Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Giải thích những chữ nho viết theo kiểu “hội ý”. Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Giải thích những chữ nho viết theo kiểu “hội ý”. Flags_1



    Giải thích những chữ nho viết theo kiểu “hội ý”.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Giải thích những chữ nho viết theo kiểu “hội ý”. Empty Giải thích những chữ nho viết theo kiểu “hội ý”.

    Bài gửi by Admin 5/8/2011, 10:03 pm

    Lãn Miên – nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn

    Những chữ nho kiểu “hội ý” là ghép các chữ khác nhau lại thành một chữ để diễn đạt một ý, không có thành phần biểu âm mà lại đọc được thành một âm chẳng liên quan gì đến âm của các chữ cấu thành nó. Phân tích âm đọc ấy lại thấy nó chỉ đúng là âm của tiếng Kinh, chẳng có từ nào gọi là “từ Hán-Việt” cả . < Nghĩa của chữ lấy trong cuốn “Từ điển yếu tố Hán-Việt thông dụng” Viện ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội-Hà Nội 1991>

    1/ Chữ Vũ 武 (Từ điển giải thích là:
    1. Sức mạnh làm cho người khác phải nể sợ (vũ thuật, vũ lực, uy vũ)
    2. Thuộc về quân sự (vũ khí, vũ trang)
    3. Dũng mạnh (vũ phu)
    Viết bằng chữ nho một chữ Vũ 武 này nhưng trong tiếng Việt thì Vũ và Võ là hai chữ có nghĩa khác nhau.
    Những nghĩa trên chỉ là những nghĩa mà về sau được Hán ngữ dùng, khi nó đã thành từ hàn lâm rồi. Chữ Vũ 武, người Hán phát âm là “vủ” (wu), người Việt phát âm là “ Vũ”. Nghĩa nguyên thủy của nó nằm trong biểu ý của nó, vì nó là chữ cấu thành kiểu “hội ý”. Cấu tạo của nó gồm chữ Chỉ 止( dừng) và chữ Qua 戈 (dáo), phát âm tương ứng của người Hán là “trử”(zhi) và “cưa” (ge), phát âm tương ứng của người Việt là “Chỉ” và “Qua”, không hề có một chữ biểu âm nào (để có cách phát âm) thêm vào trong cấu tạo của nó, thế mà nó lại được đọc là Vũ. “Trử” với “Cưa” thì lấy đâu ra âm “Vủ”? Nhưng “Chỉ” và “Qua” thì có cho thấy ý. Âm “Chỉ” là do Giao Chỉ, âm “Qua” là cái Dáo bằng đồng, là cái dáo kim loại đầu tiên trong lịch sử. Âm “Vũ” là do “Việt Cũ”=(lướt)= “Vũ”. Nguyên thủy chữ Vũ武này nghĩa là Giao Chỉ. Giao Chỉ tức là Việt Cũ. Vì theo QT: Ở=Đỗ=Đậu=Đứng=Đình=Đừng=Dừng=Giao=Giữa=Chứa=Chợ=Chỗ=Chỉ=Chơi=Bời=Bội=Hội=Họp=Góp=Gom=Nhóm=Nhau=Nhao=Dáo=Trao=
    =Chào=Choa=Qua < “chúng ta”=(lướt)=” “choa” >. Trong nôi khái niệm lớn này có những từ đôi Ở Chợ, Họp Chợ, Chơi Bời, thì cũng có từ đôi Chỉ Qua.
    Hai chữ ấy ghép lại với nhau là cảnh sinh hoạt ở chợ của người Giao Chỉ trao đổi khí cụ bằng đồng với kẻ thập phương đến đất Giữa. Từ cặp từ đối nguyên thủy Ù/U mang nghĩa Đi/Ở, theo QT: U=Vu=Vợ=Vũ=Việt (nói về dòng Mẹ). Phát âm tiếng Kinh chữ Vũ, nghĩa nguyên thủy của nó là hình ảnh cái “ Chợ bán dáo” (thời đồ đồng), các nhà nho gọi nó là chợ “Việt Cũ”=(lướt)= “Vũ”. Sôi động của cái chợ Việt cũ của người Giao Chỉ diễn tả trong nôi khái niệm lớn: Dáo=Giao=Chào=Trao=Ồn-Ào=Nhốn-Nháo=Xôn-Xao=Tào-Lao=Lạo-Xạo=Rào-Rào=Thao-Thao=Bát-Nháo=Rộn -Rạo=Lảo-Đảo, là khung cảnh trao đổi, giao lưu, chơi bời đến say sưa mới chia tay. Về sau mới có từ Vũ Khí là chỉ cái khí cụ của người Việt cũ, rồi sau mới thành từ hàn lâm là “vũ khí”, “vũ trang”. Cái dáo bằng đồng ấy không phải là dùng để đâm nhau, nó chỉ là đồ trang sức cho trai tráng, người ta biểu diễn, chào nhau, trao nhau, đều coi nhau là chúng ta. Chợ là chỗ đứng, chỗ dừng, chỗ chứa của mọi người, là chỗ người ta đừng nghĩ gì khác ngoài trao đổi và vui chơi với nhau. Chợ là Chơi nên có Hội, từ Hội Chợ là một từ đôi, ở hội chợ trai tráng thi thố với nhau kỹ năng thể lực, gọi là “Việt Đọ”=‘Vật Đọ”=(lướt)=Võ, trai ra Đọ gọi là Đô.

