Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Tần thúy hoàng , Triệu Đà và Gia Long. Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tần thúy hoàng , Triệu Đà và Gia Long. Flags_1



    Tần thúy hoàng , Triệu Đà và Gia Long.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Tần thúy hoàng , Triệu Đà và Gia Long. Empty Tần thúy hoàng , Triệu Đà và Gia Long.

    Bài gửi by Admin 28/12/2011, 4:27 pm

    Nguyễn Thiếu Dũng , nguồn : http://www.anviettoancau.net

    Xét về mặt phổ hệ Tần Thủy Hoàng, Triệu Đà và Gia Long là đồng tông nhưng không đồng tộc. Cả ba đều là người Việt. Họ đều có gốc từ Cao Dao, một trong tứ thánh thời Thượng cổ.

    Cao Dao (皋陶) là hiền thần thời vua Vũ nhà Hạ, truyền thuyết nói Cao Dao sanh vào thời vua Nghiêu, thời vua Vũ nhà Hạ được cử giữ chức quan hình pháp, lấy chính trực trị người nên được xem là tỵ tổ tư pháp Trung Quốc.

    Khổng Tử liệt Cao Dao vào hàng Thượng Cổ tứ Thánh: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ, Cao Dao.

    Sách “Minh nhất thống chí”, “Thanh nhất thống chí” đều ghi Cao Dao người Hồng Động.

    Sách “Hồng Động huyện chí” ghi Cao Dao người huyện Hồng Động, thôn Sĩ Sư, khi chết chôn tại phía đông thôn, miếu thờ lập ở phía đông bắc thôn.

    Lại có thuyết khác, sách “Lã thị Xuân Thu thông thuyên” nói Cao Dao là quan Tư pháp thời Ngu Thuấn, người Cao thành (nay là Lục An tỉnh An Huy) Cao Dao là hậu duệ của Thiếu Hạo thủ lĩnh Đông Di, họ Yển. Hiện nay phía đông thành phố Lục An có mộ Cao Dao

    Tương truyền Cao Dao có ba người con trai. Con trưởng là Bá Ế (tức Bá Ích) giỏi thuần hóa chim thú, làm quan nước Ngu, ăn lộc ở Doanh nên mang họ Doanh, hậu duệ Bá Ích được phong ấp Tần hợp xưng Doanh Tần, Tần Thủy Hoàng chính là dòng dõi Bá Ích, con cháu Bá Ích sau dời về trấn Triệu Thành, huyện Hồng Động, tỉnh Sơn Tây là thủy tổ của họ Triệu. Con thứ Trọng Chấn, làm quan nhà Hạ, được phong đất Lục (Lục An, tỉnh An Huy). sau phong đất Yển ( Khúc Phụ Tây, tỉnh Sơn Đông) nên mang họ Yển. Họ Yển về sau lập nước Nguyễn, hậu duệ mang họ Nguyễn. Các họ Thư, Từ, Nguyễn, Giang, Hoàng, Diệp đều là hậu duệ của Cao Dao.

    Như vậy Tần Thủy hoàng họ Doanh, Triệu Đà họ Triệu cùng gốc Cao Dao, dòng Bá Ích. Gia Long họ Nguyễn, họ Nguyễn có nguồn gốc từ Cao Dao nhưng thuộc dòng thứ Trọng Chấn.



    Tần Thủy Hoàng, họ Doanh tên là Chính, sử gọi là Tần Vương Chính.

    Tần Thủy Hoàng là con trai của Tang Tương Vương nước Tần tên Tử Sở và mẹ là Triệu Cơ (người đẹp nước Triệu) nguyên là thiếp của thương gia Lã Bất Vi.

    Tử Sở vốn là con tin của nước Triệu vì vậy sinh Tần Thủy Hoàng tại Kinh Đô Hàm Đan nước Triệu, do đó Tần Thủy Hoàng còn có tên là Triệu Chính, ông sinh năm 259 TCN, lên ngôi năm 247 TCN, năm 221TCN tiêu diệt sáu nước Triệu, Ngụy, Hàn, Sở, Yên, Tề thống nhất Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng mất năm 210 TCN

    Để tránh vết xe đổ của nhà Chu do chế độ phân phong cát cứ khiến chư hầu lộng hành, Tần thủy Hoàng thành lập chế độ quận huyện. Đứng đầu quận là quận thú có quận úy phụ tá coi về quân sự.



    Triệu Đà người huyện Chân Định (真定), quận Hằng Sơn (恒山), thời Tần (nay là huyện Chính Định (正定), tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc; cùng quê với Triệu Tử Long (Triệu Vân) danh tướng thời Tam Quốc )

    Năm 218 trước Công Nguyên, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư (屠睢, còn đọc Đồ Tuy) làm chủ tướng, chỉ huy 50 vạn quân đi bình định miền Lĩnh Nam. Đồ Thư chiếm được nhiều đất đai nhưng cuối cùng bị tử trận. Tần Thuỷ Hoàng sai Nhâm Ngao ([5]) cùng Triệu Đà đến cai trị vùng Lĩnh Nam. Khi Đồ Thư chiếm được vùng đất Lĩnh Nam, Tần Thuỷ Hoàng lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng Quận (nam Quảng Tây), bổ nhiệm Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Nam Hải gồm 4 huyện Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương; Triệu Đà làm Huyện Lệnh Long Xuyên. Đó là đất của dân Bách Việt.

    Tần Thuỷ Hoàng chết (210 TCN), Tần Nhị Thế nối ngôi, hào kiệt nổi lên khắp nơi, mạnh nhất Lưu Bang và Hạng Vũ (từ năm 206 TCN), Trung nguyên lâm vào cảnh rối ren loạn lạc.

    Năm 208 trước Công nguyên, quận uý Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết cho gọi Triệu Đà đến, dặn dò đại ý rằng: “ Đất Phiên Ngung thế núi hiểm trở, đất Nam Hải có núi chắn, có biển kề, rất thuận lợi cho việc dựng nước”. Khi nhà Tần diệt vong, Triệu Đà liền đánh chiếm Quế lâm, Nam Hải, Tượng quận lập nước Nam Việt xưng là Nam Việt Vũ Vương, chủ trương “hòa tập Bách Việt” ăn ở theo tập tục người Việt.

    Thời Cao Hậu, Triệu Đà xưng Đế, đem quân đánh quận Trường Sa, “đi xe mui lụa màu vàng, cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc.

    Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc của An Dương Vương vào Nam Việt biến Nam Việt thành một quốc gia rộng lớn nằm về phía nam núi Ngũ lĩnh, gồm tỉnh Quảng Đông, một phần Quảng Tây, một phần Phúc Kiến (nay thuộc Trung Quốc), phía nam đến tận Hà Tĩnh (Việt Nam ngày nay).

    Sau khi nhà Hán tiêu diệt Nam Việt sáp nhập phần đất thuộc Trung Quốc ngày nay thì sử thư Trung Hoa xem Triệu Đà là người Trung Quốc và cho là ông có công Hán hóa người Việt, mặc dầu Sử Ký của Tư Mã Thiên xác định Triệu Đà chống lại nhà Hán để bảo vệ căn tính Việt.

    Sử gia Việt Nam thì chia làm hai phái, một công nhận Triệu Đà và Nam Việt Quốc thuộc Kỷ nhà Triệu Việt Nam, một ngược lại phản bác cho là xâm lược.

    Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780), tác giả Việt sử tiêu án đã viết: “Đến như việc tán tụng công lao của Triệu Đà đã xướng ra cơ nghiệp đế vương trước tiên, Lê Văn Hưu sáng lập ra sử chép như thế, Ngô Sĩ Liên cứ theo cách chép ấy không biết thay đổi, rồi đến bài Tổng luận của Lê Tung, thơ Vịnh sử của Đặng Minh Khiêm thay nhau mà tán tụng, cho Triệu Đà là bậc đế của nước ta. Qua hàng ngàn năm mà không ai cải chính, vì thế tôi phải biện bạch kĩ càng” (4).

