Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương  Flags_1



    Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương  Empty Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương

    Bài gửi by Admin 4/9/2020, 3:00 pm

    Đăng lại từ :https://bahviet18.com/2020/09/03/tuc-cung-xa-toi-vong-nhan-mot-dao-ly-tu-thoi-hung-vuong/

    Từ bao đời nay, cứ vào đầu tháng Bảy người Việt lại có tục cúng ngày Xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian vào ngày 2/7 âm lịch hằng năm, Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để cô hồn dạ quỷ được trở về nhân gian. Rồi đến ngày rằm tháng 7 âm lịch, ma quỷ sẽ bị gọi trở lại địa ngục. Đây được coi là ngày “âm khí xung thiên”, nên người ở trần gian sẽ phải cúng cháo, gạo hay muối cho các vong linh, gọi là cúng cô hồn… Nguồn gốc của lệ tục này bắt đầu từ khi nào và liệu có liên quan gì đến lịch sử của người Việt?

    Trong kho tàng huyền sử Việt có một câu chuyện vô cùng kỳ dị nói tới Diêm Vương và các hồn ma bóng quỷ. Đó là Truyện Giếng Việt, bắt đầu như sau:

    Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh. Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn. Hùng Vương cầu cứu Long Quân, Long Quân truyền đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ thì sẽ dẹp được giặc. Sóc Thiên vương ứng kỳ mà sinh, cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Tướng sĩ nhà Ân đều bỏ chạy. Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua Địa phủ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần đền miếu bỏ hoang.”

    Truyện Giếng Việt cung cấp một thông tin hết sức quan trọng, Ân Vương chết biến thành vua Địa phủ. Như thế, vua Ân chính là Diêm Vương, người cho mở Quỷ Môn Quan thả các vong hồn lên Dương thế vào tháng 7 hàng năm. Tục cúng cô hồn vào tháng 7 do đó liên quan tới cái chết của vua Ân trong cuộc chiến với Phù Đổng Thiên Vương.

    Truyện Giếng Việt kể tiếp, đến đời Tần, có quan Ngự sử là Thôi Vĩ đã cho trùng tu lại miếu Ân Vương. Con trai của Thôi Vĩ là Thôi Lượng, sau đó đã đi lạc đường trên núi Trâu Sơn, đến được Ân Vương Thành và gặp mặt Ân Hậu. Ân Hậu tiếp đãi Thôi Vĩ một cách ân cần rồi cho Dương Quan dẫn Thôi Vĩ về. Sau đó Dương Quan nhân biến thành một con dê đá, đứng sau đền Việt Vương trên núi Trâu.

    Núi Trâu Sơn nay thuộc địa phận huyện Quế Võ. Trên núi từng có đền thờ Ân Vương rất cổ xưa. Con “dê đá” ở đền Ân Vương là một bức tượng hình nửa thân của một con linh thú kỳ dị nằm trên núi ở thôn Cựu Tự thuộc xã Ngọc Xá. Bức tượng thú bằng đá sa thạch, rất lớn, cao khoảng hơn 1,5m, khắc hình con thú có cổ dài, thân có vảy như rồng, có 2 sừng cong như sừng dê, nhưng lại có mỏ như mỏ phượng và trên thân có 2 cánh và có chân.

    Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương  Phi-liem
    Tượng Phi Liêm ở thôn Cựu Tự trên núi Trâu Sơn.

    Đây là tượng con thần thú Phi Liêm, loại thú kết hợp giữa Rồng và Phượng. Dạng tượng Phi Liêm bằng đá lớn như thế này thường được thấy từ thời Tần Hán, đặt cạnh các lăng mộ hay miếu thờ các vương tôn quý tộc. Phi Liêm cũng là tên một vị trọng thần của vua Ân trong Phong thần diễn nghĩa. Thần thú Phi Liêm là tiền thân cho hình tượng Thiên Lộc, Tỳ Hưu, những linh vật cát tường phổ biến về sau này.

    Truyện Giếng Việt còn kể, Ân Vương đã sai vị Ma Cô Tiên đến trao cho Thôi Lượng thuốc ngải chuyên chữa bệnh u bướu và ban cho một người con gái để kết làm vợ, lại ban cho một viên ngọc Long Tụy, trong cặp ngọc báu thư hùng mà vua Ân mang theo người khi chết ở Trâu Sơn. Ma Cô Tiên được biết là một vị thọ thần và phúc thần trong văn hóa phương Đông, là từ câu chuyện Giếng Việt này.

    Vùng núi Trâu Sơn nay còn có một ngôi chùa cổ khá lớn mang tên chùa Ma Cô Tiên, nằm ở thôn Châu Cầu, xã Châu Phong. Chùa còn lưu được nhiều bia ký từ thời Lê, nhưng đặc biệt các chữ Ma có trên bia đều bị đục bỏ. Rải rác ở các thôn quanh núi Trâu như ở Phùng Dị, Hữu Bằng có những ngôi miếu nhỏ thờ Ma Cô Tiên.

    Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương  Img_4000

    Tượng Ma Cô Tiên ở Phùng Dị, xã Ngọc Xá.

    Liên quan đến các âm hồn tác quái, truyền thuyết Việt còn có truyện Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thành cứ xây lại đổ. Vua chay giới cầu đảo, thì có Rùa Vàng hiện lên xưng là sứ giả Thanh Giang. Thanh sứ cho biết, đây là bởi vong hồn của Vương tử đời trước báo thù. Vong hồn này ẩn náu trong núi, cùng với yêu quái nguyên là tinh con gà trắng (Bạch Kê Tinh) hóa thành ở quán Ma Lôi bên núi, tụ tập gây hại. An Dương Vương cùng thần Kim Qui đi đánh yêu quái, bắt được Bạch Kê Tinh đem giết đi.