    2/ Chữ Việt 越 mà tôi gọi là chữ “Việt 越 đi” (khi người Việt 越 đò qua Trường Giang ra khai phá vùng Hoàng Hà). Chữ Việt 越 gồm bộ Tẩu 走, bộ Cổn 丨và bộ Qua 戈, Hán ngữ phát âm tương ứng “Yue 越”, “Zou 走”, “ Gun 丨”, “Ge 戈”. “Zou 走” và “Gun丨” với “Ge 戈” làm sao lại đọc là “Yue” hay là “Việt” được?. Nhưng trong tiếng Việt thì chữ nho ấy có nghĩa là Nhảy Qua, Nhảy Qua tức là Vượt, mà Vượt=Việt. Nó là do QT: Ù=Vù=Việt=Vượt. Cổn=Cuồn-Cuộn (sóng nước). “Vù qua sông bằng cách dùng đò mà Lướt”=(lướt)= “Vượt”. < Nguyên từ cặp từ đối nguyên thủy Ù/U của nghĩa Đi/Ở >. Chạy=Nhảy=Nhanh=Nhẩu=Tẩu走. Vậy chữ Việt 越 này là đã được đọc nguyên thủy là “Việt”, là một âm tiếng của người Kinh, và chữ nho ấy của người Việt nói lên lịch sử của người Việt.

    3/ Chữ Việt 粤 mà tôi gọi là chữ “Việt 粤 ở” (dân bản địa). Chữ Việt 粤 này gồm bộ Thái 采, Hán ngữ phát âm là “xai”
    (Lửa=Lả=Tá=Thá=Thái=Chái=Chá=Cháy=Chói: là dân mặt trời), bộ Vi 囗 , Hán ngữ phát âm là “wei”, (“Vuông Li”= “Vi”), và hình cái cày thêm dưới. Không có âm nào để nó thành “yue” như Hán ngữ đọc chữ Việt粤 ở. Nhưng vì là của tiếng Việt nên theo QT: U=Ư于=Ở=Vợ=Vu于=Vũ 武=Việt 粤 (là dân của dòng Mẹ = dòng Lửa = dòng Chim = dòng Tiên). Tiếp, U=Ư于=Ở=Ổ=Đỗ=Đậu逗=Đứng=Đình停=Đừng=Dừng=Giao交=
    =Giữa=Chứa=Chợ=Chỗ=Chỉ止=Chơi=Bời=Bội=Hội=Họp (hình thành những từ đôi như Chỗ Giữa, Chỗ Chứa, Ổ Chứa, Chỗ Đỗ, Chỗ Dừng, Chơi Bời, Giao Chỉ , Ở Chợ, Họp Chợ,Hội Họp, từ ghép Hát Bội là hát ở chợ). Người “Việt 粤 ở” này cũng chính là người Giao Chỉ .
    < Hát biểu diễn Việt Kịch có từ xưa ở vùng Lĩnh Nam TQ, còn ở Việt Nam gọi là Hát Bội. Hát Bội thường lấy nội dung những chuyện xưa, tức Tích Chương 昔 章là văn chương cổ tích, “Tích Chương”(lướt)= “Tuồng”, người không thấu từ Việt lại gọi là “tuồng cổ” thành ra thừa chữ cổ. >

