Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Tết đến nói chuyện ...Rượu . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tết đến nói chuyện ...Rượu . Flags_1



    Tết đến nói chuyện ...Rượu .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Tết đến nói chuyện ...Rượu . Empty Tết đến nói chuyện ...Rượu .

    Bài gửi by Admin 7/2/2013, 6:18 pm

    Nam vô tửu như kì vô phong …không biết từ bao giờ và chui ở đâu ra mà cửa miệng các tay bợm luôn tung hê câu ấy , coi uống rượu như là dấu chỉ thể hiện sức mạnh nam giới , uống càng nhiều , tửu lượng có cao mới đáng mặt anh hùng….thật không biết là anh hùng hay anh Khùng …


    Rượu từ lâu đã có mặt trong nền văn hóa Việt như là 1 phần không thể thiếu trong các nghi lễ , từ thời xửa thời xưa các vua đã tế trời bằng rượu , quần thần ai có công trạng đặc biệt mới có vinh dự được vua ban cho chung rượu tế , trong dân thì lễ cưới lễ hỏi gì khay trầu rượu cũng đi đầu , rượu quan trong trong đời sống văn hóa đến nỗi … “Vô tửu bất thành lễ”.

    Trong đời sống thường nhật rượu được nâng cấp cho là thứ không thể thiếu với giới tao nhân mặc khách. “Cầm kì thi tửu”, “bầu rượu túi thơ”,là biểu hiện của sự tao nhã thú vui thanh cao …khuyến khích người ta hướng đến …thế mới chết .

    Ai ơi …đã biết thì biết cho trót còn cố tình biết có 1 nửa thì chắc chắn tiêu đời ….

    “Vô tửu bất thành lễ” nét văn hóa trong đời sống Việt là điều có thực , nhưng phải hiểu …chỉ trong khuôn khổ “ lễ “ mới bắt phải có rượu , 1 năm có bao nhiêu ‘lễ’ để được phép dùng rượu ?.

    Nói đến ‘bầu rượu túi thơ’ thì đúng là nói đến những ngày thanh thản của 1đời người , thú vui rất tao nhã nhưng… cũng phải biết để đi đến ngày thanh thản như thế 1 người nhất là nam nhi trước đấy phải trải qua thời …làm trai cho đáng nên trai …, xuống đông đông định lên Đoài Đoài tan , chỉ như thế rồi mới có thể …nợ tang bồng tang trắng vỗ tay reo (Nguyễn công Trứ) mà về vui thú điền viên ‘Bầu rượu túi thơ’ .

    Ngày nào lúc nào cũng có thể là ngày lễ , còn ngửa tay xin trợ cấp của bố mẹ hoặc của …vợ mà ‘thơ túi rượu bầu’ thì coi như tiêu …, chữ tiêu trọn nghĩa …tiêu túi tiền ….tiêu sức khoẻ ….tiêu sự nghiệp công danh .

    Phải công nhận …hình như rượu là cái tật ‘tự nhiên’ của văn nhân thi sĩ , nhưng ta phải tự hỏi mình có là văn nhân thi sĩ hay không trước khi cho phép mình dô dô dô , dô rồi liệu mình có thành Văn Cao hay Trịnh công sơn ? .hay chuếnh-choáng hơi men, người đi không vững, mặt mày đỏ lên khiến mọi người trông thấy ai cũng chê cười .

    Mà có là văn nhân thi sĩ như các cụ xưa thì bầu rượu túi thơ cũng rất giới hạn …và biết xấu hổ :

    Như với nhà thơ Tản Đà là hiện tượng vô cùng đặc biệt …tửu nhập thi xuất (rượu vào thơ ra) nhưng chính nhà thơ cũng biết rõ là bị thiên hạ cười và …hư đời .

    Say sưa nghĩ cũng hư đời,

    Hư thời hư vậy, say thời cứ say.

    Đất say đất cũng lăn quay,

    Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?

    (Lại say)

    Hay như Nguyễn Khuyến …

    Những lúc say sưa cũng muốn chừa,

    Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.

    Hay ưa nên nỗi không chừa được.

    Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.

    (Bài “Chừa rượu”) .

