Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Hùng Vương thứ 12- Hùng Chiêu Vương * Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Hùng Vương thứ 12- Hùng Chiêu Vương * Flags_1



    Hùng Vương thứ 12- Hùng Chiêu Vương *

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Hùng Vương thứ 12- Hùng Chiêu Vương * Empty Hùng Vương thứ 12- Hùng Chiêu Vương *

    Bài gửi by Admin 7/3/2011, 11:38 am



    Hùng Vương thứ 12- Hùng Chiêu Vương *

    Tác gỉa : Lãn Miên .


    Các nhà khoa học nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhận định rằng nền văn minh Lạc Việt của dân tộc Bách Việt cổ đại mà đặc trưng là văn hóa lúa nước,văn hóa trống đồng,văn hóa hình kẻ vạch,văn hóa mẹ rồng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh Trung Hoa và văn minh thế giới. Biểu trưng của Lạc Việt quốc cổ đại là trống đồng. Người Lạc Việt cổ đại thờ mặt trời, rồng, chim lạc; sống gần nước, thích bơi chải và có mộ hình thuyền. Lạc Việt cổ quốc thần bí lưu lại vô số vấn đề hóc búa mà đến nay vẫn chưa lý giải được, trong đó có vấn đề đất tổ của người Lạc Việt và kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc là ở đâu?Những trang sáng lạn của nền văn minh ấy do mưa gió lịch sử và những nguyên nhân con người đã làm cho bị phá vụn,trở nên khó tìm kiếm ký ức xa xưa.Đó là một điều đáng tiếc lớn. Nhưng một dân tộc mất đi ký ức lịch sử thì khó mà cấu thành hiện tại và càng khó nắm định được tương lai. Bởi vậy mà việc tìm hiểu những ký ức lịch sử đã bị mất đi là một tình tiết văn hóa mà một dân tộc không bao giờ tránh né. Do vậy mà từ năm 1974 đến 2007 các nhà khoa học Trung Quốc đã chú trọng khảo sát nghiên cứu lịch sử dân tộc Bách Việt. Ở
    Quảng Tây đặc biệt chú trọng vùng dân tộc Choang (dân số 17 triệu người,
    nhóm ngữ Choang-Đồng, tộc ngữ Tày-Thái ) là hậu duệ của người Lạc Việt mà tiền dân của họ đã khai sáng văn minh vùng lưu vực sông Chu Giang (thời nhà Thanh đổi là sông Tây Giang).Trong những vùng có phát hiện trống đồng và khí cụ đồng thau ở Đông Nam Á thì Quảng Tây và Việt Nam là có nhiều nhất, là những nơi có khả năng có kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc. Nhưng cũng có sách như “Dật Chu thư. Vương Hội giải” phân tích: Lạc Việt thời Thương Chu là một quốc gia nên đất tổ cư của họ phải là nơi có nhiều đồ đồng thau niên đại Thương Chu. Qúi Huyện ở Quảng Tây và Hà Nội ở Việt Nam chỉ khai quật được đồ đồng thau niên đại từ Tam Quốc đến Hán,ít có đồ niên đại Thương Chu do vậy hai nơi này không thể là kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc.
    Ngày 11 tháng 3 năm 2007 các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện được lượng lớn cổ vật văn hóa Lạc Việt ở sườn tây nam núi Đại Minh Sơn
    大鳴山 huyện Vũ Minh武鳴縣 tỉnh Quảng Tây (đây là vùng tây nam Quảng Tây là vùng gọi là đất Bá trong “Sử thuyết họ Hùng” của Nhật Nguyên ,là quốc gia Lạc Việt 駱越thời Hùng Vương 雄王thứ 12, gọi là Hùng Chiêu 雄召. Chữ Ba nguyên nghĩa tiếng Choang là núi đá. Đất Ba là đất xưa vua Trụ nhà Ân Thương ban cho ông Tây Bá-Cơ Xương tổ nhà Chu bao gồm Qúy Châu và bắc Quảng Tây).
    Về địa hình,huyện Vũ Minh là một thung lũng bắc giáp núi Đại Minh Sơn,nơi đó có mỏ đồng trữ lượng lớn bằng 1/3 tổng trữ lượng các mỏ đồng ở Quảng Tây.Nơi đây còn phát hiện được những tảng đá có khắc chữ hình rắn. Dân cư có tập tục thờ mẹ rồng từ thời Thương Chu. Văn hóa thờ Long Mẫu là văn hóa tông giáo của Lạc Việt quốc cổ đại. Những di tích đền thờ Long Mẫu ở Đại Minh Sơn có rất nhiều. Để xác định nơi đây có từng là kinh đô Lạc Việt quốc cổ đại hay không, các nhà khoa học đã khảo sát các mặt như sau:
    Tìm trong chuyện truyền thuyết và ký ức ngôn từ để xác định các địa danh Lạc Việt. Vùng này có thôn Bản Lục, tiếng Choang là Bản Ô nghĩa là xóm đen ( “Ô”
    Việt sử đọc biến âm là “ Âu” ). Ở đây có miếu thờ Long Mẫu龍母 cúng ngày 1đến 13 tháng 3 âm lịch, xưa kia miếu có 200 mẫu ruộng hương hỏa ,cho thanh niên trong bản 4 năm một lần rút thăm để giành được vinh dự cày cấy.Thôn Lục Tà, tiếng Choang đọc là luegver nghĩa là Lạc Việt. Thôn Mã Đầu,không có nghĩa là đầu núi Mã Sơn như chữ Hán viết馬頭mà là mã đầu (bến cảng)碼頭 ,người Choang vẫn gọi nó là thôn Cổ Lỗ 古魯theo tiếng Choang nghĩa là nơi thuyền đậu ( “Cổ Lỗ” âm Việt là “Cọc Neo”)thôn này cũng có miếu thờ Long Mẫu.Thôn La Bà 罗婆,theo âm nghĩa là “bà lớn” cũng có miếu thờ Long Mẫu. Trên núi Đại Minh Sơn có miếu Đại Minh Sơn thờ Long Mẫu. Tên các con sông vùng này đều gắn ký ức với Lạc, mà các văn nhân xưa ở huyện Vũ Minh đều giải thích rằng “ Lạc” nghĩa là “nước” (Lạc Việt tức là Nác Việt, Nước Việt, mà quan thoại gọi là Lạc Việt quốc). Đời Thanh có văn nhân Hoàng Quân Cụ viết “Vũ Duyên huyện đồ kinh” có nói: “Nước ở huyện Vũ Duyên có ba dòng lớn là Nam Lưu,Đạt Mông,Đại Lãm”. Nam Lưu còn gọi là Hà Lự,viết là Khả Lự,Vị Long,Vũ Ly đều là do âm “Việt Lạc” mà ra (có nghĩa là dòng nác của người Việt). Sông Đông Giang ở Vũ Minh do ba sông Đạt Á Hà, Cổ Lỗ Hà, Ân Long Hà hợp thành.Bên sông Đông Giang có thôn Lục Lâm陸林 mà người Choang giải thích nghĩa theo âm tiếng Choang là khởi nguồn của nước (vậy thì “Lục Lâm” chính là phiên âm của “nóc nặm” nghĩa là đầu nguồn nước). Người Lạc Việt thân thiết với nước. Thời Hán văn nhân Lưu An viết: “Người dân làm việc dưới nước nên họ xăm mình cho giống như thuồng luồng để tiện đi thuyền hay bơi lội khỏi bị hại”.Người Lạc Việt ở lưu vực Vũ Minh cũng vậy. Thời Thương Chu họ chôn người chết trong mộ hình thuyền,còn tìm thấy ở dốc Ngọc Long nơi có bến Cổ Lỗ.Ở đây còn có đền thờ Long Mẫu mà tiếng Choang gọi là miếu Hắc Đạt ( “Hắc Đạt” chính là âm “nác cập” của tiếng Việt ). Như vậy vùng này xưa kia phải là vùng sông nước mênh mang, thuyền bè tấp nập. Nhưng nay thì nó là vùng bình địa,
    chỉ có từ lâu rồi người dân vẫn đào cát để bán cho các chủ vựa,đào mãi liên miên lộ ra một dòng sông cát dài từ huyện lỵ Vũ Minh đến tận thị trấn La Bà, lòng sông cát rộng đến gấp 4 lần chiều rộng con sông đã đổi dòng đang còn chảy bây giờ, như là một đại công trường khai thác vật liệu xây dựng vậy. Núi Đại Minh Sơn là tên đặt ra về sau, còn người Choang vẫn nhớ và gọi tên cũ là Ba Thị
