Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Đại Việt quốc - Đại Hưng quốc.  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Đại Việt quốc - Đại Hưng quốc.  Flags_1



    Đại Việt quốc - Đại Hưng quốc.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Đại Việt quốc - Đại Hưng quốc.  Empty Đại Việt quốc - Đại Hưng quốc.

    Bài gửi by Admin 20/9/2018, 3:31 pm

    Hiếu Vũ nhà ‘Tây Hán’ sau khi thu phục Nam Việt của con cháu Triệu Vũ đế gọi đất ấy là bộ Giao chỉ bao gồm đất Giao chỉ và Quảng Đông Qủang Tây.
    Sau Đông Hán của Hán Quang vũ chiếm bộ Giao chỉ đổi thành Giao châu .
    Thời mà sử Trung quốc gọi là Tam quốc thì Sĩ Nhiếp đem Giao chỉ nhập vào Đông Ngô còn phía Tây Giao chỉ theo Mạnh Hoạch về với Tây Thục . kinh đô Tây Thục bị chiếm thì cả vùng đất nay là Vân Nam  nghe lời Sĩ Nhiếp cùng theo về với Tôn Quyền , Riêng vùng đất Tây Bắc Việt của thủ lãnh Mạnh Hoạch không thấy sách vở nào nói đến nữa nhưng tư liệu Đông Ngô có đề cập đến 3 quốc gia vùng chung quanh Giao chỉ là Lâm ấp Phù Nam và Minh Đường , theo phép phiên thiết thì minh đường thiết Mường , nước Mường phải chăng là mảnh đất còn lại của nước Tây Thục trước?, Theo Lính Nam trích quái thì vùng Tây Bắc Giao chỉ này vẫn giữ được độc lập không lệ thuộc phương Bắc mãi cho tới khi nước Nam Chiếu thành lập .
    Trước thời Tùy đất Tây Bắc Giao chỉ gọi là Hưng châu , năm 598 nhà Tùy đổi Hưng châu thành Phong châu, đây là nơi sinh sống của người tộc Âu nước Âu Lạc xưa đã di cư từ miền Tây Nam Trung quốc đến , đời Đường gọi là người KIMI .
    Cuối đời Đường lãnh thổ Nam Việt cũ về địa giới hành chánh được phân chia thành :
    * Đất nội thuộc :
    Giao chỉ và 1 phần Quảng Tây gọi là Tĩnh hải quân , phần Quảng Tây còn lại hợp với Quảng Đông thuộc về Thanh hải quân , đơn vị hành chánh ‘quân’ do quan Tiết độ sứ trông coi , Tiết độ sứ do triều đình trung ương bổ nhiệm quyền hành rất lớn kiêm cả dân và quân sự , được toàn quyền về nhân sự và thuế khoá trong quân , như vậy xét về tổ chức thì ‘quân’ gần như 1 khu tự trị .
    * Đất ngoại thuộc tự trị:
    – 40 châu KIMI phía Nam đất Tĩnh hải quân do phủ đô hộ An Nam trông coi . .
    – 16 châu KIMI phía Tây – Bắc Tĩnh hải quân thuộc quyền quản hạt của đô hộ phủ Phong châu .
    Đứng đầu phủ đô hộ ban đầu là quan kinh lược sứ sau gọi là quan đô hộ .
    Phủ đô hộ An Nam đặt ở Giao chỉ còn phủ đô hộ Phong châu không thấy tư liệu nào nói đến có thể là đặt ở Kiếm Nam đạo tức Vân Nam ngày nay .
    KiMi nghĩa là gì ? Không có tư liệu Trung quốc nào chỉ rõ cả , đây là sự cố tình lập lờ của họ vì thông tin mang trong bản thân từ KIMI sẽ chỉ ra 1 lịch sử Trung quốc hoàn toàn khác .
    KIMI thực ra là Cơ – Mi chỉ những người thuộc họ Cơ và họ Mi là 2 tộc họ tối cổ đã hình thành Thiên hạ thuở ban sơ ;
    – Cơ là họ của đế Hoàng người đã lập ra Hữu Hùng quốc tức tổ của cả Thiên hạ , Cơ cũng là họ của vua nhà Châu triều đại đã đặt nền móng cho nền văn minh Thiên hạ lưu truyền đến ngày nay .
    – Mi hay Mị là họ của dòng vua nước Sở và người Việt phía Đông Nam Thiên hạ.
    Phong châu ở Tây – Bắc Việt nam là Hưng châu cũ (sau nhà Nguyễn gọi là tổng Hưng hóa ).Theo sử Trung quốc thì Lưu tri Khiêm do có công dẹp loạn (hậu Nam chiếu ?) được nhà Đường bổ nhiệm làm thứ sử Phong châu thực ra thì Lưu tri Khiêm không phải mệnh quan do triều đình trung ương bổ nhiệm mà đã đứng lên tự lập trở thành thủ lãnh địa phương , nhà Đường chỉ công nhận sự thực đó mà thôi và Phong châu khi không còn thống thuộc Nam Chiếu nữa được nhà Đường coi như vùng tự trị ; thủ lãnh được cha truyền con nối .
