Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Đinh bộ. Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Đinh bộ. Flags_1



    Đinh bộ.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Đinh bộ. Empty Đinh bộ.

    Bài gửi by Admin 12/5/2015, 10:34 am

    Từ sau thời Tùy – Đường Hoa bắc trở thành vùng hỗn cư của nhiều sắc dân nhưng ưu thế vẫn thuộc về các tộc người gọi vua là Hãn  tức rợ Hung nô  (hung nô thiết Hồ)  hậu duệ của rợ Ngũ hồ lúc trước  .

    Chu Ôn tức ông Chu cướp ngôi nhà Đường hay Việt Thường lập nên triều đại của Lang tức đế – thủ lãnh theo Việt ngữ , Sử Tàu biến tấu thành nhà Lương và thường chép là nhà Hậu Lương , các tộc rợ Hãn ở Hoa Bắc nhân lúc Trung hoa suy yếu , lòng người li tán đã nổi loạn chiếm Hoa Bắc lập nên các nước Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán  .

    Năm 951 Quách Uy 1 người Trung hoa làm tướng của nước hậu Hán giống Sa Đà bị vua Hậu Hán nghi ngờ  toan thủ tiêu đã ra tay trước giết vua và diệt nước hậu Hán kiến lập 1 triều đình Trung hoa sử gọi là nhà hậu Châu .

    Quách Uy chỉ ở ngôi được 3 năm thì mất vào năm 954 , vợ họ Sài người Hán không có con , vương quyền chuyển cho con nuôi là Sài Vinh  cháu gọi hoàng hậu bằng cô .

    Sài Vinh ở ngôi đến năm 959 bị bệnh chết , con là Sài tông Huấn mới 6 tuổi nối  ngôi , tướng lãnh và binh sĩ không phục nổi loạn trong sự kiện sử gọi là Trần Kiều Binh biến, tôn  Triệu Khuông Dận 1 tướng lãnh người Trung hoa lên làm Hoàng đế lập ra nhà Tống . Nhà Hậu Chu diệt vong, Sài Tông Huấn bị giáng xuống làm Trịnh Vương và mất sau đó 13 năm.

    (Sử gia Trần trọng Kim đã có ý nghi ngờ ...Không biết có phải chính từ sự kiện này sử gia phong kiến Việt khi viết sử mắt …cập kèm đã gắn lộn chỗ biến thành... vụ án Thái hậu Dương vân Nga và tướng quân Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh  ?) .

    Nhờ lịch sử ban cho vua họ Triệu tức ‘chậu’ trong tiếng Thái – Lào , Chủ – chúa trong tiếng Việt mà nhà Tống được xác định là 1 triều đại của người Trung hoa thực sự  dù Tống thái tổ sinh ra ở phía nam thành Bắc kinh .

    Tống thái tổ mắc sai lầm cực lớn di hoạ cho Trung hoa đến tận ngày nay , Trong cuộc chiến dành giật Hoa bắc giữa Trung hoa và các Hãn , người Trung hoa đang có cơ thắng lớn thì Triệu khuông Dẫn dừng lại đột ngột chuyển hướng xua quân xuống đánh chiếm phương nam , việc này đã khiến thế lực Hán tộc không bị tiêu diệt để rồi sau này họ vùng lên thời Mãn – Mông đặt Trung hoa dưới móng ngựa của họ mấy trăm năm , vó ngựa các Hãn chỉ bị chặn lại ở đất Việt đời Trần khiến đất đai của đại Hãn quốc không thể mở xa hơn về phía nam , chính nhờ vậy mà ngày nay còn có  vùng Đông nam Á phi Hán .

    Miền Hoa bắc là thời Ngũ đại thì ở Hoa Nam - Bách Việt  trải qua thời Thập quốc ; ở Phong châu  thứ sử Lưu tri Khiêm tức Lí hoặc Lê Khiêm qua đời (lưu tri thiết li – lê) con là Lí hay Lê Ẩn thay thế làm chủ Phong châu , sử Tàu cho Phong châu ở đâu đó bên phía Bắc Quảng Đông nhưng quên rằng Lí – Lê Ẩn còn kiêm chức ‘Thủy trại trấn xứ’ của Thủy trại trấn ở thành  Nam ninh ngày nay như thế Phong châu làm sao có thể ở bắc Quảng Đông được .

