Bách Việt trùng cửu
Bản ngọc phả được sao trong bản khai của làng Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ năm 1938. Bản ngọc phả này được chép là tổng hợp các bộ phả gồm: bộ Thượng về thời Hùng Vương, bộ Trung về Tiền Thánh mẫu, bộ Hạ về sự tích Sơn Thánh.
Bộ Hạ
Chống Thục lần thứ nhất
– Cơ đồ họ Hùng đã đến lúc cuối nên mới cầu tuyển rể hiền mà kế tục ngôi vị của Trẫm. Khanh lại không muốn nhận. Quốc gia này biết giao cho ai được?
Sơn Thánh nghe vậy còn do dự chưa quyết. Đến 5 năm sau vào năm Kỷ Mùi, Thục Vương (là chúa phụ đạo nước Ai Lao, cũng là tông phái của Hùng Vương) biết được là Duệ Vương tuổi thọ đã cao mà 20 hoàng tử đều theo nhau về cõi tiên, không có người lập trưởng, muốn nhường lại ngôi cho con rể Tản Viên. Thục mới ngầm khởi việc binh đao tự muốn đến tấn công mà chiếm lấy nước. Biên phương báo gấp. Vương bèn cùng với đình thần bàn bạc. Trong triều có Liêu Công bước lên bàn rằng:
– Bệ hạ vâng theo mệnh trời, vua tôi tướng sĩ đều yên ổn vô sự đã lâu ngày. Quân binh huấn luyện không tinh. Nay có can qua động tới, liên quan đến nhân dân xã tắc, tình thế không thể giữ được như nguyên thì sự linh thiêng của Thái tổ Thái tông trên trời không phải không bị phương hại bởi chúng ta. Vạn nhất xảy ra binh dữ chiến nguy, Thục khó mà phá được, tổ tông dân chúng biết trông vào đâu. Chi bằng nhân đây mà dùng mưu thận trọng, bí mật hối lộ tướng địch, gửi thư cho Thục Vương để xem ý có lui binh không, rồi mới tùy cơ hội về sau.
Vương nghe vậy đã muốn dùng kế ấy, bèn tìm triệu Tản Viên Sơn Thánh để hỏi. Sơn Thánh tâu rằng:
– Hơn hai ngàn năm đến nay, mười bảy đời thánh quân gây dựng, ơn sâu đức dày đến tận cốt tủy của nhân dân. Nay nước giàu quân mạnh. Uy đức của Bệ hạ ban cả ra nước ngoài. Còn quân Thục đã không tự giữ gìn lại dám nổi lên chống lại thì cơ thất bại đã nghiệm rõ. Nếu một ngày Bệ hạ nêu rõ tội ấy rồi dấy thảo phạt, lấy nghĩa mà phục thì dân ta sẽ đều theo Bệ hạ mà không theo giặc. Mối họa của quốc gia lo gì không dẹp được. Thần xin lĩnh 3 vạn hùng binh vượt ra chiến địa, một mình một xe sang đến đất Thục thì có thể bình định được.
Vương nghe vậy rất vui mừng, bèn ngay hôm đó trai giới lập đàn bày lễ, cúng tế trời đất bách thần, lấy nỏ thần linh chú trao cho Thánh mà rằng:
– Binh cơ quý ở thần tốc. Tướng quân dùng thứ này mà bắn thì sẽ được như có thần vậy.
Lại cùng vào tế cáo trong miếu. Vương đứng quay mặt về phía Bắc. Thánh quay mặt hướng Nam. Vương thân lấy cờ việt, cầm cán mà nói:
– Từ đây ra ngoài xa là do tướng quân nắm giữ cả.
