỹ thì không phải vậy. Hiểu chính xác phải là Triệu Đà được cử làm huyện lệnh Long Xuyên, cũng là huyện Nam Hải. Triệu Đà nhận lĩnh việc đưa những người phu dịch (“đồ“) đến vùng Ngũ Lĩnh.
Làm gì có chuyện những người có tội bị biếm trích lại là quân lính để tấn công phương Nam. Đây là việc nhà Tần tăng cường nhân công cho việc xây dựng ở nước Nam, tương tự việc phu dịch xây Vạn lý trường thành ở phía Bắc. Triệu Đà là một lệnh trưởng chịu trách nhiệm dẫn dân phu đến vùng núi Ngũ Lĩnh.
Đoạn trích trên cũng cho biết, Triệu Đà đi đến vùng đất Thái Bình (Đồng Xâm), rồi lấy vợ, sinh con, còn lập cả hành cung (dựng nhà để ở) tại đó. Vậy là Thái Bình hay vùng Bắc Việt lúc này rõ ràng đã nằm trong lãnh thổ của nhà Tần thì Triệu Đà mới có thể ngụ cư, làm huyện lệnh và dẫn dân phu đi đến đó.
Đoạn kể về Triệu Đà này so với ghi chép trong Sử ký Tư Mã Thiên thì giống y hệt chuyện của Lưu Bang. Cao Tổ bản kỷ chép: “Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Lịch Sơn“. Dịch: Cao Tổ làm đình trưởng trong huyện dẫn lính đồ thú đi Lịch Sơn.
Cần biết rằng “Ngũ Lĩnh” trong các thần tích Việt là chỉ dãy Hoàng Liên Sơn, nơi mà Kinh Dương Vương được phong cai quản vùng đất “Ngũ Lĩnh Vân Nam” ở phương Nam (theo Ngọc phả Hùng Vương). Còn “Lịch Sơn” chẳng ở đâu xa, là ngọn núi Lịch của Viễn Sơn, vị vua Hùng thứ 3, nay vẫn còn nguyên tên gọi, nằm giữa 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ bây giờ.
Thần tích Đồng Xâm kể tiếp: Năm thứ 48 thời Thục An Dương Vương (năm thứ 37 Tần Thủy Hoàng, năm ấy Thủy Hoàng băng hà). Nhân đấy Nhâm Hiêu bàn mưu cùng Đế xâm chiếm Thục, thế rồi liền dẫn quân tiến đánh. Đế đóng quân ở vùng núi Tiên Du Bắc Giang, đại chiến với An Dương Vương. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, Đế thua chạy. Khi ấy, Nhâm Hiêu đem thuyền quân đóng ở Tiểu Giang (nay là bến Đông Hồ), xâm phạm phải thổ thần, nên bị nhiễm bệnh phải quay về.
Vùng gần thành Cổ Loa có sự tích Triệu Đà theo sông Hồng dẫn quân đến đánh Thục như ở các làng Văn Tinh, Lực Canh ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội. Di tích về Triệu Vũ Đế còn có là điện Long Hưng ở xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên với sự tích Triệu Vũ Đế đi dọc sông Hồng và thấy rồng bay lên, đặt tên vùng này là Thăng Long.
Câu đối ở điện Long Hưng:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một lệnh dẹp không Tần, vạn dặm mở đầu dứt Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, nghìn năm gây nền vững đế vương.
Thần tích Đồng Xâm kể tiếp: Nhâm Hiêu nói với Đế rằng: Nhà Tần mất rồi. Hãy dùng kế mà tấn công Phán (tên của An Dương Vương) thì có thể lập nước được. Đế biết An Dương Vương có nỏ thần, không thể địch nổi, nên lui về phòng thủ ở núi Vũ Ninh. Sau đó sai sứ giảng hòa, chia đất. Bình Giang trở lên phía Bắc Đế cai trị. Bình Giang trở về Nam An Dương Vương cai trị.
