Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Đoạn sử  tiếp sau thời Hậu Ngô vương  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Đoạn sử  tiếp sau thời Hậu Ngô vương  Flags_1



    Đoạn sử tiếp sau thời Hậu Ngô vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Đoạn sử  tiếp sau thời Hậu Ngô vương  Empty Đoạn sử tiếp sau thời Hậu Ngô vương

    Bài gửi by Admin 1/4/2017, 3:59 pm

    Sử thuyết Hùng Việt chia lịch sử dân tộc thành 2 giai đoạn :

    Giai đoạn Hùng tương ứng với truyền thuyết 18 Hùng vương khởi từ thời Tam hoàng Ngũ đế cho đến năm 23 khi lục lâm thảo khấu diệt nhà Tân giết vua Vương Mãng lập nên Hãn quốc đầu tiên của Hán tộc gọi là Huyền Hán của Canh thủy đế Lưu Huyền . (Huyền hán là kiểu gọi lừa bịp nhằm tránh đi tên gọi Tiền hán hay Tây Hán ).

    Giai đoạn Việt là thời Trung hoa phục hưng .

    Mốc thời gian của thời phục hưng tức giai đoạn Việt được tính từ năm 577 .

    Thiên hạ sau đêm dài tăm tối Bắc thuộc hay Hán thuộc lần thứ 2 kéo dài hơn 500 năm đã phục hưng vào Mùa xuân năm 577 khi Bắc châu Vũ Đế Vũ văn Ung diệt nước Bắc Tề thống nhất Hoa Bắc ,

    Chính sử nói rõ Bắc Châu Vũ đế đã dựa theo Châu lễ để xây dựng 1 triều đình (theo kiểu) Trung hoa tồn tại từ năm 577 đến năm 581 thì nhà Tùy thay thế .

    Sử thuyết Hùng Việt gọi triều đại này là nhà Đinh thứ II do vua Đinh Hoàn lập , Chính sử Việt hiện nay đã sai lầm gọi là triều Ngô của Ngô Quyền , thông tin mới tìm được trong dòng sử dân gian xác định thái hậu Dương vân Nga của nhà Đinh cũng là Dương ngọc Nga – Dương ngọc Vân con của Dương tam Kha đã chỉ ra như thế .

    Sử Việt Nam thiếu sót nghiêm trọng khi không có triều đại họ Dương mà thay vào đó là nhà Lê đầy tai tiếng .

    Dương tam Kha chính là Dương Kiên vua kiến lập nhà Tùy trong sử Trung hoa . Sử thuyết Hùng Việt gọi là triều Việt Tủy hay Việt Sở – Sủy – Thủy ( Việt nước) từ năm 581 tới 619.

    Tiếp nối triều Việt Tủy là triều Việt Thường của cha con Lí Uyên

    Nhà Đường kể cả thời gian triều Võ Châu chen vào đã tồn tại từ 618 đến 907; đây là thời thịnh trị bậc I của Lịch sử Hùng Việt .

    Sử thuyết Hùng Việt gọi là triều Lí công Uẩn thứ I .

    Sau năm 907 thời hậu Đường là thời Thiên hạ phân rã , quốc thống Hùng Việt chính thức truyền sang kỉ nguyên Đại Việt liên tục không đứt quãng cho tới ngày nay .

    Năm 917 Lê Nghiễm cũng là ông Cả – Khúc thừa Mĩ lập nước Đại Việt thủ đô ở thành Phiên Ngung hay Phiên Ngô , vì Phiên Ngô là thủ đô nên các vua Đại Việt được sử gọi là thời (hậu) Ngô vương , xin lưu ý lịch sử Việt có thời hậu Ngô vương nhưng không có triều đại hậu Ngô , nhiều tư liệu thay bằng từ phiên thiết thành ra Ngô văn Xương , Sử thuyết Hùng Việt gọi là triều Lí công Uẩn thứ II cũng gọi là nhà Tiền Lê vì là đất nước do các vua họ Lê lập nên .(sử Tàu điếm đàng gọi là Đại Hán – Nam Hán) .

    Năm 970- 971 quân nhà Tống chiếm được kinh đô Phiên Ngô phía đông , Ngô vương là Lê Xưởng bị bắt đemvề kinh đô Tống quốc , người Đại Việt phía Tây đã tôn Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế cùng với con là Đinh Liễn lập ra triều Đại Việt phía Tây kinh đô ban đầu đặt ở động Hoa lư nay là Ninh bình .