    Tại sao phải chừa ? , vì các cụ biết …kì hữu phong chẳng hay ho gì không thể nào lấy đó biện minh cho thói hư nết xấu ….nát rượu được .

    Trong nền văn học Việt từ xưa đến nay chẳng có ai dám súi , cổ súy cho việc say rượu cả ngược lại ca dao tục ngữ đầy những câu răn bảo ngăn cấm :

    Anh ơi uống rượu thì say

    Bỏ ruộng ai cày, bỏ giống ai gieo

    Ruộng không cày giống không gieo thì lũ con đói chắc …

    Hoặc có tính khái quát hơn …

    Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa,

    Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.

    Rượu vào thì lời ra …

    Rượu nhạt uống lắm cũng say

    Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm

    Hay :

    Ở đời chẳng biết sợ ai

    Sợ thằng say rượu, nói dai suốt ngày.

    Thế là say thì … ai cũng bị biến ra ‘thằng’ cả …có ai gọi ‘ngài’ say rượu đâu ?.

    … “rượu vào, lời ra”, nói cho cố mà không ý thức hết điều đã nói , lắm lúc tạo nên hậu quả nghiêm trọng …những điều cần giữ kín thì say phun ra cả …., Chí ít thì việc nói dai nói dài lúc say ấy cũng gây phiền nhiễu cho người khác ….không ra sao nữa cả , đến độ qúa thể thì Người say rượu không thể minh mẫn, mất khả năng tự khống chế, dễ dẫn đến những hành động thô bạo gây nên sự khó chịu cho đối tác, làm tổn thương tình cảm, thậm chí có thể làm tan vỡ cả hạnh phúc.

    Tệ hại nhất là tửu đi liền với sắc – wine and women… trong tình trạng không còn làm chủ được bản thân thì hậu qủa khôn lường …; người Tàu dịch AID là bệnh ‘Ái tử’ …chết vì tình …cực hay cả về thanh lẫn nghĩa .

    Tỉnh táo 1 lát …Hãy tìm hiểu tập quán uống rượu của dân ta …

    Người dân tộc thiểu số ngày nay cả Nam lẫn Bắc và có lẽ người Kinh xưa cũng uống rượu cần . Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu được ủ men trong bình hay ché, không qua chưng cất, khi đem ra uống dùng các cần làm bằng trúc đục thông lỗ mà hút rượu.

    Ở đây phải ghi nhận : Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.

    Rượu cần người Mường không phải là đồ uống hàng ngày mà chỉ khi nhà có đông khách quý, dịp lễ tết, hội hè, người Mường mới tổ chức uống rượu. Khi uống phải có đông người, càng đông càng vui.

    Như thế rõ ràng từ xưa rượu chỉ dùng trong lễ tết hoặc những dịp đặc biệt . , Triều đại nhà Chu xưa đem rượu dùng trong việc thờ cúng ; “Văn Hoá Tửu Tế” đã xuất hiện… chỉ thế thôi không phải như hiện nay đi tới đâu cũng thấy qúan nhậu… lạ hơn nữa qúan nào cũng đông , lúc nào cũng có người uống …1 tuần 7 ngày lễ …lúc nào cũng… tế Tửu …

    Ngay lúc này xin …duyệt qua vài con số lạnh lùng :

    Tết đến nói chuyện ...Rượu . Image011

    (Trích internet)

    Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International đã đánh giá Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỷ lít trong năm 2011.

    Dự kiến trong đợt tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 này, theo tổng hợp số liệu từ các nhà sản xuất, thị trường Việt Nam sẽ tiêu thụ hơn 500 triệu lít bia các loại. Ông Michel de Carvalho dự báo đến năm 2012 VN sẽ chiếm vị trí thứ hai của Pháp để trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng của Heineken, chỉ xếp sau Mỹ. Và khả năng đến năm 2015 VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken… lớn nhất thế giới!

    Nhất cái gì thì ham chứ ‘ngu’ nhất thì không ham chút nào …quốc nạn không ở đâu xa mà ở ngay trong ‘quốc lủi’ .

    Không phải cố tình cường điệu thái qúa nhưng rõ ràng dân tộc đang đi đến chỗ suy vong vì rượu vì bia , từ từ nhưng chắc chắn .

