Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Tấm Cám Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tấm Cám Flags_1



    Tấm Cám

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Tấm Cám Empty Tấm Cám

    Bài gửi by Admin 4/6/2012, 12:00 pm

    Tm Cám

    Lãn Miên http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/
    Do căn cứ vào NÔI khái niệm nên tôi chia 6 thanh điệu của tiếng Việt theo cái “ý” của khái niệm, thành hai loại là: Loại định hướng cho khái niệm Trong, gồm các thanh điệu “không”, “ngã”, “nặng” (đặt tên là “Nhóm 0” hay “Nhóm thanh điệu Âm” ); và Loại định hướng cho khái niệm Ngoài, gồm các thanh điệu “sắc”, “hỏi”, “huyền”( đặt tên là “Nhóm 1” hay “Nhóm thanh điệu Dương”).
    Viết lại : Nhóm 0 (“không” – “ngã” – “nặng”) = Âm : hướng Trong
    Nhóm 1 (“sắc” – “Hỏi” – “Huyền”) = Dương: hướng Ngoài

    Tóm lại từ nào có thanh điệu thuộc “Nhóm 0” thì nó đã được định hướng ý nghĩa thuộc khái niệm hướng Trong , hoặc chủ quan; từ nào có thanh điệu thuộc “Nhóm 1” thì nó đã được định hướng ý nghĩa thuộc khái niệm hướng Ngoài , hoặc tác động khách quan. Tư duy, suy nghĩ (Nhóm 0) của con người khi ở trạng thái hướng Trong nó đang đi vào Tĩnh tâm (Nhóm 0), còn khi Tỉnh giấc (Nhóm 1) là ở trạng thái hướng Ngoài. Suy nghĩ ấy nếu chỉ giữ cho riêng mình, nó hoàn toàn đang ở bên Trong, gọi là Tâm Long (Nhóm 0, hướng Trong), nhưng nếu cũng suy nghĩ ấy là để cho người khác bên ngoài tức suy nghĩ để hướng Ngoài, người ta gọi nó là Tấm Lòng (Nhóm 1, hướng Ngoài), chỉ cần nói “tấm lòng của mẹ” là đã hiểu đó là suy nghĩ tốt lành của mẹ chỉ để cho người khác (bên Ngoài), như một tác động khách quan nếu ở vị trí người ngoài mà xét, mà không cần phần phải “Thuyết” sau cái “Đề” là “tấm lòng của mẹ”. Nếu tôi nói “Tâm Long của mẹ” thì có nghĩa là “đó là suy nghĩ của mẹ, mẹ cứ thế mà cất đi cho riêng mẹ, không phải đem ra”. Nhưng nếu tôi nói “Tấm Lòng của mẹ” thì có nghĩa là ”cái đó là cái suy nghĩ của mẹ đem ra cho con và mọi người”. ( “Buồn riêng mẹ để trong Tâm. Cho con là cả Tấm Lòng mẹ đây”. Buồn là do tác động Ngoài, ai đó hay nguyên nhân gì đó, gây nên; còn nếu là tự có hay tự mình gây nên thì gọi là Buộn=Muộn, như trong từ đôi đối Sầu/Muộn tương đương Rầu/Rượi). Tiếng Việt quả không đơn giản chút nào để có thể dịch hoàn hảo sang các ngôn ngữ khác. Có thể bạn thấy lạ về từ Tâm Long (Nhóm 0) này, vì thường chỉ nghe tắt là Tâm không thôi. Tôi đã thấy có văn bản cổ chỉ dùng một chữ Long
    để diễn tả Tâm Long, đó là bài “Quan Thánh Đế giáng bút chân kinh ” ở chùa Ông thờ Quan Vân Trường tại tỉnh Bình Dương, trong đó có câu “Long hận gian phu, dâm phụ ” mà chữ Long không thể dịch là Rồng được, vì như vậy vô lý, đây là chữ Long trong từ Tâm Long (viết bằng mượn chữ Long là rồng để ký âm Long, gọi là cách “giả tá”), Tâm Long hận (thuộc Nhóm 0, là cái suy nghĩ hướng Trong). Như vậy từ đối Long/Lòng hay Tâm/Tấm cũng như từ đối Cam/Cám là cực kỳ chính xác trong ý nghĩa mà chúng chuyển tải. Cam/Cám là một quá trình tư duy. Cam (Nhóm 0, hướng Trong) như từ đôi Cam Chịu; Chịu là cái Chịu đựng ở bên Trong, “từ nguyên” của nó là từ Ổ tức cái Lõi của NÔI, NÔI là NƠI nằm của Việt từ khi ra đời, thể hiện rõ nhất cái tính bản địa (Hán ngữ không