Sơn Thánh bái tạ rồi quay về Lăng Sương làm lễ ở mộ thân mẫu. Khi ấy thuộc hạ tay chân người nhà ở động Lăng Sương theo Thánh hơn trăm người, làm thị vệ hai bên tả hữu. Còn sách Thủ Pháp, trại Đồng Luận, Ma Xá, Đan Thê cùng thần tử của các châu trang động sách hơn ba ngàn người làm quân của Tả Hữu Kiên Thần. Hôm ấy (tức ngày 15 tháng 5) tụ hội ở khu lăng quê nhà, mổ trâu khao quân sĩ. Rồi tiến về kinh thành, quân cả nước tới 3 vạn. Sơn Thánh lại bái tạ trước bệ rồng, lĩnh mệnh đường đường mà tiến. Sơn Thánh xuất quân, lại có thơ rằng:
Cửa ngọc xuất chinh phất phới cờ
Ba quân nghiêm giữ chẳng sai tơ
Việc công vó ngựa bay trong gió
Trướng hổ đâu nghi tuyết mòn giờ
Ly biệt một lần chia cách núiRuổi rong ngàn dặm tựa như mơ
Kiếm cung từ cổ anh hùng sự
Gánh hết gian nan lạnh nào chờ.
Lại nói, khi ấy quân Thục đã tiến đến châu Quỳnh Nhai (nay là đất phủ An Tây). Sơn Thánh tiến quân đến Mộc Châu, gõ chiêng lớn tiếng, kết trận đóng quân ở đó. Bèn gửi hịch cho các phiên thần lấy phiên binh ở các lộ, tùy nơi mà ứng chiến. Thế rồi Sơn Thánh lệnh sai 2 vạn hùng binh khiêu chiến, giả không thắng chạy lùi hơn 50 dặm, lại đánh trống reo hò khiêu chiến. Tướng Thục nghe vậy liền điều 30 vạn quân đến đuổi đánh. Quân Hùng giả vờ bỏ chạy, phục nấp ở hai bên núi Thiên Lũng. Thục tướng kéo đến Mộc Châu. Sơn Thánh mới ngồi một mình trên núi, tay cầm sách thần niệm chú mà ước. Bỗng từ trên trời giáng xuống một đại thần tướng, thân cao 5 trượng, chân đi giày lửa vạn nhận, đầu đội mũ trăm sao, tay cầm một chiếc tiêu gỗ dài 30 trượng, hình như vỏ ốc, đứng tại đầu núi ở mé bên trái Sơn Thánh (sau phong là Tả Thánh, cũng phụng thờ ở đền Tản Viên), thổi tiêu lên thì sấm rền gió giật, sương nổi mây bay, mù mịt vạn khoảnh, đổ cây bốc nhà, cát dâng đá chạy.
Quân Thục thua to chạy tán loạn. Sơn Thánh bèn đánh trống liên tục, lấy nỏ thần bắn hơn trăm phát. Thế rồi quân mai phục bốn mặt vây lại, còn có thú hổ trăm vòng. Bắt giữ tất tật, một xe không lọt, một ngựa không thoát. Xong thần tướng tự nhiên bay lên không mà đi.
Sơn Thánh tức tốc dâng tấu báo chiến thắng. Vương bèn ban chiếu vời về. Sơn Thánh phụng mệnh quay cờ trở lại tận cửa cung bái tạ. Vương rất vui mừng, lập tức mở tiệc ăn mừng, phong làm Nhạc phủ kiêm Thượng đẳng thần. Tả Hữu Kiên Thần được phong làm Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương. Về sau các công thần dẹp giặc được gia phong các nơi có tích riêng. Kẻ sĩ đời sau có thơ rằng:
Đúng là thước kiếm xua giặc dữ
Liền ngay thành chiếm trả vua ta
Nghìn năm về trước, nghìn năm lại
Nước xứng là thần, đáng con nhà.
(Bản cũ còn viết rằng: Duệ Vương làm thơ thêm 4 câu trên:
Quả nhân chẳng liệu kẻ phương xa
Cử nghĩa lao phiền tướng quốc gia
Vạn dặm trống cờ dồn hết lực
Mịt mùng mưa gió gạt khăn qua.
Từ đây trở xuống bản cũ có nhiều sai khác, nhưng cứ viết đúng đến cuối để lưu giữ vậy).
