Bách Việt trùng cửu .
Câu chuyện Khổng Minh bảy lần bắt Mạnh Hoạch có lẽ ai cũng biết từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Nhưng cuộc chiến với Man Vương Mạnh Hoạch này đã xảy ra ở đâu? Hiện nay người ta chỉ dựa vào truyện Tam quốc diễn nghĩa mà … suy đoán, Mạnh Hoạch cầm đầu người Man, quấy rối nhà Thục Hán ở phía Nam, thì là vùng Vân Nam, Trung Quốc.
Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có ghi chép hoàn toàn khác về một cuộc đụng độ khá dài giữa Mạnh Hoạch và các vị quan đô hộ từ thời Đông Hán. Thần tích xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội ghi rất tỷ mỉ chuyện này, tóm tắt như sau:
Thời Hán Hiến Đế có ba anh em họ Chu là Chu Tuấn, Chu Hùng và Chu Kiệt, người ở Ba Trung (Ba Thục?). Khi họ ra làm quan cho nhà Đông Hán thì đổi tên thành Chu Cẩm, Chu Khiêm và Chu Đàm. Ba vị này được Hán Hiến Đế cử sang nước Việt để … chống Mạnh Hoạch vì khi đó “Tôn Quyền giận việc Lưu Bị cướp mất Kinh Châu liền bàn mưu với Mạnh Hoạch của nước Việt ta làm phản lại nhà Hán”. Khi 3 vị đến vùng Sơn Tây thì được tin “quan Chánh đô hộ cũ đã bị Mạnh Hoạch giết chết”. Ba vị liền đóng quân, chia nhau ở 3 trang ấp. Chu Cẩm đóng ở trang Cẩm Bào, nhận cháu của Sĩ Nhiếp, con Sĩ Cung, là Sĩ Năng làm Đệ nhất mưu sĩ, “đánh nhau với Mạnh Hoạch ở các xứ Tuyên Quang, Hưng Hóa”. Ba vị còn lập nhiều tuyến phòng thủ dọc từ Cẩm Bào tới Ái Châu.
Khi Tào Tháo soán ngôi nhà Hán, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung Vương, có cử “sứ giả nhà Hán đeo đai vàng” đến gặp, “phong cho ngài Cẩm làm Chánh đô hộ, ngài Khiêm và ngài Đàm cùng làm Phó đô hộ, để cùng giữ đất Nam Việt”.
Được một thời gian Chu Cẩm ốm mất. “Mạnh Hoạch sai người theo đường tắt từ Ái Châu men theo hai bờ sông tiến ra”. Chu Khiêm, Chu Đàm chống trả Mạnh Hoạch, bị thua và chết trận. Phải đợi đến khi Gia Cát Khổng Minh dẫn quân Nam chinh mới thu phục được Mạnh Hoạch…
Thần tích này hiện còn lưu tại đình làng Hương Ngải (Đình Giang). Hương Ngải là một xã có tiếng là hiếu học, nhiều người đỗ đạt và còn lưu nhiều nét văn hóa cổ như những chợ phiên chỉ bán một thứ đồ (lá dong, cá, gà, …) mỗi năm. Trong xã có đền thờ Tam Vị họ Chu, nay gọi là Quán Hương Ngải. Cổng đền có câu đối:
Vạn lý công quang y Hán nhật
Ức thu hạo khí phổ Nam thiên.
Dịch:
Vạn dặm công cao ngời ngày Hán
Nghìn thu hào khí phủ trời Nam.
Cổng Đền Tam vị hay Quán Hương Ngải
Các cụ cao tuổi ở Hương Ngải buổi chiều vẫn ra sân đền ngồi đánh cờ.
Theo tư liệu này thì Mạnh Hoạch đã tấn công Giao Châu, giết quan đô hộ từ thời Đông Hán, khi cả Tôn Quyền lẫn Lưu Bị còn chưa làm chủ được Giao Châu. Vùng đất của Mạnh Hoạch có thể xác định khá rõ theo thần tích, là vùng giáp với “Tuyên Quang, Hưng Hóa” tới tận “Ái Châu”, hay là vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay. Mạnh Hoạch là người Mán ở Tây Bắc Việt Nam. Chuyện này nghe qua thấy quá kỳ lạ nhưng không phải không có căn cứ.