    < Vũ 武 cũng nghĩa là Giao Chỉ. Việt 粤 cũng nghĩa là Giao Chỉ. Vậy ông Hạ Vũ là ai ? Hạ là cái ông Hời Ạ=Hời Dã=Hời Là, “Hời Ạ”=(lướt)= “Hạ”. Vũ là “Việt Cũ”=(lướt)= “Vũ”. Ông Hạ Vũ là ông “Hời Việt cũ”. Người Hời là người Việt cũ ở Quảng Bình, địa danh Động Hời=Đồng Hới=Vùng Huế, gọi là Huế (giọng người Đồng Hới là giọng vùng sông Ròn, Ròn=Dòn=Dinh=Gianh, nghe cũng đài các như giọng Huế, khác giọng các vùng quê xung quanh). Những nhánh nhỏ người Hời như người Rục, Kháng, Mày, Nguồn,Sách ở trong rừng sâu Trường Sơn là những nhánh nhỏ lẻ người Hời thoái hóa do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy bị sống biệt lập trong rừng sâu>

    《Tham khảo chữ khoa đẩu viết về Hạ Vũ ở bia thờ:
    Chữ Khoa Đẩu ở đầm Nhật Nguyệt:
    Ngày 1-9-1959 ông Hoắc Bồi Hoa trước trú ở thị trấn Vĩnh Hòa Đài Bắc cùng vài người bạn đi thăm danh thắng đầm Nhật Nguyệt, phát hiện một số mảnh đá vỡ cạnh lều cỏ. Sau khi tìm hỏi và ngả giá xong ông mua hai tấm lớn nhất đem về cất ở nhà. Khoảng 1966 có tiệm “đặc sản Đài Loan”ở đầm Nhật Nguyệt thu mua văn vật miền núi, từng có dân miền núi đem những hòn đá có khắc chữ vằn vện đến ký gửi. Lâu không thấy ai mua, họ lại đến lấy về, từ đó mất tăm luôn. Hai tảng đá mà ông Hoắc Bồi Hoa mua về có khắc chìm chữ Khoa Đẩu. Sau nhiều nghiên cứu mà cũng chưa ai giải mã được. Sau đó trong buổi nói chuyện của giáo sư Vệ Tụ Hiền giới thiệu cuốn sách của ông “Quan hệ đồng bào miền núi Đài Loan và Việt Mân” trong đó có một tiêu bản điêu khắc chữ Khoa Đẩu ở bia đá Vũ Vương trong lục địa mà chữ tương tự như chữ ở đầm Nhật Nguyệt, mà bia Vũ Vương thì đã có cách nay 4200 năm. Chữ trên bia Vũ Vương là loại chữ đặc hữu của Hoành Sơn nên người ta lấy tên đỉnh cao nhất của Hoành Sơn là Câu Lâu để gọi loại chữ này là Câu Lâu văn 》

    4/ Chữ Phong 封. Từ điển giải thích:
    1. Ban cấp đất đai, bổng lộc
    2. Tặng danh hiệu
    3. Bịt kín, gói kín
    Nghĩa nguyên thủy của nó theo “hội ý” là gồm hai bộ Thổ 土 viết chồng lên nhau, ý là nhiều đất (vì theo QT: hai thành phần thì như 0+1=1=nhiều, hay 1+0=1 nhiều), bộ Thốn 寸(tấc) ý là có đo đạc, Hán ngữ phát âm tương ứng “thủ 土”, “xun寸” làm sao thành “phâng 封” như họ phát âm được?. Vậy âm “Phong封” là do tiếng Kinh, có nghĩa là Vùng, tiếng Choang thì “Phong 封” cũng có nghĩa là Vùng (xem mạng zhuangzu zai xian 壮 族 在 线), người Hán về sau mượn chữ đó và phát âm lơ lớ là “phâng”. Vì theo QT: “Phát cho nhiều đất trong cái Vòng”=(lướt)= “Phong” (giải thích xong 1 và 2 của Từ điển), vòng đây là cái vòng biên giới, và phải có đo đạc từng tấc đất (bộ Thốn寸). “Phải ở bên Trong”=(lướt)= “Phong”, nghĩa là bịt kín, như phong bánh khảo (giải thích xong 3 của Từ điển). Tuy nhiên Từ điển thì cho rằng cứ từ nào có viết băng chữ nho thì đó là “từ Hán Việt”.

    < Từ chữ Phong 封 này thử hỏi Vua Chu xưa từng phong đất cho những thần tướng có công, để mở mang mãi ra phía bắc thành Bách Việt, ông Vua Chu ấy là người ở đâu ? Chưa kể những cấp bậc của cái chức được phong đều có tên bằng tiếng Việt là Công 公, Hầu 侯, Bá 伯, Tử 子, Nam 男, mà Hán thư về sau dùng chữ nho để ký âm (kiểu “giả tá”), nghĩa chữ không logic tí nào, chỉ có cái âm là còn na ná tiếng Kinh: Công=Rộng (“công chúng” tức quần chúng rộng rải) là cấp chức được phong đất rộng nhất. Hầu=Hai, Bá=Ba, Tử=Tư, Nam= Năm. (Nghĩa của chữ nho mà Hán thư dùng ký âm không logic với nghĩa của âm tiếng Việt: Công 公 là ông, Hầu 侯 là đợi, Bá 伯 là bác, Tử 子là con, Nam 男 là trai (theo nghĩa chữ). Có thứ tự nào lại là “Ông, Đợi, Bác, Con, Trai” như vậy không?. Các nước Chư Hầu 諸 侯 đều là những nước thứ Hai (Thứ Hai=Chư Hầu) hình thành nên xung quanh vùng đất của Ông Chúa (Chu 周 Công 公, ở Việt Nam đền thờ Chu Công 周 公 có ở nhiều nơi), Vùng Chúa từng gọi là Phong Chậu=Phong 封 Châu 州 (Chậu=Chúa=Chủ=Chu 周=Châu 珠,州. Đồng bằng Châu Giang 珠 江 ở Quảng Tây 廣 西 và đồng bằng Chu Giang 周 江 ở Quảng Đông 廣 東cổ xưa là địa bàn của người Giao Chỉ, sau Hán thư gọi là xứ Lưỡng Việt 两 粤, ngôn ngữ của dân bản địa ở đó gọi là Việt ngữ 粵 語, đến thời Tần, Hán thì bắt đầu bị Hán hóa) >.

    5,, 6, 7, 8/ Chữ Sơn 山 (từ điển giải thích là Núi), chữ Đồng 同 (từ điển giải thích là Cùng Như nhau), chữ Nhục 肉( từ điển giải thích là Thịt), chữ Bằng 朋 (từ điển giải thích là Bằng Hữu 朋 友 là Bạn) .Tôi giải thích nguồn gốc Việt của các chữ này qua bài viết “Bài sử vỡ lòng ngoại khóa” :
    Kỳ thi tuyển vào đại học, điểm sử không đạt yêu cầu, nhiều thí sinh vì không thích sử nên bỏ bài, thà lãnh điểm 0, tin vào điểm các môn khác sẽ gánh bù. Nếu học sử Việt 5000 năm văn hiến chắc học sinh sẽ không chán môn sử. Hãy nghe bài sử (kể chuyện) ngoại khóa cho học sinh cấp một trường làng:
    Các dân tộc trên đất nước Việt Nam gọi chung là người Việt, là con từ trăm trứng của Cha Rồng Mẹ Tiên. Hàng vạn năm trước người Việt viết chữ bằng Kẻ những vạch thẳng, như các con chơi bó Que đánh chắt, cũng có lúc lấy que xếp thành hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình ông sao v.v. Đếm thì từ 1 đến 10. Phép tính cộng thì 0+1=1 hay 1+0=1, thành 1 thì là Nhiều hơn 0, hay 1+1=2, có 2 cũng đã là Nhiều. Có từ 2 trở lên là càng nhiều. Có nhiều người cùng nhau thì như một bó đũa, khó mà bẻ gãy được. Như một cái Bè kết bằng nhiều cây nứa, càng nổi hơn, chở được nhiều hơn. Nên mới có câu ca dao : “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Một cây nứa thì cũng thẳng như một cái Que. Người xưa viết bằng một Kẻ đứng, thêm hai Kẻ đứng hai bên nữa thành ba, giống hình ngọn núi rồi, nhưng chưa vững vì chưa có đế. Thêm một nét kẻ ngang bên dười nữa như mặt đất bằng, thế là có đế rồi, vững rồi, đó là chữ Núi 山
    Núi=Non=Son=San=Sơn. Núi có nhiều thứ quí tặng cho con người, gọi là “San sẻ cho Con”=(lướt)=Son. Nhiều thứ quặng quí trong núi như đá đỏ, rồi nhiều thứ đất có màu nâu , đỏ, vàng, tím v.v.người ta lấy về nghiền làm màu ve, màu sơn, gọi là Son, như thỏi son cũng làm thành hình nhọn như trái núi, có thỏi son màu đỏ, có thỏi màu hồng, màu nâu, màu thâm v.v. Vậy là Núi luôn làm ơn cho người, gọi là San tức san sẻ. “Sẻ Ơn”=(lướt)=Sơn. Năm chữ Núi=Non=Son=San=Sơn, xưa chỉ viết bằng một chữ Sơn山. Có hai cái cộng với nhau mới sinh ra nhiều. Người cũng vậy, có hai là cha và mẹ mới sinh ra được người. Người Việt lấy hai Kẻ thẳng xếp lại thành chữ Người人, đó là chữ Nhân人, vì Người=Ngài=Ngôi (cũng như là một ngôi sao)=Nối=Dõi=Dân=Nhân. Có hai thì thành nhiều nên Người Dân là nhiều người, Nhân Dân là nhiều người, Nối Dõi là nhiều người của nhiều đời.
    Thiên nhiên rất rộng rãi với con người, cho con người nhiều thứ cần thiết, người Việt gọi đó là trời Ban cho (Ban là cho không, nếu có dấu sắc thì thành Bán, và Sắc=Mắc, tức là còn Bán Mắc nữa). Người Việt đi tìm chỗ đất bằng phẳng để trồng lúa. Chỗ đất bằng phẳng thuận lợi cho trồng trọt đó là trời Ban cho. Nên người Việt lấy tên Ban đặt cho loài hoa trắng muốt nở đẹp nhất rừng là hoa Ban. Nơi đất bằng người Việt xúm lại ở để làm ruộng gọi là Xóm Bản. Mọi người trong Bản thân thiết nhau như Bạn, gắn bó nhau như nứa cùng Bè nên gọi là Bạn Bè. Đã là Bạn Bè thì kết nhau thành một Băng, cả làng cả nước gắn bó nhau thành một Bang. Mỗi khi có việc làm ăn hay gặp thiên tai thì dân Bản đem việc ra Bàn. Bàn kỹ cho mọi nhẽ trắng ra, phẳng ra, không còn vướng gợn gì nữa, gọi là Bàn Bạc. Bạc là màu trắng sạch sẽ của vôi, “bạc như vôi”. Kim loại quí nhất có Vàng là màu vàng, Bạc là màu bạc, dùng để làm đồ trang sức và làm đồng tiền. Người Việt hay đeo vòng Bạc từ nhỏ đến già để tránh gió. Bàn Bạc là để cho phẳng mọi việc nên cái để ngồi viết, ngồi uống nước chè và Bàn Bạc gọi là cái Bàn, cái ghế dài để cho cả Bang ngồi hai bên cái bàn gọi là ghế Băng, chữ Bàn thêm “g” của ghế thì thành Băng. Mọi việc Bàn Bạc phăng phăng cho phẳng rồi thì ai cũng gật đầu. Thêm “g”của gật đầu vào chữ Bàn của Bàn Bạc thì được chữ Bằng là Bằng lòng. Ai cũng bằng lòng như mình thì có “Bằng lòng như Mình”=(lướt)=Bình. Ai cũng lòng Đồng bụng Bằng như mình cả rồi thì “Đồng Bằng”=(lướt)=Đẳng. Thế là có từ Bình Đẳng, là ai ai trong Bang cũng có quyền như nhau. Ai ai cũng Bình Đẳng.
    Có đất bằng để dựng Bản, có đất bằng để làm ruộng, đời sống no ấm, Tết đến người Việt vui chơi. Người Việt lấy Đồng làm ra nhạc cụ gõ gọi là Cồng. Gọi là Cồng vì phải “Cặm cụi gò Đồng”=(lướt)=Cồng. Gõ Cồng là để mời Ông trời, Ông trăng về dự lễ hội nên người Việt coi Cồng là vật linh thiêng của chung như Trời, gọi là “Của Ông”=(lướt)=Công, Công thành từ chỉ của chung. Cồng ấy nặng tình nặng nghĩa nên thay dấu nặng thành Cộng, nên có từ Công Cộng cũng là của chung. Còn nếu Cồng để đem biếu thì thay dấu sắc của biếu thành Cống, Cống tức là biếu cho < Ban là cho không, Biếu là “Ban để tỏ lòng Hiếu”=(lướt)=Biếu, người lớn tuổi cho người nhỏ tuổi gọi là Ban, người nhỏ tuổi cho người lớn tuổi gọi là Biếu) >.Hễ gõ Cồng là dân bản đều “Đến coi Cồng”=(lướt)=Đông. Đông người thì chỗ ấy nặng nên có Đông nặng Động, là chỗ ấy rất sôi động. Mọi người đụng tay nhau múa hát, đụng Cồng cho nó vang, “Đụng Cồng”=(lướt)=Đồng, “Cồng Đụng”=(lướt)=Cùng, “Đụng Cồng Rung” = (lướt)=Đùng là tiếng vang to , nên hay nói là to đùng. Về sau người Việt còn giỏi hơn biết gò là biết đúc để làm ra nhạc cụ treo để gõ, cũng là của chung nên gọi là cái Chung, nó treo úp xuống Vuông = xuống Ruộng, tức xuống đất, nên “ Chung úp xuống Vuông”=(lướt)=Chuông. Rồi lại làm cái giống Cồng nhưng có núm nhỏ ở giữa như cái chuông con, nhưng gõ thì treo nghiêng chứ không treo úp như chuông, gọi là cái “Chuông Nghiêng”= (lướt)=Chiêng. Cồng Chiêng thành một bộ nhạc cụ tuyệt vời của người Việt.
    Người Việt sống trong Bản Làng, cùng làm, cùng chơi, gọi là Cùng Chung. Điệu múa Quay Chung quanh đống lửa được người Việt dùng các Kẻ thẳng viết thành “Quay Chung”=(lướt)=Cung, nghĩa của chữ Cung là “Xòe Ra”=(lướt)=Xa. Bên trong có một Kẻ ngang bên trên như đường chân trời, ý rằng đó là Trời tức ngọn Lửa; bên dưới có bốn Kẻ thẳng xếp thành hình vuông như cái bánh chưng, ý rằng đó là Đất. Điệu múa Xòe ấy mọi người cùng đụng tay nhau vừa quay tròn vừa hát vừa Đụng Cồng cho vang thành “Đụng Cồng”=(lướt)=Đồng 同, “Cồng Đụng”=Cùng, đó là chữ Đồng 同. <Đồng=Cồng=Công=Cống=Cộng=Cùng=Chung=Chuông=Chiêng=Chiềng=Chạ=Chợ >
    Là con từ bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, người Việt sống thân thiết với nhau như ruột thịt. Khi còn trong bụng mẹ đó là cái Thai, Thai là Thịt, Thịt ấy lớn dần có hình dáng gọi là Thể, rồi thành hẳn Thân, lớn được trong bụng mẹ nhờ ruột nó nối liền với ruột của mẹ để lấy thức ăn, cái cuống “Ruột nối với Nhau”=(lướt)=Rau=Nhau, nên cái Thân đang trong bụng mẹ gọi là “Thân Ruột”=(lướt)=Thuộc. Ta có từ Thân Thuộc là Cùng Bọc=Đồng Bào. Thịt là Thuộc ấy trong bụng mẹ nó mềm, ấn vào thì nó Thụt, nên gọi là Thục. (Đất đã cày sâu bừa kỹ cho nhuyễn để gieo mạ gọi là đất thục). Cái cuống Rau=Nhau, “Nhau Thục”=(lướt)=Nhục, nó cũng là Thịt, nhưng là Thịt của Thai đang trong bụng mẹ, tức cái cuống Nhau ấy là cuống chung của cả hai mẹ con đang dính nhau, “Cuống Chung”=(lướt)=Cung. Nên người Việt viết chữ Nhục 肉 bằng chữ Cung bên trong có hai chữ nhân tức là của hai mẹ con cùng chung nhau, một chữ Nhân thò cả ra ngoài đó là mẹ, một chữ Nhân ở hẳn bên trong đó là con thai. Người Việt dùng chữ Nhục 肉 này để chỉ cái Rau thai, phát âm là Rau=Nhau=Nhục. Người Hán mượn chữ Rau 肉 này, phát âm là “râu” và dùng để chỉ Thịt. Khi Thai đã ra đời thì dù là anh hay chị hay em thì cũng cùng với các trẻ khác là bà con trong Bản Làng đều là Bạn Bè , vì cùng là đồng bào. Người Việt lấy hai chữ Nhục 肉肉 ghép lại với nhau thành chữ Bạn Bè, ý nói gắn kết nhau như cuống Rau nối hai mẹ con, Bạn Bè thì luôn Bằng lòng với nhau, nên sau viết đẹp lại thành chữ Bằng 朋. Những chữ viết bằng các Kẻ thẳng người Việt viết xếp trong một ô vuông cho đẹp, gọi là Vuông Chữ Nho Nhỏ. Người Việt lại hay nói vo, nên dần dần vo rụng “Vuông” ở đầu và “Nhỏ” đuôi thành còn hai chữ giữa là “Chữ Nho”, nên thứ chữ vuông ấy gọi là Chữ Nho. Đây là việc cách nay 5000 năm. Lúc đó người Hán còn du mục lang thang trên đồng cỏ. Họ chưa có chữ viết. Gặp gỡ người Việt, thấy người Việt làm ruộng, làm ra vải vóc và nhiều đồ trang sức đẹp , lại có chữ nho cũng đẹp, nên họ xin kết bạn, họ mượn chữ nho của người Việt để dùng. Sống chụng với người Việt họ hiểu rằng Bạn Bè thì phải hữu nghị với nhau. Nên về sau họ ghép thêm chữ Hữu 友 vào sau chữ Bằng 朋, và họ gọi Bạn Bè là Bằng Hữu 朋 友.
    Nếu có người Việt nào nói với các con rằng, những chữ Sơn 山, Nhân 人, Dân 民, Đồng 同 , Công 公 , Cộng 共 , Cống 贡 , Chung 鐘, Thể 體 , Thân 身, Thục 屬, Nhục 肉, Bàn 盤, Bằng 朋, Bình 平, Đẳng 等 v.v. là từ Hán Việt thì đừng có tin. Những người ấy chẳng qua là đã quên mất gốc Việt.

