Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Điển thờ Hùng Vương ở đền Vân Luông Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Điển thờ Hùng Vương ở đền Vân Luông Flags_1



    Điển thờ Hùng Vương ở đền Vân Luông

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Điển thờ Hùng Vương ở đền Vân Luông Empty Điển thờ Hùng Vương ở đền Vân Luông

    Bài gửi by Admin 24/11/2019, 10:05 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2019/11/22/dien-tho-hung-vuong-o-den-van-luong/

    Điển thờ Hùng Vương ở đền Vân Luông Nam-thien-chinh-thong

    THƯỢNG THẦN CUNG ĐIỆN
    Viễn Sơn thánh vương (bài vị trái)
    Đột Ngật Cao Sơn Hiển linh Thống thủy Điện an Hoằng tế Phổ hóa Minh túc Hậu ứng Quảng Huệ Uy hàm Diễn đức công Thánh vương (bài vị giữa)
    Ất sơn thánh vương (bài vị phải)

    TRUNG THẦN CUNG ĐIỆN
    (bài vị trái)
    Đột Ngật Cao Sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương (bài vị giữa)
    (bài vị phải)


    HẠ THẦN CUNG ĐIỆN
    (bài vị trái)
    (bài vị giữa) Tên hiệu cũng giống như Trung Thần Cung
    (bài vị phải)


    Tháng Giêng ngày 8, ngày 10. Tháng Giêng ngày 4 (ngày giỗ). Ngày 15 (ngày mở). Tháng Giêng ngày 6 (ngày sinh).
    Tháng Hai ngày 15 (ngày sinh).
    Tháng Ba ngày 15, ngày 20 (ngày giỗ).
    Tháng Năm ngày 5 (ngày sinh).
    Tháng Chín ngày 15, ngày 14.
    Tháng Mười ngày 10 (ngày sinh)