Triệu Đà khi đánh Thục đã lui về phòng thủ ở núi Vũ Ninh. Vũ Ninh là núi Châu Sơn ở Quế Võ, Bắc Ninh, nay còn tục thờ Triệu Đà tại 8 làng của vùng này. Đây cũng hoàn toàn giống chuyện Lưu Bang sau khi dẫn dân phu đi Lịch Sơn, dân phu trốn nhiều quá buộc Lưu Bang sợ trách nhiệm phải cùng bỏ vào vùng núi Mang Đường, từ đó chống lại nhà Tần.
Cao Tổ bản kỷ chép: Tần Thủy Hoàng Đế thường nói:
– Phía Đông Nam có khí thiên tử.
Bèn đi chơi về phía đông để trấn áp.
Cao Tổ nghi rằng đó là vì mình, bèn trốn tránh giữa miền đầm và núi giữa hai huyện Mang Đường.
Các địa danh liên quan đến Triệu Đà.
Khởi nghĩa trên đất Việt
Thần tích Đồng Xâm kể: Năm thứ 50 đời An Dương Vương (Tần Nhị Thế năm thứ 2), Nhâm Hiêu bệnh nguy kịch nói với Đế rằng: “Nghe nói bọn Trần Thắng làm loạn, lòng dân chưa biết theo ai. Đất này là nơi hẻo lánh, ta sợ bọn giặc xâm phạm đến đây nên muốn cắt đường mà tự phòng bị (là nơi Tần mở đường qua Việt), đợi xem các nước chư hầu biến động ra sao”.
Như thế nhà Tần đã mở một con đường độc đạo để đi sang Việt. Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 35, sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Đây cũng là con đường mà Tần Thủy Hoàng thường “Đông du”, đến vùng đất có Lưu Bang như kể trên.
Thần tích Đồng Xâm kể tiếp: Đến khi bệnh nguy cấp Nhâm Hiêu nói: “Đất Phiên Ngung dựa núi cách sông, Đông Tây mỗi chiều dài mấy nghìn dặm, lại có người Tần giúp đỡ, nên cũng đủ để dựng nước hưng vương, làm chủ một phương. Các vị trưởng sử trong quận không ai có thể bàn được, chi nên phải triệu ông đến bảo”. Nhân đó cho Đế thay mình.
Nhâm Hiêu mất, Đế lập tức truyền hịch đến các cửa ải Hoành Bồ, Dương Sơn, Hoàng Khê rằng: “Quân giặc đã đến. Các quân binh cắt đường tự thủ”. Hịch truyền đến các châu huyện đều hưởng ứng theo. Thế rồi giết hết các trưởng sử do Tần cắt đặt, thay bằng những người bạn bè thân thích của mình cai quản. Rồi phát binh đánh Thục Vương.
Đoạn thần tích này nói Triệu Đà đã tiếp ý của Nhâm Hiêu, loại bỏ các quan của Tần ở trong quận, nhưng lại “phát binh đánh Thục Vương“. Đã giết các trưởng sử của Tần thì phải phát binh đánh Tần mới đúng. Tất cả sự trùng hợp về không gian, sự kiện nêu trên cho thấy Thục Vương chính là nhà Tần trong chuyện Triệu Đà. Người đã khởi nghĩa kháng Tần trên đất Việt không phải ai khác chính là Lưu Bang. Triệu Đà là một tên gọi từ góc nhìn của truyền thuyết Việt cho Lưu Bang, vị vua khởi lập nhà Hiếu (Hán) sau khi lật đổ nhà Tần.