    岜是, nghĩa tiếng Choang là núi gốc (cú pháp Nam Á như tiếng Việt,Thái,Khơ Me). Chữ Ba tiếng Choang nghĩa là núi đá (như Pha, Phia, Pra của tiếng Tày-Thái. Ba này chính là đất Bá trong “Sử thuyết họ Hùng” nói tới). Chữ Thị nghĩa tiếng Choang là gốc (âm tiết “thị” trong tiếng Việt là “phải” là “chợ”, lại có quả “thị” trong chuyện Tấm Cám, không biết có phải do nhớ gốc không mà người Việt mở mang đồng bằng sông Mê Kông đặt tên rất nhiều chợ gọi là “chợ cây thị” mặc dù ở đó chẳng trồng được cây thị có quả.Còn chữ “ thị” thì trong tiếng Việt nó cũng nghĩa là gốc nhưng là gốc đằng mẹ, còn từ “ gốc” nghĩa là gốc đằng cha, “gốc” dẫn đến “trốc” là cái đầu bên trong có “óc” vì nó đã bóc rụng hết các râu ria bên ngoài, từ “trốc” ấy người Thăng Long gọi là “chốc” nghĩa là trên hết - “tôi đặt bát nhang lên chốc bàn thờ” -“chốc” ấy là gốc các từ chủ,chu,chúa ,châu, chiêu, tạo,triệu,triều đều mang nghĩa thủ lĩnh cả .Từ “thị gốc” đã biến thành chữ “thị tộc” 氏族là gốc cả hai đằng mẹ và cha. Người Việt nói “vợ chồng nhà ấy thì ông ta là người đằng Dương tộc-họ Dương,bà ấy người bên Âu thị-họ Âu ”,chẳng ai nói bà ấy người đằng Âu tộc cả, bởi vậy đàn bà Việt có tên lót là chữ “thị”, còn nhà thờ họ thì người ta viết là nhà thờ Nguyễn tộc,nhà thờ Lê tộc… chứ không dùng chữ thị vì đã là phụ hệ).Trên núi Ba Thị ở đỉnh Long Đầu có thôn Lộc Khẩu có đền thờ Lạc Việt Vương gọi là Đại Minh Sơn miếu, cũng gọi là Chiêu Vương miếu召王 ( Hùng Chiêu trong “Sử thuyết họ Hùng”). Tương truyền trong khu miếu có giếng trời mọc một cây khoai sọ (sọ nghĩa là thủ là cái đầu tiên),đẻ ra 99 cây con.Người Lạc VIệt từ đây tỏa đi bốn phương đều mang theo một cây khoai sọ trồng và ở đó lại dựng một miếu thờ Long Mẫu,ở Quảng Tây (đất Bá) có 99 miếu tất cả (khoai sọ còn gọi là khoai môn, có phải là thành ra 99 tông môn?).Miếu này cúng ngày 3 tháng 3 âm lịch. Miếu đã bị phá từ xưa, lụi tàn dưới cỏ dại, chỉ cong vương vất vài cái cối đá niên đại nhà Đường. Cổ thư chữ Hán có nói Ô điền còn gọi là Lạc điền, có thuyết nói đó là ruộng gần hang núi, có thuyết nói đó là ruộng canh tác theo thủy triều lên xuống. Ở đây người Choang giải thích khác: Ngày xưa gặp lũ lụt lớn, đồng ruộng ở đồng bằng sông Uất Giang của người Choang bị nhấn chìm hết, tổ tiên họ phải chạy lên núi Đại Minh Sơn lúc đó còn đầy rừng rậm âm u, không có ruộng mà làm.Tiếng chim Lộ Ô鹭烏 (một giống chim nước lông đen dẫn họ tìm ra được ven suối nên lại có thể làm ruộng nước, vì vậy người Choang sùng bái loài chim nước (chim nác-chim Lạc) nên khắc chim Lạc lên trống đồng, còn ruộng nước của họ gọi là Ô điền烏田. Ở đây từ thôn Tứ Minh thị trấn Mã Đầu huyện Vũ Minh đi thôn Minh Lượng huyện Thượng Lâm có một con đường cổ xếp bằng bậc đá, còn 400 bậc rộng 4 mét,phía đông con đương có một ngọn núi cao 949 mét, tiếng Choang gọi là Ba Bồ nghĩa là núi tổ mẫu. Đường này bắc thẳng đến Liễu Châu, Quế Lâm, nam thông đến Vũ Minh, Nam Ninh, trước thời Minh Thanh là con đường giao thông huyết mạch. Gần thị trấn Lưỡng Giang huyện Vũ Minh có một hang đá vôi gọi là Tổ Công