    Sử Tàu đã trơ trẽn biến Lí hay Lê Khiêm thành Lưu Khiêm (Lưu là họ của chúa người  Liêu như Lưu Huyền và Lưu Tú .v.v.) , Lí hay Lê Ẩn thành Lưu Ẩn ,và em là Lí hay Lê Nham thành Lưu Nham ...rồi phịa thêm họ là dòng dõi của Lưu Bang tổ nhà Tây Hán nên chỉ sau 1 năm ...lỡ sai đặt tên nước là Đại Việt đã vội vàng cải thành Nam Hán ..., cũng có tư liệu lịch sử gọi  vua khai lập nước Đại Việt đô ở thành Phiên Ngu – Phiên Ngô  Quảng đông là Ngô văn Xương , thực ra đấy chỉ là phiên thiết của Ngô vương (văn xương thiết vương) ,  chính điều này đã gây không  biết bao nhiêu lầm lẫn rắc rối giắt dây nối nhau kéo dài trong dòng sử Việt nam .

    Lí hay Lê Ẩn sử Việt cũng gọi là Lí công Uẩn ...để tránh lẫn lộn hỗn loạn Sử thuyết họ Hùng gọi là Lí công Uẩn II . Dòng sử Việt có triều Việt Thường hay Đường của Lí Uyên tức Lí công Uẩn I nối tiếp triều Tùy hay Việt Tủy của vua họ Dương và chỉ sau thời gian ngắn đứt đoạn do Chu Ôn tiếm quyền mạch sử tiếp nối qua triều Lí công Uẩn II nước Đại Việt ở Hoa Nam do anh em Lí hoặc Lê Ẩn và Lí hoặc Lê Nham lập nên .

    Đúng sự thật thì Lí – Lê Ẩn và Lí – Lê Nham là dòng dõi cùa Hùng Trịnh vương - Hưng đức lang Lí Bôn nên việc cải quốc hiệu thành Đại Hưng theo tổ tiên xưa cũng là điều hợp lẽ .

    Tư liệu lịch sử Trung hoa chép :

    Năm 928, thủy quân Sở tiến công Nam Hán, bao vây Triệu khánh Người Tàu cố tình nhiễu loạn lịch sử gọi Triệu khánh là Phong châu của nhà Đường . Lưu Nham lệnh cho Tả hữu nhai sứ Tô Chương  đem 3.000 "nỏ thần" , 100 chiến hạm cứu Triệu Khánh . Tô Chương giăng dây sắt chìm dưới sông, hai bên bờ căng dây, đắp đê dài để giấu quân. Đến khi giao chiến với thủy quân Sở, Tô Chương giả vờ rút lui, lừa quân Sở đuổi theo; sau đó hạm đội Sở lọt vào nơi phục kích, không thể tiến thoái, bị quân Nam Hán bắn tên, quân Sở bại trận phải tháo chạy . Phải chăng đây chính là trận Bạch đằng giang của Ngô vương Quyền chép trong sử Việt ? (...oái ăm là theo sử Việt Ngô Quyền đánh quân Nam Hán tức Ngô vương đánh chính mình )....

    Nơi khởi dựng Nam chiếu của người Mường ở Bắc Đông dương thuộc nước Lỗ xưa  , Nam chiếu ban đầu  quốc hiệu là Mông thực ra đấy là nước Mường bị người Hán kí âm sai , sau Mường đổi thành nước Lễ , Lễ chẳng qua cũng là Lỗ nước của Châu công xưa mà thôi , đấy cũng là vùng đất mà Ngô sử gọi là nước Minh đường (…thiết Mường) hay Đường minh (…thiết Đinh) ,người Tàu lập lờ  coi như nước Nam Chúa chỉ có phần đất phía Bắc của người Bạch và người Di ở Vân nam mà về sau trên đất ấy họ Đoàn đổi thành nước Đại Lí chứ chẳng dính dáng gì đến họ Cơ và Mi của người  Đông nam Á . Vấn đề cốt lõi giới viết sử Trung quốc đã làm  là ra sức kéo mọi diễn biến lịch sử vào bên trong lãnh thổ hiện tại... nhằm vừa ổn định dân tình bên trong vừa lừa mọi người bên ngoài như thể ...là 1 quốc gia tốt lành từ xưa đến nay chưa từng chiếm của ai tấc đất nào...