    9/ Chữ Thể 體 (từ điển giải thích là toàn bộ con người). Chữ này ghép “hội ý” bằng chữ Cốt 骨(Hán ngữ phát âm là “củ”) và chữ Phong 豐 (Hán ngữ phát âm là “phâng”). Chữ Cốt骨nghĩa là Xương, nó rõ ràng cả âm cả ý đều là của tiếng Việt, vì Xương=Cương=Cứng=Cột=Cốt, “Cái cọc Một”=(lướt)= “Cột”, “Cứng làm Cột”=(lướt)= “Cốt” cũng như “Cột Lót”= (lướt)= “Cốt”, Cột bằng Sắt (tức Cột dấu nặng đổi dấu Sắc, Sắt=Sắc nên mới dùng nó để rèn dao) thì nó cũng làm cái Cốt. Chữ Phong 豐 cũng hoàn toàn là cái âm nói ra cái ý là của tiếng Việt, “Phải bọc cái bên Trong”=(lướt)=Phong. Chữ Thể 體biểu ý từ cái âm Việt là: phải bọc cái xương bên trong, thì đó là chức năng củaThịt (người Việt gọi con thú săn được là Con Thịt, gọi con người không có trí tuệ là Bị Thịt), thịt của Kẻ (Kẻ tức con người) thì “Thịt của Kẻ”=(lướt)= “Thể”. Chữ Thể là một chữ cả âm cả ý là của tiếng Việt. Người Hán mượn chữ Thể 體 này của người Việt, phát âm bắt chước lơ lớ là “thỉ”, chứ bản thân âm “ củ” và âm “phâng” của họ không thể cho ra âm “thỉ” được, còn nếu họ dựa theo biểu ý của chữ càng sai tợn, vì ở đây dùng chữ Cốt là xương và chữ Phong là phong phú tức nhiều, ghép lại thành ý xương nhiều thì làm sao ra ý là “toàn bộ con người” như Thể biểu ý được?con người thì phải có cả phần xương cả phần thịt. Chỉ có dựa vào âm của tiếng Việt thì mới đúng là Thể được. Vậy chữ ấy là chữ của người Kinh. Chữ giản thể của Hán ngữ viết Thể 体 gồm Nhân 亻 (phát âm là “rấn”) và Bổn 本 (phát âm là “pẩn”) cũng không thể cho ra âm “thỉ” được. Chữ Phong 豐 để ghép tạo nên chữ Thể ở đây là chữ “Phần thịt bọc cái xương bên Trong”=(lướt)= “Phong” < nó khác với chữ “Phong đất” là “Phát cho nhiều đất trong một Vòng”=(lướt)= “Phong 封”. Hai chữ Phong 豐và Phong 封đồng âm dị nghĩa nhưng viết thì chữ nho viết khác nhau >. Chữ Phong 豐 là “Phần thịt bọc phần xương bên Trong”, nó mang nghĩa là Phong Phú vì phần thịt là nhiều thứ gồm cơ bắp, lục phủ, ngũ tạng . Chữ Phú nghĩa là giàu vì nó cũng là do trong cùng một nôi khái niệm từ chữ Ổ mà ra. Ổ là cái đầu tiên chứa đựng tất cả, đương nhiên là phong phú (kể cả cái Ổ là vũ trụ hay cái Ổ là Chỗ Ở của động vật hay con người), đối với động vật hay đối với con người thì đều là cứ về đến Ổ là đỏ nhất, là may mắn nhất: Ổ=Ở=Ư 於 =Nư=No=Đỏ=Đủ=Phú 富 =Dụ 裕 =Dư 余 =Giàu, chỉ có vài chữ là được viết bằng chữ nho. >