Động, tiếng Choang là Cảm Đạt Công, hang này cũng gọi là miếu Tổ Công, thực ra là thờ Quyết Vĩ Long掘尾龍, mẹ nuôi của Quyết Vĩ Long là Tổ Mẫu, tiếng Choang gọi là Á Bồ婭浦 ( tức “u phò” là mẹ của bố ). Ở thôn Lý Dân thị trấn Cổ Linh huyện Mã Sơn cũng có miếu thờ Long Mẫu có bia gọi là thần Long Mẫu hay Cao Tổ. Những địa danh khác có miếu thờ Long Mẫu đều có tên gốc gác Lạc Việt như Lâm Bồ tiếng Choang nghĩa là sông mẹ (cũng nghe được ra đó là “nặm Phò”, A Động nghĩa là Tổ Mẫu động ( “động A” là âm “hang U”), nay là huyện lỵ Vũ Minh. La Bà Đàm là đầm Đại Tổ Mẫu (“La Bà” nghĩa là “bà lớn”,”bà lên” tức “bà trên” là mẹ của bà nên gọi là Đại Tổ Mẫu),đầm sâu 46 mét ,bên đầm là thị trấn La Bà.Dòng Lâm Bồ chảy từ bắc núi Ba Thị nhập vào Thanh Thủy Hà ở huyện Tân Dương ,thời Tam Quốc nước Ngô đổi tên là huyện Lĩnh Phương,thời Hán thành huyện Lâm Bồ. Lâm Bồ giang thời cổ là thủy đạo quan trọng nối huyện Tân Dương và Thượng Lâm,sông này nay có hồ chứa nước gọi là hồ Long Mẫu.Trong thôn Lâm Bồ còn giếng núi và miếu Sơn Tỉnh (tức giếng núi) thờ Đế Mẫu帝母 mà người Choang hiểu là thờ “mẹ bản địa” (chữ Đế Mẫu là phiên âm,đúng cú pháp phải là Mẫu Đế là âm của từ “mẹ đẻ”,người Choang giải thích là mẹ bản địa chứ không phải giải thích theo chữ Đế Mẫu là mẹ của vua, “mẹ đẻ” thì chắc là thờ bà Âu Cơ).
    Trống đồng là biểu trưng văn vật của Lạc Việt quốc. “Hậu Hán thư-.Mã Viện truyện”viết: “Viện hiếu kỵ,thiện biệt danh mã,ư Giao Chỉ đắc Lạc Việt đồng cổ,nãi thọ vi mà thức,hoàn ,thượng chi”.Nhưng trống đồng Lạc Việt mà Mã Viện tịch thu đem đúc ngựa cưỡi chơi lúc ấy là trống đồng Lạc Việt thời nào thì không nói,ta chỉ có thể phán đoán đó không phải là những trống đồng niên đại sớm nhất của Lạc Việt.Những trống đồng khai quật được ở Quảng Tây đều là những trống đồng niên đại Tùy hoặc Nam Triều.Lạc Việt quốc diệt vong vào thời thịnh của Hấn Vũ Đế,theo niên đại đó mà đoán thì trống đồng ở Quảng Tây (tìm được tất cả là 600 cái) chỉ là đúc vào thời kỳ muộn của Lạc Việt quốc (đúng thế, bởi vì thời đất Bá là thời Hùng Vương thứ 12 theo “Sử thuyết họ Hùng”).Vậy Lạc Việt quốc thời sớm nhất là ở đâu?Ba cái đặc trưng nhất để nhận biết là trống đồng Lạc Việt là mặt trời ở tâm,vòng chim Lạc đang bay,vòng người hoạt động và thuyền,ba cái đó là quốc trưng của Lạc Việt quốc cổ đại .Ba đặc trưng này trên trống đồng Quảng Tây đều có.Vùng núi Ba Thị còn có truyền thuyết “Ma Lặc du thiên biên” kể rằng năm đó mặt trời chìm mất, toàn cõi tối tăm không cấy trồng gì được,một mẹ chửa quyết đi về phương đông tìm mặt trời.Đi đường đẻ con ra lại bồng con đi tiếp.Hai mẹ con đem trống đồng gõ gọi trời mọc trở lại…Năm 1974 ở thị trấn Lưỡng Giang dưới chân núi Đại Minh Sơn đào được trống đồng kèm 2 thanh kiếm đồng thau dài 50 cm giống kiếm thời Chiến Quốc.Tháng 3-2004 ở dốc đứng sau xóm Bản Bồ thôn Tam Liên thị trấn Lưỡng Giang khi làm đường lâm nghiệp lại xúc được một trống đồng lớn,không may bị vỡ làm đôi,và một trống đồng nhỏ kèm mootk kiếm đồng thau và một chuông đồng nhỏ chôn trong mộ nằm giữa sông Kiếm và sông Triệu.Vùng này tất cả tìm được 5 trống,cái lớn rộng 80 cm, cao 60 cm, có chim Lạc bay, có 4 tượng cóc quanh mặt trống.
    Đại Minh Sơn trong cổ thư gọi là Mô Nha Sơn,tương truyền là nơi xưa đúc kiềm hóa rồng nên vùng này còn có nhiều địa danh mang tên kiếm.Ở đây có thôn Mô Nha, thôn Mô Dương (tiếng Choang “dương” nghĩa là kiếm, thì cũng như là “gươm” trong tiếng Việt, “Mô Dương” là âm của“mài gươm”) . Di chỉ An Đẳng Ưowng năm 1985 đào được 85 ngôi mộ cổ, có 15 kiếm đồng thau. Di chỉ Tam Liên Viên Nghệ Trường năm 1974 tìm được một trống đồng và 2 kiếm.
    Giải mã chữ “Chiêu” chính là “Lạc Việt Vương”
    Vùng Đại Minh Sơn có thể là một cố đô của Lạc Việt quốc.Nếu là cố đô tất nhiên nó phải có di chỉ của Lạc Việt Vương.Nhưng hậu duệ của người Lạc Việt ở đây hầu như đã mất hết ký ức về Lạc Việt Vương.Khảo cổ các di chỉ ở vùng này không còn phán đoán được đâu là di tích của Lạc Việt Vương.Ngẫu nhiên được thông tin từ bài viết của học giả Hà Chính Bình khi nghiên cứu gia phả của hậu duệ quân đội của Nùng trí Cao ở Vân Nam,phát hiện ra hậu duệ bộ đội của Nùng Trí Cao có cách xưng hô độc đáo với Nùng Trí Cao,đó là họ gọi Nùng Trí Cao là “Nùng Nam Chiêu”.Đời sau của Nùng Trí Cao có các họ Nông,Việt, Đao.Mà Chiêu, Việt, Đao trong tiếng Choang cổ đều có nghĩa là đầu lĩnh.Điều này gợi ý tìm ra di tích của Lạc Việt Vương ở Đại Minh Sơn.Chuyên gia nổi tiếng về lịch sử dân tộc Bách Việt là ông Vi Khánh Ổn
    韋慶穩 trong bài “Thí luận ngữ ngôn của dân tộc Bách Việt” đã khảo chứng bài “Việt nhân ca” chỉ ra rằng các từ Việt ngữ ghi bằng chữ Hán như Châu, Chiếu, Triều, đều có ý nghĩa trong Việt ngữ thượng cổ là Vương Tử王子 hoặc Vương Phủ 王府.Từ Vương thì đã mất trong tiếng Choang ngày nay.Còn lại ở vùng Đại Minh Sơn có rất nhiều địa danh “Chiêu”, “Triệu” “Triều”, “Sào”.Vậy thì các di tích ở vùng này như miếu “Chiêu Vương” chính là miếu Lạc Việt Vương, sông “Triệu” chính là sông của Lạc Việt Vương, miếu “Nam Triều” chính là miếu Lạc Việt Vương, suối “Nam Sào” ở thôn Phụng Lâm chính là suối của Lạc Việt Vương.Đại Minh Sơn miếu có người còn viết là Thương Thốn miếu, điều này là không thể,vì cái tên Đại Minh Sơn miếu là cái tên mới đổi thời nhà Thanh do ông tri phủ Lỳ Ngạn Chương đặt,nếu lúc đó là đang thờ Thương Thốn Vương là một hôn quân bạo ngược tàn dân thì ông quan đó không thể đặt tên cho miếu được,tên bị đổi của miếu phải là Chiêu Vương Miếu hoặc là Thủy Tiên Vương Miếu đều nghĩa là Lạc Việt Vương Miếu uy nghi trên đỉnh Long Đầu của Ba Thị là núi gốc của người Choang.Triệu giang có dòng hợp lưu là Kiếm giang, tiếng Choang là Đạt Ương, “đạt” tiếng Choang nghĩa là nước (cũng như “đắc” của tiếng Ba Na, Mơ Nông hay “nác”của tiếng Việt), “ương” tiếng Choang là Kiếm (cũng như “gươm” của tiếng Việt), vùng này tìm được rất nhiều đồ đồng niên đại Chiến Quốc, ở thượng lưu dòng Kiếm Giang là một mỏ đồng nổi tiếng của Quảng Tây.Dân vùng này vẫn nhặt đá quanawngj đồng dưới lòng sông bán cho các chử vựa quặng.Có thể phán đoán vùng này là nơi xưa Lạc Việt Vương luyện đồng đúc kiếm.Thú vị là ở venTriệu giang và chi lưu của nó