gọi cái nôi ru con là NÔI mà gọi là cái làn lắc, phát âm là “yáo lán” ), theo qui tắc Tơi-Rỡi thì: Ở = Ổ = Chỗ = Chịu = Tựu = Cựu = Cũ = Cổ . Hán ngữ mượn ba từ Chịu, Tựu, Cựu và chỉ phát bằng một âm lơ lớ là “Chiu”, như trong từ “Tựu Hiệu” là ở trường và “Tựu Nghiệp” là ở chỗ làm việc; và còn mượn từ Cổ, phát âm lơ lớ là “Củ”. Cám (Nhóm 1, hướng Ngoài) như trong từ đôi Cám Cảnh . Cam Chịu là Cam Cựu, là cái suy nghĩ chịu đựng ở bên Trong, khi muốn đem cái suy nghĩ ấy để tác động hướng Ngoài thì nó là từ Cám Cảnh, quá trình tư duy tương ứng Trong/Ngoài là Cam/ Cám hay Cam Cựu // Cám Cảnh, và người ta chỉ dùng từ Cam Chịu để nói chính mình tức hướng Trong, còn dùng từ Cám Cảnh để nói hướng Ngoài tức suy nghĩ của mình đối với người khác. Ví dụ câu: “Con còn trẻ, con Cam Chịu điều kiện sống tạm thời của con, nhưng con thật Cám Cảnh với điều kiện sống hiện tại của cụ (cũng chỉ bằng hoặc thậm chí kém điều kiện sống tạm thời của con)” nhưng cái đoạn sau trong ngoặc đơn này người ta không nói ra vì lịch sự, nhờ dùng từ Cám Cảnh mới có được “ý tại ngôn ngoại” như vậy. Hoặc ví dụ câu: “Tôi Cám Cảnh với suy nghĩ mà anh vừa nói ra về vấn đề ấy (nó khác với suy nghĩ của tôi về vấn đề ấy như ở cái tư duy về vấn đề ấy mà tôi đang Cam Cựu trong óc chứ chưa nói ra)” nhưng cái đoạn sau trong ngoặc đơn này người ta không nói ra vì tôn trọng và chưa muốn bình luận cái ý tưởng của người đối thoại đã nói ra.
    [ Từ điển Tiếng Việt (NXB KHXH 1977, in lần thứ hai, do Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm chỉnh lý và bổ sung, trang 116) giải thích từ Cám Cảnh là : “Chán ngán chua xót vì cảnh ngộ”. Sai , “đề tài nhà nước cấp” của họ đã nhầm tiếng Cảnh trong từ Cám Cảnh với chữ “cảnh” trong từ “hoàn cảnh” và Cám Cảnh đâu phải là “chán ngán chua xót”, chán ngán chua xót chỉ đúng rất nhỏ trong một ngữ cảnh cụ thể mà thôi. Nhìn kỹ cặp đôi đối Cam Cựu // Cám Cảnh sẽ thấy Cam Cựu hay Cam Chịu là suy nghĩ hướng Trong, chỉ giữ cho riêng mình; còn Cám Cảnh là cũng suy nghĩ ấy nhưng hướng Ngoài chực đưa để hành động. Cũng thấy thêm: Ý Tưởng là tư duy khi nó đã muốn bật ra Ngoài, chứ khi mới nảy sinh đang còn nằm im thì nó là Y Tượng đấy, là hướng Trong, cũng như là từ đôi đối Y Độ // Ý Đồ như là suy nghĩ của thế giới Âm so với thế giới Dương, cũng giống như Tri/Trí, hay Biệt/Biết, Định/Đính, hay Mưu Mẹo // Muốn Mót, “mẹo” là đang ủ kỹ trong đầu nhưng thành “mót” là đã chực bật ra , tiến ra Ngoài thêm chút nữa thì nó thành từ đôi đối Muốn/Mần để cho ra thành hành động ].
    Khi người Việt nói “Cám ơn” là chỉ đối với những hành vi thông thường như nhường lối khi vào cửa hay nhắc bỏ rác đúng chỗ qui định, từ “Cám ơn” như đã phân tích Cam/Cám chỉ có nghĩa là “tôi có nghĩ đến hành vi làm ơn ấy của anh”. Còn đối với những hành vi tình nghĩa như giúp cho phương tiện để khỏi đói nghèo thì người Việt nói “Cảm ơn”, có nghĩa là “tôi thực sự Cảm động nhận Ơn ấy của anh”. Từ đôi đối Cam Tâm // Cám Tấm đã thể hiện rõ tất cả. Cam Tâm hay Cam hay Tâm là suy nghĩ bên Trong, không nói ra; Cám Tấm hay Cám hay Tấm là cũng suy nghĩ ấy nhưng chực bật ra để thành hành động. Giống như Tâm Long (hướng Trong), cũng suy nghĩ đó nhưng Tấm Lòng là để hướng Ngoài, từ đôi đối Tâm Long // Tấm Lòng.

    [ Từ điển Tiếng Việt (NXB KHXH 1977 in lần thứ hai do Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm chỉnh lý và bổ sung, trang 116) giải thích từ Cam Tâm là: “Đành lòng làm một việc có hại mà không hối tiếc: Cam tâm làm tay sai cho giặc”. Sai, Cam Tâm đâu phải chỉ mang ý xấu là “có hại”. Cam Tâm là suy nghĩ hướng Trong, chỉ giữ cho riêng mình. Như câu: “Tôi Cam Tâm giữ mãi kỷ niệm tốt đẹp của mối tình đầu mà người yêu cũ để lại cho tôi” là hoàn toàn đồng nghĩa câu: “Tôi Đanh Long giữ mãi kỷ niệm tốt đẹp của mối tình đầu mà người yêu cũ để lại cho tôi”. Cam Tâm hay Đanh Long là bởi do tự mình nghĩ, chủ quan và không cho ra ngoài. Nếu vì một nguyên nhân khách quan Bắt/Buộc (Bắt=Ngoài / tác động vào/ Trong=Buộc) tôi phải nhớ, thì là câu: “Nhìn tấm hình xưa chụp cùng người yêu cũ, tôi Đành Lòng nhớ lại kỷ niệm tốt đẹp của mối tình đầu đã không thành duyên”, từ đôi đối Đanh/Đành, Đanh hướng Trong, nó là suy nghĩ sẵn, giữ im ắng “như chùa bà Đanh” và xơ cứng không đổi như trong từ Đanh thép ]

