Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Hùng Vương Hay Lạc Vương (2) Ngôn từ Việt. Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Hùng Vương Hay Lạc Vương (2) Ngôn từ Việt. Flags_1



    Hùng Vương Hay Lạc Vương (2) Ngôn từ Việt.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Hùng Vương Hay Lạc Vương (2) Ngôn từ Việt. Empty Hùng Vương Hay Lạc Vương (2) Ngôn từ Việt.

    Bài gửi by Admin 19/2/2012, 9:59 am

    Hùng Vương Hay Lạc Vương (2) Ngôn từ Việt.

    Lãn Miên , nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/

    Người Việt không chỉ lấy tên đất làm họ mà còn lấy tên cây cỏ làm họ (Người Nga lại thường lấy tên nghề làm họ, ví dụ họ Tkatrốp, thì tkatrốp vốn nghĩa là thợ rèn; người Nhật hay lấy vị trí nơi ở làm họ, ví dụ họ Yenoda viết chữ là Điền Trung, tức dân trong đồng chứ không phải là dân ngoài bãi). Ví dụ họ Lê , chữ Lê theo Hứa Thận hướng dẫn cách đọc: lướt Lang Khê =Lê (hoặc lái Lang Khê = Lê Khang), giải thích nghĩa: dính dựa gạo dính thơm. Vậy nghĩa chữ Lê chính là lúa Nếp. Việt ngữ có các từ Lề Nếp, Lề Thói, Nề Nếp đều là nâng ý của Lê ( lúa nếp), có dã xôi nếp để làm bánh dầy thì mới biết nó dính đến mức nào, nên còn có từ Lề Mề là dính lại rất chậm, lại còn từ Nền Nếp là cái nền bằng bánh chưng đỡ cái bánh dầy bên trên là trời trong trắng, đều là từ do nâng ý của vật cụ thể (Minh triết là: hạ giới có nền nếp tức sống theo luật, tức biết Buộc nhau bằng Lạt Hồng = Luật Rộng, mà Luật là do đã Luộc kỹ bằng hội nghị rồi mới thành Luật Chín = Chính Luật, thì trời mới được bảo vệ trong trắng mãi mãi như cái bánh dầy chứ không bị ô nhiễm đến thủng ô dôn để gây ra “biến đổi khí hậu toàn cầu”). Bản thân chữ Lê là có bộ Hòa (Hột lúa Ta=Hòa), bộ tia nắng mặt trời, bộ Nhân là người, bộ Thủy là nước, nghĩa là: dân trồng lúa nước (xưa chỗ bộ Thủy là bộ Hắc, đều như nhau cả, hoặc là nước, hoặc đại diện bằng màu ngũ hành của nước là màu đen, Đen=Hoẻn=Hắc=Đặc=Đậm=Lầm=Thâm=Thủy, màu đặc, màu lầm, màu thâm là những từ dùng trong nghề nhuộm vải, đàn bà Việt mặc váy vải lầm hoặc vải thâm, Vải Quay = Váy, (nói lái như Hứa Thận thì Vải Quay = Váy Quai, nên còn có câu “xắn váy quai cồng”) Mảnh Quấn = Mấn (nói lái Mảnh Quấn = Mấn Quảnh) đều hình giống như “Cái thúng mà thủng hai đầu, bên Ta thì có bên Tàu thì không”. “Lê tộc phổ” (của Trung Quốc) thì ghi họ Lê là dòng Cửu Lê ( tức Lê rất cổ) thuần chủng là gen phương nam, da ngăm đen, là dân trồng lúa nước đầu tiên. Nếp cũng là giống lúa đầu tiên của văn hóa Hòa Bình cách nay hàng vạn năm. Khi ấy là ở bên Ni, làm Nương, có Nếp, còn gọi là Nếp Nhứt, sau biển rút, khai thác đồng bằng là bên Tê thì mới có giống lúa Tẻ (Tẻ=Tê là số hai, tiếng Khơ Me) năng suất cao hơn. Lúa Nếp là ăn phổ biến ở Tây ĐNÁ lên tận Qúi Châu ( tức Cửu Chân), nơi có rượu nổi tiếng vùng sông Xích Thủy (nơi xưa là nước Xích Qủi). Lê cũng mang nghĩa là đen, màu ngũ hành của nước. Việt ngữ có từ dính âm-dương là Le-Lói tức Tối-Sáng, Le=Lem=Đêm=Đen, Lói=Blời=Rọi=Chói=Cháy=Tày=Thay=Thái… toàn bộ các tộc Bách Việt của dân mặt trời phương nam nóng ẩm trồng lúa nước. Về sau có từ nâng ý là từ Lê Dân tức "dân đen" = "dân đông" để chỉ số đông dân thường không có quyền lực gì trong xã hội. Nhưng cũng giống chữ Lê, ban đầu là chỉ thực vật: Nếp, chữ Dân ban đầu cũng là chỉ thực vật: Mầm, nhưng mầm lúa thì nó rất đông ở ngoài đồng, cũng giống như người