    Lưu tri Khiêm mất năm 894 , Đường triều công nhận Lưu Ẩn con Lưu tri Khiêm làm Phong châu thứ sử thay thế cha .
    Lưu Ẩn từ Phong châu đã thu phục toàn cõi Lĩnh Nam được nhà Đường phong vương và năm 905 bổ làm Thanh hải quân tiết độ sứ sau kiêm luôn Tĩnh Hải quân . Lưu Ẩn đã cho xây Hưng vương phủ ở Quảng châu ngày nay như thế xem ra Lưu Ẩn còn có danh xưng khác là Hưng vương .
    Năm 911 Lưu Ẩn mất, em là Lưu Nham hay Lưu Nghiễm lên thay. , năm 917, Lưu Nham kiến lập vương quốc Đại Việt (大越) và xây dựng mở rộng Hưng vương phủ đặt tên là thành Phiên Ngung hay Phiên Ngô kinh đô nước Đại Việt .
    Vào thời mà sử Trung quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc năm 907 đến 979 thông tin về những việc diễn ra trên đất Giao chỉ hết sức rối rắm chồng chẻo đến độ không hiểu nổi .
    Xét qua 3 luồng thông tin trong cùng 1khung thời gian .
    *Ở Giao chỉ họ Khúc nổi dậy tự lập , được triều đình trung ương nhà Đường công nhận truyền nối làm chức Tiết độ sứ Tĩnh hải quân 3 đời: Khúc thừa Dụ , Khúc Hạo và Khúc thừa Mĩ cai trị từ năm 905 tới năm 923 hoặc 930.
    *Năm 883, nhà Đường công nhận Lưu Khiêm là Phong châu thứ sử.
    Lưu Khiêm qua đời vào năm 894, Lưu Ẩn thay cha làm Phong châu thứ sử.
    Năm 904, Lưu Ẩn làm Thanh Hải quân tiết độ sứ
    Năm 908, nhà Hậu Lương phong Lưu Ẩn làm Tiết độ sứ của cả hai quân là Thanh Hải quân và Tĩnh hải quân .
    Năm 911, Lưu Ẩn mất em là Lưu Nham thay thế .
    Năm 917, Lưu Nham lên ngôi hoàng đế ở thành Phiêng Ngung hay Phiên Ngu- ngô, đặt quốc hiệu là “Đại Việt”.
    Năm 971 Tống chiếm thành Phiên Ngô bắt hậu chủ Lưu Sưỡng về giam lỏng ở kinh đô Tống quốc.
    *Sách ‘Mộng Khê bút đàm’ viết :”…Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu thời Hán, Đường. Thời Ngũ đại loạn lạc (907- 979), Ngô Văn Xương trước chiếm An Nam, sau chiếm đất Giao, Quảng,…
    Chỉ 1 đoạn ngắn mà sách Mộng khê bút đàm cho những thông tin rất quan trọng : An Nam và Giao châu là 2 đất khác nhau .
    Văn xương thiết vương , Ngô văn Xương tưởng là tên riêng thực ra chỉ nghĩa là Ngô vương tức vương ở kinh thành Phiên Ngung hay Phiên Ngô – Ngu , Thời Ngũ đại …vương trước chiếm An Nam, sau chiếm đất Giao, Quảng,thì không thể là ai khác ngoài anh em Lưu Ẩn – Lưu Nham .
    Nếu Ngô văn Xương cũng chính là Ngô xương Văn thì lịch sử Việt Nam không có nhà Ngô và hậu Ngô ở những năm 939 – 965 . (Triều đại của Dương tam Kha Chen vào giữa từ năm 944 –đến 950 ).
    Sử thuyết Hùng Việt cho : Khúc thừa Dụ tức ông Cụ (khúc dụ thiết cụ) chính là Lưu tri Khiêm . Khúc Hạo tức ông Cậu (khúc hạo thiết cậu) là Lưu Ẩn cũng chính là Ngô văn Xương hay Ngô vương tức vương ở thành Phiên Ngu- Ngô .
    Khúc thừa Mĩ – ông Cả (khúc mĩ thiết kỉ cả) là Lưu Nham hay Lưu Nghiễm vua kiến lập nước Đại Việt kinh đô ở thành Phiên Ngu- Ngô và cũng là Ngô xương Ngập nhà hậu Ngô .
    Ngô xương Xí đảo là Ngô xí xương (xí xương thiết sưởng) là Lưu Sưởng vua cuối cùng nước đại Việt – Đại Hưng đô ở Phiên ngô .