    Trong từ đôi đối Cam Tâm // Cám Tấm thì cái suy nghĩ hướng Ngoài là Cám, Tấm đồng âm với cái hạt Cám và cái hạt Tấm, đó là điều đương nhiên, vì tư duy của người Việt chủ nhân của nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại nó là như vậy, ngôn từ do vật cụ thể trừu tượng hóa lên thành khái niệm tư duy, nhưng logic của nó là đúng. Dùng cho tư duy thì Cám là “suy nghĩ hướng Ngoại”, từ nguyên của nó là “cám”, là cái hạt cám, là vỏ Ngoài của hạt Gạo (đồng nghĩa với Cám tư duy nhưng mà hướng Trong thì là Cam). Tấm là “suy nghĩ hướng Ngoài”, từ nguyên của nó là “tấm”, là hạt vỡ phải sảy ra Ngoài khi sàng Gạo ( đồng nghĩa với Tấm tư duy nhưng mà hướng Trong thì là Tâm). Gạo là cái Lõi của hạt cây, đầu gạo là cái mọc ra Rễ trước để hạt cây lên mầm, cái “Đầu Gạo” = Đạo, cái “Đầu Gạo” = Đào , đó là cái “Gốc Lên” = Gen (“Một giọt máu Đào hơn ao nước lã” nói lên cái Gen của dòng giống Viêt là cực kỳ quí báu). Từ chỉ vật cụ thể là cái Rễ cây lúa, người Việt đã trừu tượng hóa lên thành cái đầu tiên của tư duy là Lễ, Rễ=Lễ, cây có Rễ khỏe mới lên thành cây lành mạnh, người có biết Lễ mới thành người lành mạnh có nhân cách.( Hán ngữ gọi Rễ là “cân”, gọi lơ lớ Lễ là “lỉ” ). Cám và Tấm dù xấu dù tốt cũng bỏ đi hết, người Việt chỉ giữ lại cái Gạo để còn mãi “Đầu Gạo” = Đạo và “Đầu Gạo” = Đào. Lời gọi trong truyện Tấm Cám: “Bống Bống Bang Bang, ăn cơm bạc cơm vàng nhà ta” (Hồng Hồng Bàng Bàng giữ Cơm bạc cơm Vàng nhà ta. “Văn Lang”=Vàng). Những bọn xuyên tạc truyện Tấm Cám ở Bộ GDĐT ngày nay không hiểu được cái hồn Việt nên không thể phủ nhận được lịch sử Văn Lang 5000 năm văn hiến. Bống là tên con cá nhỏ xíu, tại sao không gọi “bống bé, bống bé” cho nó giống âm “bây-bi, bây-bi” ? Bởi lẽ, đừng có mà đi tìm đâu nguồn gốc truyện Tấm Cám trong “Lĩnh Nam chích quái” từ bên Ấn Độ hay từ Phương Tây, nó chính cống là sản phẩm của Lĩnh Nam của người Viêt thời đại Hùng Vương. Truyện cổ tích xưa truyền lại lời lẽ như thế nào hãy để nguyên như thế, đừng có đem làm thành “đề tài nhà nước cấp” mà viết lại là phá hỏng di sản văn hóa phi vật thể. Người Việt chỉ cần giữ lại cái Đạo, đó là Đạo Việt. Gạo = Khao = Cao = Keo = Kinh = Cơm = Kome = Mễ. Người Thái Lan gọi gạo là Khao; người Thái-Tày gọi người Kinh là Keo; kinh đô cổ đại của người Kinh là Cảo Kinh; người Nhật Bản gọi gạo là Kô-mê; người Hán gọi gạo là Mễ. Văn minh lúa nước của người Việt đã làm nền tảng cho nền văn minh Trung Hoa.
    Cái minh triết của chuyện cổ tích “Tấm Cám” thể hiện cả ở đặt tên truyện (Tại sao không đặt tên là cô Mè với cô Đậu hoặc cô Cà Pháo với cô Mắm Tôm, cũng đều là gần gũi cả, cà pháo chấm mắm tôm tức là “cà pháo ăn đứt mắm tôm” rồi còn gì). Đó là bởi vì Tấm (Nhóm 1), Cám (Nhóm 1) đều là đặt tên như vậy ý muốn nói về tư duy của hai con người sẽ hướng ra ngoài như thế nào (gọi là đối xử hay xử thế), chỉ có điều một người như Tấm thì luôn muốn hướng cái Thiện (Nhóm 0) ra ngoài (gọi là tinh thần vị tha), một người như Cám thì luôn muốn hướng cái Ác (Nhóm 1) ra ngoài. Thiện (Nhóm 0 = Âm ) là cái Trong, luôn có sẵn, người xưa nói “Nhân chi sơ tính bổn Thiện”; Ác (Nhóm 1 = Dương) là cái Ngoài vào, do nhiễm từ Ngoài khi con người lớn lên trong môi trường xã hội, Cám đã tập nhiễm cái Ác từ mẹ nó từ khi nó còn nhỏ.( Người Hán mượn chữ “Thiện” “Ác” của người Việt, nhưng phát âm lơ lớ là “Sàn” “Ừa”, thanh điệu đều thuộc Nhóm 1, tức Ngoài vào, chứng tỏ họ đã du nhập văn hóa từ Ngoài vào, từ các dân tộc khác, và câu đầu tiên trong “Tam tự kinh” là “Nhân chi sơ, Tính bổn thiện” thể hiện là của người Việt, cũng như thơ Đường chỉ có đọc bằng giọng của người Việt Nam mới diễn tả được đúng sắc thái nội dung và đúng âm luật của nó – Thơ Đường đạt đến tính hàn lâm bác học của nó là ở các thi đàn, tao đàn phát triển phổ biến thời Đường, nhưng chủ nhân các thi đàn ấy lại là quần chúng “tiên hiền Bách Việt” - ).



      Hôm nay: 28/3/2024, 6:10 pm