là Hán Khê có nhiều hang đá có đá mài, dân đều nói là đó là nơi lính của Lạc Việt Vương mài kiếm.Tất nhiên điều này còn thiếu điển tịch, nhưng nhìn những đá mài ngồn ngang rất giống công cụ thời đồ đá mới cho ta liên tưởng đến hàng vạn quân của Lạc Việt Vương mài kiềm chống trả quân Tần Thủy Hoàng một thời bi tráng.Trong các thôn xóm vùng Triệu giang lưu truyền nhiều chuyện cổ về Lạc Việt Vương.Người ta nói Độc Sơn là do con ngựa của Lạc Việt Vương biến thành.Núi Mã Vĩ ở thôn Tụ Quần là do đuôi ngựa của Lạc Việt Vương biến thành.Năm đó đại quân của Tần Thủy Hoàng truy thì thần Long Mẫu từ trên đỉnh núi quăng xuống hai giải vải đỏ,biến thành hai con đường rộng đón quân của Lạc Việt Vương vào núi .Khi quân Tần đuổi đến nơi thi hai giải vải đỏ đó biến thành hai đỉnh Long Đầu Sơn chặn lại,quân Tần hết đường chỉ còn cách đứng đó mà than.Truyện dân gian lưu truyền chỉ là cái bóng của lịch sử.Nhưng nhiều chuyện lưu truyền chứng tỏ Lạc Việt Vương đã từng sống và chiến đấu ở vùng này và được dân Lạc Việt ở đây che chở.Còn một tình tiết nữa là ở vùng này có Tết “Đạt Vương” tức tết Vua Nước, cũng còn gọi là “Đại Vương Tiết” tổ chức vào ngày 20 tháng 7 âm lịch gọi là ngày giỗ Vua Nước tạ thế.Về cái chết của Đạt Vương tức Vua Nước ,ở vùng Ba Thị có câu ngan ngữ: “17 Đạt Vương bị thương, 18 Đạt Vương chết, 19 làm quan tài, 20 chôn Đạt Vương”,chứng tỏ người Choang nhớ thương Đạt Vương đến mức nào.Đạt Uông tức vua nước còn phải khảo sát xem có phải là Lạc Việt Vương hay không, nhưng mỗi năm ngày13 đến 20 tháng 7 âm lịch người Choang ở Đại Minh Sơn đều làm giỗ vong hồn gọi là “Qủi Tiết” kéo dài đến ngày “Đạt Uông Tiết” là cao trào,lúc đó như là tiết quốc tang cùa người Choang.Các địa danh miếu Đại Vương,bến Đại Vương, núi Đại Vương.có nhiều ở Quang Tây cho thấy Đại Vương tức Đạt Uông tức vua Nước có ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong người Choang.
    Văn vật và cổ kinh thư tiết lộ diện mạo của Lạc Tướng và Lang Binh.
    Lạc Việt là một nước xưng hùng ở Lĩnh Nam.Trong “Sử ký.Nam Việt úy đà liệt tuyện” Tư Mã Trinh đã viết: “Giao Chỉ có lạc điền theo thủy triều mà làm,người ăn ruộng ấy gọi là lạc nhân,có Lạc Vương, Lạc Hầu, Chư huyện xưng là Lạc Tướng có triện đồng”. Người Lạc Việt có Vương, Hầu, Tướng.Sự thực này sử bất tuyệt thư.Những danh xưng cụ thể này không giống Trung Nguyên.Từ “Vương” người Choang gọi là “Chiêu”, cũng viết thành “Triệu”, “Triều”, “Chu”, “Sào”, “Tạo”, “Đao” nghĩa là “Đầu”.Lạc Việt Vương xưng là Chiêu Hùng,Chiêu Lào ( “hùng” tiếng Choang nghĩa là lớn, đó là âm “hồng” hay “rộng” của tiếng Việt, tiếng Việt còn có từ “rộng lớn”; “lào” tiếng Choang nghĩa là lớn, nó là từ còn trong nôi của Việt ở cái nôi LÉP…LỚN-LAO…LÃNH, lép trong xóm thì không thể hiểu được lãnh thổ văn hóa là nó rộng mênh mông), Từ “chiêu lào” trong tiếng Choang hiện đại nghĩa là “thời viễn cổ”( “chiêu lào” tức “chu-cha lâu” của tiếng Việt).Lạc Việt Vương của Việt Nam , sử thư dịch là Hùng Vương tức Đại Vương.Ở vùng Đại Minh Sơn có bài ca “Xướng cổ thế gian” trong đoa có câu ca rằng:
    “Ba Thị cao là cao. Công Lang quản thượng phương. Chúng bối song tiễn nỗ. Thủ Công Lang lãnh địa” tức là “Núi gốc cao cao là. Ông Làng quản từ trên. Dân đeo nỏ hai tên. Giữ đất của Ông Làng”. Công Lang trong “Bố lạc đà kinh thi” cũng gọi là Lang Lào tức Vua Lớn.Trong “Kinh Thư”có nói thời cổ có một lần đại hồng thủy tức đại nước rộng ngập hết tất cả chỉ còn núi Lang Lào, núi Ngao Sơn, núi Châu Mi (Ngao Sơn và Châu Mi ở đâu thì không rõ chứ núi Lang Lào chính là vùng Đại Minh Sơn ngay nay.”Lang” tiếng Choang nghĩa là một quẩn thể có liên lạc với nhau ( đó là từ “làng” của tiếng Việt).Công Lang là thủ lĩnh của Lang (tức Ông Làng, người Việt vẫn nói “mày đi mà hỏi ông làng,ông xã ấy,tao không biết”).Lang Lào là đại thủ lĩnh ( tức Ông Làng Lớn, người Việt vẫn nói “sống lâu lên lão làng”).
    Qua bài “Xướng cổ thế gian” cũng thấy rõ là vùng Đại Minh Sơn diện tích nhỏ, mới chỉ có Công Lang hoặc Lang Lào.Ở đây người Choang có điệu múa “Lạc Động” có người đóng vai tướng quân và người đóng vai nữ thần.
    Trong Viêt Nam Cổ Sử “Hồng Bang thị truyện”có viết: “Thời cổ ,Lạc Việt tôn Hùng Trưởng làm chúa,hiệu là Hùng Vương,quốc hiệu là Văn Lang quốc,dưới có tướng là Lạc Tướng,vương tử là quan Lang,nữ là Mị Nương”.
    Vương tử của Hùng Vương gọi là “Quan Lang” đồng âm với “Công Lang” ở Đại Minh Sơn, “Lạc Tướng” đồng nghĩa với “Lạc Động”.Rõ ràng là Lạc Việt dù có thiên đô đi nơi nào thì các tên Vương, Hầu, Tướng, Tương cơ bản vẫn giống nhau.Diện mạo Lạc Động của Lạc Việt ở Đại Minh Sơn thì cổ thư ghi rất thiếu.Nhưng căn cứ vào di vật đào được lượng lớn ở đây và theo truyền thuyết thì có thể đại thể đoán định: Các đồ tùy chôn theo ít,không có mộ lớn của Lạc Việt Vương nhưng khẳng định là có mộ của Lạc Động tức Lạc Tướng. Đáng chú ý là mộ chôn ở hang núi đá vôi ở Lương Giang huyện Vũ Minh có đồ chôn theo bằng đông thau 12 thứ,cách chôn đơn giản,thể hiện dáng mạo là mộ của một Lạc Tướng.
    Ngày 26 tháng 7 năm 2006 tại Độc Sơn, tiếng Choang là Ba Độc là một ngọn núi lớn,sông Kiếm tử hướng tây bắc chảy qua như con rồng ôm lấy núi.Độc Sơn giống con chiến mã ngoẹo đầu lại bảo vệ Bản Phan thôn Tam Liên,ở đây đào được 5 trống đồng và các đồ khác.Trên núi có miếu Thánh Đường Tự, có bia đá được sửa năm Quang Tự (1898).Trên đường nhỏ lên núi tình cờ phát hiện một rìu đá thời đá mới,như vậy Độc Sơn có tầng văn hóa rất sâu.Năm 1986 ở núi này có phát hiện mộ cổ được 14 vật trong đó có 4 kiếm đồng dài 30 cm,qua đồng,khiên đồng,tên đồng xếp dưới chân chủ mộ,vú khí đã cũ tàn nhưng còn khá sắc,đây chính là mộ của một Lạc Tướng.Trong lời hát của bài “Xướng cổ thế gian” thì dân chúng Lạc Việt quốc vừa là binh vừa là dân làm ruộng,người nào lưng cũng đeo cung nỏ bắn được một lần hai mũi tên,họ gọi là Lang Binh hay lính của Công Lang.Quân đội là tiêu chí quyền lực của quốc gia. Tướng soái Lạc Việt đều tinh thành sùng võ,vũ khí của Lang Binh tinh xảo chứng tỏ quân đội Lậc Việt đương thời có trình độ chính qui hóa rất cao.Đại Minh Sơn có tinh binh cường tướng chứng tỏ đây là một trung khu của vương quốc.