    Theo sử Trung quốc năm 918 ông vua khai quốc Đại Việt Lưu Nham nhận mình thuộc dòng dõi Lưu Bang tổ triều Tây Hán nên đổi tên nước Đại Việt thành Đại Hán (sử Trung quốc gọi là Nam Hán) .
    Sử thuyết Hùng Việt cho thông tin làm cơ sở cho hành động đổi quốc hiệu của Lưu Nham là thông tin về đất Phong ; Lưu Bang là người đất Phong nơi này cũng chính là đất khởi nghiệp của cha con họ Lưu Tri .
    Sử Tàu không nhất quán khi thì nói Lưu Bang người đất Phong khởi nghiệp ở núi Muang đãng gần đất Bái , lúc lại nói Lưu Bang quê ở đất Phong huyện Bái và cho đất Phong hay huyện Phong thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay . Rồi cũng chính sách Tàu cho Phong châu nơi khởi nghiệp của họ Lưu Tri nay là thành phố Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông ….
    Không lẽ hoàng đế nước đại Việt đi nhận vơ là hậu duệ của ông vua Tiền Hán ?dòng giống nhà vua là chuyện hết sức hệ trọng vì nó là điểm mấu chốt để xác định quốc thống , ông Lưu Nham không có lí do để làm việc này , chỉ có những kẻ muốn bẻ cong bẻ quẹo lịch sử mới phải lập lờ …đem râu ông này cắm vào cằm bà kia …
    Ví phỏng Phong châu nay là thành phố Triệu khánh thật như các đấng viết sử phù thủy nói thì câu trích sách Mộng khê bút đàm trở nên vớ vẩn làm sao …trước chiếm An Nam sau chiếm đất Giao Quảng vì bản thân Triệu khánh chính là đất Quảng rồi còn chiếm với đoạt gì nữa ? , chỉ khi nào chấp nhận sự phân chia hành chánh thời Đường trên bộ Giao chỉ cũ đã nói ở trên thì câu ,,,Thời Ngũ đại loạn lạc (907- 979), Ngô Văn Xương trước chiếm An Nam, sau chiếm đất Giao, Quảng,… mới có nghĩa và thực chính xác , Ngô vương Lưu Ẩn từ đất Phong châu (thuộc quyền phủ đô hộ Phong châu) ở Tây Bắc Tĩnh hải quân trước chiếm An Nam phía Nam Giao châu (các châu KIMI thuốc An Nam đô hộ phủ) sau đó chiếm Giao châu rồi sau cùng làm chủ được cá Quảng châu .
    Mà cứ cho Phong châu nay là Triệu khánh là đúng thậm chí huyện Phong có ở nam Giang tô của nước Sở thì ông Lưu Bang tổ nhà Hán vẫn là người Bách Việt vì tới tận ngày nay sau ngàn năm Bắc thuộc cư dân những nơi này vẫn còn là người Việt chủng Mongoloid phương Nam chẳng phải Hán Hung gì .
    Theo sử Trung quốc thì Lưu Bang trước lúc thành danh thường gọi là Lưu Qúi vì là con trai thứ 3 trong gia đình (thứ tự mạnh trọng qúi) và cả cuộc đời ông là những ngày vất vả đánh Đông dẹp bắc , sau khởi nghĩa chống Tần là Hán Sở tranh hùng , lên ngôi vua ngồi chưa yên thì đã phải đánh dẹp chư hầu nổi loạn , song loạn chư hầu là phải đối phó với rợ phương Bắc (nay),,,nói chung là chẳng mấy lúc yên thân . Nếu không biết về cuộc đời chinh chiến của ông Lưu Bang thì không tài nào thấu suốt 2 thành ngữ trong ngôn ngữ bình dân Việt nam :
    – ‘Lang Ba – lang Bang’ chỉ sự việc rày đây mai đó , lang là thủ lãnh , là vua chúa , Ba và Bang chí́nh là Qúi và Bang tên ông Lưu Qúi – Lưu Bang.
    – ‘Bôn Ba vất vả’ ; trong câu thì từ Ba nghĩa là thứ ba cùng nghĩa với qúi , Bôn là tên của ông Lí Bôn sử Trung quốc kí âm méo mó thành ra Lưu Bang . thực đúng cuộc đời ông Ba ông Bôn ̣cực kì vất vả kể cả khi đã ngồi trên ngai vàng .
    Nếu Lưu Bang là người Hán thì có dây mơ rễ má gì với người Việt đâu mà Việt ngữ đẻ ra 2 thành ngữ này .