Theo Tam quốc diễn nghĩa Gia Cát Lượng sau thu phục Mạnh Hoạch, lúc rút quân có dừng lại sông Lư Thủy, làm lễ tế cho các tử sĩ trong cuộc Nam chinh. Trong bài văn tế có câu:
"Từ khi giặc xâm lăng cõi Thục
Binh khởi đất Mường"
“Đất Mường” ở đây cho thấy Man=Mường, Man Vương Mạnh Hoạch là người cầm đầu các tộc người Mường Mán ở Tây Bắc Việt Nam. Sông Lư Thủy có thể là sông Lô, chảy vào Việt Nam ở Hà Giang ngày nay. Lư và Lô là 2 cách phát âm khác nhau của cùng một chữ, chỉ dòng sông Lửa hay con sông chảy qua đất Đào thời Hồng Bang. Gia Cát Khổng Minh đã từ Vân Nam vượt sông Lô, tiến vào bình Mạnh Hoạch ở vùng rừng núi Tây Bắc nước ta.
Trong thần tích Hương Ngải cũng nói rõ khi Lưu Bị lên ngôi Hán Trung Vương đã phong cho 3 vị họ Chu làm Chánh, phó đô hộ. Tức là khi đó “nước Việt ta” thuộc về triều Thục Hán của Lưu Bị. Vùng Tây Bắc nước ta sau khi Mạnh Hoạch đầu hàng Khổng Minh cũng thuộc về triều Thục.
Như vậy hoàn toàn có thể Lưu Bị từng là một vị vua của nước Việt. Lưu Bị được sử Việt chép dưới tên Lý Bí hoặc Lý Phật Tử. Gia Cát Lượng nếu vậy thì không là ai khác mà là … Lý Phục Man, người đã bình định Man Vương Mạnh Hoạch ở vùng phía Nam của nước Thục. Chữ “Lý” trong Lý Phục Man chưa chắc đã có nghĩa là họ Lý, mà với nghĩa “ông lớn”, như trong tên Lý Ông Trọng hay Lý Khổng Lồ vậy.
So sánh Hoa sử và Việt sử ta thấy có sự tương đồng. Lưu Bị (sử Việt gọi là Lý Phật Tử) cùng anh họ là Lưu Biểu (Lý Thiên Bảo) rút chạy từ Kinh Châu về Quí Châu (Cửu Chân). Sau đó chiếm Ích Châu của Lưu Chương. Lưu Bị tiến quân lên phía Bắc, được Khổng Minh bày mưu thắng Tào Tháo ở Tứ Xuyên (đất của Trương Lỗ trước đó). Tứ Xuyên là đất trung tâm cũ của Hưng đế Lưu Bang, nên Lưu Bị sau khi chiếm Tứ Xuyên đã xưng là Hán Trung Vương.
Ích Châu là tên vùng đất của người Điền khi Hiếu Vũ Đế thu phục và sát nhập thành một quận của nhà Hiếu (khi Lộ Bác Đức diệt nhà Triệu Nam Việt?). Như vậy Ích Châu là vùng đất Điền Vân Nam. Sử Việt ghi là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử xưng vương ở Ai Lao, tức là đất người Di Lão ở Vân Nam. Xem thế thì Vân Nam – Ích Châu đã nằm trong đất của nhà Thục Hán từ khi Lưu Bị khởi nghiệp. Mạnh Hoạch không thể hoành hành ở Vân Nam được mà chỉ có thể "binh khởi đất Mường" ở Tây Bắc nước ta.
Tây Bắc, vùng đất của Mạnh Hoạch, cũng là vùng đất lập quốc của Nam Chiếu dưới thời nhà Đường. Chính vì thế mà Tam vị họ Chu ở Hương Ngải mới hiển linh, trợ giúp Cao Biền đánh Nam Chiếu. Thần tích Hương Ngải chép:
“Đến năm Hàm Thông thứ 6 đời Ý Tông nhà Đường, sau khi họ Triệu ở nước Việt ta khởi binh, tự xưng là Nam Chiếu, vua Ý Tông cho Cao Biền làm đô hộ”. Cao Biền được ba vị họ Chu hiển linh phù trợ khi đánh quân Nam Chiếu. Cao Biền có bài thơ:
Chu gia tam vị lẫm tinh thần
Thích Hán kim Đường trước đại huân
Thất thập nhi từ đô hiển thánh
Ức niên thu hựu ức thiên xuân
Dịch
Họ Chu ba vị vững tinh thần
Xưa Hán nay Đường lập đại huân
Hơn bảy chục đến đều hiển thánh
Trăm ngàn thu lại trăm ngàn xuân.