    Trích: http://www.rauz.net.cn/article/faenzcieng/...200703/327,html

    Đối chiếu “Sử thuyết họ Hùng” Nhật Nguyên.

    Tóm tắt:
    Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang cũng là ông Tây Bá; Cơ Xương , Chu Văn Vương cũng là Lang Liêu, An Dương Vương, cổ Thục và bà Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng .
    Chiêu vương và Chu vương là cận âm rất dễ nhận ra , truyền thuyết chỉ thêm chữ Hùng vào để xác định dòng giống mà thôi.
    Văn Lang và Âu Lạc là 2 tên của 1 quốc gia và chính là ‘Trung Hoa’ của thiên hạ thời nhà Chu.
    Bài 24 - Hùng thứ 12: Hùng Chiêu

    - 1* Nước Cao-Ly hay Cao- Lê của Sùng Lãm.
    - Hoa văn dịch là nước Sùng , Kinh Thư gọi là nước Lê là phần tây bắc ( xưa) của Hồng bang thời nhà Hạ , cũng là đất Giữa thời lập quốc ngày nay là đất Bắc và bắc trung Việt.
    - 2 * Nước Đào hay nước Thao., là phần phía đông của Hồng bang thời nhà HẠ còn được gọi là đất Đông Hạ nay là Quảng đông Trung quốc.
    - 3 * Đất phong của Tây bá Xương thường gọi tắt là đất Bá cổ sử Việt gọi là Âu biến âm của ‘ô’ nghĩa là màu đen , ‘phương Ô’ đồng nghĩa với ‘Huyền phương’ trong cửu thiên tức phương Nam (xưa) nay là tây nam Quảng tây.
    - 4 * Nước Mật tu ký âm sai của Mặt tây nay là Vân nam Trung quốc.
    - 5 * Nước Thục còn gọi là đất Quý đất gốc tổ của nhà Chu nay là Quý châu Trung quốc. Hoa sử thường ghép nước Thục với đất Bá ông tây bá Xương thành đất Ba- Thục .
    - 6 * đất trung tâm của nhà Thương hay ‘trung Hoa’ thời Thương , sử Việt gọi là Việt Thường sau là đất Đường-Ngô nay là Hồ nam và Giang tây Trung quốc.
    - 7 * Nước Việt , đất dành riêng thờ Sơn tinh quốc chúa hay Hạ vũ nay là Phúc kiến- Chiết giang Trung quốc.
    - 8 * đất trung tâm của nhà Ân- Thương nay là Hà nam Trung quốc , đây là phần đất cực Nam ( xưa) của Trung –Hoa , nơi có đất Hà nội là mảnh đất duy nhất vượt Hoàng hà về phía bắc (phương hiện nay), nơi đây Trụ vương đã xây biệt đô Triều ca.
    - 9 * Nước Qủy phương là nước đã được nói đến trong kinh Dịch , chính xác là nước Cửu phương , phương số 9 là phương tây của Hà thư , cửu còn biến âm thành ‘cẩu’ nghĩa là con chó vì dân nhà Tần chọn chó Sói làm thần thú tượng trưng cho tộc mình , Quỷ phương còn được gọi là Xuyên Thục nghĩa là đất tây-nam (xưa) , Hoa sử thường gọi tắt là đất Thục gây ra sự lẫn lộn với Ba thục ;việc này ảnh hưởng rất lớn khi tìm hiểu về lịch sử Trung hoa , đất Qủy phươngnay là Tứ xuyên Trung quốc.

    *********
    Vua khai sáng : – Quốc Tiên Lang
    dị bản : Lang Liêu lang
    Danh hiệu khác trong sử Việt : An dương vương , Thục vương tử.
    Danh hiệu khác trong sử Hoa : Cơ xương , Chu Văn Vương
    Quốc hiệu : Văn Lang – Âu Lạc
    Niên đại : cách đây 3.100 năm
    Lưu tồn vật chất là những hiện vật khảo cổ thuộc nền văn hóa Đông sơn sớm ,Việt nam .
    Theo truyền thuyết dân gian Quốc tiên lang còn được gọi là : Lang Liêu , Cổ Thục.
    Văn lang đồng nghĩa với Văn vương ; trong thiên khảo luận này đã nhiều lần ban đến , khi ta nói nước Văn lang tức là nói nước của vua Văn , là danh xưng cổ xưa của nước Việt ngày nay.
    Quốc tiên lang nghĩa là vua khai quốc.




    Minh Xuân viết thêm :



    Câu đối ở cửa đền An Duơng Vương ở Cổ Loa:

    Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ
    Thục quốc sơn hà tự cố cung.

    Dịch nghĩa
    Tùng bách Chiêu lăng đâu chốn cũ
    Non sông nước Thục đó cố cung.

    Lăng An Dương Vương được gọi là Chiêu lăng. Vua Chủ của Cổ Loa rõ ràng chính là Chiêu hay Chu thiên tứ.



      Hôm nay: 29/3/2024, 4:51 am