    Sự thể như thế nhưng đám phù thủy Tàu xuyên tạc trắng trợn thành ra : …Văn Xương bị Đinh Liễn giết, Liễn có đất của Văn Xương. Năm thứ sáu niên hiệu Khai Bảo triều ta (974), Liễn mới quy phục, ban cho chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ; năm thứ tám phong là Giao Chỉ quận vương….”

    Ý rất rõ : Nhà Đinh là triều đại kế tiếp các Ngô vương , chẳng hề có loạn xứ quân nào , Đinh Liễn đã chiếm hết cả đất Đại Việt phía Tây tức An Nam và Giao châu (phần Quảng châu đã bị nhà Tống chiếm ) không phải chỉ chiếm 1 đất Thanh hoá của xứ quân Ngô xương Xí như sử Việt đã viết .

    Đoạn sử  tiếp sau thời Hậu Ngô vương  710px-10a

    Hình trích từ internet.

    Thông tin trong giai đoạn lịch sử này ở cả Tư liệu Việt và Tàu đều hết sức rối rắm có khi chồng chéo mâu thẫn nhau .

    – Thẩm Quát viết …năm 974 Năm thứ sáu niên hiệu Khai Bảo triều ta Liễn mới quy phục, ban cho chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ; năm thứ tám phong là Giao Chỉ quận vương.

    Nhưng : Tống sử, quyển 488 lại chép  là năm 975…sai người sang phong cho cho Đinh Bộ Lĩnh chức Khai phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương .

    Vậy là nhà Tống phong cho ai ? Cha Đinh bộ Lĩnh hay con Đinh Liễn ?.

    – Sách Lĩnh ngoại đại đáp chép …vua Tống “ban chế lệnh lấy Liễn đặc tiến chức Kiểm hiệu Thái sư thêm Tĩnh Hải Quân Tiết độ Quan sát xứ trí đẳng xứ, An Nam Đô hộ kiêm Ngự sử Đại phu Thượng trụ quốc Tế Âm Bộ Khai Quốc Công, ban Thôi Thành Thuận Hóa Công Thần.”…Xem ra sử sách Trung hoa chỉ biết đến Đinh Liễn coi như không có Đinh bộ Lĩnh – Đại thắng Minh hoàng đế .

    Với thông tin kiểu như thế chính người viết cũng có lúc hoang mang …phải chăng Đinh bộ Lĩnh và Đinh Liễn chỉ là 1 nhân vật lịch sử ?. Làm sao nối kết được thời Đinh phía Tây Đại Việt và nhà Lê phía Đông Đại Việt ?.

    Sử Việt đã sai lầm khi viết :

    Năm 923 hay 930 vua Nam Hán sai Lí Khắc Chính hay Lương khắc Trinh đánh lấy Giao chỉ sau đó sai Lí Tiến sang cai trị .

    Gọi là sai lầm vì theo thông tin trong Mộng khê bút đàm …“Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu của đời Hán đời Đường. Ngũ Đại loạn lạc, Ngô Văn Xương mới chiếm An Nam rồi dần chiếm đất của Giao, Quảng. …

    An Nam – Giao chỉ là đất gốc của nước Đại Việt – Đại Hưng thì còn đánh với chiếm gì nữa ???.

    Nay có nhận thức mới thông qua những cột kinh khắc bài do Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni Đinh Liễn sai dựng nên để cầu siêu cho người em đã bị ông giết .

    Phần lạc khoản trên các cột kinh là lời sám hối của ông, có mấy đoạn sau:

    Đệ tử là Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp một vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, vì vong đệ là Đại đức Đính Noa Tăng Noa không làm điều trung hiếu, không thờ anh và cha, lại có lòng ác, trái với sự yêu thương và khoan dung, anh không thể bỏ qua, nên đã làm tổn hại đến tính mệnh của Đại đức Đính Noa Tăng Noa, để trọn vẹn tình nhà nghĩa nước. Lời người xưa rằng, đã tranh quan thì không nhường, ra tay trước mới là hay, đến nỗi ra tình hình như vậy. Nay nguyện làm 100 cột kinh để cúng cho vong đệ và những hồn ma của người chết trước đây và sau này, cầu cho tất cả giải thoát, không phải tranh giành kiện tụng. Trước hết là chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi làm chủ trời Nam, giữ yên ngôi báu …

    Thông tin lịch sử chứa trong cột kinh

    Rất rõ ràng là…Lịch sử Có cả Đinh Liễn Nam Việt vương và vua cha là Đinh bộ Lĩnh Đại Thắng Minh hoàng đế .

    Đinh bộ Lĩnh và Đinh Liễn không ai khác chính là Lí Khắc Chính và Lí Tiến mà sử chép là … vua Nam Hán cử đi đánh chiếm và cai trị Giao chỉ ….nước “TA”

    Phép phiên thiết Hán văn giúp lí giải :

    LÍ khắc Chính ; lí – chính thiết Lĩnh > Đinh bộ Lĩnh

    Lí Tiến ; lí tiến thiết Liễn > Đinh Liễn .