Sau Bố Cái Phùng Hưng lịch sử các dân tộc Tây Bắc cần ghi nhận thêm một vị thủ lĩnh thời trung đại là Man Vương Mạnh Hoạch. Còn lịch sử Việt Nam cần phải nhìn nhận lại triều Thục của Lưu Bị như một triều đại chính thống của người Việt.
Ý của Văn Nhân :
Đoạn trích sau đây xác định suy đoán của tác giả Bách Việt trùng cửu về sông Lô - Lư giang .
Trích : Nguyên thi kỉ sự - An Nam tức sự
(Trần Phu - thời Nguyên)
.......
Núi non trùng điệp chia đỉnh nhọn
Sóng nước cuồn cuộn chảy vào sông Lô
Nước này bốn mặt đều là núi, chỉ có 4 ngọn núi Kì Lãng, Ngọc Đài, Phật Tích, Mã Yên ở trong cõi là cao. Huyện Thiện Nhữ ở phía tây nam có núi Xích Thổ, cao vạn nhận tựa chọc trời, liên tiếp mấy trăm dặm. Làm bè vượt sông Nam Sách, đi 40 dặm thì đến sông Phú Lương (sông Hồng ?), nước sông chảy xiết, không lớn lắm. Phía nam sông có chợ Kiều, cư dân đông đúc. Lại đi 40 dặm nữa đến sông Quy Hóa, còn có tên là sông Lô, lớn ngang với các sông Hán, sông Ngạc. Sông này từ phía tây nước Đại Lí chảy xuống, phía đông nam chảy vào biển, tức là hạ lưu của sông Lô - nơi mà Gia Cát Vũ Hầu vượt sông vậy. Có 4 bến sông, nước thủy triều buổi tối chẳng bình thường.
.....
Gia Cát Lượng chết được vua Thục phong tặng là Trung Vũ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu.
Câu chuyện Khổng Minh bảy lần bắt Mạnh Hoạch có lẽ ai cũng biết từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Nhưng cuộc chiến với Man Vương Mạnh Hoạch này đã xảy ra ở đâu? Hiện nay người ta chỉ dựa vào truyện Tam quốc diễn nghĩa mà … suy đoán, Mạnh Hoạch cầm đầu người Man, quấy rối nhà Thục Hán ở phía Nam, thì là vùng Vân Nam, Trung Quốc.
Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có ghi chép hoàn toàn khác về một cuộc đụng độ khá dài giữa Mạnh Hoạch và các vị quan đô hộ từ thời Đông Hán. Thần tích xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội ghi rất tỷ mỉ chuyện này, tóm tắt như sau:
Thời Hán Hiến Đế có ba anh em họ Chu là Chu Tuấn, Chu Hùng và Chu Kiệt, người ở Ba Trung (Ba Thục?). Khi họ ra làm quan cho nhà Đông Hán thì đổi tên thành Chu Cẩm, Chu Khiêm và Chu Đàm. Ba vị này được Hán Hiến Đế cử sang nước Việt để … chống Mạnh Hoạch vì khi đó “Tôn Quyền giận việc Lưu Bị cướp mất Kinh Châu liền bàn mưu với Mạnh Hoạch của nước Việt ta làm phản lại nhà Hán”. Khi 3 vị đến vùng Sơn Tây thì được tin “quan Chánh đô hộ cũ đã bị Mạnh Hoạch giết chết”. Ba vị liền đóng quân, chia nhau ở 3 trang ấp. Chu Cẩm đóng ở trang Cẩm Bào, nhận cháu của Sĩ Nhiếp, con Sĩ Cung, là Sĩ Năng làm Đệ nhất mưu sĩ, “đánh nhau với Mạnh Hoạch ở các xứ Tuyên Quang, Hưng Hóa”. Ba vị còn lập nhiều tuyến phòng thủ dọc từ Cẩm Bào tới Ái Châu.