    “Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nướcThục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy”.

    Nói như Ngô Thì Sĩ thì đúng ý của sử gia Trung Quốc, họ cho đất Bách Việt là đất của họ, Triệu Đà là người của họ. Mao Trạch Đông còn phong cho Triệu Đà là “Nam hạ cán bộ đệ nhất nhân” có công khai phá miền nam Ngũ Lĩnh.

    Các sử gia chính thống của ta thì thừa nhận Triệu Đà “có công mở đầu sự nghiệp đế vương cho nước Việt ta”

    Lê Văn Hưu nói: “Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được”

    Đến thời Nguyễn Trãi (1380-1442). Mở đầu Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi cũng đề cao vai trò “gây nền độc lập” của Triệu Đà:

    “ …Như nước Đại Việt ta từ trước

    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

    Núi sông bờ cõi đã chia

    Phong tục Bắc Nam cũng khác

    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương…

    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

    Song hào kiệt đời nào cũng có!”…

    Nguyễn Trãi đã xác định hai điều cốt tử :

    Triệu, Hán mỗi bên hùng cứ một phương, núi sông bờ cõi đã phân định.

    Phong tục Bắc Nam cũng khác.

    Người Trung Quốc định nghĩa Hoa là quần áo đẹp, Hạ là to lớn có nghĩa với họ dân tộc Hoa Hạ không kết nối với nhau bằng huyết thống mà chính là do văn hóa phong tục tập quán, bị Hán hóa là chấp nhận y quan, tập quán của người Hoa. Triệu Đà luôn chống lại điều này, hơn ai hết nhà vua là người Việt, người Việt từ trong máu, gọi ông là người Hán là cưỡng bức lịch sử.

    Đâu phải Triệu Đà quê ở Chân Định, Hà Bắc mà vội kết luận ông là người Hán, hoàn toàn sai lầm. Triệu Đà họ Triệu, mà họ Triệu là hậu duệ của Cao Dao người Đông Di (Bách Việt) vì vậy ông có gen Việt. Đất đai của Trung Quốc hiện nay nguyên thủy là đất của người Việt, người Việt vào đấy trước người Hoa hằng mấy nghìn năm, hiện còn lưu lại nhiều di chỉ ở khắp nơi từ nam đến bắc. Khi người phương Bắc tràn xuống chiếm cứ Trung Nguyên người Việt đã thiên di trở về phương Nam nơi khởi thủy của họ ở Đông Nam Á khi từ Đông Phi đến, nhưng họ không thể chạy hết, chỉ một số ít chạy được còn thì phải ở lại rồi dần dần bị Hán hóa.

    Triệu Đà đến Lĩnh Nam là trở về với đồng bào của mình nên dễ hòa nhập với người Bách Việt phương Nam, sống thỏa mái trong theo tư thế người Việt. Đừng quên Lĩnh Nam là giang sơn của Văn Lang, là vùng đất mà Hai Bà Trưng đã đứng lên đạp đổ 65 thành để giành độc lập tự chủ trước quân nhà Hán xâm lược.

    Triệu Đà hãnh diện tự xưng “ Man Di đại trưởng lão phu” và thường lên án Cao Hậu hay kỳ thị phân biệt Hoa Di, Hán Việt. Man= Di= Hoa là tên tự gọi của chủng tộc không có phân biệt đẳng cấp như sau này.

    Năm 179 TCN Triệu Đà gởi thư cho Hán Văn Đế nói mình ở đất Việt đã 49 năm, đã có cháu bồng, ông sống theo lối Việt, ăn cơm Việt, lấy vợ Việt, con cháu ông cũng vậy, thì rõ là Triệu Đà đã Việt hóa từ lâu rồi, mà thần dân ông toàn là người Việt thì ông là người Hán chỗ nào. Cứ xem những người có gốc Bách Việt chạy sang Việt Nam họ hòa nhập rất nhanh, chỉ mới nửa đời thôi đã là người Việt rồi đến thế hệ thứ hai thứ ba họ hoàn toàn là người Việt sẳn sàng chết để bảo vệ đất nước mình đang sinh sống, lịch sử không thiếu những dẫn chứng.