    Vạn phái nguồn gốc sâu xa như biển lớn chảy mãi. Tiên vương ân nghĩa đắp bồi vạn thế, đức trạch cao dày khắp chốn, sự lành còn đó muôn năm, đất nước yên bình, quốc gia thịnh vượng sao!
    Nên ta tuân theo Trời, nối tiếp đức lớn, ngưỡng tổ tông tích đức qua các đời, sáng lòng nhân, yên trời đất núi sông khắp chốn vậy. Ấy là gây dựng nước Nam Việt ta cơ đồ bao la, công nghiệp đế vương to lớn. Trời cùng người đều quy về, các chư hầu cùng phục, lập thứ tự trăm quan trong triều đình, yên định vạn dân, xưng tên nước, đặt trăm quan, chia trăm họ, phân các quan lập các xứ, dựng nước xây thành, vững mạnh 15 bộ giữ mỗi phương phân định, thiết lập các chức vị, phủ huyện, xã, châu, động. Sự trọng yếu của quốc gia, căn bản gốc rễ của thiên hạ là giúp thành cho người dân cày ruộng, đào giếng, làm nghề trồng dâu nuôi tằm, nước giàu quân mạnh, trị vạn dân, biết lấy trọng dưỡng sức dân làm nền tảng.
    Các triều đại xưa đưa bút thành sách, lộc quý trời Nam, mãi trùm các thế, con cháu dòng dõi lưu truyền muôn đời, không thể mất. Không truyền lại sự tích này thì không thể là người hiểu biết. Còn nếu lấy đó mà coi thường sự tiết lộ của sách trời điềm lớn thì cũng không thể thành người.
     Xưa Tiền Hoàng đế Thánh tổ Cõi lớn trời Nam, Hùng Vương Sơn Nguyên, đã gây dựng cơ đồ, thủy tổ Việt Nam, mở nước Cổ Việt Hùng Thị, mười tám đời thánh vương ngự trị Cõi lớn trời Nam, mở mang cơ đồ nước Việt, nước biếc một dòng, bắt đầu vận vua sáng đế thánh. Núi xanh van dặm, lập nền đô thành điện báu, mở vật giúp người, thống trị mười lăm bộ, giữ thế mạnh trước phiên thần, nối tiếp phát huy Cõi lớn thành đất Viêm Hồng, trị nước hơn ba ngàn năm, mãi giúp cho dòng giống vững như bàn đá, hiển ứng linh thiêng ở Nghĩa Lĩnh, truyền trăm đời đế vương ngự ở Việt thành, muôn năm thánh điện núi Hùng, đất tổ trời Nam, gốc nước cơ đồ, vạn xuân tôn kính, ngàn xưa chảy mãi, các cung thần Thượng Trung Hạ, đền miếu từ xưa, dấu vết lưu truyền.
    Dân xã 5 huyện phủ Lâm Thao phụng thờ
    (Vì điện chính của Hoàng Đế ở Phong Châu nay là điện báu ở đầu núi Ngũ Lĩnh, nơi yên táng lăng mộ của bậc cửu tôn).
    Các huyện Tam Đái, Phù Khang, Lập Thạch phụng thờ (Vì điện cung thần Bắc cùng núi Nham, núi Tằng, núi Bách Thôi, các đầu núi lập lăng điện tôn quý).
    Ba huyện Sơn Dương, Tam Dương, Tây Lan của phủ Đoan Hùng phụng thờ (Vì Hoàng Đế lập lăng điện tôn quý ở núi Tam Đảo, đầu núi Bạch Long trong gò Tụy Ninh. Hai huyệt Tây Thiên, Phù Nghĩa cùng Sơn Dương, Phi Sơn, Nham Đỉnh có lăng điện tôn quý ở chùa trong núi, dưới là các lăng tôn quý ở vùng đất quanh huyệt).
    Xã Quần Anh huyện Nam Chân xứ Sơn Nam phụng thờ (Vì điện lăng tôn quý được lập ở miệng ngọn núi nơi cửa biển, có ba huyệt).
    Ba huyện Tiên Du, Tản Hoa Đông Ngạn xứ Kinh Bắc phụng thờ (Vì điện tôn quý 9 huyệt ở các núi Sóc Sơn, Dương Sơn, Giác Sơn, Vạn Sơn, Ư Sơn, Bi Sơn, an táng tại đó).
    Hai huyện Đông Triều, Hoa Phong xứ Hải Dương phụng thờ (Vì lăng tôn quý ở ba huyệt núi Yên Tử, Ngôi Sơn, Lục Đầu Giang, lập Chân Châu, Triều Sơn, Hoa Phong, Cửu Sơn an táng).
    Huyện Thụy Nguyên Tông Sơn, phủ Thiệu Thiên, xứ Ái Châu phụng thờ (Vì lăng điện tôn quý ở Lam Kim Sơn, Lạng Sơn, Tống Sơn ba huyệt).
    Hai huyện Đức Quang, Hà Hoa và hai huyện Thiên Duyên, Thạch Hà xứ Hoán Châu phụng thờ (Vì là thành đô cũ, 60 lăng điện tôn quý tại chùa được táng ở các đầu núi Hùng Lĩnh, lập chùa tên là Ngàn Hống Thứu Lĩnh, 60 huyệt núi).
    Châu Bố Chính, châu Hoành Sơn các trang động phụng thờ (Vì lăng điện tôn quý 9 huyệt lập tại Long Hóa, Tượng Sơn, Thần Đầu giáp biển an táng).
    Các phủ huyện chậu Quảng Nam, Phú Xuân, Quy Nhân, Tây Sơn phụng thờ (Vì lăng điện tôn quý ba huyệt lập ở Tây Sơn, Ngọc Lĩnh, Chu Sơn, Đà Sơn, Điện Thiên, Đài Sơn đầu núi trong chùa Bảo Long an táng).
    Mười châu xứ Hưng Hóa các trang động trong châu phụng thờ (Vì lăng tôn quý lập ở đầu núi An Lãng bốn huyệt, núi Phù Hoa đặt ba huyệt).
    Châu Thu Vật, Tụ Long xứ Tuyên Quang các trang động trong châu phụng thờ (Vì lăng tôn quý ở Bảo Lạc, Côn Lôn, Sơn Bắc trong điện ba huyệt được an táng).
    Châu Tam Thanh Sơn phủ Cao Bình các trang động trong châu phụng thờ (Vì lăng điện tôn quý đặt tại núi Tam Thanh hai huyệt).
    Xứ Lạng Sơn các châu trang động phụng thờ (Vì lăng điện tôn quý đặt tại núi Tứ Châu, núi Quỷ Môn hai huyệt).
    Hai xứ Quảng Đông, Quảng Tây phụng thờ (Vì lăng điện tôn quý tạo núi Kim Bảo, núi Đốc Long hai huyệt).
    Các nước Phúc Kiến, Cao Miên, Hồ Tôn phụng (Vì lăng điện tôn quý ở tại núi Thái Lão, núi Cửu Long hai huyệt).
    Nước Bắc núi Ngũ Lĩnh, Vân Nam, hồ Động Đình, Linh Sơn trong vùng phụng thờ (Vì 6 điện tôn quý Trung Hoa ở núi Tiền Cơ lập điện ở đó).
    Ngọc phả Hùng Vương truyền nhà ngàn xưa, con cháu dòng dõi truyền các đời vua nước Nam, các họ tộc đế vương từ họ Hùng mà cố gắng lưu giữ. Muôn năm trăm bậc đại đế vương thay nhau kế vị nước Nam, hưởng phúc giữ cơ đồ, giúp vận truyền nối đời Hùng Vương, phù giúp cho xã tắc non sông Nam Việt vững mạnh, lập đặt bàn rồng bệ ngọc truyền vị đế vương núi sông đất nước. Cùng rèn đúc đất nước thành ấn phù trân quý, dương cờ mở đô thành, lập cung điện, đổi tên dựng nước đặt hiệu.
    Vốn họ Hùng nguyên tộc ở tại địa phương nước Nam, định kỳ giao nhận giấy văn, lập mốc giới núi sông, cúi vọng mà cầu trời đất, thần kỳ, các bậc thánh qua các đời, các bậc thành hoàng linh thiêng, trăm vương thượng đẳng, trăm thần hội tụ của thiên hạ, các linh cung thổ địa, cùng nhau giám chứng, giúp trợ đức vua, mở nước lập nền, dựng nên nghiệp đế, trị yên thiên hạ, bốn bể thẳng cánh chim hồng chim nhạn, cùng hưởng phúc thái bình.
    Từ Ba Vua họ Hùng Hoàng Đế Nghiêu Thuấn Vũ Thang dựng nước đến nay, nước Nam các đời nối nhau truyền nghiệp đế qua vua các họ, truyền tới vua Chu, các nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Tề, Lương, Nguyên, Minh, Thanh, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, các vương Lê, Nguyễn, Trịnh dựng triều, các đế vương ngự trị.
    Nhớ Kinh Dương Vương Thái tổ Cao hoàng đế ban sơ, là nguyên bậc thánh đế vương đầu, khởi dựng cơ đồ, thuận trời ra trị, mở vật giúp người, kính lẽ trời, phép tắc các bậc tổ, là bậc thánh thần văn võ, sáng chế lập ra phép tắc, để giáo hóa vạn dân, sáng trước đủ sau.
    Đời đời các họ vua giữ quyền chính, thay tên sửa chỗ cho cơ đồ, đều có xe loan ngự giá đến điện Hùng Vương trên núi, phụng tế trời đất, đốt lửa vọng về núi Thái, cùng các bậc tiền hoàng đế tiên vương đời trước, trăm thần nước Nam.
    Các vua khi lên ngôi báu tìm các cháu chắt của nguyên tộc họ Hùng là các trinh nữ xinh đẹp, đưa tiến làm phi tần, hoàng hậu. Cầu lấy nước ở giếng thiêng tại miếu mà cầu con được hiển ứng, trời sinh thái tử, hưởng nước lâu dài, hơn năm trăm năm trị thịnh. Ngưỡng vọng công đức các bậc đế trước, thường xuyên phong tặng thêm. Lại ban sách vàng, tiền vàng phong tặng, tôn thêm tên mỹ tự, bốn chữ Thánh Tổ Tối Linh, giúp nước. Lại ban cho làng Cổ Tích Trung Nghĩa, xã Nghĩa Cương làm trưởng tạo lệ mà giữ theo đế đức Hùng Vương. Cháu chắt được sắc mệnh cho quốc tính theo điển mà thờ, cho là thân vương với quốc gia cùng tồn, thu trăm lộc của trời, trùm ân đức vạn đời, sánh cùng trời đất, ngày tháng núi sông mãi mãi.
    Dòng dõi các đế vương không dám vi phạm vào sách trời nước Việt, có ước thề theo tộc nước Nam mà làm vua, lên ngôi trị dân, đều nhớ tới công xưa thánh trước đã mở tạo cơ đồ. Nếu vi phạm điều minh ước này sẽ hưởng nước không quá một đời. Các vị đế vương từ xưa đến nay đều như vậy. Cho đến các nhà Đinh, Lê, Lý các vua đều phụng thờ.
    Từ khi chúa Trịnh Hy tổ Khang Vương đi kinh lý qua, cầu sự nhưng lòng trời không ứng, nên oán trời trách người, bất kính thần thánh, đã giảm tỉnh dân các xứ phủ huyện xã được cấp lương riêng và giảm tô thuế, lấy đó nộp vào ngân khố. Nhưng vẫn để lại hai phủ Lâm Thao, Tam Đái, các huyện Sơn Vi, Phù Khang, dân 5 tổng 18 xã làm tạo lệ, giữ việc phụng thờ.
    Điện Hùng Vương trên núi ở huyện Sơn Vi có Xuân Lũng làm thứ lệ. Các làng Phù Khang, Phù Liễn cùng Phù Lỗ, Lỗ Trì, Việt Trì dân 18 xã phụng sự các miếu điện cung của các bậc triều trước. Các vua đều tôn phong, theo các điển thờ mà phụng tế. Còn việc tu sửa nơi thờ phụng thì được vua giao cho người cai quản cung ở bản xứ đảm trách. Hai phủ Lâm Thao, Tam Đái cùng dân các huyện xã cung cấp nhân lực phục dịch. Ba năm một lần tu sửa. Sáu năm một lần dựng cung điện. Điện thờ có các đồ tế khí lễ nghi như các vật kiệu rồng, cờ, trống, lọng, quạt, chiêng, chuông. Giao cho hai phủ Lâm Thao, Tam Đái dân các huyện xã chiếu theo suất đinh, mỗi suất tiền 36 quan để làm việc tu sửa cung điện thờ cho nghiêm trang đẹp đẽ. Quanh năm từ tháng Giêng tới tháng Chạp các kỳ ngày tiết ngày sinh, ngày giỗ đều làm lễ nghênh phụng.
    Hội lệ có chầu xướng vào tiệc xuân thu. Lễ chính có quốc tế, bày bài vị các ngày sinh theo lệ thường của triều trước, ban cho phụng sự, ban cho cung thờ, ban cho tiền. Dưới làm lễ tế yết. Các phủ huyện địa phương cùng với 5 phủ 24 huyện, nha môn cung tam ti, nghiêm trang, áo mũ chỉnh tề, sạch sẽ, cứ theo lệ các ngày này đến ở cung miếu điện làm lễ thờ tế như nghi phép để làm rạng rỡ ý thọ của núi sông.
    Điển thờ Hùng Vương ở đền Vân Luông Van-luong-2
    Văn Nhân góp ý .