Khi Tào Tháo soán ngôi nhà Hán, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung Vương, có cử “sứ giả nhà Hán đeo đai vàng” đến gặp, “phong cho ngài Cẩm làm Chánh đô hộ, ngài Khiêm và ngài Đàm cùng làm Phó đô hộ, để cùng giữ đất Nam Việt”.
Được một thời gian Chu Cẩm ốm mất. “Mạnh Hoạch sai người theo đường tắt từ Ái Châu men theo hai bờ sông tiến ra”. Chu Khiêm, Chu Đàm chống trả Mạnh Hoạch, bị thua và chết trận. Phải đợi đến khi Gia Cát Khổng Minh dẫn quân Nam chinh mới thu phục được Mạnh Hoạch…
Thần tích này hiện còn lưu tại đình làng Hương Ngải (Đình Giang). Hương Ngải là một xã có tiếng là hiếu học, nhiều người đỗ đạt và còn lưu nhiều nét văn hóa cổ như những chợ phiên chỉ bán một thứ đồ (lá dong, cá, gà, …) mỗi năm. Trong xã có đền thờ Tam Vị họ Chu, nay gọi là Quán Hương Ngải. Cổng đền có câu đối:
Vạn lý công quang y Hán nhật
Ức thu hạo khí phổ Nam thiên.
Dịch:
Vạn dặm công cao ngời ngày Hán
Nghìn thu hào khí phủ trời Nam.
Cổng Đền Tam vị hay Quán Hương Ngải
Các cụ cao tuổi ở Hương Ngải buổi chiều vẫn ra sân đền ngồi đánh cờ.
Theo tư liệu này thì Mạnh Hoạch đã tấn công Giao Châu, giết quan đô hộ từ thời Đông Hán, khi cả Tôn Quyền lẫn Lưu Bị còn chưa làm chủ được Giao Châu. Vùng đất của Mạnh Hoạch có thể xác định khá rõ theo thần tích, là vùng giáp với “Tuyên Quang, Hưng Hóa” tới tận “Ái Châu”, hay là vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay. Mạnh Hoạch là người Mán ở Tây Bắc Việt Nam. Chuyện này nghe qua thấy quá kỳ lạ nhưng không phải không có căn cứ.
Theo Tam quốc diễn nghĩa Gia Cát Lượng sau thu phục Mạnh Hoạch, lúc rút quân có dừng lại sông Lư Thủy, làm lễ tế cho các tử sĩ trong cuộc Nam chinh. Trong bài văn tế có câu:
"Từ khi giặc xâm lăng cõi Thục
Binh khởi đất Mường"
“Đất Mường” ở đây cho thấy Man=Mường, Man Vương Mạnh Hoạch là người cầm đầu các tộc người Mường Mán ở Tây Bắc Việt Nam. Sông Lư Thủy có thể là sông Lô, chảy vào Việt Nam ở Hà Giang ngày nay. Lư và Lô là 2 cách phát âm khác nhau của cùng một chữ, chỉ dòng sông Lửa hay con sông chảy qua đất Đào thời Hồng Bang. Gia Cát Khổng Minh đã từ Vân Nam vượt sông Lô, tiến vào bình Mạnh Hoạch ở vùng rừng núi Tây Bắc nước ta.
Trong thần tích Hương Ngải cũng nói rõ khi Lưu Bị lên ngôi Hán Trung Vương đã phong cho 3 vị họ Chu làm Chánh, phó đô hộ. Tức là khi đó “nước Việt ta” thuộc về triều Thục Hán của Lưu Bị. Vùng Tây Bắc nước ta sau khi Mạnh Hoạch đầu hàng Khổng Minh cũng thuộc về triều Thục.
Như vậy hoàn toàn có thể Lưu Bị từng là một vị vua của nước Việt. Lưu Bị được sử Việt chép dưới tên Lý Bí hoặc Lý Phật Tử. Gia Cát Lượng nếu vậy thì không là ai khác mà là … Lý Phục Man, người đã bình định Man Vương Mạnh Hoạch ở vùng phía Nam của nước Thục. Chữ “Lý” trong Lý Phục Man chưa chắc đã có nghĩa là họ Lý, mà với nghĩa “ông lớn”, như trong tên Lý Ông Trọng hay Lý Khổng Lồ vậy.