Tượng Triệu Vũ Đế ở điện Long Hưng, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
Trọng Thủy – Lý Thân
Có một chi tiết cần làm rõ trong chuyện Triệu Đà, đó là nhân vật Trọng Thủy. Thần tích Đồng Xâm kể:
Đế sai con trai là Trọng Thủy vào làm thị vệ và cầu hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Vua Thục chấp nhận. Trọng Thủy cùng công chúa ở nước Thục được ba năm, liền dỗ Mỵ Châu cho xem trộm nỏ thần, rồi ngấm ngầm phá lẫy, đánh đổi đi…
Một khi đã xác định Thục chính là Tần, thì Trọng Thủy là phò mã của nhà Tần. Truyền thuyết Việt có một người là phò mã của Tần Thủy Hoàng, đó là Lý Ông Trọng, đức thánh Chèm. Cùng tên là Trọng. Họ Lý cũng chính là họ của Triệu Đà vì Triệu Đà là Lưu Bang hay Lý Bôn.
Theo sự tích ở đình Chèm (Từ Liêm, Hà Nội) thì Lý Ông Trọng là Tư lệ hiệu úy của nhà Tần, được Tần Thủy Hoàng gả con gái là Bạch Tĩnh công chúa cho. Còn Trọng Thủy thì theo đúng ghi chép của thần tích, đã vào cung nhà Thục làm “thị vệ” rồi cầu hôn công chúa của Thục Vương.
Đình Ninh Sơn, nơi thờ Lý Thân ở Chương Mỹ, Hà Nội.
Đặc biệt hơn, sự tích ở vùng Hà Tây kể Triệu Đà vốn tên là Nguyễn Thận ( = Lý Thân vì họ Lý đổi ra họ Nguyễn dưới thời Trần), sau làm con nuôi của Triệu Cao, nên đổi sang họ Triệu. Triệu Cao ở đây như vậy là ông tổ của nhà Triệu, có thể gọi là Triệu Cao Tổ. Cao Tổ nhà Triệu thì rõ ràng là Hiếu Cao Lưu Bang. Lý Ông Trọng là con (nuôi) của Cao Tổ, tương đương với Trọng Thủy, con Triệu Cao Tổ Lưu Bang.
Gia phả Phạm Công tộc tại Mộ Đức – Quảng Ngãi ghi: Cuối đời Hùng Duệ Vương con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân – Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là Ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu (gọi là xứ Lâm Ấp).
Thần tích Đồng Xâm cũng kể: Đến năm thứ nhất nhà Triệu (Đế 50 tuổi, Tần Nhị Thế năm thứ 3) Đế đã thắng quân Thục chiếm được Lâm Ấp, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (nay là Quảng Đông).
Lý Ông Trọng như vậy là là vị thủ lĩnh khởi đầu của nước Lâm Ấp hay Nam Chiếu. Nước Nam Chiếu ban đầu gọi là Nam Triệu như trong Truyện Nam Chiếu, Lĩnh Nam chích quái đã chép:
Người Nam Chiếu là con cháu Triệu Vũ Đế…
Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu.
Người Nam Chiếu là dòng dõi Triệu Đà. Kết nối các thông tin trên càng khẳng định thêm rằng Lý Thân – Lý Ông Trọng chính là Trọng Thủy, con (dòng dõi) của Triệu Đà trong truyền thuyết.
Câu đối về Lý Ông Trọng ở đình Chèm:
秦關莅止中華將
越甸巍然尚等神
Tần quan lỵ chỉ Trung Hoa tướng
Việt điện nguy nhiên thượng đẳng thần.
Dịch:
Ải Tần chốn đó tướng Trung Hoa
Điện Việt còn đây thần thượng đẳng.
Văn Nhân góp ý .
Theo lịch Sử Việt :
…Lý Bôn xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức …
Rõ ràng Lí Bôn là Nam Việt Đế,-vua Nam Việt còn được sách sử gọi là Lí Nam đế , Nam Việt đế = Nam Việt vương = Nam Việt Vũ đế suy ra Lí Bôn và Triệu Đà chỉ là 1 nhân vật lịch sử vì trong suốt chiều dài lịch sử Việt chỉ duy nhất có 1lần định quốc hiệu là Nam Việt .
