Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Bài 3 -  Trống đồng và quê hương dịch lý Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Bài 3 -  Trống đồng và quê hương dịch lý Flags_1



    Bài 3 - Trống đồng và quê hương dịch lý

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Bài 3 -  Trống đồng và quê hương dịch lý Empty Bài 3 - Trống đồng và quê hương dịch lý

    Bài gửi by Admin 30/5/2010, 11:08 am

    Trống đồng và quê hương dịch lý

    Điểu thú văn

    Trên mặt tất cả trống đồng loại 1 tức loại xưa nhất, đều được đúc theo khuôn mẫu : trung tâm là mặt trời, rồi đến các vòng đồng tâm khắc hình chim và nai, sau đó là cảnh sinh hoạt, đánh trống đồng, đo bóng mặt trời, cảnh chiến binh trên thuyền..v.v.

    Mặt trời được người Việt cổ coi là nguồn sáng và nguồn sống cho muôn loài, với quan niệm cha trời mẹ đất, tổ tiên ta đã hiểu rõ những gì thu hoạch được từ đất như củ, quả … không thể có được nếu không có ánh nắng mặt trời, điều này thật đời thường nhưng cũng rất khoa học, lúc đó người ta làm gì biết đến diệp lục tố và sự quang hợp như chúng ta ngày nay, nhưng bằng sự quan sát và so sánh việc được mùa và không được mùa có liên quan chặt chẽ tới sự chiếu sáng của mặt trời người xưa đã hiểu được có sự phối hợp giữa trời và đất để ban của ăn nuôi sống con người từ đó hình thành quan niệm lưỡng hợp, một phía là cái cụ thể có thể nắm bắt là đất, một phía ta biết rõ ràng có đấy nhưng không thể nắm bắt đó là những gì đến từ trời, dần dần tổng kết thành các qui luật trời đất có âm, có dương, ý niệm khởi nguồn của Kinh Dịch.

    Với quan niệm mặt trời là nguồn sáng, cổ nhân coi mặt trời là khởi nguồn của văn minh, của sự sáng suốt, vì không có ánh sáng mặt trời thì bóng tối che phủ, không thể phân biệt được cao thấp, xấu đẹp, không gian trở thành một khối hỗn mang và trong màn đêm đó không biết bao sự rình rập của quỷ dữ, của ác thú, sinh mệnh con người mong manh biết bao nhiêu, và mọi vật chỉ trở nên sống động thực sự khi mặt trời ló dạng, từ đó con người sùng bái mặt trời. Với người Việt sự sùng bái đã gần như một ý thức về tôn giáo: đạo thờ Trời, thờ ông Thiên và hình ảnh biểu tượng là mặt trời. Với vị trí là tâm điểm trên trống đồng, mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Điều này chắc mới dừng ở ý niệm siêu hình, nhưng trong đó ta đã thấy thấp thoáng bóng khoa học rồi .

    Trên trái đất không biết bao nhiêu loài thú, tại sao chim và nai lại được coi trọng ngang hàng với con người được kết hợp với người để tạo thành thế giới 3 thành phần trên mặt trống, coi như hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ?

    Ta trở lại với Dịch Lý. Mọi người đều nhất trí coi Hà và Lạc là một phần của Dịch Lý, hoặc là cách diễn đạt Dịch Lý thông qua các nút số, một loại diễn đạt khác với Dịch Lý vạch quẻ của Bát quái. Vậy Hà là gì? và Lạc là gì? Trải qua mấy ngàn năm, các cuộc tranh luận của các bậc trí giả “nhìn xa trông rộng” vẫn còn tiếp tục xãy ra, nào là long mã, nào là thần qui; người thì bảo là thần vật xuất hiện ở Hoàng Hà, rồi Mạnh Hà, rồi Lạc Thủy, … sở dĩ như vậy là tại các vị nhìn một vật ngay trước mắt qua “kính viễn vọng” nên hậu quả là …. vẫn còn cãi nhau. Thật ra khi ta nhìn bằng mắt trần thì sự việc trở nên đơn giản: Hà nghĩa là Trời; Lạc là biến âm của Lục nghĩa là Đất, Hà Lạc là Trời và Đất … rất rõ ràng: chính xác phải gọi là Hà Thư – Lạc Đồ, chứ không thể gọi ngược như trước đây được;.hà thư tức thiên thư, lac đồ cũng là điạ đồ

    Sự liên quan giữa trống đồng và Dịch Lý là:

    Bài 3 -  Trống đồng và quê hương dịch lý Trongd10

    Thông điệp trên mặt trống đồng rất rõ ràng: Mặt trời là trung tâm và ở các vòng đồng tâm kế tiếp nhau là Hạc – Nhân – Lộc, tức trên là trời, giữa là người, dưới là đất nối tiếp “chạy” quanh mặt trời.

    Trời = Hà→Hạc : chimHạc hay hồng hạc .

    Đất = Lục→Lộc : con nai

    Từ sự việc này gợi ra ý kiến là: chữ “tượng hình” không phải là loại chữ cổ xưa nhất mà là sự tiếp nối một loại chữ khác có trước tạm gọi là chữ “nguyên hình”. Ta liên tưởng trong Kinh Dịch phần Thuyết Quái, Khổng Tử viết: “… Ngày xưa họ Bào Hy ngẩng lên xem tượng trời, cúi xuống xem thế đất … quan điểu thú chi văn …” rồi tổng kết lại thành các qui luật Dịch Lý, câu ‘quan điểu thú chi văn’ được hiểu là: ‘nhìn các nét “văn’ trên (mình) chim, thú …’ Nay ta có thể hiểu khác đi là … đã có một loại chữ là “điểu thú văn” tức chữ “nguyên hình”từ trước khi họ Bào Hy tác dịch?