    Ở núi Thất Diệu, nay thuộc khu vực xã Yên Phụ, Yên Phong, Bắc Ninh, có ngôi miếu Bạch Kê, trong đó thờ một vị “Mẫu Nghi Thiên Hạ” gọi là Mẫu Bạch Kê. Cùng trên núi đó có đình làng Yên Phụ và ngôi đền Núi cùng thờ đức Vua Bà Ma Vương. Ở đây còn có một cái ao được gọi là Giếng Cô Tiên, gắn với truyền thuyết Bạch Kê và việc xây thành Cổ Loa.

    Từ những di tích tín ngưỡng ở núi Yên Phụ có thể thấy Bạch Kê Tinh ở Cổ Loa chính là Ma Cô Tiên, một phi nhân của Ân Vương hay của “Vương tử đời trước” đã báo oán Thục Vương khi xây thành. Làng Ma Lôi có quỷ tinh gà trắng hiện hình vào người con gái chủ quán cũng chính là nói đến vị Ma Cô Tiên.

    Truyền thuyết kể, An Dương Vương sau khi diệt được Bạch Kê Tinh liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống dòng sông. Xương người chết xưa kia chất đầy trong núi, tạo nên oan khí vô cùng, nên mới hình tượng thành Ma Cô Tiên – Bạch Kê Tinh gây hại. Những địa danh như ngã ba Sọ, chợ Chờ, đò Lo ở vùng Yên Phong cũng gắn nỗi ám ảnh của người dân xưa kia khi phải đi qua vùng núi này.

    Lịch sử Trung Hoa kể, khi bị quân đội của Vũ Vương nhà Chu, cầm đầu bởi đại tướng là Khương Tử Nha tấn công vào kinh đô Triều Ca, Ân Trụ Vương đã đốt cháy Lộc Đài và nhảy vào biển lửa tự vẫn, chấm dứt thời kỳ nhà Ân Thương kéo dài khoảng 600 năm và đồng thời chấm dứt cuộc chiến giành giật thiên hạ hàng chục năm giữa 2 nhà Ân và Chu với bao nhiêu đổ máu cho cả 2 bên.

    Kết thúc cuộc chiến này, các tướng lĩnh đã hy sinh của cả 2 bên đã được vào đưa vào bảng phong thần, trở thành các vị thần có thờ tự. Còn bao nhiêu sinh linh đã thiệt mạng trong cuộc chiến, mà bi thảm nhất chính là cái chết của Trụ Vương, thì được cúng tế trong tục cúng cô hồn. Ngày cúng cô hồn là ngày kinh thành của Ân Vương thất thủ, nước mất, nhà vong.

    Tháng 7 là tháng đầu mùa thu theo Âm lịch. Thục Vương hay Chu Vương là thủ lĩnh khu vực phía Tây thiên hạ, lấy mùa thu làm tháng biểu tượng cho triều đại. Khởi đầu mùa thu cũng nghĩa là khởi đầu triều đại phía Tây của nhà Thục hay nhà Chu trong lịch sử.

    Cúng cô hồn tháng Bảy hàng năm thực chất là ngày cầu siêu cho nhân dân đói khổ vì chiến tranh loạn lạc, binh sĩ nơi sa trường, đã chết trong cuộc chiến khốc liệt giữa nhà Chu và nhà Ân hay Thục Vương và Hùng Vương của 3000 năm trước. Cũng vì lẽ đó mà nó được gọi là ngày xá tội vong nhân. Sau chiến tranh, những tử sĩ dù là của bên nào cũng đều được xá tội, được hương khói cho siêu thoát các vong hồn. Việc xá tội cho cả kẻ thù bên kia chiến tuyến để có được lòng người, có được sự đại đoàn kết của toàn dân là cái đức của người làm vua, là thiên mệnh giúp quốc gia bền vững. Thiên hạ đại xá để bắt đầu một triều đại mới.

    Xã hội phương Đông phát triển từ chế độ chiếm hữu nô lệ (thời Ân Thương hay Hùng Vương) sang chế độ phong kiến (nhà Chu hay nhà Thục nước Âu Lạc) đã phải trải qua một cuộc “cách cổ đỉnh tân”, thay cũ đổi mới, thật đắt giá với hàng vạn người đã đầu rơi máu chảy. Tục cúng xá tội vong nhân tháng Bảy thể hiện đạo lý nhân bản, vị tha, cầu sinh, chán ghét chiến tranh. Nó nhắc nhở mọi người không quên những người nghèo khổ đã khuất, những binh sĩ bỏ mình vì nước, bởi không có sự hy sinh của họ thì xã hội đã không thể tiến lên phía trước, chúng ta cũng không thể có cuộc sống an lành ngày hôm nay.

    Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương  Img_5360

    Chiếc Dữu đựng rượu thời Ân Thương.

    Đạo lý này cũng thể hiện qua bài thơ mà Ngự sử đại phu Thôi Vĩ đã đề ở miếu Ân Vương trên núi Trâu:

    Thắng thua một cuộc không Ân đức

    Vạn thế linh thiêng trấn Việt Thường

    Trăm họ một lòng cùng thờ phụng

    Xin phù tổ quốc mãi yên phương.

    Tục cúng xá tội vong nhân, một đạo lý từ thời Hùng Vương  Xa-toi-vong-nhan

      Hôm nay: 29/3/2024, 12:05 am