Gút mắc chính khiến không thể nhận ra sự việc là vấn đề niên đại trong tư liệu , thời điểm 2 nhân vật xuất hiện lệch nhau đến 700 năm .
Phải chăng đã có lầm lẫn giữa Lí Bôn 200 TCN và 1 nhân vật lịch sử khác cũng họ Lí ở những năm 500 SCN mà giới sử học chưa nhận biết ?.
Những tranh cãi về Triệu Đà vị vua đầu tiên của nước Nam Việt từ bao thế kỷ này chưa bao giờ dứt. Người thì tôn là vị đế vương oai hùng khởi đầu sử Việt. Kẻ lại bảo là tội đồ làm người Việt chịu cảnh Bắc thuộc ngàn năm. Tranh cãi bởi vì chân tướng sự thực về Triệu Đà chưa được nhận ra. Một khi bản chất công trạng sự nghiệp lịch sử của vị vua này được hiểu đúng thì không cần phải tranh cãi nữa, vì lịch sử là sự thực, không cần biện luận đúng hay sai, tốt hay xấu.
Những sự thực mới biết về Triệu Đà có thể nhìn nhận ra được bằng cách so sánh giữa 2 nguồn tư liệu. Một là của chính người Việt tức là các truyền thuyết Việt lưu truyền về Triệu Đà ở các nơi thờ phụng trên đất Việt. Một là những ghi chép của người Trung Hoa về thời kỳ lịch sử này trong các thư tịch cổ, mà điển hình là Sử ký Tư Mã Thiên. So sánh 2 hướng nhìn, 2 cách ghi chép cho cùng một thời kỳ đem lại những thông tin thật bất ngờ về vị vua vĩ đại nhưng lại nhiều nỗi oan khuất mang tên Triệu Đà.
Thủa đầu trên quê hương
Thần tích làng Đồng Xâm, nơi có đền thờ Triệu Vũ Đế ở xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình kể:
Năm thứ 44 thời An Dương Vương, kỷ nhà Thục (Tần Thủy Hoàng năm 33) nhà Tần sai Hiệu úy Sử Lộc đem thuyền chở quân sĩ đào ngòi vận chuyển lương thực thâm nhập vùng Lĩnh Nam, chiếm đất Lục Lương đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, cho Nhâm Hiêu làm Nam Hải úy, Đế [Triệu Đà] làm Long Xuyên lệnh (tức huyện Nam Hải), đem bọn bị biếm trích đến đóng ở Ngũ Lĩnh (năm ấy Đế 31 tuổi).
Tiếp đó thần tích kể Triệu Đà đi đến trang Đường Sâm, lấy nàng Lan con gái họ Trình, sinh ra Trọng Thủy. Triệu Đà cho lập hành cung tại Đường Sâm, sau này là nơi thờ tự Triệu Đà và hoàng hậu Trình Thị.
Đền thờ Hoàng hậu Trình Thị ở gần Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình).
Nguyên văn chữ Nho của đoạn kể trên về Triệu Đà: “Đế vi Long Xuyên lệnh (tức Nam Hải huyện), lĩnh trích đồ thú Ngũ Lĩnh“.
Đoạn thông tin này bị hiểu là Triệu Đà dẫn đám dân đi lính thú của nhà Tần tấn công nước Việt. Nhưng đọc kỹ thì không phải vậy. Hiểu chính xác phải là Triệu Đà được cử làm huyện lệnh Long Xuyên, cũng là huyện Nam Hải. Triệu Đà nhận lĩnh việc đưa những người phu dịch (“đồ“) đến vùng Ngũ Lĩnh.