    Ta cũng không thể quên tinh thần chống Hán để bảo vệ giang sơn Việt của Lữ Gia. Khi biết Cù Thái hậu muốn dâng Nam Việt cho nhà Hán, Lữ Gia đã truyền hịch khắp nước: “Vua còn nhỏ tuổi, thái hậu vốn là người Hán, lại cùng với sứ giả nhà Hán dâm loạn, chuyên ý muốn nội phụ với nhà Hán, đem hết đồ châu báu của Tiên Vương dâng cho nhà Hán để nịnh bợ, đem theo nhiều người đến Trường An rồi bắt bán cho người ta làm đầy tớ, chỉ nghĩ mối lợi một thời, không đoái gì đến xã tắc họ Triệu và lo kế muôn đời". Bèn cùng với em đem quân đánh, giết vua và thái hậu, cùng tất cả bọn sứ giả nhà Hán, rồi sai người đi báo cho Tần Vương ở Thương Ngô và các quận ấp, lập con trưởng của Minh Vương là Thuật Dương Hầu Kiến Đức làm vua”. Những người tự cho mình yêu nước Việt hơn ai hết để rồi phỉ báng Triệu Đà, Lữ Gia có thể nào làm hơn Triệu Đà, Lữ Gia không?

    Các sử gia Trung Quốc bây giờ chỉ nhấn mạnh ở chỗ Triệu Đà người Hà Bắc lập quốc rồi chịu thần phục nhà Hán, Nam Việt quốc tồn tại như một địa phương cát cứ “赵佗归汉, 岭南正式列人中统一的版图”(Triệu Đà quy Hán, Lĩnh nam chính thức sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc thống nhất), mà lờ đi chuyện nhà Hán xua quân xâm lăng Nam Việt, lờ chuyện Nam Việt đã chiến đấu đến cùng cho nền độc lập vô vọng của mình nhằm muốn chính thống hóa đất Lĩnh Nam, văn minh Nam Việt là của Trung Quốc mà thôi.

    Thái Bá người nhà Chu (người Hoa) vượt Trường Giang đến ở với người Việt, cắt tóc ngắn xăm mình, lập nước Câu Ngô, không ai không nói Câu Ngô là nước của người Việt. Nhà Nguyên, nhà Thanh xâm lược Trung Quốc nhưng sử Trung Quốc có liệt vào kỷ Bắc thuộc ?



    Không như Ngô Thì Sĩ lớn giọng phủ nhận “ Than ôi! Đất Nam Hải , Quế Lâm không phải là đất Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam” các vị vua Việt Nam vẫn đau đáu miền đất Quảng Đông, Quảng Tây. Vua Quang Trung từng có ý định lấy lại Lưỡng Quảng.

    Vua Gia Long tên thực là Nguyễn Phúc Ánh theo phổ học cùng gốc với Tần Thủy Hoàng họ Doanh, Triệu Đà họ Triệu. Theo truyền thuyết họ Doanh, họ Triệu, họ Nguyễn đều là hậu duệ của Cao Dao người Đông Di , Tần Thủy Hoàng Hoa hóa, còn Triệu Đà, Gia Long là người Việt.

    Vua Gia Long sau khi thống nhất sơn hà, năm 1804 sai Thượng Thư Lê Quang Định đi sứ Trung Hoa xin phong và xin đổi quốc hiệu, trong thư gởi Gia Khánh nhà Thanh có nói: “ Các đời trước mở mang cõi Viêm Bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”

    Nhà Thanh không đồng ý tên Nam Việt, Gia long nói thẳng không cho thì không chịu phong, Gia Khánh bèn đổi là Việt Nam với ý “tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên cũ của Lưỡng Việt ở nội địa [Trung Quốc] lại phân biệt hẳn.( Đại Nam thực lục, Đệ nhất kỷ, quyển XXIII, tr. 580.Nxb Giáo Dục, 2002)