    Kinh thư có lẽ là quyển sách sử đầu tiên không những của Trung Hoa mà có lẽ là cả nhân loại , ở tận thời nhà Châu chữ nghĩa chắc cũng chưa có bao nhiêu vậy mà vẫn phải dành hẳn 1 thiên , thiên “Tửu cáo” răn đe quốc dân về tệ say rượu … đủ biết tầm quan trọng của rượu đối với sự hưng suy của 1 dân tộc như thế nào .

    Vậy … phải Làm sao bây giờ ?

    Bản thân từng người hãy học vua VŨ :

    Trong Chiến Quốc Sách có chép: Đời vua Vũ có viên quan tên là Nghi Địch nấu rượu rất ngon. Nghi Địch dâng rượu lên vua. Vua Vũ uống vào, thấy rượu ngon ngọt, phán rằng: «Đời sau ắt có vị vua vì rượu mà mất nước.» Ngài bèn xa lánh Nghi Địch, và tự hậu chẳng hề uống rượu.

    Còn …nhà nước hãy tham khảo (chứ đừng học…) vua nhà CHÂU :

    Triều đại nhà Châu rút ra bài học của Trụ vương, ban bố “Tửu Cáo”, thực thi tuyệt đối cấm rượu tràn lan , quy định vương công chư hầu nếu không phải lễ không được uống rượu, đặc biệt nghiêm khắc … không cho phép người dân uống rượu đám đông : “quần ẩm, nhữ vật dật, tận chấp câu dĩ quy vu Chu, dữ kì sát”…. đối với dân chúng tụ tập uống rượu phải bắt tất cả đưa về kinh thành giết hết làm gương.

    Trước quốc nạn phải quyết liệt chứ không sẽ …chẳng đi đấn đâu …

    Độ tuần tra sau khi thử nồng độ cồn 1 bợm nhậu …dĩ nhiên là bợm năn nỉ …lâu lâu mới lỡ 1 lần …, lèo nhèo mãi người thực thi lệnh cấm bia rượu khi lái xe …dứt khoát …tội anh lớn lắm không thể tha được …không có mấy cha xỉn… thì giờ này tụi tôi đâu phải đứng đây lỡ cha nó … mất bữa nhậu tối nay …

    Bách Việt 18 góp ý :

    Trong Chiến Quốc Sách có chép: Đời vua Vũ có viên quan tên là Nghi Địch nấu rượu rất ngon. Nghi Địch dâng rượu lên vua. Vua Vũ uống vào, thấy rượu ngon ngọt, phán rằng: «Đời sau ắt có vị vua vì rượu mà mất nước.» Ngài bèn xa lánh Nghi Địch, và tự hậu chẳng hề uống rượu.

    Có ai ngờ rằng làng Vân ở Bắc Giang cũng có tổ nghề nấu rượu là bà Nghi Điệt. Làng Vân nổi tiếng từ xưa bởi rượu ngon “Vân hương mỹ tửu”. Làng Vân nằm cạnh làng Thổ Hà, nơi có đình thờ Lão Tử. Có câu “Vạn Vân nấu rượu, Thổ Hà nung vôi”. Thổ Hà vốn là làng nghề gốm cũ.

    Kỳ lạ là làng Vân có tục thờ tổ nghề, đó là bà Nghi Điệt, người dân truyền miệng rằng bà là vợ cả của Vũ Vương, vì chồng bà thích uống rượu, nên bà đã tìm cách chế men cất nên thứ rượu ngon này, rồi đem truyền lại cho người làng Vân để lưu truyền hậu thế…

    So sánh với thông tin trong Chiến Quốc sách thì rõ ràng bà Nghi Điệt là Nghi Địch. Vũ Vương ở làng Vân chính là Chu Vũ Vương. Chính sử Việt chẳng có ai là “Vũ Vương” cả. Chu Vũ Vương có vợ cả là Nghi Điệt – Nghi Địch, người làng Vân. Lão Tử thì tu tiên rồi hóa ở Thổ Hà. Thật quá rõ, nhà Chu nằm ở đâu…

      Hôm nay: 29/3/2024, 2:27 pm