Làm gì có chuyện những người có tội bị biếm trích lại là quân lính để tấn công phương Nam. Đây là việc nhà Tần tăng cường nhân công cho việc xây dựng ở nước Nam, tương tự việc phu dịch xây Vạn lý trường thành ở phía Bắc. Triệu Đà là một lệnh trưởng chịu trách nhiệm dẫn dân phu đến vùng núi Ngũ Lĩnh.
Đoạn trích trên cũng cho biết, Triệu Đà đi đến vùng đất Thái Bình (Đồng Xâm), rồi lấy vợ, sinh con, còn lập cả hành cung (dựng nhà để ở) tại đó. Vậy là Thái Bình hay vùng Bắc Việt lúc này rõ ràng đã nằm trong lãnh thổ của nhà Tần thì Triệu Đà mới có thể ngụ cư, làm huyện lệnh và dẫn dân phu đi đến đó.
Đoạn kể về Triệu Đà này so với ghi chép trong Sử ký Tư Mã Thiên thì giống y hệt chuyện của Lưu Bang. Cao Tổ bản kỷ chép: “Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Lịch Sơn“. Dịch: Cao Tổ làm đình trưởng trong huyện dẫn lính đồ thú đi Lịch Sơn.
Cần biết rằng “Ngũ Lĩnh” trong các thần tích Việt là chỉ dãy Hoàng Liên Sơn, nơi mà Kinh Dương Vương được phong cai quản vùng đất “Ngũ Lĩnh Vân Nam” ở phương Nam (theo Ngọc phả Hùng Vương). Còn “Lịch Sơn” chẳng ở đâu xa, là ngọn núi Lịch của Viễn Sơn, vị vua Hùng thứ 3, nay vẫn còn nguyên tên gọi, nằm giữa 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ bây giờ.
Thần tích Đồng Xâm kể tiếp: Năm thứ 48 thời Thục An Dương Vương (năm thứ 37 Tần Thủy Hoàng, năm ấy Thủy Hoàng băng hà). Nhân đấy Nhâm Hiêu bàn mưu cùng Đế xâm chiếm Thục, thế rồi liền dẫn quân tiến đánh. Đế đóng quân ở vùng núi Tiên Du Bắc Giang, đại chiến với An Dương Vương. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, Đế thua chạy. Khi ấy, Nhâm Hiêu đem thuyền quân đóng ở Tiểu Giang (nay là bến Đông Hồ), xâm phạm phải thổ thần, nên bị nhiễm bệnh phải quay về.
Vùng gần thành Cổ Loa có sự tích Triệu Đà theo sông Hồng dẫn quân đến đánh Thục như ở các làng Văn Tinh, Lực Canh ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội. Di tích về Triệu Vũ Đế còn có là điện Long Hưng ở xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên với sự tích Triệu Vũ Đế đi dọc sông Hồng và thấy rồng bay lên, đặt tên vùng này là Thăng Long.
Câu đối ở điện Long Hưng:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một lệnh dẹp không Tần, vạn dặm mở đầu dứt Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, nghìn năm gây nền vững đế vương.
Thần tích Đồng Xâm kể tiếp: Nhâm Hiêu nói với Đế rằng: Nhà Tần mất rồi. Hãy dùng kế mà tấn công Phán (tên của An Dương Vương) thì có thể lập nước được. Đế biết An Dương Vương có nỏ thần, không thể địch nổi, nên lui về phòng thủ ở núi Vũ Ninh. Sau đó sai sứ giảng hòa, chia đất. Bình Giang trở lên phía Bắc Đế cai trị. Bình Giang trở về Nam An Dương Vương cai trị.
Triệu Đà khi đánh Thục đã lui về phòng thủ ở núi Vũ Ninh. Vũ Ninh là núi Châu Sơn ở Quế Võ, Bắc Ninh, nay còn tục thờ Triệu Đà tại 8 làng của vùng này. Đây cũng hoàn toàn giống chuyện Lưu Bang sau khi dẫn dân phu đi Lịch Sơn, dân phu trốn nhiều quá buộc Lưu Bang sợ trách nhiệm phải cùng bỏ vào vùng núi Mang Đường, từ đó chống lại nhà Tần.