    Thư của Gia Long dường như muốn dấu một sự thực dưới lớp ngôn từ thủ thuật ngoại giao. Xứ Đàng Trong không có tên Nam Việt, Trung Quốc thường gọi là An Nam, Nhật Bản gọi là Giao Chỉ, cũng có khi hai nước gọi xứ của chúa Nguyễn là Quảng Nam Quốc. Nhà Lê xưng nước là Đại Việt vậy sao Gia Long lại chọn tên Nam Việt nói là khôi phục hiệu cũ trùng tên nước Nam Việt của Triệu Đà, còn nói quốc hiệu là Nam Việt chỉ mới truyền nối hơn 200 năm mà lại gồm cả Việt Thường. Rõ là hư hư thực thực khó lường.

    Theo Đào Duy Anh:

    "Sách Điền Hệ của Súy Phạm viết về các dân tộc thiểu số ở miền Vân Nam cho biết rằng một dân tộc thiểu số tên là Sản Lý hay Xa Ly, có truyền thuyết nói rằng đời Chu Thành vương họ sai sứ giả đến triều cống, khi về được Chu công cho xe chỉ nam, vì thế họ lấy tên là Xa Lý. Lại có một dân tộc khác là Lão Qua (Lào) có truyền thuyết rằng ở thời nhà Chu, tổ tiên của họ là nước Việt Thường. Sách Điền nam tạp chí thì nói Diến Điện (Mianma) là nước Việt Thường xưa. Những dân tộc kể trên nhận Việt Thường là tổ tiên xa của mình đều có thể là di duệ của người Di Việt, tức của người Việt tộc xưa cả. Do đó chúng ta có thể đoán rằng nước Việt Thường xưa, một nước của Việt tộc ở miền nam Dương Tử, có thể tồn tại thực, cho nên một số dân tộc di duệ của Việt tộc ngày nay, trong ấy có Việt Nam, vẫn còn ghi nhớ mà xem như nước tổ của mình" ( Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, NXB VHTT 2005, trang 218, 219).

    Như thế, ta có thể thấy được ẩn ý của Gia Long muốn khôi phục lại quốc hiệu Nam Việt của Triệu Đà để nhớ rằng lãnh thổ rộng lớn của nước ta đã từng gồm cả phía nam Ngũ Lĩnh.

    Hàm ý của Gia Long cũng là niềm tiếc nuối của Tự Đức:

    “ Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc!”. (Khâm Định Việt Sử thông Giám Cương Mục, tập 1, tr. 108 (Tb. II, 3 – 4). Châu phê của Tự Đức (dẫn theo Trần Xuân An).

    Với Nam Việt, Gia Long và Quang Trung đã gặp nhau, những người anh hùng đã có công thống nhất giang sơn không thể không để giấc mộng của mình bay cao hơn.



    Ý kiến của Văn Nhân về 2 chữ ...nay là .

    Ông Cao Dao là nhân vật của huyền sử chính vì vậy ông mới có thể sống xuyên thời gian qua 3 triều đại , sinh thời đế nghiêu , làm quan tư pháp thời đế Thuấn và là hiền thần trông coi về hình pháp thời Đại Vũ , chắc là so với Đại Vũ ông cũng không hơn kém bao nhiêu tuổi nên vua Vũ mới có ý định truyền ngôi cho ông .

    Đã gọi là nhân vật của huyền sử nên không - thời gian bao trùm dĩ nhiên là huyền ảo , người đọc đừng dùng mắt thường mà đong đếm rồi phán xét vô lý - có lý ...

    Huyền sử họ Hùng viết trên cái nền Dịch học nên nhân danh thường là ‘chức hiệu’ , địa danh thường là những ‘Dịch tượng’ dựa theo ngũ hành - Bát quái ...

    Địa danh Giao chỉ trong cổ sử chỉ nghĩa là chỗ giữa – chốn giữa thiên hạ , Cổ sử viết ‘thiên hạ’ khởi đầu chỉ có đất Đào – Đường là ý chỉ cái nhân ‘Giao chỉ’ có 2 phần ; Giao bắc ở hướng Xích đạo còn gọi là đất Đào - đỏ , Giao nam giáp với đất Nam Giao – kinh Thư nên còn gọi là Thường hay Đường , thường ở đây nghĩa là bình thường , thường đối nghịch với cao .