    Khi sử Trung quốc gọi là Lưu Khiêm thì thấy ngay na ná với Lưu Huyền – Lưu Tú 2 hoàng đế Hán quốc vốn trước là tướng cướp Lục lâm chẳng liên quan gì với người Việt nhưng khi hé ra Lưu Khiêm cũng gọi là Lưu tri Khiêm thì có vấn đề ….theo phép phiên thiết thì Lưu tri thiết Li – Lê , họ Lê – lửa là họ ‘độc quyền; của cư dân phương Nam nóng bức bên Tàu không hề có .
    Trên mặt trận chữ nghĩa Tư liệu Tàu chép :Lưu Khiêm người ‘Thượng sái’ khiến người đọc ngỡ ‘Thượng sái’ là 1 địa danh ở bên Tàu nhưng khi dùng phiên thiết thì vỡ lẽ : thượng sái thiết Thái tức nói cha con Lưu tri Khiêm là người Thái sắc tộc thuộc dòng Âu trong dân Âu Lạc chẳng dính gì đến Hán tộc Mongoloid . Tương tự Sử Tàu viết Lưu Bang làm đình trưởng ở Tứ thượng tưởng như là nơi chốn nào đó chưa hề biết đến kì thực tứ thượng thiết tượng thì ra Lưu Bang làm đình trưởng ở Tượng quận thời Tần và Quế lâm Nam hải Tượng quận thì có xa lạ gì với người Việt.
    Trong bài viết trước đây đã nói đến : 2 từ Hán – Sở không có nghĩa và không chỉ ra được tính chất cuộc đối đầu sinh tử dành Thiên hạ của Lưu Bang và Hạng vũ , Thực ra đó chỉ là 2 từ kí âm sai của cặp từ lưỡng lập :Hưng – Suy , Người Thắng Lưu Bang là Hưng vương , kẻ Bại là Suy vương .
    Vì không hề có cuộc Hán – Sở tranh thiên hạ Sử thuyết Hùng Việt cho triều đại do Hưng vương Lí Bôn Lưu Bang sáng lập không phải là Tây Hán hay Tiền Hán và triều đại này chẳng liên quan gì với Đông Hán của Quang vũ đế Lưu Tú , câu hỏi đặt ra …như vậy tại sao Lưu Nham – Lê Nham lại đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Hán ?.
    Có 2 lí do :
    – Năm 598 nhà Tùy đổi Hưng châu thành Phong châu . Nơi khởi nghiệp của họ Lưu tri – Lê là đất Phong hay Phong châu , Phong châu gốc là Hưng châu nên vua họ Lê đã lấy tên miền ̣đất gốc của mình mà đặt thành tên nước .
    – Sử thuyết Hùng Việt cho Triều đại Lí Bôn Lưu Bang kiến lập chép trong Hùng phả là đời Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang , đức và lang cũng là đế là vua , Trịnh chỉ đất Nam Trịnh nơi đóng đô đầu tiên trong đế nghiệp của ông Lí Bôn – Lưu Bang ; dòng dõi Hưng đế kiến lập nước Đại Hưng là hợp lẽ , cạo sửa biến Hưng thành ra Hán chẳng qua là thủ đoạn của đám lưu manh mập mờ đánh lận con đen rắp tâm chiếm đoạt , biến cổ sử của Thiên hạ thành cổ sử Hãn quốc nước của các hãn Hung nô thông qua cái cầu Tây – Đông hán hay Tiền – Hậu Hán.
    Kết luận : An Nam là vùng đất phía Nam Giao chỉ không phải là Giao chỉ , người An Nam và Giao chỉ đã là người 1 nhà từ lúc Ngô văn Xương trước chiếm An Nam sau chiếm Giao Quảng tức cùng là con dân của nước Đại Việt – Đại Hưng từ năm 917 .Sự việc còn bằng chứng rành rành ở chức tước ‘con nhà giời’ công nhận vua nước Đại Việt – Đại Hưng trong công hàm ngoại giao luôn luôn song đôi :Tĩnh hải quân tiết độ sứ đồng thời là quan đô hộ đứng đầu phủ đô hộ An Nam .
    Lưu Nham nhận là thuộc dòng dõi ông Lí Bôn – Lưu Bang nên cải quốc hiệu Đại Việt thành Đại Hưng thể hiện việc chính thức tiếp nối quốc thống nước của Hưng vương ngàn năm trước là chính đáng và hợp lẽ trời đẹp lòng người . Nước Đại Hán hay Nam Hán chỉ là sản phẩm của lũ phù thủy tay sai của các khan – khả Hãn Hung nô ,.chính tư liệu sử địa nhà Thanh đã công nhận  Lịch sử chỉ có Giao chỉ dương biển của người Giao chỉ và  La hải biển của người La – Chiêm chẳng làm quái gì có cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung quốc trên biển Nam trung hoa từ đời Hán .

      Hôm nay: 28/3/2024, 7:24 pm