Cao Tổ bản kỷ chép: Tần Thủy Hoàng Đế thường nói:
– Phía Đông Nam có khí thiên tử.
Bèn đi chơi về phía đông để trấn áp.
Cao Tổ nghi rằng đó là vì mình, bèn trốn tránh giữa miền đầm và núi giữa hai huyện Mang Đường.
Các địa danh liên quan đến Triệu Đà.
Khởi nghĩa trên đất Việt
Thần tích Đồng Xâm kể: Năm thứ 50 đời An Dương Vương (Tần Nhị Thế năm thứ 2), Nhâm Hiêu bệnh nguy kịch nói với Đế rằng: “Nghe nói bọn Trần Thắng làm loạn, lòng dân chưa biết theo ai. Đất này là nơi hẻo lánh, ta sợ bọn giặc xâm phạm đến đây nên muốn cắt đường mà tự phòng bị (là nơi Tần mở đường qua Việt), đợi xem các nước chư hầu biến động ra sao”.
Như thế nhà Tần đã mở một con đường độc đạo để đi sang Việt. Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 35, sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Đây cũng là con đường mà Tần Thủy Hoàng thường “Đông du”, đến vùng đất có Lưu Bang như kể trên.
Thần tích Đồng Xâm kể tiếp: Đến khi bệnh nguy cấp Nhâm Hiêu nói: “Đất Phiên Ngung dựa núi cách sông, Đông Tây mỗi chiều dài mấy nghìn dặm, lại có người Tần giúp đỡ, nên cũng đủ để dựng nước hưng vương, làm chủ một phương. Các vị trưởng sử trong quận không ai có thể bàn được, chi nên phải triệu ông đến bảo”. Nhân đó cho Đế thay mình.
Nhâm Hiêu mất, Đế lập tức truyền hịch đến các cửa ải Hoành Bồ, Dương Sơn, Hoàng Khê rằng: “Quân giặc đã đến. Các quân binh cắt đường tự thủ”. Hịch truyền đến các châu huyện đều hưởng ứng theo. Thế rồi giết hết các trưởng sử do Tần cắt đặt, thay bằng những người bạn bè thân thích của mình cai quản. Rồi phát binh đánh Thục Vương.
Đoạn thần tích này nói Triệu Đà đã tiếp ý của Nhâm Hiêu, loại bỏ các quan của Tần ở trong quận, nhưng lại “phát binh đánh Thục Vương“. Đã giết các trưởng sử của Tần thì phải phát binh đánh Tần mới đúng. Tất cả sự trùng hợp về không gian, sự kiện nêu trên cho thấy Thục Vương chính là nhà Tần trong chuyện Triệu Đà. Người đã khởi nghĩa kháng Tần trên đất Việt không phải ai khác chính là Lưu Bang. Triệu Đà là một tên gọi từ góc nhìn của truyền thuyết Việt cho Lưu Bang, vị vua khởi lập nhà Hiếu (Hán) sau khi lật đổ nhà Tần.
Tượng Triệu Vũ Đế ở điện Long Hưng, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
Trọng Thủy – Lý Thân
Có một chi tiết cần làm rõ trong chuyện Triệu Đà, đó là nhân vật Trọng Thủy. Thần tích Đồng Xâm kể:
Đế sai con trai là Trọng Thủy vào làm thị vệ và cầu hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Vua Thục chấp nhận. Trọng Thủy cùng công chúa ở nước Thục được ba năm, liền dỗ Mỵ Châu cho xem trộm nỏ thần, rồi ngấm ngầm phá lẫy, đánh đổi đi…
Một khi đã xác định Thục chính là Tần, thì Trọng Thủy là phò mã của nhà Tần. Truyền thuyết Việt có một người là phò mã của Tần Thủy Hoàng, đó là Lý Ông Trọng, đức thánh Chèm. Cùng tên là Trọng. Họ Lý cũng chính là họ của Triệu Đà vì Triệu Đà là Lưu Bang hay Lý Bôn.