rất đông trong xã hội. Chữ Dân theo Hứa Thận: đọc: lướt âm Di Lân = Dân, (hoặc lái Di Lân = Dân Li ) , nghĩa: là rất nhiều cái mầm cây, chữ cổ văn , chữ triện . Hóa ra những từ chỉ người: Mân = Mằn = Man cũng là do từ Mầm mà ra, từ Dân là do từ Dâm mà ra, lấy một đoạn mía mà dâm xuống đất thì nó mọc lên rất nhiều mầm. Thế mới hiểu ra là từ tư duy nào mà có câu thành ngữ “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” từ truyện truyền thuyết “Cao Biền dấm binh”( cắm vào đất khô thì gọi là dâm, cắm vào nước vì có sắc nên gọi là dấm). Chuyện kể rằng Cao Biền dấm đậu xanh cho nó mọc mầm để hô biến thành quân binh vô số kể, nhưng chúng dậy non chết yểu hết, bởi vậy mà không đánh được nước Việt. Dân, nghĩa là đông đúc như mầm lúa sạ ngoài đồng. Mầm ấy đúng là mầm, mầm phúc cũng đó mà mầm họa cũng đó, do chính sách và giáo dục mà sẽ gây nên, nhân nào thì quả nấy.
    Tư duy Việt, con người là quí trọng nhất. Theo Hứa Thận, chữ Nhân
    đọc: lướt Như Lân = Nhân ( hoặc lái Như Lân = Nhân Lư cũng vậy, nếu Hán ngữ phát âm thì Rú Lín = Rín, không đúng với phát âm chữ Nhân của họ là Rấn), nghĩa: kẻ tính quí nhất trong trời đất. Những từ chỉ cá nhân một cách kính trọng trong Việt ngữ là Kẻ = Cả = Gia = Giả = Cha. Kẻ như Kẻ sĩ, Kẻ anh hùng (nhưng câu “Nguyễn Huệ là Kẻ anh hùng…” trên bia ở đền thờ Quang Trung Hoàng Đế tại núi Quyết thì lại bị chúng cho đục mất để thay bằng bài khác). Cả thường dùng đi với chuyên môn, như Cả Kèn là người chuyên thổi kèn, Cả Trống là người chuyên đánh trống, Cả Nề là chuyên làm xây dựng, Cả Chài chuyên đánh cá, Cả Văn chuyên viết văn, Cả Nhạc chuyên viết nhạc. Về sau khi bị đô hộ, những kẻ có học, chịu nô lệ để được làm quan nên viết theo kiểu Hán hóa là Nhạc Gia, Văn Gia… Nhưng Hứa Thận hai ngàn năm trước thì giải thích cách đọc chữ Gia : đọc: lướt Cổ Nha = Cả ( hoặc lái Cổ Nha = Cả Nhô), nếu theo phát âm Hán ngữ thì lướt Củ = Cả, trong khi họ đọc chữ Gia là Jia, trật lấc, vẫn phải Củ = Cả (hay lái Củ Yá = Cả Yú), vẫn thành là Cả, của Việt thì trước sau gì cũng trả về cho Việt là vậy. Trong khi các “hàn lâm” thì không gọi ông đánh cá là ông Cả Chài, mà gọi là ông Chài Gia (!). Hứa Thận giải thích chữ Giả : đọc lướt Chi = Cha (hay lái Chi Dã = Cha Dĩ), chữ Giả đọc là Cha. Hai từ đồng nghĩa ghép thành từ đôi càng nhấn ý nói lên sự tôn trọng hết mực, nên mới có từ Cha Cả . Qua hướng dẫn cách đọc mà Hứa Thận nêu thì thấy QT (thay Rỡi và thay Tơi để có một nôi khái niệm) là hoàn toàn đúng: Kẻ=Cả=Gia=Giả=Cha. Chỉ có những kẻ phủ nhận văn hiến Lạc Việt 5000 năm ở nam Dương Tử mới cho rằng từ Giả là sang còn từ Kẻ là nhà quê.
    Hứa Thận là người tỉnh Hà Nam tức vùng Trung Nguyên, viết “Thuyết Văn Giải Tự” hồi đầu công nguyên, giải thích cách đọc chữ nho bằng cách lướt (thiết
    ) hai âm của hai chữ khác , hoặc lái (phản thiết ) hai tiếng đó. Vậy mà cứ phải đọc chữ nho như người Việt Nam đọc hay như người Quảng Đông đọc thì mới lướt thành đúng hoặc lái thành đúng, còn đọc như người Hán đọc thì trật. Vậy thì cái âm đọc của người Việt Nam mới đúng là cái ngôn ngữ chân chính ở Trung Nguyên thời cổ đại ? Lại còn kiểu nói lái của Hứa Thận vận dụng lại phải như là kiểu nói lái của người đàng trong mới đúng (ví dụ Độ Hầu = Đầu Hộ, để hướng dẫn cách đọc đúng chữ Đầu), còn nếu như kiểu nói lái của người đàng ngoài thì cũng sai (ví dụ Độ Hầu = Hậu Đồ, chẳng ra được âm Đầu)