    Cặp đối đẳng trong ngôn ngữ Dịch học : thường và cao nói trên được người xưa dùng kết tạo ra 2 nhân vật huyền sử : Cao Dao (Giao ?) và Giao Thường , Giao Thường là tên của đế Nghiêu , trước khi lên ngôi báu đế Nghiêu mang tước Đường vương nghĩa là vương vùng Giao nam , suy ra ông Cao Giao là nhân vật đồng đẳng nên rất có thể ông là thủ lãnh dân vùng Giao bắc – xích đạo , chính vì điều này nên dù không là ‘đế’ ông Cao Giao vẫn được Khổng Tử liệt vào hàng Thượng Cổ tứ Thánh.

    Ông Cao Dao sinh ở Hồng động , sách khác viết là Cao thành ...

    Hồng – đào –đỏ - xích – minh tất cả cùng 1 nghĩa với từ Cao trong Cao thành xét theo chuẩn của Dịch học ; quẻ Ly - màu đỏ - số 9 cửu- cao ( Lạc đồ) hết thảy đều là Dịch tượng chỉ hướng Xích đạo – vùng nhiệt đới tức phần Giao bắc xưa (ngược với nay), dựa trên thông tin khí hậu chứa trong địa danh sử thuyết Hùng Việt cho phần Giao bắc này là đồng bằng Thanh nghệ tĩnh ngày nay.

    Đã là 1 không thời gian huyền ảo thì dựa vào đâu mà giới nghiên cứu sử địa Trung quốc phán ...nay là ...nay là ???.

    Không căn cứ mà phán bừa thì ai chả làm được ...thí dụ như sách “Lã thị Xuân Thu thông thuyên” nói Cao Dao là người Cao thành (nay là Lục An tỉnh An Huy) xin hỏi dựa vào đâu để nói : Cao thành nay là Lục An tỉnh An Huy ?, tương tự Sách “Hồng Động huyện chí” ghi Cao Dao người huyện Hồng Động, thôn Sĩ Sư cũng vậy , dựa vào đâu ???. xin nói thật với các vị học gỉa không học thật hay học thật nhưng không nói thật... nói ông Cao Giao sống ở Hà tĩnh xem ra có vẻ hợp lý hơn ....vì Hà Tĩnh có dãy Hồng Lĩnh ...., Hồng động nằm trong núi Hồng lĩnh có lý qúa đi chứ ?, xét khía cạnh khác ... danh từ ‘động’ nếu không nghĩa là cái hang thì là tên đơn vị hành chánh cơ sở đặc thù của nước Việt , Hồng động đồng nghĩa với Bắc động , vua Lê thái Tổ từng xưng là Lam sơn động chủ - Ngọc hoa động chủ ,người Tầu không hề dùng từ này vậy Hồng động ở đất Việt hay đất Tầu ?

    Nếu chỉ căn cứ vào chữ Cao và chữ Hồng thì cũng có thể nói ...ông Cao Giao là người ...tỉnh Đồng tháp , nơi sinh có thể là huyện Cao lãnh mà cũng có thể là huyện Hồng ngự ...và đế Thuấn do có tên là Diêu trọng Hoá nên xưa vốn gốc ở ga xe lửa Diêu trì Quảng Ngãi ...., Diêu là tên ông còn có thêm chữ trì vì ở ga ‘Diêu’ thời bao cấp cán bộ nhân viên ở đây đào ao nuôi cá cải thiện bữa ăn nên mọc ra chữ trì là cái ao mà thành ra ga Diêu Trì ...., tào lao như thế ...nhưng ai có thể chứng minh ... là sai ? , điều này cũng y như những chữ ...nay là ...nay là vô bằng của các học giả Trung quốc vậy , có gì bấu víu đâu ? .

    baogianghansy likes this post


      Hôm nay: 29/3/2024, 4:23 am