Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


KInh Quy. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



KInh Quy. Flags_1



    KInh Quy.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    KInh Quy. Empty KInh Quy.

    Bài gửi by Admin 1/8/2020, 11:40 am

    (do người viết mắt đã kém nên trong bài có thể có nhiều lỗi chính tả mong bạn đọc thông cảm).
    Thuật dị kí của Nhậm Phưởng (thời Nam Bắc triều) viết:
    Thời Đào Đường, nước Việt Thường dâng rùa thần nghìn tuổi, rộng hơn ba thước. Trên lưng có hoa văn, đều là chữ khoa đẩu, ghi lịch rùa từ thủa mới mở mang đến nay.
    Thời Đào Đường là thời của truyền thuyết thực hư chưa rõ nhưng từ thời Thương Ân thì việc dùng yếm rùa khắc chữ là có thật , loại chữ này được gọi là chữ Giáp cốt


    KInh Quy. E07fa5551be5441e829190e4bc89f2d3

    Phải chăng Từ truyền thuyết cổ xưa và truyền thống khắc chữ trực tiếp lên mai rùa mà sau người Việt chuyển hóa thành hình tượng văn hóa Rùa đội bia đá phổ biến ̉ nơi đền miếu ? .
    Tứ linh Long Ly Quy Phụng trong nền văn minh Thiên hạ Quy – Rùa là ‘linh’ duy nhất có thực bên cạnh 3 thần thú do con người tưởng tượng ra ,
    phải chăng chính vì Văn nó mang trên lưng mà Rùa hay đầy đủ là Kinh quy đã từ con vật tầm thường biến thành thần linh .
    Tứ Linh ngày nay trong chiều hướng mất liên lạc với văn hóa gốc đã có nhiều sai lầm .
    Long Ly Quy Phụng nói đầy đủ theo dân gian Việt là Thanh Long Bạch Hổ Hồng Hạc và Kinh Quy , ở đây kinh là kênh lạch .
    Người Tàu có 4 linh là Thanh long Bạch hổ Chu tước và Huyền vũ trong đó thanh bạch chu huyền là các màu xanh trắng đỏ đen .
    Thanh long thường hiểu là Rồng xanh , Bạch hổ là Hổ trắng , Chu tước là chim sẻ đỏ đặc biệt huyền là màu đen nhưng thế gian không hề có con vật nào gọi là con vũ nên các nhà văn hóa Tàu đẻ ra Huyền vũ là con ‘rắn cộng rùa’đen hết sức quái dị .
    Hiểu như thế là sai , trên đời này làm gì có con rồng màu xanh con chim sẻ màu đỏ ?
    Các màu sử dụng thực ra là Ngũ sắc của Dịch học mỗi màu tượng trưng cho 1 phương , màu Xanh tượng trưng cho phương Đông ; Thanh long nghĩa chính xác là rồng ở phương Đông tương tự ; phía Tây màu Trắng .Bạch hổ là con hổ ở phía Tây ,hồng là màu đỏ ; Hồng hạc là chim Hạc ở phía nóng Xích đạo đặc biệt người Việt không dùng màu Đen mà dùng từ Kinh tức kênh lạch để chỉ hướng bắc ngày nay tức hướng Nam theo Dịch học xưa , Kinh quy tức rùa sông (sông nước là Dịch tượng chỉ hướng Nam xưa bắc nay) . nhiều tư liệu đã sai lầm hóa Kinh quy ra Kim quy …con rùa bằng vàng ; điều này có thể xác thực được khi thần Kim quy hiện lên với An dương vương đã xưng là ‘Thanh giang sứ gỉa ‘.

    Trong nhiều đền thờ ở Việt nam hiện có 1 hình ảnh rất là sai , ở trên đã nói với mặt phẳng nằm ngang xét theo trục Bắc Nam thì Hồng hạc là linh thú hướng nóng và Kinh quy là thần hướng ngược lại còn trong mặt phẳng thẳng đứng thì Hồng hạc ở trên trời Kinh quy ở dưới đất , muốn tạo nên hình ảnh tượng trưng cho Âm Dương , trời đất nơi chốn linh thiêng người ta tạc tượng cặp đôi Hồng Hạc đứng trên lưng Kinh quy , do không còn hiểu trọn ý nghĩa Quy – Phụng lưỡng linh đồng đẳng đã biến Kinh quy thành ra cái bệ đỡ cho tượng Hồng hạc đứng lên trên khỏi đổ , Hồng hạc qúa to so với Kinh Quy dưới thấp qúa nhỏ khiến hình tượng cặp đôi này chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả .

    Tương tự 12 con Giáp , tứ linh thực ra là 4 chữ của hệ thống văn tự Kinh Dịch gọi là Điểu Thú văn , 4 chữ ‘điểu thú’ thực ra là 4 từ là tên gọi 4 con vật có gốc Việt ngữ , các từ ‘điểu thú’ này mang tính chất của 4 phương trời theo quan niệm Dịch học .
    * Phương Đông : động
    Việt ngữ hay dùng từ kép ‘rung - động’ nửa Nôm nửa Nho , rung là động , động cũng là rung , rung  âm Việt cổ là lung , lung chính là long - con rồng , khác nhau chỉ là phương âm  tương tự như tiếng Bắc tiếng Trung ngày nay . Lung - Long dân gian thường chỉ định rõ hơn là Thanh long .
    * Ngược với tính ‘động’ có thay đổi , sự vật có phát sinh phát triển của phương Đông , tính của phương Tây là tịnh hay định chỉ sự không thay đổi , Việt ngữ  gọi là ‘lì’, hoặc cũng có thể là do Dịch học quan niệm phương Đông chủ Tình phương Tây chủ Lí , lì hay lý  biến âm ra ly - lửa ,lửa Đường ngữ là hoả , hoả biến âm ra hổ , chính vì lẽ này con hổ trở thành  Ly linh hay như dân gian thường gọi là Bạch hổ  .
    * Trong chu trình Âm Dương tiêu trưởng hướng Nam ngày nay xưa Dịch học gọi là Bắc , bắc tức bức nóng , theo định luật vật lí tự nhiên nóng khiến dãn nở , sự trương nở lớn ra  tiếng Việt gọi là ‘phồng’, phồng biến âm là phùng -phừng - phụng tất cà đều dùng diễn tả sự trương nở , sưng to lên . do âm phồng - phụng người xưa đã dùng chim phụng hoàng hay phượng hoàng làm chữ để biểu diễn .
    Phụng hoàng chỉ là loài chim tưởng tượng , người Việt thực tế hơn dùng hình ảnh Hồng hạc làm chữ điểu thú để tượng trưng do âm Hồng vừa nghĩa là lớn chỉ sự trương nở phồng to vừa nghĩa là màu Đỏ , màu của của hướng Xích đạo  nóng - bức .
    * Trong chu trình Âm Dương tiêu trưởng tức nóng - lạnh đắp đổi thì  sức nóng cao nhất ở điểm cực Nam (xưa là chính Bắc - bức) tức điểm gần Xích đạo nhất , nếu theo ngày là lúc giữa trưa sau đó giảm dần , đến điễm cực Bắc nay (xưa là Nam) hay nửa Đêm thì sức nóng tiêu hết , đây trở thành điễm cực lạnh và  chính điểm này  sức nóng cũng bắt đầu đi lên khởi đầu chu trình mới . Sự đảo chiều naỳ tiếng Việt là ‘Quay’ ,Đường âm ̣hơi khác đi  là Quy . chữ Điểu Thú con Quy - Rùa thực ra có gốc ở từ quay tiếng Việt chỉ nơi nóng - lạnh đảo chiều .
    Tứ linh là phần sâu thẳm của cội rễ văn minh Trung hoa , Quy – Rùa con vật tầm thường nhưng do mang trên mình chữ viết của con người tức bản thân trở thành quyển sách chở tinh hoa văn hóa nên đã thăng hoa thành 1 vị thần linh ngang hành với các thần thú khác .

    Mai Rùa tải chữ không chỉ biết đến từ thời Đào Đường Thần thọai mà thiên Vũ cống phần Vũ phu thổ trong kinh Thư sau cũng chép vùng Cửu giang có cống vật là loài rùa lớn …phải chăng Cửu giang và Trường giang chỉ là một ?

    Đặc biệt ghi nhận : loài rùa lớn đủ để có thể khắc Giáp Cốt văn ghi nhận ở thời Đào Đường và Đại Vũ nêu trên chỉ sống ở Trường giang không hề có ở vùng Hoàng hà quê hương gốc tổ của người Tàu .
    Biết nghĩ sao đây ?.

      Hôm nay: 20/4/2024, 12:56 am