    Vân Luông rất có thể là biến âm của quốc hiệu Văn Lang . đền Vân Luông tức đền thở các vua Văn Lang nơi đất tổ .

    Trích :
    …Từ Ba Vua họ Hùng Hoàng Đế Nghiêu Thuấn Vũ Thang dựng nước đến nay, nước Nam các đời nối nhau truyền nghiệp đế qua vua các họ, truyền tới vua Chu, các nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Tề, Lương, Nguyên, Minh, Thanh, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, các vương Lê, Nguyễn, Trịnh dựng triều, các đế vương ngự trị. …


    Có lẽ điển tích đã lầm …
    Tiền triều Việt chỉ có triều Hên hay Hơn hay Hưng không có triều Hán (Tây hay tiền) .
    Các triều (Lưu) Tống Tề Lương Trần kế sau Đông Tấn thời sử Trung quốc gọi là Nam Bắc triều và sau nữa là Nguyên MInh Thanh thì chỉ nước Trần của Trần bá Tiên phải xem xét nghiên cứu kĩ thêm , Trần bá tiên chỉ nghĩa là bá phía Đông Thiên hạ đầu tiên không phải họ và tên , còn lại Lưu Tống và Tề Lương Nguyên MInh Thanh là giặc dứt khoát không phải là những triều đại của tiền nhân Việt .

      Hôm nay: 19/4/2024, 11:55 pm