Theo sự tích ở đình Chèm (Từ Liêm, Hà Nội) thì Lý Ông Trọng là Tư lệ hiệu úy của nhà Tần, được Tần Thủy Hoàng gả con gái là Bạch Tĩnh công chúa cho. Còn Trọng Thủy thì theo đúng ghi chép của thần tích, đã vào cung nhà Thục làm “thị vệ” rồi cầu hôn công chúa của Thục Vương.
Đình Ninh Sơn, nơi thờ Lý Thân ở Chương Mỹ, Hà Nội.
Đặc biệt hơn, sự tích ở vùng Hà Tây kể Triệu Đà vốn tên là Nguyễn Thận ( = Lý Thân vì họ Lý đổi ra họ Nguyễn dưới thời Trần), sau làm con nuôi của Triệu Cao, nên đổi sang họ Triệu. Triệu Cao ở đây như vậy là ông tổ của nhà Triệu, có thể gọi là Triệu Cao Tổ. Cao Tổ nhà Triệu thì rõ ràng là Hiếu Cao Lưu Bang. Lý Ông Trọng là con (nuôi) của Cao Tổ, tương đương với Trọng Thủy, con Triệu Cao Tổ Lưu Bang.
Gia phả Phạm Công tộc tại Mộ Đức – Quảng Ngãi ghi: Cuối đời Hùng Duệ Vương con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân – Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là Ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu (gọi là xứ Lâm Ấp).
Thần tích Đồng Xâm cũng kể: Đến năm thứ nhất nhà Triệu (Đế 50 tuổi, Tần Nhị Thế năm thứ 3) Đế đã thắng quân Thục chiếm được Lâm Ấp, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (nay là Quảng Đông).
Lý Ông Trọng như vậy là là vị thủ lĩnh khởi đầu của nước Lâm Ấp hay Nam Chiếu. Nước Nam Chiếu ban đầu gọi là Nam Triệu như trong Truyện Nam Chiếu, Lĩnh Nam chích quái đã chép:
Người Nam Chiếu là con cháu Triệu Vũ Đế…
Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu.
Người Nam Chiếu là dòng dõi Triệu Đà. Kết nối các thông tin trên càng khẳng định thêm rằng Lý Thân – Lý Ông Trọng chính là Trọng Thủy, con (dòng dõi) của Triệu Đà trong truyền thuyết.
Câu đối về Lý Ông Trọng ở đình Chèm:
秦關莅止中華將
越甸巍然尚等神
Tần quan lỵ chỉ Trung Hoa tướng
Việt điện nguy nhiên thượng đẳng thần.
Dịch:
Ải Tần chốn đó tướng Trung Hoa
Điện Việt còn đây thần thượng đẳng.
Văn Nhân góp ý .
Theo lịch Sử Việt :
…Lý Bôn xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức …
Rõ ràng Lí Bôn là Nam Việt Đế,-vua Nam Việt còn được sách sử gọi là Lí Nam đế , Nam Việt đế = Nam Việt vương = Nam Việt Vũ đế suy ra Lí Bôn và Triệu Đà chỉ là 1 nhân vật lịch sử vì trong suốt chiều dài lịch sử Việt chỉ duy nhất có 1lần định quốc hiệu là Nam Việt .
Gút mắc chính khiến không thể nhận ra sự việc là vấn đề niên đại trong tư liệu , thời điểm 2 nhân vật xuất hiện lệch nhau đến 700 năm .
Phải chăng đã có lầm lẫn giữa Lí Bôn 200 TCN và 1 nhân vật lịch sử khác cũng họ Lí ở những năm 500 SCN mà giới sử học chưa nhận biết ?.