So sánh Hoa sử và Việt sử ta thấy có sự tương đồng. Lưu Bị (sử Việt gọi là Lý Phật Tử) cùng anh họ là Lưu Biểu (Lý Thiên Bảo) rút chạy từ Kinh Châu về Quí Châu (Cửu Chân). Sau đó chiếm Ích Châu của Lưu Chương. Lưu Bị tiến quân lên phía Bắc, được Khổng Minh bày mưu thắng Tào Tháo ở Tứ Xuyên (đất của Trương Lỗ trước đó). Tứ Xuyên là đất trung tâm cũ của Hưng đế Lưu Bang, nên Lưu Bị sau khi chiếm Tứ Xuyên đã xưng là Hán Trung Vương.
Ích Châu là tên vùng đất của người Điền khi Hiếu Vũ Đế thu phục và sát nhập thành một quận của nhà Hiếu (khi Lộ Bác Đức diệt nhà Triệu Nam Việt?). Như vậy Ích Châu là vùng đất Điền Vân Nam. Sử Việt ghi là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử xưng vương ở Ai Lao, tức là đất người Di Lão ở Vân Nam. Xem thế thì Vân Nam – Ích Châu đã nằm trong đất của nhà Thục Hán từ khi Lưu Bị khởi nghiệp. Mạnh Hoạch không thể hoành hành ở Vân Nam được mà chỉ có thể "binh khởi đất Mường" ở Tây Bắc nước ta.
Tây Bắc, vùng đất của Mạnh Hoạch, cũng là vùng đất lập quốc của Nam Chiếu dưới thời nhà Đường. Chính vì thế mà Tam vị họ Chu ở Hương Ngải mới hiển linh, trợ giúp Cao Biền đánh Nam Chiếu. Thần tích Hương Ngải chép:
“Đến năm Hàm Thông thứ 6 đời Ý Tông nhà Đường, sau khi họ Triệu ở nước Việt ta khởi binh, tự xưng là Nam Chiếu, vua Ý Tông cho Cao Biền làm đô hộ”. Cao Biền được ba vị họ Chu hiển linh phù trợ khi đánh quân Nam Chiếu. Cao Biền có bài thơ:
Chu gia tam vị lẫm tinh thần
Thích Hán kim Đường trước đại huân
Thất thập nhi từ đô hiển thánh
Ức niên thu hựu ức thiên xuân
Dịch
Họ Chu ba vị vững tinh thần
Xưa Hán nay Đường lập đại huân
Hơn bảy chục đến đều hiển thánh
Trăm ngàn thu lại trăm ngàn xuân.
Sau Bố Cái Phùng Hưng lịch sử các dân tộc Tây Bắc cần ghi nhận thêm một vị thủ lĩnh thời trung đại là Man Vương Mạnh Hoạch. Còn lịch sử Việt Nam cần phải nhìn nhận lại triều Thục của Lưu Bị như một triều đại chính thống của người Việt.
Ý của Văn Nhân :
Đoạn trích sau đây xác định suy đoán của tác giả Bách Việt trùng cửu về sông Lô - Lư giang .
Trích : Nguyên thi kỉ sự - An Nam tức sự
(Trần Phu - thời Nguyên)
.......
Núi non trùng điệp chia đỉnh nhọn
Sóng nước cuồn cuộn chảy vào sông Lô
Nước này bốn mặt đều là núi, chỉ có 4 ngọn núi Kì Lãng, Ngọc Đài, Phật Tích, Mã Yên ở trong cõi là cao. Huyện Thiện Nhữ ở phía tây nam có núi Xích Thổ, cao vạn nhận tựa chọc trời, liên tiếp mấy trăm dặm. Làm bè vượt sông Nam Sách, đi 40 dặm thì đến sông Phú Lương (sông Hồng ?), nước sông chảy xiết, không lớn lắm. Phía nam sông có chợ Kiều, cư dân đông đúc. Lại đi 40 dặm nữa đến sông Quy Hóa, còn có tên là sông Lô, lớn ngang với các sông Hán, sông Ngạc. Sông này từ phía tây nước Đại Lí chảy xuống, phía đông nam chảy vào biển, tức là hạ lưu của sông Lô - nơi mà Gia Cát Vũ Hầu vượt sông vậy. Có 4 bến sông, nước thủy triều buổi tối chẳng bình thường.
.....
Gia Cát Lượng chết được vua Thục phong tặng là Trung Vũ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu.