Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Viết nên sử Dao Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Viết nên sử Dao Flags_1



    Viết nên sử Dao

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Viết nên sử Dao Empty Viết nên sử Dao

    Bài gửi by Admin 24/8/2021, 7:09 pm

    Nguồn : Viết nên sử Dao – Bách Việt trùng cửu (bahviet18.com)
    Nhà Thương Ân có tổ tiên của là ông Tiết. Trúc thư kỷ niên kể:
    Cao Tân thị có người vợ tên là Giản Địch, vào tiết xuân phân, khi chim huyền điểu tới thì đang theo Đế đi làm lễ tế giao để cầu tự, bấy giờ cùng người em gái của mình tắm ở sông Huyền Khâu. Có con chim huyền điểu ngậm quả trứng mà đánh rơi, trứng ấy có năm màu rất đẹp, hai người tranh nhau đi lấy, rồi dùng giỏ ngọc úp lên. Giản Địch lấy được trứng trước, bèn nuốt vào bụng, thế rồi mang thai, sau đấy xẻ ngực mà sinh ra Tiết. Tiết lớn lên rồi làm chức Tư đồ cho vua Nghiêu, vì có công với dân mà được nhận phong ở đất Thương. Trải qua mười ba đời sinh ra Chủ Quý. Vợ của Chủ Quý tên là Phú Đô, nhìn thấy có luồng khí trắng vắt ngang mặt trăng trong lòng rung cảm, thế rồi sinh ra Thanh vào ngày Ất, bởi thế mới có hiệu là Thiên Ất.
    Truyền thuyết “huyền điểu sinh Thương” cho biết nhà Thương là dòng dõi từ Đế Khốc hay Cao Tân Thị, vợ là Giản Địch do nuốt trứng ngũ sắc của chim huyền điểu mà sinh ra ông Tiết. Dòng dõi 14 đời của ông Tiết là Thành Thang, có tên là Thiên Ất.
    Người Xá hay Phiên ở Trung Quốc có truyền thuyết về Cao Tân và Long Vương. Người Xá ở Quảng Đông kể rằng: Thời Đế Cao Tân, trong cung có một bà già tai to bị đau tai. Trăm chim vào chầu, quan ngự y cắt ra thì xuất hiện Long Khuyển. Đó là Kim Long giống tằm, nuôi được tám tháng, Kim Long thân dài 8 thước, cao 5 thước, toàn lông ngũ sắc, bèn ban hiệu là Bàn Hồ.
    Viết nên sử Dao Img_7246
    Đàn tế cúng trong lễ hội Bàn Vương ở Hoàng Su Phì

    Người Dao và người Xá đều thờ Bàn Hồ. Đối chiếu 2 câu chuyện trên có thể thấy người Dao và ngưới Xá (cùng nhóm tộc) có tổ tiên chính là ông Tiết, con của Đế Khốc Cao Tân Thị. Ông Tiết là tổ của nhà Thương, nên người Dao cũng chính là thành phần dân tộc gốc của nhà Thương, khởi dựng từ Thiên Ất Thành Thang.

    Người Dao tôn thờ Bàn Hồ là Bàn Vương. Cũng có nơi gọi là Bàn Cổ. Ông Bàn Cổ dùng rìu khai thiên lập địa trong truyền thuyết khai sáng Trung Hoa có nguồn gốc từ truyền thuyết Bàn Hồ của dân tộc Dao. Điều này càng cho thấy người Dao là một trong những dân tộc chính của Trung Hoa cổ đại.
    Theo truyện kể dân gian, thần tích và các truyện thơ, đặc biệt là trong Quá sơn bảng văn (Bình hoàng khoán điệp), Bàn Hồ là con Long Khuyển được Bình Vương gả con gái và phong là Bàn Vương sau khi có công lớn giết được Cao Vương. Vợ chồng Bàn Hồ sinh được 12 người con (6 con trai, 6 con gái) đều được ông là Bình Vương ban sắc thành 12 họ là: Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu, như các họ của người Dao ngày nay.
    Viết nên sử Dao Img_7418
    Các họ người Dao tế lễ Bàn Vương

    Trúc thư kỷ niên chép về Thành Thang: Thang đi về phía Đông tới bên bờ sông Lạc, ngắm nhìn đàn tế của Đế Nghiêu, lại ném ngọc bích xuống sông, lùi ra phía sau mà đứng. Sau đấy một cặp cá màu vàng nhảy vọt lên, một con chim đen theo đó mà đậu xuống dưới đàn tế, hóa thành hắc ngọc. Lại có con rùa đen xuất hiện, trên lưng có hoa văn màu đỏ sắp thành chữ, nói là Hạ Kiệt vô đạo, Thành Thang sẽ thay thế hắn. Có vị thần Đào Ngột xuất hiện ở núi Bi. Có vị thần dắt theo con sói trắng, miệng ngậm cái móc, đi vào triều đình nhà Thương.
    Có thể thấy những điềm Thành Thang làm thiên tử trong truyện trên mô tả Ngũ sắc: cá vàng, chim đen, rùa mai đỏ, thần ở núi (xanh), sói trắng. Ngũ sắc là biểu tượng của Ngũ hành. Người có Ngũ sắc nghĩa là người nắm được Ngũ hành, hay nắm được thiên hạ. Con sói trong chuyện của Thành Thang cùng với Ngũ sắc cho thấy sự tương đồng với truyện Long Khuyển Bàn Hồ của người Dao. Vị Bàn Vương (Long Khuyển) đã diệt Cao Vương, lấy con gái của vua mà sinh ra 12 họ người Dao chính là Thành Thang, người đã diệt Hạ Kiệt, lên ngôi thiên tử của nhà Thương.
    Viết nên sử Dao Img_4883
    Đoạn sách cúng kể về Bàn Vương dẫn 12 họ người Dao “phiêu du quá hải”

    Sách cúng người Dao còn kể: vào năm Dần mão, nạn hạn hán xảy ra, con cháu người Dao rơi vào cảnh thiếu đói, cơ cực nên phải thiên di vượt biển tìm nơi sinh sống. Với sự che chở của Bàn Cổ đại vương, 12 tộc họ người Dao vượt biển thành công. Để lưu truyền cho đời sau, họ đã viết sách “Quá Sơn Bảng Văn” kể lại quá trình thiên di đầy gian khổ, ca ngợi Bàn Vương.
    Câu chuyện Bàn Vương đã quá sơn, vượt bể này là nói đến vua Thương Bàn Canh đã 5 lần dời đô, vượt sông Trường Giang, kiến lập nhà Ân ở vùng Hà Nam. “Vượt bể” ở đây là vượt sông lớn, chứ người Dao không ở bên bờ đại dương để mà vượt biển. Kinh Thư có 3 thiên Bàn Canh thượng, trung và hạ nói đến việc Bàn Canh dời đô. Các vua Thương dời đô nhiều lần đến mức… dân gian có cụm từ “lang thang”, chỉ sự di cư bất định như các vị vua (lang) nhà Thương (thang).
    Thời nhà Thương, chữ tượng hình bắt đầu trở nên phổ biến, hình thành một thể chữ khá chín muồi mà nay được gọi là Giáp Cốt văn, do chúng thường được khắc trên yếm rùa và xương động vật. Giáp cốt văn tự được biết là khởi nguồn của chữ Nho sau này.
    Viết nên sử Dao Img_7483
    Múa Bắt Rùa của người Dao ở Hoàng Su Phì

    Người Dao cũng có tục cúng Rùa với nghi lễ diễn xướng khá trang trọng trong các dịp lễ tết. Cho tới nay người Dao cũng là dân tộc vẫn sử dụng chữ Nho. Các sách cúng, sách bói, lịch, sớ… của người Dao đều được ghi bằng chữ Nho một cách nguyên sơ nhưng thuần thục. Chắc chắn người Dao là một trong những bộ phận dân tộc chính đã làm nên sự hình thành của chữ viết tượng hình Trung Hoa.
    Trúc thư kỷ niên cho biết, năm thứ 32 đời vua Vũ Đinh nhà Ân chinh phạt người Quỷ Phương, đóng trú ở đất Kinh. Sự kiện Ân Cao Tông phạt Quỷ Phương, nhưng lại đóng quân ở đất Kinh, tức là đất Kinh Sở ở Hồ Nam – Hồ Bắc này cho thấy vùng đất Kinh này đã nằm trong đất của nhà Ân. Vùng Hồ Nam cũng chính là nơi tập trung nhiều người dân tộc Dao. Sách Dao nói là “Bàn Cổ xuất thế Trường Sa quốc“. Trường Sa nay là đất Hồ Nam. Có thể nói, đất Kinh vốn là địa bàn gốc của nhà Thương từ Thành Thang. Sau này tới thời Chu thì được phân phong cho Dục Hùng, thầy dạy của Chu Văn Vương, lập thành nước Sở. 
    Viết nên sử Dao Img_7303
    Bài cúng mở đầu bằng Bàn Cổ xuất thế Trường Sa quốc

    Người Sở còn gọi là Man. Còn người Dao cũng gọi là người Mán. Thậm chí có chỗ Bàn Vương được gọi là Hùng Vương, nên có những thông tin cho rằng người Dao cũng thờ Hùng Vương. Điều này càng khẳng định thêm nhận định rằng thành phần chính của nước Sở của Dục Hùng là người Miêu Dao.
    Về tín ngưỡng, thì người Dao mang tín ngưỡng Đạo giáo một cách sâu sắc, chứng tỏ đây là tôn giáo gốc của dân tộc Dao. Trong lịch đồ của Đạo giáo mà người Dao thờ có khái niệm Tam Nguyên. Tranh thờ Tam Nguyên, dùng trong lễ cấp sắc và các lễ hội của người Dao, gồm:
    •    Thượng Nguyên Thiên Quan tứ phúc: cúng vào rằm tháng Giêng.
    •    Trung Nguyên Địa Quan xá tội: cúng vào rằn tháng Bảy.
    •    Hạ Nguyên Thủy Quan giải ách: cúng vào rằm tháng Mười.

    Theo Đạo giáo mỗi độ số của Trời có 180 năm, gồm 3 Giáp Tý (Lục thập hoa giáp 60 năm). Giáp Tý thứ nhất là Thượng Nguyên, có Thiên Quan cai quản. Giáp Tý thứ hai là Trung Nguyên do Địa Quan cai quản. Giáp Tý thứ ba là Hạ Nguyên do Thủy Quan cai quản.
    Viết nên sử Dao Img_7209
    Tranh Tam Quan của người Dao

    Khái niệm Tam Nguyên là Tam Quan như trên tương tự như tín ngưỡng Tam phủ của người Kinh. Trên chiếc chày gỗ là dụng cụ của các thầy cúng người Dao cũng có khắc hình Tam phủ (Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ). Đặc biệt, vị vua của Địa phủ đã được ghi nhận là Ân Vương chết trong trận chiến với Thánh Dóng (Truyện Giếng Việt). Ngày rằm tháng 7 cúng Địa quan xá tội cũng là ngày tiết lễ lớn trong năm của người Dao.
    Truyền thuyết Bàn Vương có đoạn cuối kể rằng Bàn Vương đi săn sơn dương, chẳng may bị sơn dương húc chết, người Dao vô cùng thương tiếc, làm lễ cúng tế Bàn Vương… Đây có lẽ nói tới chuyện Ân Trụ Vương đi săn con hươu của “thiên hạ” mà đã nhảy vào ngọn lửa ở Lộc Đài tại kinh đô Triều Ca để tự kết thúc. Lộc là hươu, là sơn dương, cũng là Lục, nghĩa là đất đai hay Địa phủ.
    Viết nên sử Dao Img_7132
    Dụng cụ của thầy cúng người Dao có ghi Tam phủ