    Chữ Mẫu
    , đọc: lướt Mạc Hậu = Mậu, (lái: Mạc Hậu = Mậu Hạc), nếu phát âm như Hán lướt: Mua Hâu = Mâu, (lái: Mua Hâu = Mâu Hua), sai, Hán đọc Mẫu là “Mủ”

    Chữ Đầu
    , đọc: lướt Độ Hầu = Đầu (lái: Độ Hầu = Đầu Hộ), nếu phát âm như Hán lướt: Tu Hấu =Tấu, (lái: Tu Hấu=Tâu Hú), sai, Hán đọc Đầu là “Thấu”

    Chữ Ngưu
    , đọc: lướt Ngữ Cầu = Ngầu (lái: Ngữ Cầu = Ngầu Cữ), nếu phát âm như Hán lướt: Uỷ Xíu = Uýu (lái: Uỷ Xíu = Uýu Xủy), sai, Hán đọc Ngưu là “Níu” (Ngầu là con trâu, tiếng Quảng Đông. Cái nôi Việt: Tlu=Tru=Trâu=Ngầu=Ngưu=Sửu). Qua chữ Ngầu này của Hứa Thận (cùng vô vàn chữ khác) thì thấy thời Hứa Thận 2000 năm trước người ở Trung Nguyên nói ngôn ngữ là tiếng Quảng Đông ( vậy thì trách gì cái việc người Hồng Kông nói tiếng Hồng Kông ?)

    Hứa Thận giải thích: “Xuất
    nghĩa là tiến, giống như tre mọc đầy lên trên”. Chữ Xuất đọc: lướt Xích Luật = Xuất, (lái: Xích Luật = Xuất Lịch), nếu Hán phát âm: Xử Luy = Xủy, (lái Xử Luy = Xủy Lư), sai, Hán đọc Xuất là “Su”

    Hứa Thận giải thích: “Mộc
    là Mạo , đội đất lên mà sống”. Như vậy nó chính là chữ Mọc của tiếng Việt, cũng giống như là Xuất.

    Qua giải thích của Hứa Thận thì thấy như QT (thay Rỡi và thay Tơi để tạo được một nôi khái niệm) là đúng: Mầm=Mào=Mão
    = Mạo = Mộc = Mọc = Xóc = Xảy = Xuất . Tất cả những từ này đều là tạo ra từ sự quan sát nảy mầm hạt giống của dân Việt nông nghiệp trồng trọt: Mầm là cái gạo (Gạo=Đạo=Đầu) của hạt đã nở ló ra, Mào là cái như mọc ra trên đầu con gà, Mão là cái đội như mọc trên đầu, Mạo là đội (mạo danh là đội danh), Mộc là “đội đất lên mà sống” như Hứa Thận giải thích, tức là cái mầm rồi lớn thành cây, chứ không phải mộc là gỗ,( người Nhật Bản đọc chữ Mộc là “ky” theo cái âm thuần Nhật có nghĩa là “cây”), Xóc là cho ra như xóc đĩa, Xảy là nảy ra, Xuất là ra. Tất cả những từ trên đều là từ thuần Việt hết. Vậy mà những từ có viết bằng chữ nho thì người ta lại bảo là “từ Hán Việt” và lớn giọng tuyên bố rằng “Trong tiếng Việt hiện đại có đến 70% là từ Hán Việt, tức từ gốc Hán”( ! )


      Hôm nay: 29/3/2024, 1:48 pm