Bản ngọc phả được sao trong bản khai của làng Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ năm 1938. Bản ngọc phả này được chép là tổng hợp các bộ phả gồm: bộ Thượng về thời Hùng Vương, bộ Trung về Tiền Thánh mẫu, bộ Hạ về sự tích Sơn Thánh.
Bộ Hạ
Chống Thục lần thứ nhất
Tản Viên Sơn nhìn từ quê hương của Tá Thánh
Khi Hùng Duệ Vương được 115 năm muốn truyền lại ngôi vị cho con rể Tản Viên Sơn Thánh. Sơn Thánh cố từ chối không nhận. Vương lại nói với Sơn Thánh rằng:– Cơ đồ họ Hùng đã đến lúc cuối nên mới cầu tuyển rể hiền mà kế tục ngôi vị của Trẫm. Khanh lại không muốn nhận. Quốc gia này biết giao cho ai được?
Sơn Thánh nghe vậy còn do dự chưa quyết. Đến 5 năm sau vào năm Kỷ Mùi, Thục Vương (là chúa phụ đạo nước Ai Lao, cũng là tông phái của Hùng Vương) biết được là Duệ Vương tuổi thọ đã cao mà 20 hoàng tử đều theo nhau về cõi tiên, không có người lập trưởng, muốn nhường lại ngôi cho con rể Tản Viên. Thục mới ngầm khởi việc binh đao tự muốn đến tấn công mà chiếm lấy nước. Biên phương báo gấp. Vương bèn cùng với đình thần bàn bạc. Trong triều có Liêu Công bước lên bàn rằng:
– Bệ hạ vâng theo mệnh trời, vua tôi tướng sĩ đều yên ổn vô sự đã lâu ngày. Quân binh huấn luyện không tinh. Nay có can qua động tới, liên quan đến nhân dân xã tắc, tình thế không thể giữ được như nguyên thì sự linh thiêng của Thái tổ Thái tông trên trời không phải không bị phương hại bởi chúng ta. Vạn nhất xảy ra binh dữ chiến nguy, Thục khó mà phá được, tổ tông dân chúng biết trông vào đâu. Chi bằng nhân đây mà dùng mưu thận trọng, bí mật hối lộ tướng địch, gửi thư cho Thục Vương để xem ý có lui binh không, rồi mới tùy cơ hội về sau.
Vương nghe vậy đã muốn dùng kế ấy, bèn tìm triệu Tản Viên Sơn Thánh để hỏi. Sơn Thánh tâu rằng:
– Hơn hai ngàn năm đến nay, mười bảy đời thánh quân gây dựng, ơn sâu đức dày đến tận cốt tủy của nhân dân. Nay nước giàu quân mạnh. Uy đức của Bệ hạ ban cả ra nước ngoài. Còn quân Thục đã không tự giữ gìn lại dám nổi lên chống lại thì cơ thất bại đã nghiệm rõ. Nếu một ngày Bệ hạ nêu rõ tội ấy rồi dấy thảo phạt, lấy nghĩa mà phục thì dân ta sẽ đều theo Bệ hạ mà không theo giặc. Mối họa của quốc gia lo gì không dẹp được. Thần xin lĩnh 3 vạn hùng binh vượt ra chiến địa, một mình một xe sang đến đất Thục thì có thể bình định được.
Vương nghe vậy rất vui mừng, bèn ngay hôm đó trai giới lập đàn bày lễ, cúng tế trời đất bách thần, lấy nỏ thần linh chú trao cho Thánh mà rằng:
– Binh cơ quý ở thần tốc. Tướng quân dùng thứ này mà bắn thì sẽ được như có thần vậy.
Lại cùng vào tế cáo trong miếu. Vương đứng quay mặt về phía Bắc. Thánh quay mặt hướng Nam. Vương thân lấy cờ việt, cầm cán mà nói:
– Từ đây ra ngoài xa là do tướng quân nắm giữ cả.