    Đinh không phải là họ mà chỉ nghĩa là phần phía Tây đất nước .Đinh – định – tịnh -tĩnh đều là Dịch tượng chỉ phía Tây – không đổi chính là nói đến đất Tĩnh hải quân (phía đông là Quảng Đông đất Thanh hải quân) . Đinh bộ Lĩnh là ông Lĩnh ở phía Tây Đại Việt , tương tự Đinh Liễn cũng chỉ nghĩa là ông Liễn ở phía Tây ,

    Sử thuyết Hùng Việt cho rằng 2 ông chính là 2 vua đầu nhà Lí đã phải gỉa xưng họ Lê như trong sách Tàu chép :

    *Lĩnh ngoại đại đáp đời Tống viết : Năm thứ ba niên hiệu Đại Trung Tường Phù, Chí Trung chết (con Lê Hoàn) , có con mới mười tuổi, Lý Công Uẩn giả xưng họ Lê, giết đi, tự xưng Lưu Hậu, báo sứ giả xin mệnh lệnh, trao cho họ Lê chức quan. Công Uẩn chết, con là Đức Chính lập…

    1 lần nữa thói lưu manh …ngậm máu phun người lại lộ ra …sự Thực Lí công Uẩn giả xưng họ Lê nhưng chẳng giết ai cũng chẳng đoạt ngôi của ai . , họ Lê ở đây là họ của các vua Lê Ân Lê Nghiễm Lê Xưởng nước Đại Việt Phiên Ngô , lịch sử chẳng có ai là Lê Hoàn tư thông với thái hậu Dương vân Nga đoạt ngôi vua của nhà Ngô , đấy chỉ là thủ đoạn trả thù cố ý bôi nhọ thanh danh người anh hùng phá Tống bình Chiêm mà thôi .

    Xét như thế thì :

    Đinh bộ Lĩnh chính là Lê công Uẩn , Đinh Liễn là Lê đức Chính . Chỉ sau khi Nhật Tôn tuyên bố là hoàng đế thứ III triều Lí nước Đại Việt thì Công Uẩn mới trở thành Lí Công Uẩn – Lí Thái tổ và Đức Chính thành Lí Đức Chính – Lí Thái Tôn hoàng đế thứ I và thứ II triều Lí nước Đại Việt .

    Ông Lĩnh chính là Lí công Uẩn phò mã nhà Lê – Phiên Ngô chức Điện tiền chỉ huy sứ

    Lịch sử thực của thời kì này Sử thuyết Hùng Việt cho là :Khoảng năm 968 khi áp lực của quân Tống lên kinh thành Phiên Ngô đã rất nặng nề , sợ khó lòng giữ được Vua Lê Sưởng – Ngô xương xí đã cử phò mã cũng là Điện tiền chỉ huy sứ Lí khắc Chính – ông Lĩnh sau là vua Lí công Uẩn cùng với con là Lí Tiến – ông Liễn sau là vua Lí Đức Chính về Giao châu chuẩn bị sẵn sàng cho việc dời đô sang phía Tây . Nhưng vua Lê xưởng phút chót đổi ý sau khi cho chuyển quốc khố đi đã ở lại thành Phiên Ngô chống lại quân Tống , thất thủ vua cho đốt trụi kinh thành không để lọt gì vào tay quân thù , cuối cùng bị bắt mang về Tống năm 971.

    Được tin Đông đô thất thủ , quần thần và Sư tăng ở An nam – Giao châu đã tôn Đinh bộ Lĩnh làm vua , định đô ở Hoa Lư lấy hiệu là Đại thắng minh hoàng đế lập nên triều Đại Việt Đại Hưng phía Tây , Đinh Liễn được phong là làm Nam Việt vương .

    Lí Đức Chính cũng là Lí Phật Mã có Thụy hiệu là Đại Hành hoàng đế như vậy chính danh phải gọi là vua Lê đại Hành . Sử gia Việt đã sai khi bỏ trống thụy hiệu này khiến sử Việt sai lạc hẳn đi .

    Đại đức Đính Noa Tăng Noa được Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn cầu siêu chính là Vũ đức vương người bị Lê phụng Hiểu chém chết trong loạn Tam vương thời nhà Lí . , danh hiệu Lí Phặt mã cũng phần nào chỉ dẫn cho hành động làm 100 cột kinh cầu siêu đã biết .

      Hôm nay: 29/3/2024, 3:12 pm