    Cuộc Nam tiến của nhà Tống đã tạo  sức ép ngày 1 nặng lên triều đình Đại Việt – Đại Hưng , từ năm 968 người Đại Hưng đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất , sẵn sàng cho guồng máy lãnh đạo đất nước ở phía Tây tức Đinh bộ ., quả thực năm 970 thì Phan Mỹ  tướng nước Tống kéo quân tổng công kích vào kinh đô Phiên Ngu , vua Lí – Lê Sưởng sau khi chuyển ‘quốc khố’ về đất phía Tây (sử Tàu bêu xấu là …chất vàng bạc châu báu xuống thuyền định chuồn nhưng bị quân sĩ ‘cuỗm’ mất ...đành ở lại đánh nhau với quân Tống) đã ở lại cùng quân sĩ tử thủ giữ thành , sau cùng biết không thể giữ được nữa đã cho thiêu rụi toàn bộ kinh thành Phiên Ngu quyết không để lại gì cho quân Tống vơ vét chiếm đoạt .

    Tống thái tổ tỏ ra là tay chính trị lão luyện đã không ‘xử’ Lê Sưởng mà điệu về kinh đô nước Tống phong cho chức tước ngang hàng Nhị phẩm và không quên  ban cho nhiều của cải để sống những ngày còn lại trong cảnh vương gỉa không còn nhớ gì đến nước với non , thù với oán ....

    Thông tin lịch sử sau cần phải xét lại :Năm 930, Lưu Nghiễm khiển bộ tướng Lương Khắc Trinh và Lý Thủ Phu  tiến công Giao châu- thủ phủ của Tĩnh Hải quân; sau đó  tiến công Chiêm Thành, cướp vật quý của nước này rồi rút lui.... Thông tin này hoàn toàn sai vì Lê Ẩn anh Lê Nhâm  trước nối nghiệp cha làm thứ sử Phong châu sau mới từ Phong châu chiếm Lưỡng Quảng chuẩn bị mọi điều kiện để em là Lê Nham kiến lập nước Đại Việt đô ở thành Phiên Ngu – Ngô . ; như thế Phong châu – Giao chỉ là đất gốc của nước  Đại Việt thì còn chiếm với đoạt gì nữa , có chăng là từ Phong châu Lê Ân tiến chiếm miền Tây Giao chỉ tức lãnh thổ phía Nam của Nam Chiếu sau khi cháu ‘ rề’ ông là Trịnh nhân Mân vua đại Trường Hoà quốc bị bộ tướng giết chết cướp ngôi năm 928 ?.

    Người phía Nam của Nam Chiếu do vị trí địa lí đã tiếp thu nhiều đặc điểm của văn hóa Ấn độ đặc biệt là đạo Hindu và đã mang theo khi nhập vào Giao chỉ thành ‘Đinh bộ’ của Đại Việt – Đại Hưng . Đinh bộ Lĩnh thủ lãnh đầu tiên của triều đình Đại Việt – Đại Hưng phía Tây sử gọi là Công Uẩn tức Ông Uẩn , Sử thuyết Hùng Việt gọi là Lí công Uẩn III tức ông Lí người làng  Diên Uẩn , thực ra theo 1 số tư liệu thì 2 chúa đầu của Đinh bộ tức Tây phần Đại Việt – Đại Hưng đô ở động Hoa Lư là Công Uẩn và Đức Chính mang họ Lê chỉ đến đời thứ 3 là Nhật Tôn  xưng đế dời đô về thành Thăng long mới đổi thành họ Lí . chính do nét văn hóa người ‘cựu Nam chiếu’ mà thành Thăng long tức kinh đô Đinh bộ của nhà Lê – Lí mang nhiều nét biểu hiện của văn hoá Ấn độ , điều này giới nghiên cứu hiện nay lầm lẫn coi là sự  hiện diện của văn hóa Chăm pa  trên kinh đô Đại Việt , sự lầm lẫn này khiến cho dòng sử Việt đã rối càng thêm ...không biết sao nữa ...?.

    Theo Sử thuyết Hùng Việt thì đất phía Tây Giao chỉ là nước Lỗ vua Châu ban cho Châu công, phía Nam Giao chỉ là nước Yên của ông Thiệu công Thích , do gặp phải bức trường thành Giao chỉ mà ở đấy cuộc chiến chống Hán chưa bao giờ chấm dứt nên ảnh hưởng của Hán tộc không thể lan tới vùng đất phía Tây và phía Nam Giao chỉ .

    Ngay từ thời Lí Bí – Khổng Minh ; dân của Mãnh Hoạch phía tây Giao chỉ đã được hưởng quyền tự trị rộng rãi , thời nhà Đường  chỉ coi  là vùng liên kết  được bảo hộ , nhà Đường coi Giao chỉ là trọng địa phía Nam và đặt ở đấy 2 đô hộ phủ  : Phong châu đô hộ phủ lo việc bảo hộ các châu Cơ – Mi trên đất Lỗ xưa , An Nam đô hộ phủ lo việc bảo hộ phía Nam (nay) Giao chỉ tức nước Yên và đất Phan của người họ Phan con cháu Tất công xưa . (Phù nam thiết phan  , đất Yên – An và Phù nam viết tắt thành An – Nam). Cơ và Mi là 2 họ gốc tổ của người Trung hoa ; Cơ là họ của Hàng đế hay đế màu Vàng người đã lập ra Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng còn  Mi hay Mị được biết đến là họ của chi Hùng vua nước Sở và người nước Việt của Việt vương Câu tiễn .

    Nước Nam Chiếu đúng ra phải coi là khởi đầu từ khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Hắc đế lãnh đạo với sự hiệp trợ của liên quân Đông nam Á nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713), Hắc là sắc của phương Nam  ; Hắc đế  nghĩa là Nam chúa  chép sai thành  Nam Chiếu không phải nghĩa là ông vua Đen như có sách nói  .

    Tới những năm 728 – 748 Bì la Các hay Pi lo co được sự tán trợ của nhà Đường đã hợp nhất lục Chiếu tức đất đai của 6 châu Cơ – Mi thuộc quyền 6 lãnh chúa phía Tây Nhị hà lập ra Nam chiếu – chúa , trong sử Việt Bì la cáp là Phùng hưng ‘bố cái’ đại vương , pi lo thiết bố , cáp hay co là biến âm của cái , đây được  xem là sự  tái sinh của Nam chiếu sau khi Mai Hắc đế bị quân nhà Đường đánh bại  từ kinh thành ở Nghệ an  rút về đất phía Tây giao chỉ tức đất Lào ngày nay .

    Biến cố này Sử Tàu sửa đổi thành ...người Bạch và Di quanh hồ ‘Nhĩ hải’ lập ra nước Nam chiếu , đó là sự dối trá trắng trợn vì Bì la Cáp - Bố cái  sau khi thống nhất lục chiếu được nhà Đường phong là Quy Nghĩa vương , tới thời chúa Nam Chiếu thứ 2  Cái Lỗ Phong 748 – 779 mới làm chủ  Vân nam và được nhà Đường phong là Vân nam vương .
     Người ta đã cố ý làm sai lạc lịch sử bằng cách phịa ra ...cách đặt tên các vua Nam Chiếu là theo phép đặt tên của người Di và Bạch (ngữ hệ Tạng Miến) ; lấy tên cha làm họ cho  con ...cha là Bố Cái thì con là Cái lỗ Phong , thực ra Nam Chiếu chẳng có ông vua nào tên là Lỗ Phong ..., đó chỉ là trò chơi chữ ... lỗ phong thiết long – lang , vua thứ 2 Nam Chiếu là Cái lang nghĩa là chúa cả  hay vua cả vì chính Cái lỗ phong - Cái lang mới là vì vua tuyên lập nước Mường – Mông độc lập  và tôn vinh cha là Pi lô Cô - Bố  Cái đại vương .
    Triều chính nhà Đường lúc này đã trở nên cực kì hủ bại , vua thì say mê Dương qúy phi chẳng thiết gì đến việc nước , quyền hành thực sự nằm trong tay tể tướng bất tài Dương quốc Trung anh của Dương qúi phi , quan chức địa phương chỉ biết vơ vét và trác táng , có kẻ  làm những việc đồi bại cực kì ...khiến Cái lỗ Phong phản Đường tuyên bố li khai thành 1  nước độc lập , Đường Triều kéo quân binh đến đàn áp nhưng chỉ huy là 1 lũ bất tài bị Nam Chiếu đánh cho tơi tả . Đây là sự việc xảy ra ở đời sau của  Bố cái đại vương - Phùng Hưng , sử Việt đã lầm lẫn chép thành : Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường ...


    Không như sử Việt đã viết :

    Phùng Hưng chết năm 971 thì đất nước chia làm 2 , có số quan tướng muốn lập em Phùng Hưng là Phùng Hải kế ngôi nhưng 1 số khác đứng đầu là mãnh tướng Bồ phá Cần bắt phải lập con Phùng Hưng là Phùng An khiến Phùng Hải phải chạy về đất Chu nham ...

    Đoạn sử này thực ra phản ánh sự việc : Quân dân của Phùng Hưng thuộc về  2 tộc người , 1 theo văn hóa phụ hệ và 1 phần còn theo mẫu hệ , theo phép phụ đạo có từ đời Châu công Đán thì cha truyền ngôi cho con còn theo mẫu hệ thì anh truyền ngôi cho em ..., Phùng Hải chạy về Chu nham là nói Chạy về vùng đất của người Chăm (Chu nham thiết cham) , An – Ơn chỉ nghĩa là đời vua thứ nhì (ơn đồng nghĩa với nhị là số đếm cũ sau ít dùng) , Hải là biến âm của hai – 2…rất có thể sự việc đã được nói đến trong chuyện Nam Chiếu sách Lĩnh nam trích quái …bèn chia đất làm 2  , trên từ Qúi châu xuống đến Diễn châu gọi là lộ Lâm An chia cho Triệu ông Lí và Nam chiếu thống lãnh . Từ Cầm châu xuống đến Hoan châu gọi là lộ Già la (hay Như Hoàn) chia cho ...; đấy phải chăng là đất Chăm chia cho Phùng Hải ?
    …(người Chăm cũng là người Hời  ; hà – hải – hời chỉ là biến âm) .


    Làm gì có chuyện Phùng An ở ngôi được 2 năm thì bị nhà Đường diệt , Phùng An - Cái lỗ Phong không những phản Đường tuyên bố nước ‘Mường – Mông’ độc lập mà còn đánh cho lũ quan binh hủ bại thua tơi tả chiếm luôn Vân nam làm tổng hành dinh ...

    Sử Việt đã sai khiến đánh mất tương quan kế thừa về mặt lịch sử và văn minh giữa nước Việt nam ngày nay với Nam chiếu 1 thời oai hùng trong qúa khứ nhưng tệ hơn cả là thay đổi liên quan ‘người nhà’ của Nam chiếu – Đại Việt và Chăm (Phùng Hải là em Phùng Hưng , Phùng An là con Phùng Hưng ) thành ra ‘người ngoài’để ngày nay không ít kẻ dốt nát hằn học cho là người Việt đã diệt quốc chiếm đất của người Cham  .

    Ngoài câu đối ở đền thờ Phùng Hưng :

    “Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc Khấu
    Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam Bang”


    Thần tích đình Đông các còn gọi  Bố cái đại vương là Tây Hưng đại vương

    Điều này cho thấy rất có thể Phùng chỉ là tam sao thất bản của chữ Phong quẻ Tốn chỉ phía Tây ngược với quẻ Chấn ở phía Đông .

    Vận thừa Mai đế tức Hắc đế – Nam đế đã bàn  ở trên , Phong thành phủ lị chỉ ra Bố cái – Pi lo co đã chiếm đất thuộc Phong châu đô hộ phủ mà lập nên Nam bang  tức nước Nam , vua Nam bang không gọi là Nam chúa – chiếu thì là gì ? .