    10/ Chữ Bình 平 (Từ điển giải thích là bằng, ngang, thường, vừa phải, yên ổn). Chữ Bình này là “Bằng với Mình”=(lướt)= “Bình”. Người Việt trồng lúa nước nên sau khi cày sâu bừa kỹ rồi còn phải trang đất cho nó bằng như mặt nước, cho nó “Bằng như ý Mình”=(lướt)= “Bình”, nên đã cách điệu hóa năm nét Kẻ của Quẻ Khảm nghĩa là nước thành năm nét tạo nên chữ Bình 平, nếu công nhận quẻ Khảm là của tiếng Việt thì chữ Bình 平 này cũng là của tiếng Việt mà thôi.

    11/ Chữ Đẳng 等 (từ điển giải thích là “số lượng, trình độ tương đương, ngang bằng nhau). Chữ này của người Việt, do “Đồng Bằng”=(lướt)=Đẳng. Đồng=Cồng=Cùng=Bụng=Bằng (chức năng của “bụng” thì ở ai cũng như nhau, nên có câu thành ngữ “suy bụng ta ra bụng người”). Đồng và Bằng là đồng nghĩa nhau nên có từ đôi Đồng Bằng. Hai người Đồng nhau, hay Bằng nhau, hay Đồng Bằng nhau tức Cùng Đẳng nhau. Người Việt đã viết chữ Đẳng là một chữ biểu ý gồm chữ Trúc 竹 <“Tre giống ngắn Khúc”=(lướt)= “Trúc” > và chữ Tự 寺 là cái chùa, ý là lên chùa thì ai cũng bình đẳng như nhau. Âm “đẳng” trong tiếng Việt còn có nghĩa là “lâu dài từ xa xưa”. (Như cây tre và mái chùa là gắn bó với người Việt từ xa xưa. Thủa xa xưa con người sinh ra đều là có quyền bình đẳng như nhau). < Đẳng 等 =Đằng-Đẵng=Đợi=Đãi 待 =Đời=Đại 代 =Dài=Dằng-Dặc=Lắc=Lâu=Lão 老 =Luôn=Lâu-Lắc=Luôn-Luôn, chỉ có vài chữ được viết bằng chữ nho.

      Hôm nay: 28/3/2024, 4:08 pm