    Trong bối cảnh Văn hoá Á đông ta có thể tìm thêm 4 chữ “nguyên hình” nữa ngoài các chữ “chim hạc” và “con nai”(= Trời và Đất).

    Bài 3 -  Trống đồng và quê hương dịch lý Image019



    1. Hướng Xích đạo: là vùng nhiệt đới tượng trưng bằng con Hổ, Hổ là biến âm của Hoả là lửa – tính của lửa là nóng.

    2. Ngược với lửa là nước, nơi vùng nước này có rất nhiều con Sấu, Sấu là biến âm của Xíu là nước (âm Quảng Đông). trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam, nó là con thuồng luồng, một loài thủy quái hại người, sau này do biến cố khí hậu loài sấu ở phía Bắc (cứ tạm gọi như tên hiện nay) bị tiêu diệt nên người xưa thay thế bằng con rùa tức Qui.

    3. Hướng đông là biển nên biểu tương bằng thần vật có công hút nước làm mưa mà người xưa gọi là Rồng hay Long. Trong văn hoá Việt – Hoa, Rồng được coi là chúa tể cai trị thế giới biển cả.

    4. Ai đã từng học Dịch Lý đều biết quan điểm hướng đông là phương động, tượng trưng bởi Quẻ Chấn cũng gọi là Quẻ Thìn tức quẻ con rồng; chính xác phải gọi là hướng động vì đông là biến âm của động. Và theo nguyên lý đối lập của Dịch, phương tây là tịnh như trong Thuyết Quái của Dịch: cứng mềm cọ sát sinh ra động tịnh.

    Phương đông: mềm mà động

    Phương tây: cứng mà tịnh.,định

    Việt ngữ có từ kép “định đoạt” để chỉ phương tây;định là chỉ bên không thay đổi , đoạt là tên khác của quẻ đoài

    phương tây là phương tịnh và ở đó có rất nhiều voi, nên con voi trở thành chữ “nguyên hình” là tịnh , con tịnh. Như thế ta có thể coi chữ “nguyên hình” là loại chữ tối cổ, đó cũng là điểm xuất phát của chữ “tượng hình” sau này.

    Tổng số ta có được 7 “chữ “:

    - Mặt trời là trung tâm.

    - Hạc = trời.

    - Lộc = đất.

    - Hổ = phương nóng, xích đạo.

    - Sấu, Qui = phương nước, ngược với phương nóng.

    - Long, Rồng =phương đông.

    - Tịnh = phương tây.

    Xác định như trên ta có thể khẳng định đất nướcTrung Hoa hiện nay không thể là quê hương của Dịch Lý được vì không thể tìm được vùng đất nào của Trung Hoa mà phương đông là biển và phương tây có voi. Chỉ có miền Trung của Việt Nam mới hội đủ tính chất chỉ định của 6 chữ “nguyên hình” hay “điểu thú văn” như phần trên. loài Hổ đông dương ở Trường Sơn và Nam Lào đã nổi tiếng từ lâu rồi, về hướng bắc thì đồng bằng Bắc Bộ vài ngàn năm trước là vùng đầm lầy chắc chắn lý tưởng cho loài sấu. Về hướng đông là biển, đúng là quê hương của rồng và hướng tây… chỉ tên nước ‘Lào triệu voi” cũng đủ minh chứng cho sự khẳng định trên, Trong lãnh vực tâm linh, tất cả các đền, miếu của Việt Nam đều có hình Hạc hay Hồng Hạc đứng trên mai Rùa tượng trưng cho Trời và Đất như thế đã đủ 6 con vật tượng trưng cho 6 cõi của 1 không gian 3 chiều ,Người xưa đã dùng những con vật nổi trội ở 1 vùng đất như 1 dạng thức chữ : chữ “nguyên hình” để chỉ 4 phương: (Trung tâm chính là nơi sinh tụ của cộng đồng người cổ đã tạo nên Dịch Lý)

    Dịch Lý đã là tài sản của cả nhân loại, phát nguyên từ đâu không phải là điều quan trọng đối với thiên hạ; nhưng đối với người Việt Nam thì khác, nếu không thể làm sáng tỏ về quê hương Dịch Lý thì mắc lỗi với tiền nhân. Người xưa đã lao tâm khổ tứ biết bao mới có thể ký thác được những giá trị vĩnh hằng vào trong đấy làm tài sản cho con cháu vào đời, quá khứ không phải qua đi là hết, dòng linh khí từ quá khứ sâu thăm thẳm vẫn liên tục chảy về hiện tại tạo thành sức mạnh tâm linh vô song cho mỗi người, dù tiếp nhận trong vô thức ; dòng linh khí đó trở thành bản lĩnh sống, thành năng lực bẩm sinh của trí tuệ; đấy cũng là lý do để ta nỗ lực vượt bực mong tìm được đích xác nguồn gốc dòng giống của mình; xác định cho được bản quyền dân tộc trên Dịch Lý, một siêu phẩm của minh triết và khoa học .


    bài 4 - Dịch học hình tượng
    xin đọc ở Dịch học họ HÙNG

      Hôm nay: 28/3/2024, 3:33 pm