    Người Dao còn thờ cả những vị thần thái cổ Trung Hoa như Thần Nông, Phục Hy. Cùng với thờ ông Bàn Cổ thì có thể thấy người Dao là một trong những thành phần chính của thời Trung Hoa dựng nước, khai thiên lập địa, sáng tạo ra cái ăn, cái mặc…
    Qua những so sánh trên, có thể khẳng định rằng, dân tộc Miêu Dao vốn là thành phần chính của nhà Ân Thương. Cũng giống như người Việt thờ 18 đời Hùng Vương, tín ngưỡng Bàn Vương của người Dao nói đến nhiều thời đại các vị vua tổ của mình. Đó là ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, là ông Tiết con của Cao Tân Thị thời Nghiêu Thuấn, là Thành Thang cầm búa lớn mở ra nhà Thương với 12 họ người Dao, là Bàn Canh quá sơn vượt Trường Giang lập Ân, là Ân Trụ Vương làm vua Địa phủ, là các vua Sở họ Hùng. Sự thiếu khuyết của truyền thuyết Việt cho giai đoạn mở nước về phía Đông Nam của Lạc triều từ Long Quân được bổ sung bằng truyền thuyết Bàn Vương của người Dao.


    Văn Nhân góp ý
    Xin góp bàn làm rõ truyện Bàn Hồ :
    Theo sách Tàu :
    Bàn Hồ là con Long Khuyển được Bình Vương gả con gái và phong là Bàn Vương sau khi có công lớn giết được Cao Vương địch thủ của Bình vương Bàn Hồ sau là Bàn vương ̀ ông tổ 12 dòng họ người Dao . ..́ do tên Long khuyển mà ngày nay người Dao tuyệt đối kiêng không ăn thịt ông tổ mình .
    Trong sử Việt và Hoa tìm mỏi mắt nào thấy chuyện Bình vương và Cao vương …oánh nhau để có con Long khuyển – Bàn Hồ …
    Lộ trình của đám phù thủy chữ nghĩa :….Người Việt cổ gọi thủ lãnh phần phía Tây đất nước là Lang – Cửu , lang là quan , người cầm đầu , cửu là số 9 chỉ phía Tây theo quan niệm Dịch học . Thời đầu công nguyên lang cửu đã từng bị phù phép thành Trang Kiểu tên người lập ra nước Điền ở Vân Nam .
    Trong mạch truyện này …. ‘Lang Cửu’ biến thành ‘long cầu’ rồi sau rốt thành ra ‘long khuyển’,đang là Bản hậu – lang Cửu …thủ lãnh của phía tây đất nước bỗng biến ra …rồng chó chó rồng ̣ trong công trình́ của lũ đểu cáng , bọn chúng bò ra bao công sức vặn vẹo ngôn từ chỉ để sau cùng kết thúc câu truyện ….12 người con của Bàn hồ lấy nhau con cái họ ngày càng sinh xôi thành ra đám Man Di .
    Đúng là quái chồng quái ; chuyện chó lấy công chúa đẻ ra con đàn cháu đống nay là tộc Dao thì chỉ những cái đầu cực kì bệnh họan mới có thể bịa ra nổi .
    Cả câu truyện chỉ cần thay đổi 1 chút sự thực sẽ hiện ra như trên .
    Xưa đã có tích ông Bàn cổ là tổ loài người , Sử thuyết Hùng Việt cho Bàn cổ chỉ là tam sao thất bản của ‘bản cả’ tức trưởng bản – già làng đúng như từ bản người Việt dùng ngày nay . bản là từ chỉ 1 cộng đồng người ràng buộc , đồng vận mệnh với nhau trong 1 thời gian nào đó ..
    Bản có biến âm là bang , bản trong Việt ngữ là ‘gốc’, chính âm ‘gốc’ đã tạo ra từ quốc .(Nam bộ phát âm là ‘guấc’) trong bang – quốc .
    ‘Bàn cô’̉ là ‘Bản cả’người đứng đầu cộng đồng tương tự Bàn Hồ chẳng là họ tên của ai mà thực ra là ‘Bản hậu’ hay ‘bản hầu’ cùng nghĩa là trưởng bản già làng tức cũng đồng nghĩa với Bàn vương – bản vương . quan chế Trung hoa xưa gọi người đứng đầu 1 làng hay tổng là hào – mục (chính là biến âm của một – hai tiếng Việt) .
    Do cả thời gian dài mất nước thân làm nô lệ , khi phục quốc người Việt bới đống tro tàn lục tìm thông tin cội nguồn dòng giống ghép lại chép thành sách sử nỏi làm sao khỏi có những lầm lẫn , nhưng không sao …sai thì sửa thế thôi ..

      Hôm nay: 29/3/2024, 4:54 am