Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Chúc thư Ma Thị Cao Sơn Thần nữ. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Chúc thư Ma Thị Cao Sơn Thần nữ. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Flags_1



    Chúc thư Ma Thị Cao Sơn Thần nữ. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Chúc thư Ma Thị Cao Sơn Thần nữ. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Empty Chúc thư Ma Thị Cao Sơn Thần nữ. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ

    Bài gửi by Admin 27/11/2020, 10:05 am

    Bách Việt trùng cửu
    Bản ngọc phả được sao trong bản khai của làng Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ năm 1938. Bản ngọc phả này được chép là tổng hợp các bộ phả gồm: bộ Thượng về thời Hùng Vương, bộ Trung về Tiền Thánh mẫu, bộ Hạ về sự tích Sơn Thánh.
    Bộ Hạ
    Chúc thư Ma Thị Cao Sơn Thần nữ

    Chúc thư Ma Thị Cao Sơn Thần nữ. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ 121555321_4518282018213055_1857381955825566802_o.jpg?_nc_cat=100&ccb=2&_nc_sid=b9115d&_nc_ohc=9l4HnCLKWpQAX-86rSf&_nc_ht=scontent.fhan3-3
    Đền Trung Tản Viên

    Lại nói Thần Vương trở về động Lăng Sương, dùng gậy đọc chú mà cầu, giở sách thần mà ước, tự nhiên hóa thành đài các đủ muôn vạn vật, đến làm lễ ở lăng mộ thân mẫu và tổ tiên. Thần Vương lại về núi thiêng Ngọc Tản, nói với Lão bà rằng:
    – Từ thủa nhỏ con đã ở cùng với mẹ. Công đức của mẹ cao như trời vậy. Mẹ sinh mười tháng mang thai, công đức như núi Thái sông Hoàng. Mẹ nuôi ơn sâu đức dày, đều cùng là tấm lòng đức lớn. Sao có thể quên được tình cảm đó. Ngày nay con về đây xin nguyện thần vận quỷ dẫn cho một chút để báo đáp công đức ấy.
    Bèn lấy sách thần mà ngầm cầu trời đất, đọc ước mọi bề. Tự nhiên chốc lát nổi một trận mây bay mưa rơi, sấm đuổi gió xua, khắp trời nổi sấm đùng đùng, mưa rơi như châu ngọc trên mặt đất. Cho tới nửa canh giờ sau thấy tiền đồng khoảng trăm vạn quan. Thần Vương lấy đó mang vào dâng tạ ơn mẹ nuôi. Ma Thái bà thấy tấm lòng thành thật đó, thầm mong vạn sự được đủ đầy, bèn lấy những vật rừng núi của mình đem trao cho Thần Vương lưu giữ để sau khi trăm tuổi có nơi thờ phụng hưởng thần. Nên bèn lập một đạo chúc thư để lưu mãi ngàn vạn đời nơi quản giữ miếu đường hương lửa.
    Chúc thư này viết rằng:
    Nước Văn Lang, xứ Hưng Hóa phủ Gia Hưng huyện Thanh Xuyên sách Thủ Pháp, thôn Mang Bồi xóm Cốc, thần nữ Ma Thị Cao Sơn, tên húy là Bạch, lập chúc thư. Sự là tôi nguyên sống ở động này, núi sông ruộng vườn, khe ngòi miếu mạo, cỏ cây rừng rú từ trước tới nay đều là của tôi. Song lại nghĩ, mình sau khi trăm tuổi, thân về chốn Bồng Lai, việc hương lửa xuân thu không ai phó thác, không biết lấy ai phụng thờ gia đường. Đương lúc năm Quý Dậu, tôi có người con nuôi quê ở huyện nhà Lăng Sương tên là Nguyễn Tuấn, từ nhỏ đã cùng chung sống, coi như con đẻ. Ma Thị tôi tuổi đã ngoài 90, chỉ sợ mệnh trời chưa biết sớm hay chiều nên mới kê khai các vật, nhất nhất ghi rõ trong chúc thư, giao cho con nuôi gìn giữ, lưu truyền vạn đời không đổi, để phụng thờ hương lửa. Sự người thường xem trong các luật điển xưa nay mà lập một đạo chúc thư, để lại toan tính ấy cho người đời sau mà tuân theo. Núi sông ruộng đất, khe ngòi miếu mạo mà tôi có, cao rộng bao nhiêu trượng thước tấc đều kê khai sau đây, để căn chiếu vào đó mà sử dụng. Kê:
    – Núi thiêng Ngọc Tản Thứu Lĩnh ở sách Thủ Pháp, dân thôn các xứ cộng là 22 xóm. Đỉnh núi Ngọc cao 112.300 trượng, chu vi cộng 10.000, dài 10.680 trượng. Cùng các khe ngòi gồm 6 đoạn, cộng là 12.300 trượng.
    – Một đoạn từ thượng điện trên đỉnh núi đến hạ điện là khe Lăng Cốc, cửa cuối ngòi Bùi (trước đây là nơi ở của Ma Thị, nhân đó gọi là Bùi Nương) ra tới sông lớn dài một vạn trượng.
    – Một đoạn trên từ đỉnh núi Mũi Miêu, tục gọi là ngòi Bô, cửa đổ tới bờ sông dài ba trăm trượng.
    – Một đoạn từ Ba Dương, thường gọi là ngòi Lông, tới bờ sông dài năm trăm trượng.
    – Một đường dài ngàn dặm từ trang Cẩm Đới xứ Hàm Rồng dài tám ngàn năm trăm trượng.
    Đông giáp hai huyện Ma Nghĩa 
    (sau đổi là Minh Nghĩa), Thạch Thất. Nam giáp hai huyện Mỹ Lương, Phúc Lộc. Tây giáp huyện Thanh Xuyên. Bắc giáp huyện Bất Bạt. Mặt tiền ở hướng chính Tây, tọa Cấn hướng Khôn.
    Lại có Đại Giang – Tả Kiên Thần 
    (tức là cháu của bà Ma Thị, cũng có tên tích riêng), Ma Lãng Sơn – Hữu Kiên Thần (cũng là cháu của bà Ma Thị), Non Sơn Tây Nam Kỹ Động Thần – Trấn Đồng Long Đại Vương, Tây Bắc Hậu Phi Cung – Bạch Y Thần Nữ Đại Vương (cũng đều có các tích riêng).
    Cùng với ruộng đất tế tự cộng là 270 mẫu 4 sào 1 thước 1 tấc 
    (các nơi thờ này cùng với ruộng thờ đều có tên bộ hạn mức riêng), từ sông Đà cho tới sông Bình, lấy ngã ba làm mốc giới, bốn mặt Đông Tây y như ruộng đất trong chúc văn đã lập.
    Hùng Duệ Vương năm thứ mười tám ngày 18 tháng 2 lập chúc thư.
    Ma Thị Cao Sơn thần nữ đã ký.

    Lập chúc thư xong, Thần Vương bái tạ, rồi với mẹ nuôi Ma Thị cùng sống. Được một năm Ma Thị mắc bệnh mới gọi Thần Vương lại mà dặn lại rằng:
    –    Sau khi mẹ Ma Thị mất, Vương nên lập một cỗ thọ đường đặt ở miếu đường phụng thờ cho tỏ đạo hiếu.
    Thần Vương dập đầu lĩnh mệnh. Hôm ấy bà Ma Thị mất. Thần Vương bày lễ chôn cất, thiết lập miếu đường, lại đặt cỗ thọ đường ở bên trái miếu đường, bốn mùa phụng sự hương lửa như phép tắc, tới nay vẫn còn. Về sau có người  kẻ sĩ khen rằng:
    Cơ đồ tạo dựng
    Nghiệp đế lâu dài
    Mười tám đời dằng dặc
    Bao ngàn năm qua lâu
    Bấy giờ có Thánh Tản
    Chăm Ma Thị mẹ nuôi
    Lão bà lâm mệnh mất
    Truyền lại bức di thư
    Lập miếu thiêng trên núi
    Bên trái đặt thọ đường
    Nhà cửa đều giao lại
    Đạo hiếu cho vạn toàn
    Anh hùng trăm đời mãi
    Núi sông gom một trời
    Đáng yêu thay, thần tiên vạn cổ
    Lạ kỳ thay, mẹ con một nhà.

    Lăng mộ đó táng ở núi cạn Vực Nham sách Phương Giao, huyện Thanh Xuyên, tới nay hiện vẫn còn.
    Lại kể rằng từ sau khi an táng bà Ma Thị, Thần Vương lại trở về nơi động Lăng Sương cùng với Tả Hữu Kiên Thần (Tả Hữu Kiên Thần là cháu chắt của bà Ma Thị) xem như anh em cùng một bọc, phù tá hai vai, không chút sao nhãng giao tình. Khi ấy Thần Vương về nhà ở động Lăng Sương, đi qua một dải sông Đà, đến chợ Lăng Sương xem xét quê ngoại tổ tiên, cảm đức lớn của tiên tổ cùng với ơn sâu của thân mẹ, ngày hôm đó (ngày 12 tháng 1 bắt đầu cho tới ngày 25) bèn truyền nhân dân thiết lập 2 bệ cùng với 2 cột đồng ở tại nơi (đất ấy có dòng suối nhỏ sông Đà phía sau, lại có núi như hình rồng, voi, rùa trùng trùng điệp điệp, hai vai đỡ trái phải phía sau, cùng là nơi cao chân thoáng, tới đất bằng giữa chợ là lăng, trái phải hai bên đối nhau, mặt trước nhìn ra núi Tản Viên, có sông Đà làm nội minh đường như vậy) lăng (tức mộ tổ của Đinh Công và Nguyễn Công – chồng của Thái bà trước đây) mà tuyên biểu công đức của gia tiên, lập làm gốc cho phong hóa, vạn cổ lưu truyền làm kỷ cương. Việc xây sửa đất quê gia phần hoàn thành thì tới ngày giỗ (tức ngày 5 tháng 2), lại rước bài vị của mẹ cùng đến nơi cột đồng làm lế tế. Việc xong Công trở về cung sở, làm lễ tạ ở lăng của thân mẫu. Từ đó các châu động trang sách đều là thần tử (về sau nhân dân các nơi phụng thờ Thánh đều lấy đất này làm nơi riêng thờ bên ngoài). Hàng ngày đi ngắm cảnh săn bắn. Lúc lúc hứng khởi đàn ngâm. Hoặc luyện thuốc trường sinh (đất trang Đan Vân, sau cải là đất trại Túc Luận xã Đa Vân, chính là nơi Thần Vương luyện thuốc, nhân đó gọi là Đan Vân, cũng là đất của Thần Vương), đi du ngoạm non xanh nước biếc, hoặc dạo nơi Bồng Lai Đảo Lĩnh, hoặc quay về bay lên núi thiêng Tản Lĩnh, biến hóa vô cùng, thật là bậc thánh trên đời vậy.

      Hôm nay: 23/11/2024, 9:09 pm