Sơn Thánh bái tạ rồi quay về Lăng Sương làm lễ ở mộ thân mẫu. Khi ấy thuộc hạ tay chân người nhà ở động Lăng Sương theo Thánh hơn trăm người, làm thị vệ hai bên tả hữu. Còn sách Thủ Pháp, trại Đồng Luận, Ma Xá, Đan Thê cùng thần tử của các châu trang động sách hơn ba ngàn người làm quân của Tả Hữu Kiên Thần. Hôm ấy (tức ngày 15 tháng 5) tụ hội ở khu lăng quê nhà, mổ trâu khao quân sĩ. Rồi tiến về kinh thành, quân cả nước tới 3 vạn. Sơn Thánh lại bái tạ trước bệ rồng, lĩnh mệnh đường đường mà tiến. Sơn Thánh xuất quân, lại có thơ rằng:
Cửa ngọc xuất chinh phất phới cờ
Ba quân nghiêm giữ chẳng sai tơ
Việc công vó ngựa bay trong gió
Trướng hổ đâu nghi tuyết mòn giờ
Ly biệt một lần chia cách núiRuổi rong ngàn dặm tựa như mơ
Kiếm cung từ cổ anh hùng sự
Gánh hết gian nan lạnh nào chờ.
Lại nói, khi ấy quân Thục đã tiến đến châu Quỳnh Nhai (nay là đất phủ An Tây). Sơn Thánh tiến quân đến Mộc Châu, gõ chiêng lớn tiếng, kết trận đóng quân ở đó. Bèn gửi hịch cho các phiên thần lấy phiên binh ở các lộ, tùy nơi mà ứng chiến. Thế rồi Sơn Thánh lệnh sai 2 vạn hùng binh khiêu chiến, giả không thắng chạy lùi hơn 50 dặm, lại đánh trống reo hò khiêu chiến. Tướng Thục nghe vậy liền điều 30 vạn quân đến đuổi đánh. Quân Hùng giả vờ bỏ chạy, phục nấp ở hai bên núi Thiên Lũng. Thục tướng kéo đến Mộc Châu. Sơn Thánh mới ngồi một mình trên núi, tay cầm sách thần niệm chú mà ước. Bỗng từ trên trời giáng xuống một đại thần tướng, thân cao 5 trượng, chân đi giày lửa vạn nhận, đầu đội mũ trăm sao, tay cầm một chiếc tiêu gỗ dài 30 trượng, hình như vỏ ốc, đứng tại đầu núi ở mé bên trái Sơn Thánh (sau phong là Tả Thánh, cũng phụng thờ ở đền Tản Viên), thổi tiêu lên thì sấm rền gió giật, sương nổi mây bay, mù mịt vạn khoảnh, đổ cây bốc nhà, cát dâng đá chạy.
Quân Thục thua to chạy tán loạn. Sơn Thánh bèn đánh trống liên tục, lấy nỏ thần bắn hơn trăm phát. Thế rồi quân mai phục bốn mặt vây lại, còn có thú hổ trăm vòng. Bắt giữ tất tật, một xe không lọt, một ngựa không thoát. Xong thần tướng tự nhiên bay lên không mà đi.
Sơn Thánh tức tốc dâng tấu báo chiến thắng. Vương bèn ban chiếu vời về. Sơn Thánh phụng mệnh quay cờ trở lại tận cửa cung bái tạ. Vương rất vui mừng, lập tức mở tiệc ăn mừng, phong làm Nhạc phủ kiêm Thượng đẳng thần. Tả Hữu Kiên Thần được phong làm Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương. Về sau các công thần dẹp giặc được gia phong các nơi có tích riêng. Kẻ sĩ đời sau có thơ rằng:
Đúng là thước kiếm xua giặc dữ
Liền ngay thành chiếm trả vua ta
Nghìn năm về trước, nghìn năm lại
Nước xứng là thần, đáng con nhà.
(Bản cũ còn viết rằng: Duệ Vương làm thơ thêm 4 câu trên:
Quả nhân chẳng liệu kẻ phương xa
Cử nghĩa lao phiền tướng quốc gia
Vạn dặm trống cờ dồn hết lực
Mịt mùng mưa gió gạt khăn qua.
Từ đây trở xuống bản cũ có nhiều sai khác, nhưng cứ viết đúng đến cuối để lưu giữ vậy).