    Phải chăng  quân Mông cổ dù bị xem là thất bại trong cuộc xâm lăng Đại Việt đời Trần nhưng chính sự thất bại ở Đông nam Á nói chung của quân Mông cổ  đã phá nát đất Đinh bộ , cộng thêm vào đấy là hậu qủa của  biến đổi chính trị bên trong Đại Việt đã khiến Đinh bộ – phần đất phía Tây không thể tái lập trọn vẹn . Năm 1253 đội quân do Kublai Khan chỉ huy tiến về hạ lưu sông Cửu Long để tấn công vương quốc Khmer sau đó phải rút chạy  để lại 1 vùng trống mà lúc này  ở Giao chỉ  nhà Trần đã thay nhà Lí – Lê , vua nhà Trần gốc Phúc kiến đông nam Trung hoa  hoàn toàn xa lạ với miền Tây ,  mối ràng buộc về sắc tộc và truyền thống văn hóa giữa Đại Việt và người phía nam Nam chiếu hầu như không còn , chỉ riêng chữ viết thôi đã khác nhau hoàn toàn chưa kể đến vấn đề tôn giáo tâm linh do vậy người Nam chiếu cũ  cảm thấy việc tái hội nhập vào Đinh bộ không còn là 1 nhu cầu thúc đẩy từ bên trong nữa , từ đấy về sau trên đất Đại Việt biểu hiện văn hóa Ấn độ phía tây của người Nam chiếu  mờ nhạt dần .

    Thời gian này  trên miền đất phía Nam của Nam chiếu tức Tây Đại Việt đã ra đời nhiều  vương quốc  mới :

    *Vương quốc Sukhothai thủ đô là Ayutthaya được người Xiêm được thành lập năm 1351.

    * Vương quốc Lān Nā  đô ở Chiềng Mai cũng được thành lập vào khoảng thời gian này

     *Vương quốc Lansan cũng ra đời   năm 1353  . Chúa của người Lào là Fā Ngum đã chinh phục hầu như toàn bộ cao nguyên Khōrāt và  phần lớn lãnh thổ trước đây là   phủ Hưng hoá  của Đinh bộ (nay là vùng tây bắc Việt Nam) ; nơi mà trước đó nước Nam chiếu của  Bố cái  – Pi lo Co đã tái sinh  . (Có tư liệu nói các Lang Mường vẫn nhận mình thuộc dòng dõi của Đinh bộ Lĩnh) .

    Sau thời điểm này về cơ bản bộ mặt Đông nam Á lục địa  đã  hình thành và tương đối ổn định   không còn những biến động lớn làm thay đổi diện mạo khu vực cho đến tận ngày nay .

    Sử thuyết Hùng Việt nhìn nhận nước Việt Nam hiện tại không chỉ thừa kế những gía trị Văn hóa - lịch sử khởi từ Việt Thường – Đường , tiếp nối bởi nước Đại Việt - Đại Hưng kinh đô ban đầu ở thành Phiên Ngu – Quảng châu mà còn thông qua ‘Đinh bộ’ cùng với Lào và Thái lan có thể là cả Miến Điện kế thừa quốc thống và nền văn hóa văn minh  Nam Chúa – Nam Chiếu 1 thời lẫy lừng trong lịch sử nhân loại .
          Người viết lược lại 1 giai đoạn và làm rõ ra 1 số khúc mắc trong lịch sử nước Việt không ngoài mục đích chia sẻ cùng bạn đọc cái nhìn về tính lưỡng hợp văn hóa Hoa và Ấn vốn có trên đất nước này từ trong qúa khứ ngàn năm   mong xóa đi cái nhìn thiếu thiện cảm thậm chí nảy sinh đối kháng xuất phát từ những khác biệt về văn hóa giữa người Việt với nhau và xa hơn nữa là chuẩn bị cho sự hội nhập lớn lao hơn trong không gian sinh tồn chung là cộng đồng Đông nam Á vào 1 thời điểm có thể là rất gần ./.

      Hôm nay: 29/3/2024, 12:44 am